Những năm qua, cùng với việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và chính sách tín dụng ưu đãi tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ đã tạo điều kiện cho người nghèo vùng DTTS của tỉnh Bình Thuận tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước một cách thuận lợi, nhanh chóng để tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, tạo việc làm, ổn định đời sống, vươn lên thoát nghèo.Mặc dù được kéo giảm, song tình trạng tảo hôn vẫn đang là bài toán nan giải ở huyện nghèo Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Thay vì được đến trường như những bạn bè cùng trang lứa, nhiều em đang ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nhưng phải tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…Chiều 28/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã họp phiên toàn thể để nghe cơ quan soạn thảo và thẩm tra báo cáo về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 6, từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất. Chắp cách ước mơ” cho nhiều học sinh DTTS đến được bến bờ tri thức. “Tiếp lửa” truyền thống múa sư tử mèo cho thế hệ trẻ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tết “Sử Giề Pà” hay còn có các tên gọi “Tết 8/4”, “Lễ Tạ ơn trâu thần”, được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Bố Y, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, hình thành qua câu chuyện truyền thuyết của người Bố Y về ngày trâu thần đã dẫn họ tìm được nguồn nước.Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), ngày 28/10, tại Abu Dhabi, sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm hẹp với Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan. Nhân dịp này, hai Nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện.Được ví như “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), hơn 20 năm gắn bó với vai trò là Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thuộc Đoàn Thanh niên quản lý, bà Trần Thị Tầm là người Tổ trưởng cần cù, tâm huyết với công việc, là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thôn Tân Lập. Qua đó góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.Tỉnh Yên Bái đang tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, nhằm giúp người nghèo có điều kiện và cơ hội được học nghề, có việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.Tiếng nói và chữ viết là một trong những yếu tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa của mỗi tộc người. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, nhiều tiếng nói, chữ viết của các DTTS đang có nguy cơ bị mai một, bởi vậy việc bảo tồn, gìn giữ sự đa dạng về tiếng nói, chữ viết trong đời sống cộng đồng là vấn đề cấp thiết.Mặc dù được kéo giảm, song tình trạng tảo hôn vẫn đang là bài toán nan giải ở huyện nghèo Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Thay vì được đến trường như những bạn bè cùng trang lứa, nhiều em đang ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nhưng phải tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…Lựa chọn ngành học, nghề nghiệp hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên, bởi họ là những người đang đứng trước ngưỡng cửa tự lập, đương đầu với cuộc sống, gây dựng tương lai cho chính mình. Tuy nhiên, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một trào lưu cực kỳ tai hại, review (đánh giá), tư vấn lệch lạc, sai sự thật về các ngành học, khiến cho người trẻ và phụ huynh học sinh hoang mang, lo lắng.Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, với khoảng 800 người tham gia. Hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.Với phương châm hỗ trợ sinh kế cho người dân theo nhu cầu, những năm qua, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã triển khai hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Với cách làm thiết thực đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân và các mô hình đang từng bước phát huy hiệu quả.Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ III, năm 2019, trong 5 năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc. Nhờ đó đến nay, diện mạo nông thôn, đô thị của Kiên Giang đã có nhiều đổi thay, chất lượng cuộc sống của Nhân dân được nâng lên.
Để triển khai thực hiện Nghị định số 28/2022/NĐ-CP; Thông tư 02/2022/TT-UBDT ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận xây dựng các văn bản chỉ đạo các địa phương tổ chức rà soát, phê duyệt danh sách các đối tượng thụ hưởng. Đồng thời ban hành Hướng dẫn quy trình rà soát và phê duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng chính sách làm cơ sở cho các địa phương triển khai, thực hiện. Bên cạnh đó, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cũng đã phối hợp với các sở, ngành liên quan và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách tín dụng ưu đãi quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ trên các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng, để các cá nhân, tổ chức có nhu cầu, đủ điều kiện vay vốn được tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi.
Theo tổng hợp, thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn I (từ năm 2021-2025) trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, nhu cầu vay vốn tín dụng của người dân là 213.965 triệu đồng (trong đó: Dự án 1: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt là 196.860 triệu đồng; Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền núi để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị là 15.525 triệu đồng; Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch là 1.580 triệu đồng).
Qua số liệu thống kê từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, kết quả thực hiện giai đoạn 2022-2024 tính đến thời điểm này đã giải ngân 55.855 triệu đồng/776 hộ DTTS nghèo để sản xuất kinh doanh và xây dựng nhà ở, trong đó cho vay hỗ trợ nhà ở là 6.480 triệu đồng/160 hộ (các hộ vay mức tối đa 40 triệu đồng); cho vay hỗ trợ đất sản xuất, chuyển đổi nghề: 49.375 triệu đồng/614 hộ (bình quân mỗi hộ vay trên 80 triệu đồng để trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm).
Đánh giá về hiệu quả của chính sách tín dụng ưu đãi, bà Thanh Thị Minh Hiền, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận nhận xét: “Chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP được người dân hết sức đồng tình và hưởng ứng tích cực. Chính sách đã giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu cho cuộc sống của đồng bào DTTS, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở khu vực nông thôn, vùng DTTS và miền núi; ngăn chặn tệ nạn cho vay nặng lãi ở vùng DTTS và miền núi. Nhờ có vốn kịp thời, các hộ nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, ổn định việc làm và an sinh xã hội trên địa bàn”.
Nguồn: https://baodantoc.vn/hieu-qua-nguon-von-tin-dung-thuc-hien-chuong-trinh-mtqg-1719-tren-dia-ban-tinh-binh-thuan-1730103505711.htm