Nhờ sự đồng hành của chính quyền, người dân huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) không chỉ có cơ hội thoát nghèo mà còn phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn đổi mới, bản làng khang trang.Thời gian qua, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương miền núi Quảng Ngãi đã tập trung xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao. Từ đó, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.Ngày 3/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay, ngày 3/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quảng Nam: Khai trương Bảo tàng thổ sản tại Hội An . Độc đáo những cổng nhà ở Măng Bút. Lưu giữ “hương rừng” Tây Côn Lĩnh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Ngày 3/12, UBND Tp. Hội An (Quảng Nam) tổ chức Lễ khai trương Bảo tàng Thổ sản Hội An. Sự kiện độc đáo này thu hút nhiều du khách đến tham quan và chiêm ngưỡng.Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động sẽ góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.Cộng đồng người Chăm ở tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận có 2 giáo phái chính là người Chăm theo đạo Bàlamôn và người Chăm theo đạo Hồi giáo Bàni. Ngoài ra có một bộ phận nhỏ theo đạo Hồi giáo Islam, bộ phận này được tách ra từ đạo Hồi Bàni, du nhập vào tỉnh Ninh Thuận từ những năm 60 của thế kỷ XX. Trong đời sống văn hóa nói chung, văn hóa ẩm thực nói riêng, đồng bào Chăm của 2 giáo phái trên có những đặc tính ẩm thực và phép tắc ứng xử mang đặc trưng riêng.Ngày 3/11, Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, 1 tàu cá của ngư dân trên địa bàn bị cháy, chưa rõ nguyên nhân, thiệt hại ban đầu khoảng 100 triệu đồng.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/12, có những thông tin đáng chú ý sau: “Chợ phiên vùng cao – Chào năm mới 2024”. Giếng cổ Gio An, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Gia Lai mùa cà phê chín đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành các quyết định Công nhận 2 xã Sơn Bình và Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024. Đây là 2 xã đầu tiên của huyện miền núi Khánh Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM. Đợt này, UBND tỉnh cũng ban hành quyết định công nhận xã Vĩnh Trung (Tp. Nha Trang) đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.UBND tỉnh Bình Định đã ban hành kế hoạch triển khai đề án phát triển rừng gỗ lớn đạt chứng nhận FSC, mục tiêu đề ra tới năm 2035, tỉnh có hơn 30.000 ha rừng gỗ lớn.Ngày 3/12, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử Lê Đình Thiết (57 tuổi, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về tội giết người.Sáng 3/12, tại xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ bàn giao 19 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào dân tộc Raglay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình; Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam Nguyễn Thị Xuân Cường cùng cán bộ và Nhân dân địa phương.Sáng 3/12, đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ xây dựng các khu tái định cư cho các hộ dân bị thiệt hại về nhà ở do cơn bão số 3 và một số công trình, dự án khác trên địa bàn huyện Nguyên Bình. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành.
Những năm qua, với sự nỗ lực không ngừng của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, các Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) tại huyện Sơn Dương đã tạo nên những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đời sống kinh tế – xã hội của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN), không ngừng được cải thiện, đưa huyện gần hơn tới mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh.
Hàng loạt giải pháp sáng tạo, nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các vùng khó khăn và khu vực phát triển và đạt kết quả đáng khích lệ. Người dân từ cảnh nghèo khó, cuộc sống bấp bênh nhau được tạo điều kiện, hỗ trợ nguồn vốn, tích cực sản xuất, làm ăn, thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương mình.
Gia đình anh Ma Văn Hiệu (xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương) là câu chuyện điển hình của gia đình vươn lên thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ của chính quyền, các nhà hảo tâm và sự lao động cần cù của chính gia đình. Từ một ngôi nhà xuống cấp, nay, gia đình anh đã được sống trong căn nhà kiên cố với tiêu chí “3 cứng” (nền, khung tường, mái).
“Có nhà mới, gia đình tôi càng có động lực làm ăn, nuôi dạy con cái, thoát nghèo bền vững” – anh Hiệu chia sẻ.
Gia đình anh Phàng Đức Cảnh (xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương) cũng được vay vốn từ chương trình MTQG. Anh đã đầu tư xây chuồng trại, mua 2 con bò giống. Sau thời gian chăn nuôi khép kín, đàn bò phát triển lên 5 con, mang lại thu nhập trên 30 triệu đồng từ bán bò thịt và bò giống. Anh Cảnh tự hào: “Đây là bước ngoặt giúp gia đình tôi vươn lên phát triển kinh tế”.
Chị Vũ Thị Hòa (xã Hợp Hòa, huyện Sơn Dương) hiện nay cũng không còn lo cảnh thiếu thốn khi nhận được hỗ trợ 50 triệu đồng xây nhà, một con lợn sinh sản, cùng bồn chứa nước sạch, gia đình chị không còn lo cảnh thiếu thốn. “Nếu không có sự quan tâm của Đảng và chính quyền, chúng tôi không biết đến khi nào mới thoát cảnh nghèo khó,” chị Hòa xúc động chia sẻ.
Huyện xác định công tác giảm nghèo bền vững, tránh tái nghèo, là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Và trong đó, nguồn vốn từ các chương trình MTQG đã mang lại những đổi thay rõ rệt. Cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư đồng bộ, từ giao thông, thủy lợi, nhà ở đến các công trình dân sinh, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Người dân cũng dần thay đổi tư duy, đồng bào dân tộc thiểu số từng bước chuyển từ canh tác tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp.
Đầu năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo tại Sơn Dương giảm còn 11,85%, thu nhập bình quân đầu người đạt 53,55 triệu đồng/người/năm. Năm qua, Sơn Dương được ghi nhận là địa phương kéo giảm mạnh số hộ nghèo, với hơn 3.200 hộ thoát nghèo (tương đương 6,42%), gần gấp đôi kế hoạch giao. Hiện, huyện có gần 6.000 hộ nghèo. Năm 2024, huyện Sơn Dương tiếp tục phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 56,46 triệu đồng/năm.
Huyện Sơn Dương đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2025, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trở thành huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời, giảm tỷ lệ hộ nghèo theo hướng bền vững, tránh tái nghèo, đảm bảo người dân có việc làm ổn định, thu nhập ngày càng tăng.
Theo bà Nguyễn Thị Tuyến, Trưởng phòng Dân tộc huyện Sơn Dương: “Ban đầu, việc triển khai các chương trình gặp nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở vật chất và nhận thức. Nhưng với quyết tâm cao, chính quyền địa phương đã từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi.”
Sự thay đổi ở Sơn Dương không chỉ dừng lại ở những con số mà còn thể hiện rõ qua diện mạo nông thôn đổi mới, đời sống người dân được nâng cao. Những thành công này là minh chứng cho sự đúng đắn của các chương trình MTQG, đồng thời khẳng định nỗ lực vươn lên không ngừng của người dân địa phương.
Nguồn: https://baodantoc.vn/hieu-qua-giam-ngheo-o-son-duong-1733153212624.htm