Trang chủSự kiệnHình thành thói quen văn hóa khi tới bảo tàng

Hình thành thói quen văn hóa khi tới bảo tàng

Sau gần 1 tháng mở cửa đón khách, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Được biết, bảo tàng sẽ mở cửa miễn phí đến hết tháng 12 năm nay.

Nơi lưu giữ hơn 150.000 hiện vật

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới khánh thành ở địa chỉ Km 6+500 Đại lộ Thăng Long (phường Tây Mỗ, Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mới từ năm 2019, trên diện tích 386.600m2. Bảo tàng hiện đang lưu giữ hơn 150.000 hiện vật, trong đó có 4 bảo vật quốc gia và nhiều hiện vật quý.

Bảo tàng mới được xây dựng với thiết kế hiện đại, nhiều công năng. Kiến trúc bảo tàng không chỉ đơn thuần là một công trình trưng bày về lịch sử chiến tranh, mà còn tạo một không gian chung để khách tham quan tương tác và trải nghiệm về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng.

Bên cạnh đó, bảo tàng áp dụng nhiều phương pháp trưng bày mới, kết hợp với các công nghệ sa bàn 3D mapping; thiết bị màn hình tra cứu thông tin, media tư liệu ảnh, thuyết minh tự động audioguide và mã QR tra cứu thông tin hiện vật, hình ảnh và hơn 60 video clip giới thiệu về chiến dịch, trận đánh và các nhân vật lịch sử mang đến cho khách tham quan trải nghiệm hoàn toàn mới.

Trưng bày bên ngoài Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Trưng bày bên ngoài Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Diện mạo mới của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thật ấn tượng. Khu nhà bảo tàng nổi bật với sân trước và tòa tháp Chiến thắng cao 45m, tượng trưng cho dấu mốc năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cùng với đó là khối nhà bảo tàng gồm 4 tầng nổi và 1 tầng trệt, diện tích xây dựng 23.198m2. Tổng diện tích sàn tòa nhà chính rộng 64.640m2, tổng chiều cao 35,8m.

Cánh bên phải, trái là khu trưng bày các hiện vật ngoài trời. Phía bên trái, trưng bày những vũ khí, trang bị của quân đội và nhân dân Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ xâm lược và sử dụng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước. Tiêu biểu có: Pháo 85mm; Pháo cao xạ 57mm; Xe tăng PT67 số hiệu 555; Máy bay MiG 17 số hiệu 2047; Máy bay SU22…

Phía bên phải bảo tàng trưng bày những loại vũ khí, trang bị quân đội Pháp và Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, tiêu biểu có: Các loại pháo, xe chiến đấu bộ binh, xe tăng. Đặc biệt có Pháo tự hành M-107 cỡ nòng 175mm được mệnh danh là “Vua Chiến trường” cùng nhiều loại máy bay của quân đội Mỹ bỏ lại sau chiến tranh như máy bay A37, F5E, CH47, C130 và hàng chục loại bom, quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Trong không gian hai bên cánh của tòa nhà là khối biểu tượng khát vọng hòa bình với những cành cây, mầm xanh và cánh chim bồ câu bay lên từ xác máy bay.

Đây là phần trưng bày biểu tượng giới thiệu Việt Nam mong muốn Hòa bình và hiểu được giá trị của Hòa bình với các nước trên thế giới. Quả địa cầu và những tấm gương phản chiếu lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời kỳ Hùng Vương – An Dương Vương đến thế kỷ XX, qua đó khẳng định từ ngàn xưa, nhân dân Việt Nam đã mong muốn được hòa bình; và đã chấp nhận những khó khăn gian khổ, hy sinh xương máu để đất nước được độc lập, tự do, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Bước qua sảnh chính là nơi trưng bày chiếc “Én bạc” MiG-21 mang số hiệu 4324. Điều gây ấn tượng và bất ngờ đối với khách tham quan đó chính là chiếc MiG-21 khổng lồ được treo trên các sợi cáp gắn với mái, tạo cảm giác như đang xuất kích bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từng có 9 phi công điều khiển chiếc “Én bạc” 4324, đã xuất kích 69 lần, gặp địch 22 lần, xạ kích 16 lần, bắn rơi 14 máy bay Mỹ. Trên thân của chiếc MiG-21 in hình 14 ngôi sao màu đỏ, tượng trưng cho 14 máy bay địch bị bắn hạ. Chiếc máy bay này được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia ngày 14/1/2015.

Không gian trưng bày bên trong bảo tàng tại tầng 1 được chia làm 6 chủ đề. Chủ đề 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Chủ đề 2: Bảo vệ nền độc lập từ năm 939 đến năm 1858; Chủ đề 3: Chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc năm 1858 đến năm 1945; Chủ đề 4: Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1945 – 1954; Chủ đề 5: Cuộc kháng chiến chống Mỹ năm 1954 đến 1975; Chủ đề 6: Xây dựng và bảo vệ đất nước từ 1976 đến ngày nay.

Không gian rộng của bảo tàng mới không chỉ trưng bày các hiện vật mà giới thiệu nhiều hình ảnh tư liệu quý về các cuộc họp quan trọng, quyết định sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam; quá trình tổ chức chiến đấu và chiến đấu của các đơn vị, cung cấp cho du khách cái nhìn tổng thể, chi tiết về các sự kiện.

Không nên biến bảo tàng thành chỗ để “phông bạt”

Trong những ngày qua, cao điểm, có ngày bảo tàng đón lượng khách kỷ lục lên tới khoảng 40.000 người. Việc thu hút lượng người đến bảo tàng đông “kỷ lục” là đáng mừng. Nhưng trong sự vui mừng ấy, đáng buồn là nhiều người thiếu ý thức khi đến với một nơi cần sự nghiêm ngắn như bảo tàng.

Chẳng hạn như cách đây ít ngày, dư luận dậy sóng về một cô gái trèo lên nóc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam để tạo dáng quay phim, chụp ảnh. Đoạn clip sau khi đưa lên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng. Trong mấy ngày đầu mới mở cửa, không chỉ mình cô gái trên, một số người khác cũng đã leo lên nóc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam để chụp ảnh check-in.

Ngay khi phát hiện sự việc, phía Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cho biết, tất cả các lối lên không thuộc khu vực mở cửa trưng bày đã được chăng dây, đặt rào chắn và có biển thông báo “Không phận sự miễn vào”.

Từ phía bảo tàng, do mới đi vào hoạt động không tránh khỏi những sơ sót, vì thế mới có “kẽ hở” để một số người lợi dụng mà leo lên nóc nhà, hay đu bám, sờ vào hiện vật, leo trèo lên hiện vật trưng bày để chụp ảnh… Hiện nay, nhiều biện pháp đã được bảo tàng thắt chặt, ngăn chặn những hành vi không đáng có từ phía du khách khi tới bảo tàng.

Trước những hành vi quá lố của một số khách tham quan, đa số ý kiến đã chỉ trích hành động leo lên nóc bảo tàng, hay đu bám vào hiện vật… Có ý kiến cho rằng điều này bộc lộ lối sống “phông bạt” của một số người trẻ khi bất chấp sự an toàn, bất chấp quy định để cố tình tìm góc quay, góc chụp lạ nhằm câu view. Bên cạnh đó, một số phụ huynh cho con đu bám vào xe tăng cũng cho thấy ý thức chưa tuân thủ các quy định ở bảo tàng. Một tài khoản trên mạng đã bức xúc: “Đã vào bảo tàng lịch sử mà từ cha mẹ đến trẻ nhỏ đều vô ý thức. Cha mẹ là người lớn biết suy nghĩ, đi tham quan những nơi như vậy mà ý thức bằng 0 thì làm sao con trẻ nó nên người?”.

Bảo tàng là nơi trưng bày các hiện vật, trong đó có rất nhiều hiện vật quý, có giá trị lịch sử cần phải gìn giữ. Bảo tàng cũng là nơi để nhắc nhở người ta nhớ về cuội nguồn lịch sử dân tộc. Đến bảo tàng đông là điều tốt, nhưng đến bảo tàng chỉ để thỏa mãn cái tôi cá nhân, hay có ý khoe khoang là điều không nên. Từ câu chuyện trên, đã tới lúc gia đình, nhà trường cần dạy cho con trẻ một số kỹ năng khi đến bảo tàng, ở nơi công cộng. Nếu gia đình thi thoảng cho con đi xem triển lãm, đến với bảo tàng, hẳn các con sẽ có thêm những kỹ năng ứng xử cần thiết. Nếu nhà trường thay vì tổ chức những buổi dã ngoại rình rang, lặp lại hình thức và tốn kém mà đưa trẻ đến với bảo tàng, triển lãm… chắc chắn sẽ giúp cho trẻ hiểu hơn về lịch sử và văn hóa của dân tộc. Thói quen nên được hình thành ngay từ nhỏ, thay vì để mạng xã hội dẫn dắt hàng ngày…

Hà Thư – thoibaonganhang.vn
Nguồn:https://thoibaonganhang.vn/hinh-thanh-thoi-quen-van-hoa-khi-toi-bao-tang-158187.html

Cùng chủ đề

Dâng trào ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’ ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của đại biểu Đại hội Hội LHTN Việt Nam toàn quốc lần thứ IX trong hành trình tham quan, trải nghiệm ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. TPO - "Tôi yêu Tổ quốc tôi! Tôi yêu Tổ quốc tôi..." là tiếng hô vang và cảm xúc dâng trào tự hào của...

Góc ảnh rưng rưng cảm xúc trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Các đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX đã đến thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Nhiều bạn trẻ xúc động trước lá cờ tổ quốc trang trọng trong bảo tàng. Đại biểu trẻ hào hứng chụp ảnh với lá cờ tổ quốc - Ảnh: VŨ TUẤN Mơ ước chụp ảnh với lá cờ tổ quốc ở Bảo tàng Lịch sử quân sự Tối 16-12, các đại biểu dự...

[Ảnh] Khai mạc Triển lãm “Quân đội anh hùng

NDO - Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân. NDO - Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch...

Bảo tàng thu hút hơn 90.000 khách được đề cử ‘Top 10 sự kiện văn hoá tiêu biểu’

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút hơn 90.000 khách tham quan dịp cuối tuần, được đề cử vào Top 10 "Sự kiện văn hoá tiêu năm 2024". Chiều 6/12, Báo Văn Hoá (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch - VHTT&DL) tổ chức bình chọn 10 sự kiện VHTT&DL tiêu biểu năm 2024. Gần 70 nhà báo theo dõi lĩnh vực VHTT&DL tham gia bình chọn trực tiếp. Ngoài ra, BTC nhận bình chọn trực tuyến...

Hành trình 80 năm của Quân đội dưới cờ Đảng quang vinh qua triển lãm lịch sử

Ngày 6/12 tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “80 năm vững bước dưới cờ Đảng quang vinh”. Gần 300 tài liệu, hình ảnh và hiện vật quý đã được giới thiệu, tái hiện sinh động những đóng góp to lớn của Tổng cục Chính trị và vai trò của công tác đảng, công tác chính trị trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sacombank nhận 9 giải thưởng từ các tổ chức thẻ

Với những nỗ lực không ngừng trong lĩnh vực phát hành thẻ và phát triển các giải pháp thanh toán số mới, trong tháng 12/2024, Sacombank đã nhận được 9 giải thưởng lớn từ các tổ chức thẻ Visa, Mastercard và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), ghi nhận những thành quả nổi bật đã đạt được trong năm 2024. Theo đó, tổ chức thẻ Visa đã trao tặng cho Sacombank 4 giải thưởng quan...

Nâng cao chuỗi giá trị dừa trong xu hướng xanh hóa

Trồng dừa không chỉ là ngành nông nghiệp mà khai thác các sản phẩm từ dừa còn là một ngành công nghiệp quan trọng của thế giới. Nhưng cũng như mọi ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp khai thác, chế biến dừa cũng phải thích ứng với những bối cảnh mới của công nghệ và môi trường trong xu hướng xanh hóa của nền kinh tế.Trên là phân tích về những đổi mới và tác động của...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 2)

Từ nguồn vốn tín dụng CSXH đã giúp hàng vạn hộ nghèo ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên vươn lên ổn định cuộc sống, hàng ngàn học sinh sinh viên có điều kiện đến trường. Vốn ưu đãi là bệ đỡ trong giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Tín dụng chính sách góp phần giảm nghèo Thuận Hạnh là một xã...

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 1)

Khu vực Tây Nguyên gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng. Đây là địa bàn có vị trí trọng yếu, với dân số khoảng 6 triệu người, với 54 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) 2,2 triệu người. Thời gian qua, Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Chỉ thị số 40) về tăng cường sự lãnh...

Bài đọc nhiều

Trên cánh đồng năng lượng

“Nghĩ về Quảng Trị, người ta thường nhớ về những nghĩa trang với nỗi khổ đau và sự tàn khốc của chiến tranh, với miền cát trắng nóng ran trong những trưa hè đổ lửa. Có một chân dung khác của mảnh đất này có thể bạn chưa chạm đến. Nắng và gió Lào trở thành “đặc sản”, thành năng lượng tái tạo sẽ góp phần đưa tỉnh trở thành một trung tâm năng lượng của miền Trung và...

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam là dịp để các chủ thể văn hóa, nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các dân tộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tự giới thiệu nét đẹp văn hóa. Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 16 tỉnh,...

Lễ trao giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam năm 2024”

Tối 11/12/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông long trọng tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024". Đến dự buổi lễ có các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Chỉ đạo công...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 14 - 16/12/2024. Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/223/214042/ngay-hoi-van-hoa-cac-dan-toc-viet-nam-nam-2024

Tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024”

Từ ngày 2-31/12, "Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024” do Sở Công Thương tổ chức được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Đây là sự kiện kết hợp các hoạt động khuyến mại truyền thống và thương mại điện tử để tạo sức lan tỏa và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ở mọi lĩnh vực. Tại Siêu thị Go! Việt Trì nhiều chương...

Cùng chuyên mục

Chương trình trực tiếp kỷ niệm 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam

Chương trình nghệ thuật chính luận Con đường lịch sử được kỳ vọng truyền cảm hứng. Đây là một trong hai chương trình đặc biệt, truyền hình trực tiếp dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong cuộc họp báo chiều 16/12 công bố chuỗi chương trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, ông Đỗ Thanh Hải - Phó Tổng giám đốc VTV - cho biết ngay...

Tổng duyệt Chương trình gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

Sáng 17/12, tại Nhà Văn hóa Trung tâm tỉnh, Ban tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã tổng duyệt Chương trình gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Dự tổng duyệt có đồng chí Trần Xuân Dưỡng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức các hoạt động kỷ...

Binh chủng Công binh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 15-12, tại Lữ đoàn Công binh 229, Binh chủng Công binh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1944 / 22-12-2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22-12-1989 / 22-12-2024). Thiếu tướng Trần Trung Hòa, Tư lệnh Binh chủng Công binh chủ trì gặp mặt. Tham dự có Thiếu tướng Đinh Ngọc Tường, Chính ủy Binh chủng Công binh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo...

Hình ảnh trao giải tại Lễ công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam năm 2024”

Tối 11/12/2024 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông long trọng tổ chức Lễ Khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng Cuộc thi ảnh, video "Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam năm 2024". Đến dự buổi lễ có các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các đồng chí Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Chỉ đạo công...

Quân khu 9: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 17-12, tại TP Cần Thơ, Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 9 tổ chức họp mặt Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 79 năm Ngày truyền thống LLVT Quân khu 9. Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, bản chất, truyền thống tốt đẹp, những chiến công oanh liệt của Quân đội và...

Mới nhất

Xây dựng y tế xanh là một nhiệm vụ rất quan trọng

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trí Thức nhấn mạnh xây dựng y tế xanh là nhiệm vụ rất quan trọng với ngành y đến năm 2030. ...

Hội nghị tổng kết Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2024

Ngày 17/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ năm 2024. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Kim Chi chủ trì hội...

Những mốc son chói lọi và bài học kinh nghiệm trên chặng đường 95 năm vinh quang của Đảng

(MPI) - Gần 35 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) và 40 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; với ý chí độc lập, tự chủ, tự cường, khát vọng xây dựng và phát triển đất...

Nghệ An phấn đấu là trung tâm thể thao hàng đầu vùng Bắc Trung Bộ và quốc gia

Ngày 15/10/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1189/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược được ban hành là cơ sở pháp lý...

Mới nhất

Năm 2025, tỉnh Bà Rịa