Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Hiệu ứng cửa sổ vỡ'

‘Hiệu ứng cửa sổ vỡ’


Học trước chương trình lớp 1: Hiệu ứng cửa sổ vỡ - Ảnh 1.

Bên trong một lớp học trước chữ, toán trước khi vào lớp 1 ở TP.HCM

“Hiệu ứng cửa sổ vỡ” là gì?

Năm 1969, nhà tâm lý học Philip Zimbardo của ĐH Stanford (Mỹ) tiến hành một cuộc thử nghiệm. Ông bỏ hai chiếc ô tô hỏng và không có biển số lần lượt tại khu dân cư có thu nhập thấp thuộc quận Bronx, TP.New York và khu dân cư giàu có tại TP.Palo Alto, bang California, Mỹ.

Chỉ trong 24 giờ, chiếc xe tại Bronx bị đập vỡ cửa kính và trộm hết phụ tùng. Ngược lại, chiếc xe tại Palo Alto vẫn nguyên vẹn trong hơn một tuần. Chỉ sau khi ông Zimbardo dùng búa tạ đập xe, một số người mới hùa theo. Đa số kẻ phá hoại ở cả hai thành phố được mô tả là “ăn mặc lịch sự, mặt mũi sáng sủa”.

Nhưng những gì diễn ra tiếp theo mới rất thú vị.

Nhiều năm sau thí nghiệm của Zimbardo, kết quả trên được nhắc lại trong bài viết đăng trên tạp chí The Atlantic của nhà khoa học xã hội George Kelling vào năm 1982. Lần đầu tiên, ông Kelling nhắc tới lý thuyết “Hiệu ứng cửa sổ vỡ”. Nếu ai đó làm vỡ kính cửa sổ của một tòa nhà và không sửa chữa kịp thời thì kính cửa sổ sẽ bị vỡ nhiều hơn. Nguyên nhân là khi nhìn thấy cửa sổ vỡ, những kẻ phá hoại sẽ có xu hướng tiếp tục phá các ô cửa sổ khác để thực hiện tội ác.

Lý thuyết này thực sự rất dễ hiểu. Chẳng hạn, hành lang vốn dĩ rất sạch sẽ, nhưng nếu ai đó ném túi rác vào góc tường và không được dọn dẹp kịp thời, một vài túi rác sẽ sớm trở thành bãi rác lớn. Lâu dần hành lang sẽ trở thành nơi tập kết rác và trở nên hôi hám, bẩn thỉu. Đây chính là “Hiệu ứng cửa sổ vỡ”. Ban đầu chỉ là vấn đề nhỏ, nhưng nếu không kịp thời khắc phục, vấn đề sẽ ngày càng lớn và hậu quả trở nên nghiêm trọng.

Về việc học trước chương trình lớp 1, không phụ huynh nào muốn con mình thua kém người khác khi mới vào lớp 1. Thua kém trong việc học những năm đầu có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ, và kéo dài trong những năm sau.

Từ “Hiệu ứng cửa sổ vỡ”, chúng ta có thể nhận thấy nếu chỉ cần 1 bé học trước chương trình và nổi trội hơn các bạn khác, sẽ dẫn đến việc cả lớp hùa theo. Điều này cũng áp dụng với vấn nạn học thêm dạy thêm hiện nay.

Sức ép đồng trang lứa

Tính cạnh tranh trong trường học, sức ép đồng trang lứa là nguyên nhân gốc rễ của các hiện tượng trên. Ngày nào phụ huynh và nhà trường còn đặt trọng tâm quá nhiều vào điểm số, chạy đua thành tích để đánh giá học sinh thì còn tiếp diễn việc dạy thêm học thêm, học trước chương trình lớp 1 tràn lan.

Học trước chương trình lớp 1: Hiệu ứng cửa sổ vỡ - Ảnh 2.

Học sinh lớp 1 trong giờ học tiếng Việt

Trong lý thuyết quản trị phương Tây, có một khái niệm nổi tiếng “You get what you measure”, (bạn đặt ra tiêu chí đo lường thế nào thì bạn đạt được kết quả thế ấy) có thể được dùng để nói về lỗ hổng trong nhận thức của con người. Nếu chúng ta chỉ tập trung sự chú ý vào một số khía cạnh nhất định thì sẽ bỏ quên nhiều cái khác (điểm mù trong nhận thức).

Những nhà quản lý giáo dục cần xem lại các tiêu chí đánh giá học sinh, đặc biệt ở giai đoạn tiểu học, học hỏi các hệ thống giáo dục phương Tây. Họ không quá đề cao vấn đề điểm số, mà tập trung vào sự phát triển của học sinh. Hạn chế chạy đua thành tích sẽ góp phần giảm tải áp lực cho học sinh, phụ huynh, giáo viên; giảm thiểu việc học thêm dạy thêm, hoặc học trước chương trình.

Hiện nay, áp lực học tập ở nhiều nước châu Á, như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn còn rất cao, khi thành công trong học tập và một tấm vé vào đại học và được xem là yếu tố quyết định sự thành công của học sinh.

Một yếu tố khách quan khác cần cân nhắc là thực trạng trường lớp quá tải tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Trường học xây mới không đáp ứng kịp với sự gia tăng dân số cơ học; sĩ số mỗi lớp học khá đông, có khi lên tới gần 50 học sinh mỗi lớp. 

Ở bậc tiểu học và đặc biệt lớp 1, giáo viên cần có sự sát sao, hỗ trợ các bé nhỏ thích nghi với môi trường học đường, cầm tay rèn chữ cho từng bé. Với thời gian biểu hạn chế và sĩ số lớp đông, công việc của thầy cô giáo tiểu học sẽ vất vả hơn. Việc trẻ học trước chương trình lớp 1 sẽ giảm bớt gánh nặng cho giáo viên.

Trong câu chuyện trẻ đi học thêm, học trước chương trình lớp 1, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ: sức ép đồng trang lứa, áp lực của hệ thống đánh giá theo điểm số, quá tải sĩ số ở các lớp tiểu học cùng nhiều bất cập trong chương trình tiểu học hiện tại.



Source link

Cùng chủ đề

Bữa cơm gia đình, bài học ở đó, sao phải chạy đôn đáo kiếm tìm?

Nhiều cha mẹ chạy đôn đáo cho con tới các lớp học thêm, để rồi 'quên' luôn bữa cơm gia đình. Trong khi từ bữa cơm này, học sinh học được bao bài học từ thực tiễn. ...

Không gian chia sẻ bị đánh mất

Thiếu vắng dần những bữa cơm gia đình vì cha mẹ lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, con lao vào cơn lốc học chính, học thêm, càng ngày những không gian chia sẻ ấm áp, thân tình giữa các thành viên...

Vợ chồng chiến tranh lạnh vì ép con luyện viết chữ đẹp đến nửa đêm

Từ đầu năm học mới tới nay, đều đặn mỗi tối, sau khi con hoàn thành các bài tập trên lớp, chị Nguyễn Nhật Hồng (33 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) lại cùng ngồi để “luyện viết chữ đẹp”. “Con tập trung viết nắn nót thì chữ khá rõ ràng, nhưng chỉ được vài dòng là lơ đễnh muốn buông bút, hết kêu đau tay lại đến mỏi cổ, mẹ luôn phải ngồi cạnh động viên. Nhiều hôm hai...

‘Còn vị thi cử thì còn dạy thêm’

Trong các hệ thống giáo dục, đặc biệt ở nhiều nước Đông Á, "giáo dục vị thi cử" - hay còn gọi là "teaching to the test" - đã trở thành hiện tượng phổ biến. Thay vì tập trung phát triển toàn diện kiến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại tướng quân đội Hàn Quốc bị bắt

Công tố viên tại Hàn Quốc ngày 17.12 thông báo đã bắt đại tướng Park An-su, Tham mưu trưởng lục quân Hàn Quốc. ...

Quả trứng hiếm ‘tỉ quả có một’ được giá hơn 6 triệu đồng

Quả trứng hình cầu siêu hiếm được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán đấu giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng). ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Cùng chuyên mục

Nhà trường có vô cảm khi để học sinh cởi áo ấm giữa trời lạnh?

Nhiều bạn đọc bình luận về sự việc học sinh Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) phải cởi áo ấm ngồi giữa sân dưới thời tiết 20 độ để dự một hoạt động chuyên đề. Nhà trường có...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Mới nhất

Trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được xếp hạng tín dụng AAA

Chiều 17/12 Công ty Cổ phần Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase) tổ chức lễ công bố Phát hành thành công trái phiếu được xếp hạng AAA đầu tiên tại Việt Nam của Biwase. Đông đảo lãnh đạo và đại diện các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư tài chính trong và...

Thực hiện di nguyện hiến giác mạc của bố

NDO - Thực hiện di nguyện của bố mình là ông P.V.Đ, qua đời lúc 6 giờ 30 phút sáng, anh P.V.K đã thông tin tới Ngân hàng Mô, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 nguyện vọng muốn hiến tặng giác mạc của ông để mang lại ánh sáng cho người khác.  Nhận được thông tin, Bệnh viện Mắt...

Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới tính

Tham vấn tâm lý là một phương pháp can thiệp nhằm giúp bệnh nhân đối mặt và vượt qua các vấn đề tâm lý, cải thiện tình trạng cảm xúc và nhận thức, từ đó thúc đẩy sức khỏe tổng thể của họ. Tin mới y tế ngày 15/12: Áp dụng tham vấn tâm lý trong y học giới...

Cận cảnh đoàn xe buýt điện phục vụ metro số 1 cập bến TP.HCM

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến metro chính thức hoạt động. ...

Mới nhất