Trang chủKinh tếNông nghiệpHồ Cửa Đạt là công trình quan trọng liên quan đến an...

Hồ Cửa Đạt là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia


Hồ chứa nước Cửa Đạt
Hồ chứa nước Cửa Đạt



Theo đó, 03 công trình thủy lợi: Hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa; hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế; hồ chứa nước Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước được đưa vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Phạm vi hành lang bảo vệ được quy định như sau:

Công trình hồ chứa nước Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hóa

Đập chính: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ CĐ01 đến CĐ60.

Đập tràn: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ đầu kênh dẫn thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu và vai tràn theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ CĐ01 đến CĐ60.

Đập phụ: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ DC01 đến DC32, từ HC01 đến HC42 và từ BT01 đến BT18.

Cống lấy nước: Thượng lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm ngoài cùng của tường hướng dòng về phía lòng hồ; hạ lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm cuối của tường cánh hạ lưu về phía hạ lưu.

Giới hạn độ cao phần trên không, phạm vi bảo vệ là 45 m tính từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ là từ cao trình đỉnh đập +121,3 m xuống cao trình 0 m (theo độ sâu móng các công trình đầu mối).

Phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước Cửa Đạt: Phạm vi bảo vệ diện tích phần lòng hồ là 36,84 km2 ứng với cao trình đỉnh đập là +121,3 m trở xuống phía lòng hồ.

Công trình hồ chứa nước Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đập chính: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ ANQG-69 đến KDC-ANQG-9.

Đập tràn: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ mép ngoài các trụ pin về phía lòng hồ; phía hạ lưu tràn xả lũ theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ KDC-ANQG-1 đến ANQG-65.

Đập phụ: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập trở ra gồm các mốc từ PC-1 đến PC-50 và từ PC71 đến PC-90.

Tuyến đường ống Tuynen: Theo giới hạn trong phạm vi các mốc tọa độ từ ANQG-66 đến ANQG-68.

Cống lấy nước dưới đập phụ 4 và kênh dẫn: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm ngoài cùng của tường hướng dòng trở ra vào phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm cuối của tường cánh hạ lưu trở ra.

Giới hạn độ cao phần trên không, phạm vi bảo vệ là 45 m tính từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ từ cao trình đỉnh đập +55 m xuống code +0 m (theo độ sâu móng các công trình đầu mối).

Phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước Tả Trạch: Phạm vi bảo vệ diện tích phần lòng hồ là 36,3 km2 ứng với cao trình +53 m trở xuống phía lòng hồ.

Công trình hồ chứa nước Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước

Đập chính: Phía thượng lưu và hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập trở ra.

Đập tràn: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ tường cánh về phía lòng hồ; phía hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ tường cánh tràn xả lũ, 50 m tính từ vai tràn trở ra mỗi bên.

Đập phụ: Phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, đo theo khoảng cách thực tế từ chân đập hạ lưu đến hết mép đường nhựa ĐT781.

Cống lấy nước số 1, 2, 3: Thượng lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm ngoài cùng của tường hướng dòng trở ra vào phía lòng hồ; hạ lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm cuối của tường cánh trở ra; chiều rộng khu vực bảo vệ cách chân mái ngoài kênh chính ra mỗi bên là 5 m.

Giới hạn độ cao phần trên không, phạm vi bảo vệ là 45 m tính từ mặt đất tự nhiên. Độ sâu dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ là 40 m (theo độ sâu móng các công trình đầu mối).

Phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước Dầu Tiếng: Phạm vi bảo vệ diện tích phần lòng hồ là 270 km2 ứng với mực nước dâng bình thường là +24,4 m trở xuống phía lòng hồ.

Quyết định nêu rõ, đối với phạm vi hành lang bảo vệ của các công trình đầu mối (đập chính, đập tràn, đập phụ, tuyến đường ống Tuynen, cống lấy nước và kênh dẫn) thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và các quy định pháp luật khác có liên quan. Đối với phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước, tiếp tục thực hiện các hoạt động đa mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội theo quy định của pháp luật về thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình

Phó Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan: Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ, đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình; triển khai lực lượng, phương tiện đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn cho công trình trong quá trình quản lý, khai thác; tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, thống nhất cấp giấy phép và kiểm tra việc thực hiện giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định tại Pháp lệnh số 32/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ xử lý vướng mắc về quản lý, khai thác và bảo vệ hồ chứa thủy lợi quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; dự toán kinh phí, cắm mốc bổ sung (nếu cần) phạm vi hành lang bảo vệ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan cấp giấy phép và quản lý các hoạt động của tổ chức, cá nhân trong phạm vi bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật về thủy lợi, bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, tài nguyên nước, môi trường và Nghị quyết số 104/NQ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ho-cua-dat-la-cong-trinh-quan-trong-lien-quan-den-an-ninh-quoc-gia.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Nguyễn Khắc Thận được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình

Kinhtedothi - Ông Nguyễn Khắc Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình - được  bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025. Chiều 2/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Thái Bình triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh với nội dung về công tác cán bộ. Tại hội nghị, ông Nguyễn Tiến Thành - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình đã thông báo ý...

Chính quyền, doanh nghiệp và người dân cần chung tay phát triển thành phố thông minh

Theo ông Hồ Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia, vấn đề lớn nhất hiện nay là dữ liệu phân tán và thiếu tính liên thông, vì vậy việc xây dựng đô thị thông minh đối mặt với không ít thách thức. “Chúng ta đã triển khai đô thị thông minh tại 60 địa phương, nhưng thành công vẫn rất giới hạn. Nhiều dự án gặp khó khăn trong tích hợp dữ liệu giữa...

Cơ sở dữ liệu là chìa khóa xây dựng Thành phố thông minh

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện đã có 54 địa phương tại Việt Nam triển khai các đề án liên quan đến đô thị thông minh, tập trung vào các lĩnh vực như giao thông, môi trường, y tế và hành chính. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% các dự án đạt được mức tích hợp dữ liệu liên thông giữa các ngành, lĩnh vực. “Dữ liệu hiện đang bị phân tán, thiếu sự đồng nhất và...

Bưởi Hòa Bình chinh phục thị trường châu Âu

Năm 2024 đánh dấu bước tiến ngoạn mục cho nông nghiệp Hòa Bình khi lô hàng bưởi đỏ Tân Lạc và bưởi da xanh đầu tiên chính thức cập bến thị trường Liên minh châu Âu (EU). Sự kiện này không chỉ là minh chứng cho chất lượng vượt trội của sản phẩm, mà còn là kết quả của một hành trình nỗ lực không ngừng của người nông dân Hòa Bình và sự hỗ trợ tích cực từ...

Sơn La vươn mình trở thành trung tâm chế biến nông sản hàng đầu

Sơn La đang ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ nông nghiệp Việt Nam, không chỉ bởi những cánh đồng rộng lớn trù phú mà còn bởi sự chuyển mình mạnh mẽ hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững. Tỉnh đang tập trung thu hút đầu tư, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nâng tầm giá trị nông sản, và hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm chế biến nông...

Bài đọc nhiều

Đây là các đặc sản, sản vật từ 28 tỉnh, thành phố đang trưng bày, bán ở một hội chợ ở Thái Nguyên

Nằm trong chương trình tuần lễ trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tiêu biểu 28 tỉnh, thành phố lần thứ 6 năm 2024 diễn ra tại Thái Nguyên, có hàng trăm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu từ các địa phương được trưng bày với quy mô 60 gian...

Tìm hướng đi cho du lịch đường sông TP. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 30/11, tại TP. Cần Thơ, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ tổ chức tọa đàm “Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch đường sông và công bố tuyến du lịch đường sông kết nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long”.Trà Vinh đang hoàn thiện hồ sơ để trình Trung ương xét công nhận...

Hà Tĩnh: Người dân hưởng lợi từ nguồn thu giảm phát thải nhà kính

Sau khi kế hoạch tài chính thực hiện chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 302/QĐ-UBND ngày 26/1/2024, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Hà Tĩnh đã thông báo chi trả cho các đối tượng hưởng lợi. Tính đến ngày 18/10/2024, Quỹ đã thực hiện giải ngân tiền ERPA hơn 7,4 tỷ đồng, trong đó kinh phí quản lý Quỹ khoảng 2 tỷ đồng, chi...

Đồng bào DTTS phát huy hiệu quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Nhằm khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, bà con DTTS ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.Ngày 30/11, tại TP. Cần Thơ, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh phối hợp...

Sơn La vươn mình trở thành trung tâm chế biến nông sản hàng đầu

Sơn La đang ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ nông nghiệp Việt Nam, không chỉ bởi những cánh đồng rộng lớn trù phú mà còn bởi sự chuyển mình mạnh mẽ hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững. Tỉnh đang tập trung thu hút đầu tư, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nâng tầm giá trị nông sản, và hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm chế biến nông...

Cùng chuyên mục

Nâng tầm giá trị nông sản, phù hợp với xu thế thị trường

Với nhiều nỗ lực trong phát triển thương hiệu các sản phẩm địa phương, đến nay Đắk Lắk có 237 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) gồm: 223 sản phẩm đạt 3 sao và 14 sản phẩm 4 sao. Năm 2024, Hội đồng OCOP cấp tỉnh sẽ đánh giá, phân hạng cho 44 bộ hồ sơ sản phẩm tiềm năng 4 sao do địa phương đề nghị. Xuất khẩu...

Bưởi Hòa Bình chinh phục thị trường châu Âu

Năm 2024 đánh dấu bước tiến ngoạn mục cho nông nghiệp Hòa Bình khi lô hàng bưởi đỏ Tân Lạc và bưởi da xanh đầu tiên chính thức cập bến thị trường Liên minh châu Âu (EU). Sự kiện này không chỉ là minh chứng cho chất lượng vượt trội của sản phẩm, mà còn là kết quả của một hành trình nỗ lực không ngừng của người nông dân Hòa Bình và sự hỗ trợ tích cực từ...

Sơn La vươn mình trở thành trung tâm chế biến nông sản hàng đầu

Sơn La đang ghi dấu ấn mạnh mẽ trên bản đồ nông nghiệp Việt Nam, không chỉ bởi những cánh đồng rộng lớn trù phú mà còn bởi sự chuyển mình mạnh mẽ hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững. Tỉnh đang tập trung thu hút đầu tư, đẩy mạnh công nghiệp chế biến, nâng tầm giá trị nông sản, và hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm chế biến nông...

SeABank nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi T24 lên R22 – Phiên bản mới nhất được triển khai tại thị trường...

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) đã nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking) T24 Temenos lên phiên bản R22 - Phiên bản mới nhất tại thị trường Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng tuân thủ các quy định quốc tế, quản lý rủi ro, tính minh bạch và an toàn trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, việc nâng cấp giúp nâng cao hiệu suất và năng lực hệ...

Phòng chống dịch bệnh động vật, bảo đảm nguồn cung thực phẩm Tết Ất Tỵ 2025

Chú trọng sản xuất an toàn Trên quy mô diện tích hơn 5ha, Hợp tác xã Hoàng Long (huyện Thanh Oai) hiện đang duy trì quy mô đàn lợn hơn 4.000 con, trong đó có khoảng 500 con lợn nái, còn lại là lợn thịt thương phẩm. Hiện, trung bình mỗi ngày hợp tác xã cung ứng cho thị trường 2 tấn thịt lợn, trong đó có gần một nửa được chế biến thành giò, chả, xúc xích… Ngay từ...

Mới nhất

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tiếp xúc cử tri, thăm và tặng quà gia đình chính sách

(ĐCSVN) - Ngày 2/12, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đồng chí Phạm Hùng Thái - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh có buổi tiếp xúc với cử tri huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh...

Bác sĩ chỉ ra 3 thời điểm đi bộ cực tốt cho người bệnh tiểu đường

Đi bộ là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để bước vào lối sống lành mạnh hơn. Nó cũng...

Phát huy tinh thần Chiến thắng Bình Giã, tiếp tục lập nên những kỳ tích mới

(ĐCSVN) - Dự Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phát huy hơn nữa truyền thống quý báu, tinh thần yêu nước, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, khơi dậy, thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng, đặc biệt là sự phấn khởi, niềm tự hào về...

‘Đòn bẩy” cho doanh nghiệp tài chính hội nhập

Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang là ‘đòn bẩy’ quan trọng giúp các doanh nghiệp tài chính mở rộng, phát triển kinh doanh, hội nhập quốc tế. Hiệp định thương mại tự do (FTA) được cho là "đòn bẩy" cho doanh nghiệp tài chính hội nhập, tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh...

Mới nhất