Thiếu tư liệu sản xuất, không nghề nghiệp ổn định… khiến nhiều lao động vùng miền núi Nghệ An đã phải tứ tán mưu sinh. Trước thực tế này, những hỗ trợ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 về hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm đang là những kỳ vọng để người dân bám làng, bám bản phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ngay trên quê hương.Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lai Châu lần thứ III, năm 2019, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Lai Châu đã có những chuyển biến tích cực. Niềm tin của đồng bào DTTS đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước được tăng cường, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn.Tối 11/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) không chỉ cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho người dân mà còn kích thích ý thức bảo vệ rừng, tạo động lực mạnh mẽ để người dân gắn bó với việc bảo vệ và phát triển rừng, góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ che phủ rừng và cải thiện sinh thái rừng tại các địa phương. Nhìn từ tỉnh miền núi Sơn La.Thiếu tư liệu sản xuất, không nghề nghiệp ổn định… khiến nhiều lao động vùng miền núi Nghệ An đã phải tứ tán mưu sinh. Trước thực tế này, những hỗ trợ từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 về hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi nghề, giải quyết việc làm đang là những kỳ vọng để người dân bám làng, bám bản phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ngay trên quê hương.Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành “đòn bẩy”, góp phần cải thiện chất lượng đời sống người dân và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo cho vùng khó.Nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS, từ nguồn lực của Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã chủ động tổ chức nhiều giải pháp, trong đó có các chương trình giao lưu văn hóa nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT trên địa bàn.Trưa 11/11 (giờ địa phương), Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường tại Quảng trường Hiến pháp theo nghi thức cao nhất dành đón nguyên thủ quốc gia. Ngay sau Lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Gabriel Boric đã có cuộc gặp riêng và sau đó tiến hành hội đàm.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 11/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuần lễ Văn hóa, Du lịch gắn với Lễ hội Ok Om Bok năm 2024 tại Trà Vinh. Tiếp biến văn hóa ở xứ Trầm hương. Người phụ nữ khuyết tật “biến” đất sét thành hoa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Chile Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Lương Cường đã có chuyến thăm chính thức tới Cộng hòa Chile từ ngày 09-11/11/2024. Nhân dịp này hai nước đã ra Tuyên bố chung. Báo Dân tộc và Phát triển xin giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Chile và nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Từ việc triển khai Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo ra động lực quan trọng để tỉnh Quảng Nam bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, quan tâm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.Chiều 11/11, tại xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ khởi công xây dựng 60 căn nhà Đại đoàn kết cho đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2024) và tháng cao điểm Vì người nghèo năm 2024. Đến dự có ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận; lãnh đạo các sở ngành, chính quyền địa phương cùng các hộ nghèo được trao tặng nhà.Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, cùng với quyết tâm nỗ lực của các ngành, các cấp và sự đồng tình hưởng ứng của Nhân dân, công tác giảm nghèo của huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, tăng thu nhập, góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025.
Tha phương mưu sinh
Chúng tôi đã không ít lần bắt gặp những bản làng “trống hoác” bóng người, dù là khi sáng sớm hay chiều muộn. Hỏi ra thì mới hay, những người trẻ, người trong độ tuổi lao động nơi ấy đang phải tha phương tìm cách mưu sinh.
Ngay như bản Văng Môn, xã Tam Hợp (Tương Dương), có 79 hộ với 328 nhân khẩu, nhưng có đến khoảng 70 người đi làm ăn xa quê. Theo anh Lương Văn Thuận, Phó Trưởng bản Văng Môn, thì những người đi làm ăn xa ở miền Nam, chủ yếu là lao động chính trong gia đình. Vào trong đó, họ xin làm công nhân cao su, hoặc làm thuê công nhật, thu nhập cũng không cao nhưng vẫn còn hơn, vì ở nhà không có việc làm.
Cũng tình trạng vắng vẻ như vậy, bản Kẻo Nam, xã Bắc Lý (Kỳ Sơn) có khoảng 60 hộ, nhưng giờ chỉ còn người già và trẻ nhỏ. Ông Nguyễn Viết Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy xã Bắc Lý cho biết: Nhiều gia đình đã để lại nhà cửa, con nhỏ cho ông bà trông nom để vào Nam làm thuê; thậm chí có nhiều gia đình bồng bế nhau đi hết luôn. Họ đi suốt, mãi cuối năm, cũng có khi mấy năm mới về một lần.
Cơ hội tìm kiếm việc làm ở tại quê hương chưa bao giờ là dễ dàng. Đơn cử tại địa bàn huyện Quế Phong và Quỳ Châu, mặc dù hằng năm có khoảng 3.000 người bước vào độ tuổi lao động nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo nghề, do vậy gần 10 năm lại đây, 2 huyện gần như không có dự án nào thu hút được trên 50 lao động.
Mấy năm gần đây, ở các huyện miền núi Nghệ An, cứ đến hè lại rộ lên hình ảnh hàng trăm trẻ nhỏ rồng rắn bắt xe khách vào miền Nam. Bọn trẻ vượt quãng đường hàng nghìn km, vào miền Nam thăm bố mẹ đi làm thuê. Cuộc hội ngộ ngắn ngủi dịp hè, đang phản chiếu một thực trạng xã hội đầy bất cập về cơ cấu việc làm, thu nhập và những vấn đề xã hội khác.
Ở một địa phương có đông lao động đi làm ăn xa như huyện Kỳ Sơn, thì hệ lụy, bất ổn còn lớn hơn rất nhiều. Trong giai đoạn 2020 đến nay, hằng năm có từ 10.000 đến 13.000 lao động tự tìm việc làm (lao động tự do). Riêng từ đầu năm năm 2023 đến nay, huyện Kỳ Sơn có hơn 15.353 lao động tự do đi làm ăn xa; chủ yếu đi làm việc tại các địa phương như Đắc Lắc, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh. Trong khi đó, toàn huyện có 83.480 người. Điều đó cho thấy, số lao động đi làm ăn xa chiếm khoảng 1/7 tổng dân số của cả huyện.
Lãnh đạo huyện Kỳ Sơn thông tin: Có rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến địa phương cũng như chính gia đình của các lao động mưu sinh xa quê. Khi bố mẹ đi làm ăn xa, con nhỏ gửi lại cho ông bà nên đang có một bộ phận trẻ nhỏ thiếu đi sự chăm sóc, nuôi dạy của bố mẹ nên việc học hành bị ảnh hưởng, một số em nhỏ đã tự ý bỏ học giữa chừng; nhiều người già và trẻ nhỏ không có người làm chỗ dựa lúc đau ốm.
Tạo việc làm, sinh kế từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719
Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã được hỗ trợ nguồn lực cho công tác chuyển đổi nghề và đào tạo nghề.
Ngay tại huyện Tương Dương, thực hiện nội dung số 3, Dự án 1, Chương trình MTQG 1719 về hỗ trợ sản xuất, chuyên đổi nghề; từ nguồn vốn của Chương trình, địa phương đã tiến hành hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hàng trăm hộ dân trên địa bàn, theo hình thức hỗ trợ mua cây và con giống, máy móc. Theo đó, năm 2022 và 2023 đã thực hiện hỗ trợ cho 510 hộ; riêng 985 hộ được phê duyệt danh sách năm 2024 để mua cây và con giống, máy móc thì các địa phương đang tiến hành triển khai.
Ông Trần Văn Toản,Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Tương Dương thông tin: Huyện đã tổ chức 13 lớp với 410 học viên, với các ngành nghề đào tạo như kỹ thuật chế biến món ăn, sản xuất giống cây lâm nghiệp, nuôi cá nước ngọt, nuôi vịt bầu, nuôi và phòng trị bệnh cho lợn… tại các xã Tam Quang, Mai Sơn, Tam Đình, Xá Lượng, Lượng Minh, Thạch Giám, Yên Thắng, Yên Tĩnh, Yên Na… Hiện nay, qua 2 đợt khảo sát nhu cầu học nghề tại các xã, thị trấn có gần 2.000 lao động nông thôn đang có nhu cầu học nghề, sẽ được tổ chức học trong thời gian tới.
Tính đến tháng 9/2024, thực hiện nội dung số 3, Dự án 1, Chương trình MTQG 1719, toàn tỉnh có 1.878 hộ dân được hỗ trợ chuyển đổi nghề. Dự kiến đến ngày 31/12/2024, sẽ có 3.007 hộ dân được hỗ trợ chuyển đổi nghề.
Còn theo nội dung 1, Tiểu dự án 3, Dự án 5, Chương trình MTQG 1719 về xây dựng các mô hình đào tạo nghề; toàn tỉnh đã có 1.210 lượt người tham gia các mô hình đào tạo nghề. Dự kiến đến hết năm 2024, toàn tỉnh sẽ có 1.528 lao động và hết 2025 sẽ là 1.955 lượt người tham gia các mô hình đào tạo nghề.
Điều rất đáng mừng, từ việc thực hiện nội dung 2, Tiểu dự án 3, Dự án 5, Chương trình MTQG 1719, tính đến nay, toàn tỉnh đã có 5.067 lao động được hỗ trợ giới thiệu tư vấn về đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Dự kiến con số này đến hết năm 2024 là 5.400 lao động.
Gia đình ông Lữ Văn Kèo (trú tại bản Bình Sơn 2, xã Tà Cạ) nhà đông con, lại không có việc làm ổn định, trước đây 7 nhân khẩu phải sống trong căn nhà gỗ tạm bợ, lụp xụp. Cách đây 2 năm, ông Kèo vay vốn cho con trai đầu của gia đình đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan. Đến nay, con trai đã gửi về cho gia đình hơn 200 triệu đồng. Nhờ số tiền này mà ông Kèo đã dựng được ngôi nhà sàn kiên cố và tích góp được vốn làm ăn.
Ngoài những lao động tham gia xuất khẩu, thì hàng ngàn lao động được hỗ trợ chuyển đổi nghề, sẽ là cơ hội việc làm rất lớn để người lao động bám bản, bám làng. Không gì bằng có việc làm ngay chính trên quê hương; bởi tác động xã hội từ vấn đề này sẽ là rất lớn. Hi vọng, từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, giai đoạn II, sẽ có thêm nhiều lao động được hỗ trợ việc làm ngay chính trên quê hương, mở ra cơ hội thoát nghèo, ổn định cuộc sống cho người dân miền núi.
Nguồn: https://baodantoc.vn/ho-tro-tao-viec-lam-theo-chuong-trinh-mtqg-1719-tai-nghe-an-yeu-to-quan-trong-de-nguoi-dan-bam-lang-bam-ban-1731379042604.htm