Ưu tiên nguồn lực đầu tư vùng đồng bào DTTS, đặc biệt nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn 1 từ 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đắk Mil (tỉnh Đắk Nông) đã triển khai hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc, vùng đồng bào DTTS từng ngày khởi sắc. Đến nay, cơ sở hạ tầng vùng DTTS khang trang, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, văn hóa truyền thống các dân tộc được bảo tồn, phát huy.Sáng 30/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.Tổng Bí thư Tô Lâm bày tỏ mong muốn, các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030.Bộ Y tế đề xuất Chính phủ lấy ngày 20/5 hằng năm là Ngày Hiến tạng quốc gia, nhằm tôn vinh nghĩa cử cứu người, đồng thời kêu gọi cộng đồng hiến tặng mô, tạng sau khi chết não.Thôn Giang Đông, xã Ea Dăh, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Nơi đây từng là “điểm nóng” về ma túy, khiến cho cuộc sống nhiều người dân rơi vào cảnh bần cùng, trở thành nỗi ám ảnh của cộng đồng. Nhưng nay, Giang Đông vươn mình đầy sức sống, diện mạo khang trang, cuộc sống người dân ngày càng no đủ, hạnh phúc, dấu tích u ám trong quá khứ dần lùi xa.Ngày 30/12/2024, Cục Dân số đã tổ chức công bố kết quả Cuộc thi sáng tác Logo ngành Dân số.“Ngọn cỏ không thể chạm được đến mây nhưng cỏ không vì thế mà ngừng vươn lên thẳng tắp, có những giới hạn trong cuộc sống có thể chúng ta không vượt qua được nhưng đó không phải lý do khiến chúng ta ngừng nỗ lực”. Đó là phương châm mà Mạc Lương Hà Anh, người dân tộc Thái luôn nhớ để vươn lên và trúng tuyển vào Học viện Ngoại giao với số điểm là 29 khối C00 và hiện em đang là sinh viên năm thứ nhất ngành Quan hệ quốc tế.Làng rau Trà Quế ở Hội An (Quảng Nam) vừa được Tổ chức Du lịch Liên hợp quốc công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới, là đại diện duy nhất của Việt Nam đạt được giải thưởng này trong năm 2024. Đây không những là không gian trải nghiệm du lịch nông thôn lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước, mà còn là điểm nhấn để du lịch Quảng Nam có những bước phát triển mới, nhất là du lịch nông thôn.Để có nước mắm hạ thổ dùng trong ngày Tết, ngay từ đầu năm, người dân làng nghề ở Nghệ An phải chọn loại nước mắm ngon nhất, đóng vào chai kín rồi đem chôn xuống lòng đất cát. So với các loại nước mắm thường, nước mắm hạ thổ thơm ngon hơn và càng để lâu càng đậm đà.Ngày 30/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai thực hiện Dự án 8 năm 2024, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719).Theo Điều 10 Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2025, người đi bộ vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định… sẽ bị phạt tiền.Mới đây, ngày 25/12, Hiệp hội Các Doanh nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao trong Nông nghiệp (ATE) tổ chức thành công Đại hội Nhiệm kỳ III (2024-2029) và bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra của hiệp hội trong nhiệm kỳ này.Sáng 30/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học toàn quốc. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.
Triển khai thực hiện chặt chẽ, hiệu quả
Cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Đắk Mil xác định nhiệm vụ hỗ trợ người dân phát triển ổn định, nhất là đồng bào DTTS là nhiệm vụ chính trị quan trọng nên đã chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình MTQG để nâng cao đời sống đồng bào DTTS.
Hiện nay, huyện Đắk Mil đã và đang nỗ lực thực hiện cùng lúc 3 chương trình MTQG. Trong đó, để thực hiện hiệu quả Chương trình 1719, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025, thực hiện phân công nhiệm vụ cho thành viên và ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo. Đồng thời, huyện giao Phòng Dân tộc là cơ quan đầu mối để tham mưu giúp việc cho Ban Chỉ đạo. UBND các xã, thị trấn cũng kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình cấp xã để tổ chức triển khai các chương trình, dự án.
Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, các cơ quan, ban, ngành huyện và các xã đã có sự phối hợp, thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách.
Trên cơ sở các quyết định, nghị định, quy định, hướng dẫn và chỉ đạo của Trung ương và tỉnh trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, địa phương đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện trên địa bàn huyện.
Công tác truyền thông, thông tin về Chương trình MTQG 1719 được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đồng bào DTTS; nhất là đối với đội ngũ cán bộ cơ sở, cán bộ cộng đồng, Người có uy tín, để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chương trình.
Việc kiểm tra và giám sát, đánh giá cũng được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ từ huyện đến cơ sở, theo sự phân cấp quản lý dự án, chính sách của chương trình. Vì vậy, thời gian qua, việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở huyện Đắk Mil đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021-2025, mục tiêu huyện Đắk Mil phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 1,5 lần so với năm 2020. Giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN) trong giai đoạn là 5%; phấn đấu thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn là 3 thôn, bon đạt tỷ lệ là 60%. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hoá; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99,3% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 85% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ở thôn, bon đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN.
Hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ DTTS đang cư trú tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào. Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%.
Tăng cường công tác y tế, để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS&MN; 95% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế. Trên 80% phụ nữ có thai được khám thai định kỳ, sinh con ở cơ sở y tế hoặc có sự trợ giúp của cán bộ y tế; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%. – 55% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều 4 kiện của người DTTS và đặc thù vùng đồng bào DTTS&MN.
“Giai đoạn 2021-2025, huyện Đắk Mil phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số hàng năm từ 01 trở lên; 100% hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ giảm nghèo. Huyện phấn đấu có 03 thôn, bon thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn.
Bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; 80% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 50% thôn có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng. – Đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS, nhất là các DTTS tại chỗ. Bảo đảm tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS phù hợp với tỷ lệ dân số là người DTTS ở từng địa phương…
Kết quả, từ năm 2022 – 2024, huyện đã thực hiện đầu tư xây dựng 30 trục đường giao thông và 04 cầu với tổng chiều dài 35 km; nâng cấp, cải tạo 07 công trình đường, đường điện chiếu sáng nội các thôn, bon; hỗ trợ nhà ở cho 40/54 hộ; nước sinh hoạt phân tán cho 150/150 hộ, chuyển đổi nghề nghiệp cho 100/133 hộ; mở 43 lớp đào tạo nghề nghiệp cho trên 1500 lạo động và thực hiện 06 dự án hỗ trợ sản xuất cho 40 hộ của 3 xã trên địa bàn huyện.
Về chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch: Phục dựng Lễ hội Lồng tồng xã Long Sơn, đầu tư cải tạo, sửa chữa 07 nhà văn hóa thôn, bon, hỗ trợ trang thiết bị cho 02 nhà văn hóa, 03 đội văn nghệ và thành lập 27 câu lạc bộ văn hóa dân gian …
Mở 12 hội nghị tuyên truyền về nhận thức thay đổi hành vi trong hôn nhân vùng đồng bào DTTS với trên 700 lượt người tham gia; 02 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cộng đồng với trên 120 lượt người tham gia và các lớp tuyên truyền về Bình đẳng giới với trên 200 lượt người tham gia; 01 lớp tuyên truyền phổ biến pháp luật với 72 người tham gia. Hỗ trợ xây dựng 01 điểm truy cập, khai thác công nghệ thôn tin tại Bon Đắk Láp, xã Đắk Gằn.
Tính đến tháng 12/2024, tổng nguồn vốn đầu tư chương MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN 168/227,8 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Nhìn chung, hiện nay, Huyện Đắk Mil đã và đang triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ Kế hoạch đề ra.
Nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
Tuy nhiên, việc triển khai một số số dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện Đắk Mil vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Nhất là những vướng mắc liên quan tới cơ chế, chính sách, quy định của các chương trình.
Điển hình như Dự án 1, qua rà soát về đất ở có đối tượng thụ hưởng nhưng không bảo đảm về điều kiện để được hỗ trợ đất. Nguyên nhân là do các hộ được hỗ trợ đang sinh sống phân tán trên đất rừng, đất nông nghiệp chưa được quy hoạch khu dân cư nên đã gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai thực hiện.
Còn tại tiểu dự án 1 thuộc Dự án 9, đến nay vẫn chưa thể triển khai thực hiện vì chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể…
Để hoàn thành Kế hoạch thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 – 2025, hiện nay, UBND huyện Đắk Mil chỉ đạo các phòng, ban có liên quan, UBND các xã tăng cường công tác phối hợp, kịp thời rà soát những khó khăn, vướng mắc để tham mưu, đề xuất tháo gỡ, sớm triển khai thực hiện dự án để phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn được giao.
Tiếp đó, huyện ưu tiên tập trung nguồn lực cũng như triển khai lồng ghép nguồn vốn thực hiện các chương trình MTQG cho các xã, nhất là các xã đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nhằm giúp các xã này đạt được mục tiêu theo kế hoạch.
Ông Nguyễn Thành Nam, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Đắk Mil, cho biết, giải pháp quan trọng nhất hiện nay là tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của toàn xã hội trong việc thực hiện chương trình. Trong đó, người đứng đầu các ban, ngành, địa phương nâng cao trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các chương trình với tinh thần khẩn trương và phát huy hiệu quả sử dụng nguồn vốn được giao.
Bên cạnh đó, huyện tích cực chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện và kịp thời, giao mục tiêu tiêu nhiệm vụ Chương trình MTQG 1719 cho các cơ quan, đơn vị phù hợp tình hình thực tế của địa phương. Chủ động bố trí ngân sách địa phương đối ứng thực hiện chương trình theo quy định của Trung ương và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh. Công tác phân cấp, trao quyền cho địa phương, nhất là cấp cơ sở được đẩy mạnh nhằm nâng cao tính chủ động, linh hoạt của xã, thị trấn trong quản lý, tổ chức thực hiện chương trình.
Với những kết quả đạt được từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đặc biệt là việc triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719, vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Đắk Mil có nhiều chuyển biến tích cực về mọi mặt, vùng đồng bào các DTTS được thụ hưởng chính sách của Nhà nước, diện mạo khởi sắc, đời sống đồng bào các DTTS nâng lên, văn hóa, bản sắc các DTTS được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố, ông Nguyễn Thành Nam, Trưởng phòng Dân tộc huyện Đắk Mil chia sẻ.
Nguồn: https://baodantoc.vn/hieu-qua-tu-thuc-hien-chuong-trinh-mtqg-1719-o-dak-mil-dak-nong-1735523845794.htm