Trang chủPolitical ActivitiesHồ sơ Chương trình MTQG về Văn hóa đủ điều kiện trình...

Hồ sơ Chương trình MTQG về Văn hóa đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8



Sáng 27/9, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục đã tiến hành phiên họp toàn thể xem xét các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia về Văn hoá giai đoạn 2025-2035. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tham dự phiên họp. Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng.

Hồ sơ Chương trình MTQG về Văn hóa đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 - Ảnh 1.

Quang cảnh Phiên họp

Đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8

Trình bày báo cáo, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, Chương trình gồm 7 mục tiêu tổng quát và 9 mục tiêu cụ thể đến năm 2030 và 9 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2035. Chương trình được thiết kế gồm 10 nội dung thành phần.

Về thời gian thực hiện, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép Chương trình thực hiện trong giai đoạn 2025-2035. Trong đó năm 2025 chỉ tập trung thực hiện các hoạt động xây dựng cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản, tài liệu hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình, hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý Chương trình, chuẩn bị đầu tư các nhiệm vụ và các nội dung quản lý khác;

Giai đoạn thứ 1 theo kỳ trung hạn 2026-2030 sẽ tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua; Giai đoạn thứ 2 theo kỳ trung hạn 2031-2035, tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh của nền kinh tế Việt Nam.

Trình bày báo cáo thẩm tra Chương trình, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Phan Viết Lượng cho biết, Thường trực Ủy ban nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình và cho rằng việc xây dựng Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn.

Hồ sơ Chương trình MTQG về Văn hóa đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 - Ảnh 2.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy báo cáo tại Phiên họp

Việc triển khai thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

“Thường trực Ủy ban nhận thấy hồ sơ Chương trình đã được chỉnh lý trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Thông báo Kết luận số 3652/TBKL); ý kiến thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục (Báo cáo thẩm tra số 2457/BC-UBVHGD15 ngày 23.5.2024); ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ và Hội trường (Báo cáo của Tổng thư ký Quốc hội số 4509/BC-TTK). Một số nội dung quan trọng của Chương trình đã được tiếp thu, chỉnh lý như: mục tiêu, cơ chế, chính sách đặc thù trong thực hiện Chương trình…” – nhấn mạnh điều này, ông Phan Viết Lượng khẳng định, hồ sơ Chương trình đã cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8.

Ông Phan Viết Lượng cũng cho biết, về mục tiêu thực hiện Chương trình, Thường trực Ủy ban nhận thấy, cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, rà soát, chỉnh sửa các mục tiêu theo hướng tránh trùng lặp với các chương trình, dự án đã được phê duyệt hoặc đang triển khai; bảo đảm tính khái quát hơn tại mục tiêu tổng quát; rà soát sự phù hợp, mối quan hệ logic giữa mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể; bổ sung một số nội dung để bảo đảm tính đồng bộ giữa xây dựng, vận hành hiệu quả thiết chế văn hóa cơ sở; bổ sung số liệu cụ thể về di tích; chỉnh sửa một số mục tiêu bảo đảm tính sát thực, khả thi. Thường trực Ủy ban cơ bản nhất trí với những nội dung chỉnh lý về mục tiêu trong dự thảo Nghị quyết.

Về phạm vi, quy mô của Chương trình, theo dự thảo Nghị quyết, Chương trình được thực hiện trên phạm vi cả nước và tại một số quốc gia có mối quan hệ, tương tác văn hóa lâu dài với Việt Nam, có đông đảo người Việt Nam sinh sống, lao động học tập. Thường trực Ủy ban nhất trí với phạm vi của Chương trình.

Xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài là cần thiết, phù hợp

Đối với việc đầu tư, xây dựng Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài, theo ông Phan Viết Lượng, Thường trực Ủy ban nhất trí và cho rằng đây là việc làm cần thiết, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.

“Các ý kiến của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 băn khoăn về nội dung này đã được giải trình cụ thể trong Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ VHTTDL. Tiếp thu ý kiến đại biểu, Chính phủ đã bổ sung Phụ lục số 10 về hoạt động của các Trung tâm văn hóa Việt Nam tại nước ngoài hiện nay (tại Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư) để làm rõ cơ cấu tổ chức, đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm. Thường trực Ủy ban thống nhất quy định nội dung này trong dự thảo Nghị quyết (là một trong những cơ chế đặc thù thực hiện khác quy định của Luật Đầu tư công)”, Phó Chủ nhiệm Phan Viết Lượng trình bày nêu rõ.

Hồ sơ Chương trình MTQG về Văn hóa đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 - Ảnh 3.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng giải trình, báo cáo tại phiên họp

Về thời gian thực hiện Chương trình, Thường trực Ủy ban thống nhất với đề xuất của Chính phủ về thời gian thực hiện Chương trình, từ năm 2025 đến hết năm 2035; trong đó, năm 2025 tập trung thực hiện nhiệm vụ xây dựng khung pháp lý, cơ chế chỉ đạo, điều phối, vận hành, tiêu chí, phương pháp quản lý, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện cũng như chuẩn bị các nguồn lực đầu tư.

Giai đoạn 2026-2030, tập trung giải quyết các vấn đề hạn chế, thách thức đặt ra trong thời gian qua; giai đoạn 2031-2035: tiếp tục phát triển văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực để phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Tại Phiên họp, các ý kiến đánh giá cao nỗ lực của Cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, đồng thời đã rà soát, chỉnh sửa các mục tiêu của Chương trình.

Các đại biểu bày tỏ ủng hộ các quan điểm được thể hiện trong dự thảo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục về nội dung này và cho rằng, việc xây dựng Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; việc triển khai thực hiện Chương trình sẽ góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã giải đáp cụ thể các ý kiến của đại biểu. Bộ trưởng khẳng định, Bộ VHTTDL sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp trên tinh thần cầu thị, nghiêm túc. Sau khi được Quốc hội thông qua, năm 2025 sẽ tập trung vào việc xây dựng khung pháp lý để đến năm 2026 có thể triển khai ngay được.

“Tinh thần là Chương trình sẽ phân cấp triệt để cho các địa phương. Chính phủ không làm thay các địa phương, các địa phương cần phát huy vai trò chủ động, chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình theo phân cấp”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Hồ sơ Chương trình MTQG về Văn hóa đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Đắc Vinh phát biểu kết thúc nội dung Phiên họp.

Phát biểu kết thúc nội dung Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, sau khi nghiên cứu, thảo luận trực tiếp và nghe ý kiến phát biểu giải trình, làm rõ thêm các nội dung từ phía Cơ quan chủ trì soạn thảo, các thành viên Ủy ban tham dự Phiên họp đều cơ bản nhất trí với các nội dung của dự thảo Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Đối với một số góp ý cụ thể, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện.

Tại Phiên họp buổi sáng, các đại biểu đã biểu quyết và thống nhất thông qua dự thảo Báo cáo thẩm tra về nội dung này.



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/ho-so-chuong-trinh-mtqg-ve-van-hoa-du-dieu-kien-trinh-quoc-hoi-tai-ky-hop-thu-8-20240928173006873.htm

Cùng chủ đề

Giá hồ tiêu thế giới sẽ duy trì ở mức cao trong ngắn hạn

Dự báo giá tiêu 28/9/2024: Nguồn cung tiêu vụ mới của Việt Nam có thể chậm lại Dự báo giá tiêu 29/9/2024: Thị trường khởi sắc, giá tiêu tăng nóng trở lại? Dự báo giá tiêu ngày 30/9/2024 tiếp tục tăng. Thị trường chưa có tín hiệu khởi sắc khi nguồn cung thấp và dòng vốn dần chuyển dịch sang cà phê. Tuy...

Nga-Trung diễn tập hải quân, Hàn Quốc “trình làng” tên lửa đạn đạo, Mỹ tiêu diệt phiến quân Hồi giáo

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 30/9.

Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn không được tiếp tục dự án xây dựng cụm 15 chung cư ở Thanh Đa

Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn không được tiếp tục dự án xây dựng cụm 15 chung cư ở Thanh ĐaSở Xây dựng TP.HCM cho rằng không có cơ sở xem xét đề nghị của Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH MTV (RESCO) về việc tiếp tục làm dự án xây dựng cụm 15 chung cư ở Thanh Đa Sở Xây...

Bất động sản Đồng Nai chờ hồi phục

Năm 2019, khi Dự án Sân bay Quốc tế Long Thành được thi công, thị trường bất động sản Đồng Nai là tâm điểm nóng sốt tại khu vực phía Nam. Thế nhưng, từ năm 2023 đến nay, đây lại là thị trường bất động nhất, dù giáp TP.HCM. Dự án Aqua City đang chờ gỡ vướng quy hoạch để phát triển phân khu tiếp theo. Thị trường...

WADA mong muốn các hoạt động phòng, chống doping được triển khai hiệu quả tại Việt Nam

Sáng 27/9, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Cơ quan chống doping thế giới (WADA) và Cơ quan chống doping Trung Quốc (CHINADA). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

WADA mong muốn các hoạt động phòng, chống doping được triển khai hiệu quả tại Việt Nam

Sáng 27/9, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Cơ quan chống doping thế giới (WADA) và Cơ quan chống doping Trung Quốc (CHINADA). ...

Nâng cao hiệu quả việc quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan

Để các văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đi sâu vào thực tiễn, ngày 27/9, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) phối hợp với Sở VHTT&DL TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại TP. Cần Thơ....

Tổ chức Liên hoan hát Then, đàn Tính và nghệ thuật Xòe Thái Lai Châu lần thứ VI năm 2024

Từ ngày 27 - 28/9, tại phố đi bộ, thị trấn Phong Thổ (Lai Châu) sẽ diễn ra Liên hoan hát Then, đàn Tính và nghệ thuật Xòe Thái Lai Châu lần thứ VI năm 2024 do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu và UBND huyện Phong Thổ tổ chức. ...

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội thẩm tra dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Chiều 27/9, phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội đã cho ý kiến thẩm tra dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh chủ trì phiên họp. ...

Ngành văn hoá đã chuyển biến tư duy từ làm văn hoá sang quản lý nhà nước về văn hoá

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh và đánh giá cao việc ngành văn hoá đã chuyển biến tư duy từ làm văn hoá sang quản lý nhà nước về văn hoá, đạt được nhiều kết quả tích cực. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cuộc họp về triển khai Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán...

(MPI) - Chiều ngày 27/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì cuộc họp về triển khai Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050". Tham dự cuộc họp có đại diện các bộ, ngành, địa phương, viện, trường liên quan. ...

Tổng cục Kỹ thuật tổng kết thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng

(Bqp.vn) - Sáng 26/9, Tổng cục Kỹ thuật tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng (QNCN, CN&VCQP) năm 2015. Trung tướng Lê Quang Minh, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dự và chỉ đạo hội nghị. Trung tướng Trần Minh Đức, Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật chủ trì hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị.Làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong thi...

Phát triển du lịch gắn với công nghiệp văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ

Du lịch được coi là một trong những ngành công nghiệp văn hóa (CNVH) giàu tiềm năng của Thủ đô Hà Nội. Để du lịch văn hóa trở thành ngành CNVH và trở thành nguồn lực cho sự phát triển bền vững du lịch, quận Tây Hồ đã triển khai, thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về phát triển...

Đại tướng Lê Trọng Tấn

(Bqp.vn) - Đồng chí Lê Trọng Tấn (tên thật là Lê Trọng Tố), sinh ngày 01/10/1914 trong một gia đình nông dân yêu nước tại thôn An Định, làng Nghĩa Lộ, xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay là phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội). Trải qua hơn 40 năm hoạt động cách mạng, dù trên bất cứ cương vị nào, đồng chí Lê Trọng Tấn luôn nêu cao tinh thần...

Góp ý Dự thảo Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghệ cao”

Tham dự hội thảo có lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; thành viên tổ soạn thảo đề án; đại diện một số Bộ, ngành; lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học; doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao… Quang cảnh hội thảo Phát biểu mở đầu hội thảo, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, hội thảo có ý nghĩa quan trọng để Bộ GDĐT được lắng nghe trực tiếp ý kiến của...

Cùng chuyên mục

WADA mong muốn các hoạt động phòng, chống doping được triển khai hiệu quả tại Việt Nam

Sáng 27/9, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Cơ quan chống doping thế giới (WADA) và Cơ quan chống doping Trung Quốc (CHINADA). ...

Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ GGHB Liên hợp quốc về nước

(Bqp.vn) - Tối 28/9, tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Cục Gìn giữ hòa bình (GGHB) Việt Nam phối hợp Bệnh viện Quân y 175 tổ chức Lễ đón Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 (BVDC 2.5) hoàn thành nhiệm vụ GGHB Liên hợp quốc tại Nam Xu-đăng về nước. Đại tá Mạc Đức Trọng, Phó Cục trưởng Cục GGHB Việt Nam dự và chủ trì lễ đón.BVDC2.5...

Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ, đào tạo luật và công tác tuyển sinh

Dự toạ đàm có Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn; Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn; các Phó Chủ nhiệm, Uỷ viên Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Quốc hội; lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục Bộ GDĐT; đại diện một số cơ quan, đơn vị và chuyên gia. Quang cảnh toạ đàm Theo báo cáo của Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục...

Nâng cao hiệu quả việc quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan

Để các văn bản quy phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đi sâu vào thực tiễn, ngày 27/9, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) phối hợp với Sở VHTT&DL TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan tại TP. Cần Thơ....

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cu-ba

(Bqp.vn) - Chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cu-ba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở Thủ đô La Habana (Cu-ba). Bí thư Thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cu-ba, Chủ tịch nước Cộng hòa Cu-ba Miguel Diaz Canel Bermudez...

Mới nhất

Các doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 30/9 đến 4/10

* Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (HOSE: BMI) trả cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu (CP), tỷ lệ 10:1 (người sở hữu 10 CP được nhận 1 CP mới), ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/10/2024 và ngày đăng ký cuối cùng là 4/10/2024. * Ngày 11/10/2024, CTCP Phát triển Đô thị Từ...

Cô giáo xin tiền mua máy tính và tấm gương xấu cho trẻ

Câu chuyện cô giáo xin tiền phụ huynh mua máy tính cá nhân ngay lập tức khiến dư...

Việt Nam giảm nhập khẩu hồ tiêu từ thị trường Brazil

Số liệu thống kê được cho thấy, xuất khẩu hồ tiêu của các nước sản xuất chính trên thế giới biến động trái chiều, với sự sụt giảm ở hai nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới là Việt Nam và Brazil, trong khi Indonesia và Ấn Độ ghi nhận tăng trưởng cao...

Mới nhất