Công ước chống tra tấn và sử dụng các hình thức trừng phạt hay đối xử khác tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (CAT) là một trong những điều ước quốc tế đa phương quan trọng về quyền con người, thể hiện ý chí của nhân loại yêu chuộng hòa bình thế giới mong muốn sớm loại bỏ hành vi đối xử hoặc hình phạt tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội.
Xuất phát từ những lý do trên nhiều năm qua lâm Đồng luôn làm tốt cùng với các kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh (sau đây viết tắt tắt là cơ quan, đơn vị, địa phương); bảo đảm thực hiện hiệu quả, toàn diện các kế hoạch thực hiện Công ước CAT và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn trên địa bàn.
Theo đó các các cơ quan, đơn vị, địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm; tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả, chất lượng và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, thống nhất giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện.
Với các nội dung như nâng cao hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn trong đó quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chuyên môn của cơ quan Nhà nước, tăng cường sử dụng, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong công tác công vụ. Tổ chức thực hiện tốt các quy định về bảo đảm quyền, chế độ của người bị tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án, người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đặc biệt là quyền được tiếp cận người bào chữa; chế độ, điều kiện giam giữ đối với người bị kết án… Tăng cường, từng bước nâng cao số lượng và chất lượng các hoạt động trợ giúp pháp lý cho các đối tượng có liên quan theo quy định.
Nâng cao hiệu quả và tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố; đơn khiếu nại, đơn tố cáo liên quan đến tra tấn nhất là các hành vi bức cung, dùng nhục hình; mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu, bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo đúng quy định. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác điều tra, truy tố, xét xử; đảm bảo nghiêm minh, công khai, đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi liên quan đến tra tấn, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, khảo sát, đánh giá việc chấp hành pháp luật trong công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác, đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến tra tấn, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các hạn chế, vi phạm theo quy định.
Nâng cao hiệu quả giải quyết các yêu cầu bồi thường nhà nước; nhất là các yêu cầu bồi thường từ phía các nạn nhân của hành vi tra tấn theo đúng quy định, thẩm quyền, tăng cường số lượng, đẩy mạnh chất lượng, đa dạng hóa các cơ sở và hình thức hỗ trợ; tham gia góp ý xây dựng, hoàn thiện, bổ sung các hình thức, quy trình hỗ trợ cho nạn nhân của hành vi tra tấn chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, phục hồi danh dự, công khai xin lỗi, tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý ….
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Công ước CAT, pháp luật Việt Nam và các khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn về Công ước CAT và các quy định của pháp luật về phòng, chống tra tấn đến cán bộ, công chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang và Nhân dân trên địa bàn; đồng thời, giáo dục ý thức kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ, quy trình công tác trong thực thi Công ước CAT và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn cho lực lượng làm công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành tạm giữ, tạm giam; thi hành án hình sự; báo cáo viên pháp luật và cán bộ làm công tác pháp chế theo nhiệm vụ, thẩm quyền và triển khai của các cơ quan Trung ương. Thực hiện tốt công tác trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác với các đối tác nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong phòng, chống tra tấn bảo đảm đúng quy định pháp luật, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu thực tiễn của địa phương. Thực hiện tốt các hoạt động truyền thông đối ngoại theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đa dạng hóa hình thức và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông hiện đại trong các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn về Công ước CAT, pháp luật Việt Nam và những nỗ lực, thành tựu của Việt Nam trong thực thi Công ước CAT.
Đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh, công khai, theo đúng quy định của pháp luật đối với các hành vi liên quan đến tra tấn, nhất là các hành vi bức cung, dùng nhục hình, làm chết người trong khi thi hành công vụ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ, mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu, bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
Bích Hường