Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHiệu trưởng xin đổi quà sang... tiền và ngôi trường không có...

Hiệu trưởng xin đổi quà sang… tiền và ngôi trường không có quỹ phụ huynh

Năm 2023, thư ngỏ gửi xin đổi hoa, bánh kem dịp 20/11 sang tiền để mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho 89 học sinh khó khăn của ông Đinh Phú Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Luông, gây sốt và tạo nên hiệu ứng trong dư luận. Năm nay, trường không xin nhưng… tiền vẫn đến. 

Dịp 20/11, phóng viên Dân trí có cuộc trao đổi cùng ông Đinh Phú Cường quanh câu chuyện hiệu trưởng “cầm tiền người khác” chăm lo cho học trò.

Hiệu trưởng xin đổi quà sang... tiền và ngôi trường không có quỹ phụ huynh - 1

Ông Đinh Phú Cường, người từng viết thư xin đổi hoa, quà dịp 20/11 sang thẻ bảo hiểm y tế cho học sinh nghèo (Ảnh: Hoài Nam)

“Cầm tiền người khác, áp lực lắm!” 

– Ý tưởng “xin đổi hoa, quà dịp 20/11 sang BHYT cho học sinh” của ông xuất phát từ đâu?

Trường tôi nằm trên địa bàn khó khăn, đông con em người Hoa còn e dè với việc mua BHYT. Hàng năm, tôi cùng giáo viên trong trường đều góp tiền túi để mua BHYT cho học trò nghèo nhưng sức mình có hạn, cùng lắm chỉ gom góp được chục cái thẻ. 

Tôi nhìn lại thấy mỗi dịp 20/11, trường ngập hoa và bánh phụ huynh gửi tặng. Có năm trên bàn làm việc của tôi có đến 7-8 cái bánh kem, bánh tập thể tặng to lắm, để tràn cả bàn.

Tôi nhờ thầy cô, lao công, bảo vệ ăn giùm, cầm về giùm nhưng ai cũng lắc đầu “mập lắm thầy ơi”. Tôi nhẩm tính một chiếc bánh như vậy cũng phải vài triệu đồng mà không dùng đến. Hoa cũng vậy, hơn cả chục lãng hoa mà ngày hôm sau mình phải nhờ người đến dọn.

Nhìn cảnh tượng đó, tôi tự hỏi sao mình có thể để bỏ phí như thế trong khi học trò của mình không có nổi chiếc thẻ BHYT. 

Tôi họp với giáo viên trong trường, đưa ra ý tưởng xin đổi hoa, quà trong dịp 20/11 sang thẻ BHYT cho học sinh. Phải làm sao để phụ huynh không mặc cảm với món quà họ tặng và đồng cảm với trường. Lá thư ngỏ ra đời, tôi không ngờ lại được lan tỏa nhiều đến vậy.

Tôi vui khi việc này không chỉ lan tỏa ở trường mình mà một vài trường học khác cũng “xin đổi quà” hướng đến sự chăm lo thật sự cho học trò.

Năm nay, tôi không xin gì cả. Tôi gửi một lá thư nội bộ thông báo đề nghị không tổ chức vận động tặng quà, hoa, liên hoan đội ngũ nhà trường dưới mọi hình thức. Và trường cũng xin phép không nhận hoa, quà chúc mừng của ban đại diện cha mẹ học sinh (BĐD CMHS).

Nhưng dư âm “xin thẻ BHYT” năm rồi dường như đang thành nếp truyền thống mới ở trường. Từ đầu năm đến giờ, nhiều phụ huynh gửi tặng trường thẻ BHYT cho học sinh với tổng số tiền đến nay là 120 triệu đồng.

Hiệu trưởng xin đổi quà sang... tiền và ngôi trường không có quỹ phụ huynh - 2

Năm nay, trường thông báo không nhận hoa quà cùng yêu cầu không tổ chức vận động tặng hoa, quà, liên hoan cho đội ngũ nhà trường (Ảnh: Đ.C

– Khi viết thư ngỏ xin đổi hoa, quà sang tiền mua thẻ BHYT cho học sinh, ông có phải đối mặt với áp lực?

Tôi lo lắm! Trước khi viết thư đã lo bởi tôi không biết chắc điều mình làm có đúng hay không. Khi việc này được lan tỏa, được ủng hộ, tôi càng áp lực. Cầm tiền người khác áp lực lắm, lo mình dùng không đúng thì có lỗi với phụ huynh. Tôi lo đến độ mất ngủ cả tuần. 

Sau đó, tôi quyết định phụ huynh cho bao nhiêu, chi cho ai, chi cái gì, tôi đẩy hết lên website trường, công khai đến báo chí, gửi báo cáo về UBND quận để phụ huynh, thầy cô giáo trong trường, xã hội cùng nắm và cùng giám sát.

Hiệu trưởng xin đổi quà sang... tiền và ngôi trường không có quỹ phụ huynh - 3

Trong phòng làm việc của vị hiệu trưởng này, có một cây đàn. Mỗi khi áp lực, ông sẽ ngồi và lướt trên các phím đàn… (Ảnh: Hoài Nam)

Năm 2023, sau khi mua thẻ BHYT cho học sinh còn dư hơn 100 triệu đồng, tôi nghĩ ngay “số dư này trường giữ lại không hay”. Tôi gọi điện cho các mạnh thường quân, xin phép dùng số tiền còn lại tặng học sinh nghèo. Tết năm rồi, 101 học sinh khó khăn của trường lãnh được 1 triệu đồng/em từ khoản này.

– Một bên là học trò khó khăn cần sự hỗ trợ và một bên là áp lực “cầm tiền người khác”. Làm sao để người quản lý trường học vượt  qua để dám nghĩ, dám làm?

Chỉ bằng cái tâm thôi, không có cách nào khác! Nếu tính toán thiệt hơn, đặt lên bàn cân làm vậy mình không được gì mà còn tai tiếng thì mình sẽ sợ, sẽ ngại và không muốn đụng việc. Khi người quản lý không muốn đụng việc thì rất khó có sự thay đổi.

– Nhắc đến Trường THCS Nguyễn Văn Luông giờ đây, nhiều người nghĩ ngay đến hình ảnh “đổi hoa, quà sang thẻ BHYT”. Mình nghĩ đến học trò nhưng còn tâm tư của người thầy?

Nhiều thầy cô chia sẻ với tôi giá như ngày này đừng rầm rộ quá thì họ sẽ đỡ áp lực, đỡ tâm lý nặng nề. Khi tôi đề xuất “đổi quà”, thầy cô vui lắm vì trường mình làm được một việc ý nghĩa, nhân văn nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong việc này, không có giáo viên ủng hộ, tôi không làm được.

Nhiều thầy cô ra ngoài, nói đang công tác tại trường là người đối diện nhắc ngay câu chuyện trường xin đổi quà này. 

“Thầy cô tập trung dạy học, tiền bạc là việc của hiệu trưởng”

– Được biết, nhiều năm qua, ở Trường THCS Nguyễn Văn Luông không có quỹ phụ huynh?

Chính xác là 8 năm nay, trường không thu quỹ của phụ huynh, không thu quỹ tài trợ. Ở trường không có quỹ phụ huynh lớp, không có quỹ phụ huynh trường. Các hoạt động cho học sinh vẫn đảm bảo trong điều kiện tài chính ngân sách của trường từ các khoản được phép thu.

Phụ huynh Trường THCS Nguyễn Văn Luông đến trường tư vấn về pháp luật, sức khỏe cho học sinh, giáo viên (Ảnh: Đ.C).

Khi biết điều này, một số anh chị trong ban BĐD CMHS phản ứng: “Nếu không thu tiền thì bầu chúng tôi vào ban đại diện để làm gì?”.

– Câu trả lời của ông là…?

Tôi nói với phụ huynh, BĐD CMHS cần thiết lắm, nhiều việc lắm. Nói không với tiền, BĐD CMHS trường hoạt động rất hiệu quả, nhất là việc đóng góp theo năng lực và nghề nghiệp của mình.

Phụ huynh làm luật sư, chúng tôi mời đến trường tư vấn pháp luật cho giáo viên, học sinh; phụ huynh làm công an sẽ hỗ trợ học trò làm căn cước công dân… Cách đây vài ngày, phụ huynh làm bác sĩ vào tổ chức chuyên đề tư vấn dinh dưỡng cho học trò.

Phụ huynh hỗ trợ, không tốn đồng bạc nào mà lại hữu ích, hiệu quả. Đây chính là những đóng góp lớn nhất của BĐD CMHS.

Hiệu trưởng xin đổi quà sang... tiền và ngôi trường không có quỹ phụ huynh - 7

Tại ngôi trường này, nhiều năm qua không có quỹ phụ huynh (Ảnh: Hoài Nam).

Còn về việc đóng góp vật chất, phụ huynh họ rất thông thái. Họ nhìn cách làm của trường sẽ biết trường có thật sự vì học trò hay không. 

Có phụ huynh gửi tặng trường hàng ngàn cuốn tập để làm phần thưởng cho học sinh. Tặng bao nhiêu họ cũng không tiếc nhưng nếu yêu cầu họ đóng 100.000-200.000 đồng, họ cự ngay. Năm ngoái, còn có trường hợp mạnh thường quân giấu tên chuyển đến trường 60 triệu đồng mua thẻ BHYT cho học sinh.

– Nói “không” với quỹ phụ huynh, ông có thấy mình đang đi ngược dòng?

Tôi đọc kỹ Thông tư 55 của Bộ GD&ĐT và thấy bản chất quỹ CMHS là phục vụ cho các hoạt động hành chính của BĐD CMHS, còn mọi hoạt động của học sinh trong trường đều phải đến từ nguồn của nhà trường. Thế nên, nhà trường không cần phải có quỹ phụ huynh.

Hơn nữa, tôi rất kỵ và cực kỳ khó chịu trước hình ảnh bố mẹ đi họp phụ huynh phải móc vài trăm nghìn ra đóng. Rồi thầy cô giáo lên lớp mà cứ “đóng tiền” thì hình ảnh trong mắt phụ huynh, học sinh cũng khác đi nhiều lắm. Nó không đẹp! Nó xót xa lắm!

Phải làm sao khi phụ huynh đến họp là để trao đổi về công tác chuyên môn, giáo dục đạo đức cho học trò.

Tôi nói với giáo viên của mình: “Thầy cô lên lớp dạy đúng, dạy đàng hoàng giúp tôi. Còn tiền bạc là việc của hiệu trưởng”. 

Giáo viên không phải đụng tới bất cứ đồng bạc nào. 100% học phí của trường thu online qua bộ phận hành chính, thầy cô giáo không đụng đến tiền trường. Nhờ vậy, mối quan hệ thầy trò giữ được sự tôn trọng.

– Nói đến hình ảnh đẹp về tình thầy trò, câu chuyện nào về học trò để lại trong ông nhiều ấn tượng nhất?

Lần đó, tôi đi khám ở bệnh viện Bình Dân, khi tôi đang xếp hàng chờ đến lượt thì một nữ bác sĩ chào tôi và hỏi: “Thầy ơi, thầy còn nhớ con không?”. Tôi nhìn lên cười và lắc đầu…

Em học trò nhắc lại em là cô trò có hoàn cảnh khó khăn, học với thầy tại trường bán công Hậu Giang, thầy đã đóng học phí cho em. Sau này, em nhận được học bổng, đi du học ở Mỹ trở thành bác sĩ.

Trường hợp khác là em học trò, năm đó bước vào lớp 6, tự nhiên mắt em mờ dần. Người mẹ đến trường rút hồ sơ cho con nghỉ học vì không gồng gánh nổi, chị đơn thân một mình nuôi 3 đứa con.

Tôi nói với giáo viên, mình phải làm mọi cách để duy trì việc học của đứa trẻ cũng như tìm cách hỗ trợ người mẹ điều trị cho em. Nhưng cặp mắt em không cứu được…

Điều may mắn là em không đứt gánh việc học, sau này em theo học sư phạm ngữ văn chữ nổi và hiện em là giáo viên tại trường đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu.

Nghề thầy, sẽ đi cùng với những buồn vui cùng học trò như vậy…

– Trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông!



Nguồn: https://dantri.com.vn/giao-duc/hieu-truong-xin-doi-qua-sang-tien-va-ngoi-truong-khong-co-quy-phu-huynh-20241119152414308.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

“Nhà giáo không được nói ngọng, cần có ngôn ngữ trong sáng”

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội nêu thực tế nhiều nhà giáo nói không chuẩn ngôn ngữ, có thể ảnh hưởng đến học sinh mẫu giáo, tiểu học. Nhà giáo không được nói lắp, nói ngọng Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, đại biểu Nguyễn Thị Thu Dung (Thái Bình) cho biết, dự luật quy định Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo; bảo đảm số lượng, cơ...

4 cách để biết một mảnh đất có dính quy hoạch hay không

(Dân trí) - Có 4 cách để biết một mảnh đất có nằm trong quy hoạch hay không, bao gồm tra cứu thông tin trên sổ đỏ, liên hệ Phòng Tài nguyên và Môi trường, văn phòng đất đai và dùng các công cụ trực tuyến. Đất nằm trong quy hoạch sẽ bị hạn chế một số quyền với người sử dụng đất. Do đó, việc kiểm tra xem đất có nằm trong quy hoạch hay không trước khi mua...

Người phụ nữ nhận lại 95 triệu đồng chuyển nhầm

(Dân trí) - Chỉ từ thông tin số tài khoản mà chị T. chuyển khoản nhầm, Công an phường Nam Dương (Đà Nẵng) đã giúp khổ chủ nhận lại được số tiền 95 triệu đồng. Ngày 20/11, Công an phường Nam Dương (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) cho biết, vừa hỗ trợ một người phụ nữ nhận lại số tiền đã chuyển khoản nhầm cho người lạ.Sự việc xảy ra lúc 11h ngày 19/11, chị N.T.T.T. (59 tuổi,...

Câu lạc bộ Hoàng Gia: Đặc quyền cho cư dân Vinhomes Royal Island

(Dân trí) - Sự kiện ra mắt câu lạc bộ Hoàng Gia với nhiều đặc quyền cho cư dân tiếp tục khẳng định vị thế của Vinhomes Royal Island - chốn sống dành cho giới tinh hoa. Đặc quyền dành cho cư dân tinh hoaThay vì thuê resort ở một nơi xa, gia đình chị Hồng Nhung (Hà Nội) vừa có một dịp cuối tuần "đổi gió" tại Vinhomes Royal Island để tham dự lễ ra mắt câu lạc bộ...

Việc TP Thủ Đức cần làm để tạo đột phá, thúc đẩy tăng trưởng cho TPHCM

(Dân trí) - "TP Thủ Đức cần làm là đầu tư cho bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ để đủ sức vận hành một đô thị trên một triệu dân, thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp, ủy quyền", TS Trần Du Lịch nói. Sau gần 4 năm được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ (quận 2, quận 9, quận Thủ Đức), TP Thủ Đức trở thành mô hình thành phố trong lòng...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Trường tiểu học công lập đầu tiên ở Hà Nội dạy golf miễn phí

Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, quận Đống Đa (Hà Nội) sẽ dạy miễn phí môn golf cho học sinh toàn trường trong năm học 2024-2025. Bà Hà Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện cho biết, toàn bộ 850 học sinh của trường sẽ được các huấn luyện viên hướng dẫn, đào tạo golf miễn phí (bao gồm cả dụng cụ chơi golf) từ tháng 1/2025 đến hết năm học 2024-2025. "Việc đưa golf vào trường học...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Cô giáo trẻ và nghề làm… hiệu trưởng!

Cô giáo Nguyễn Thu Biên có một khát vọng cháy bỏng đó là xây dựng nên "Ngôi trường hạnh phúc từ tâm”. Triết lý giáo dục đầy tính nhân văn này đã theo cô suốt từ khi cô là hiệu trưởng trẻ tuổi nhất trong khối các trường tư thục ở...

Những thầy cô ‘trốn’ nhận quà 20/11 của phụ huynh, học sinh

Rất quý và biết ơn cô giáo dạy toán vì đã giúp con trai tiến bộ trong học tập và ngày càng sống có trách nhiệm, chị Khuyên cùng nhóm phụ huynh mua tặng cô một giỏ trái cây làm quà 20/11, nào ngờ khiến cô không vui và nhắn tin “trách”. Có con trai đang học cấp 3 tại huyện Nam Từ Liêm, Hà Nội, chị Nguyễn Thị Khuyên nhớ mãi cô giáo dạy thêm của con hồi cấp...

Cùng chuyên mục

Những thầy cô đặc biệt của trẻ tự kỷ

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi muốn nói lời tri ân đến những giáo viên đang âm thầm dấn thân trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt: Dạy trẻ tự kỷ. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, bạn đọc Phương Phương đã...

Đại biểu Quốc hội băn khoăn với tiền lương, chính sách hỗ trợ nhà giáo

Sáng 20/11, Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Nhiều đại biểu đồng thuận với quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục...

Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo

NDO - Chính sách tiền lương, phụ cấp và hỗ trợ đối với nhà giáo là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm cho ý kiến trong phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 20/11. Quy định rõ mức độ ưu tiên cho nhà giáo ngành ở ngành nghề đặc thù Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh)...

Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ

Tháng 11 luôn đầy ắp những cảm xúc, lòng biết ơn của bao thế hệ học trò dành cho các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11. mobiEdu như một người bạn đồng hành cùng thầy cô chắp cánh cho...

Ông vào trường của cháu, làm giáo viên mầm non một ngày

Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, một trường mầm non tại TP.HCM mời phụ huynh của trẻ vào thử một ngày làm giáo viên mầm non. Nhiều người là ông, bà, cha mẹ của trẻ đã đến và có những trải...

Mới nhất

Những thầy cô đặc biệt của trẻ tự kỷ

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi muốn nói lời tri ân đến những giáo viên đang âm thầm dấn thân trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt: Dạy trẻ tự kỷ. ...

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp lãnh đạo Tập đoàn Posco (Hàn Quốc)

Tham dự buổi làm việc có đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Cục Công nghiệp. Buổi làm việc nhằm chia sẻ năng lực và kinh nghiệm của Posco trong lĩnh vực năng lượng và kinh nghiệm phát trong triển các dự án LNG.Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn...

Phát hiện ‘thủ phạm’ khiến mọi người khó giảm cân

Các nhà khoa học phát hiện mô mỡ có khả năng 'ghi nhớ' tình trạng béo phì trong quá khứ của một người và sẽ chống lại các nỗ lực giảm cân của người đó. ...

Tân Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia là người cũ

Quốc hội Campuchia hôm nay 20.11 đã nhất trí thông qua việc bổ nhiệm cựu Phó thủ tướng, cựu Ngoại trưởng Prak Sokhonn...

Hội nghị “Tổng kết ngành hàng cá tra năm 2024 và bàn giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2025”…

Báo cáo tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, sản lượng cá tra năm 2024 ước tính đạt đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so cùng kỳ 2023. Tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỉ USD, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2023, cả năm ước đạt...

Mới nhất