Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) trong những năm qua đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.Thu thập số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông, lâm sản ở các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, là nội dung trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS. Từ dữ liệu này, các bộ, ngành, địa phương sẽ đánh giá thực trạng, từ đó có các giải pháp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 01/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế – xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.Ngày 1/12, tại công viên Lưu Hữu Phước (quận Ninh Kiều, TP. Cần thơ), Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình “Đi bộ đồng hành vì người nghèo” lần thứ 2 năm 2024.Sáng chủ nhật 01/12/2024 hàng trăm công nhân từ Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) sang VietcomBank Chi nhánh Bình Dương giao dịch ngân hàng. Nhưng bị bảo vệ đóng cửa không cho vào bên trong gây ra cảnh đông người nhốn nháo phía trước Chi nhánh ngân hàng, nhiều người còn bất bình trước hành xử của bảo vệ của Chi nhánh…Là người con của người Dao Tiền, dù đã rời quê lên tỉnh công tác mấy chục năm nhưng ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm khi nhận thấy bản sắc văn hóa của dân tộc mình có nguy cơ mai một. Nghỉ hưu trở về quê hương, ông dành thời gian, tâm huyết để gìn giữ, bảo tồn, lan tỏa những nét văn hóa đặc sắc dân tộc mình đến nhiều người và nhiều vùng miền khác nhau. Ông là Bàn Công Hiến ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.Thông thường, Người có uy tín trong đồng bào DTTS đều thuộc lứa tuổi trung niên, cao niên, có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết rõ về lịch sử, văn hóa dân tộc ở địa phương. Tuy nhiên, tại nhiều bản làng ở Lai Châu, có những người trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã được bà con tín nhiệm bầu là Người có uy tín và họ đã phát huy tốt vai trò sức trẻ của bản thân đối với dân làng.Trong tháng 3/2024, có một người con gái dân tộc Thái duy nhất của tỉnh Sơn La được vinh danh trong đợt phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) lần thứ X, năm 2023, đó là NSƯT Hà Thị Lĩnh (Hồng Lĩnh), Đội phó Đội múa của Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh Sơn La.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Long An – Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm. Bánh ngũ sắc – Đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan. Nơi bản sắc văn hóa Ba Na được gìn giữ và phát huy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời. Đến các bản làng của người Tày ở Tây Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa và cảm nhận được sự ấm êm của những tấm chăn thổ cẩm khi trải nghiệm du lịch cộng đồng.Phú Yên là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Từ nguồn vốn của các chương trình, tỉnh Phú Yên đã phân bổ cho các huyện miền núi xây dựng hạ tầng giao thông, đầu tư công trình thiết yếu và hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở, phát triển sản xuất… Nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên, diện mạo miền núi ngày càng thay đổi tích cực.Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (gọi tắt là Chỉ thị số 40), nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được tăng cường, khơi thông, đến gần hơn với người dân. Góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, tạo việc làm, đẩy lùi tín dụng đen, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để kết quả giảm nghèo được duy trì bền vững vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia xung quanh vấn đề này.Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) trong những năm qua đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Sơn Dương là địa phương có nguồn lao động dồi dào, nhất là khu vực nông thôn, vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, do lao động còn hạn chế về tay nghề nên chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Sơn Dương xác định được vai trò của nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động ngày càng cao thì giải pháp duy nhất là tập trung tăng cường đào tạo, đào tạo lại, nhất là với lực lượng lao động lớn ở vùng đồng bào DTTS.
Ngày 24/11 vừa qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sơn Dương tổ chức Phiên giao dịch việc làm năm 2024. Tham gia Phiên giao dịch có 16 gian hàng của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh với các vị trí tuyển dụng lao động phổ thông, lao động có tay nghề, học nghề… Tại Phiên giao dịch có hơn 1.000 người lao động và học sinh Trường Trung học Phổ thông Đông Thọ được tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề phù hợp như: may mặc, xây dựng, xuất khẩu lao động, du lịch, chế biến thực phẩm, đào tạo nghề sửa chữa…
Anh Nguyễn Hữu Tấn nhà ở xã Kháng Nhật (Sơn Dương) sau khi tham gia ngày hội việc làm tại địa phương đã đăng ký và được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH MTV Giày da Phúc Sinh thuộc cụm công nghiệp xã Phúc Ứng (Sơn Dương). Anh Tấn cho biết, cụm công nghiệp Phúc Ứng mở ra đã tạo cơ hội việc làm cho nhiều lao động nông thôn như anh. Từ ngày có việc làm, anh có thu nhập ổn định trên 6 triệu đồng/tháng, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Nếu ai trong độ tuổi lao động cũng có việc làm, thu nhập ổn định thì việc thoát nghèo là đương nhiên.
Báo cáo với Đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang, mới đây, huyện Sơn Dương cho biết thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững và công tác đưa người lao động đi nước ngoài trên địa bàn huyện, UBND huyện đã kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Chương trình, đồng thời chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG huyện tích cực, chủ động tham mưu lãnh đạo huyện ban hành Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch triển khai thực hiện.
Công tác quản lý đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được huyện Sơn Dương coi là một trong những giải pháp trọng tâm, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện đã tạo điều kiện, hỗ trợ 105 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại các thị trường. Số lượng lao động được hỗ trợ chính sách là 8 người, tổng số tiền hỗ trợ là 663 triệu đồng.
Riêng trong năm 2023, huyện đã mở 19 lớp dạy nghề, tổ chức thành công 2 phiên giao dịch việc làm, tạo việc làm mới cho 5.423 người, đạt 109% kế hoạch.
Huyện Sơn Dương phấn đấu trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ tạo việc làm cho trên 16.700 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; đưa trên 7.500 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi làm việc ở ngoài tỉnh; góp phần giảm số hộ nghèo có chỉ số thiếu hụt về việc làm xuống còn dưới 15% vào cuối năm 2025.
Để khắc phục những hạn chế và nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn, huyện Sơn Dương đang tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về việc thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, trong đó trọng tâm là: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp đồng bộ, kịp thời của cả hệ thống chính trị đối với công tác đào tạo, dạy nghề cho lao động nông thôn. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, coi trọng chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cập nhật nghề, chuẩn hóa nội dung đào tạo, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động; pháp luật, kinh doanh, khởi nghiệp; các kỹ năng mềm và đổi mới sáng tạo cho lao động nông thôn; đáp ứng xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Nguồn: https://baodantoc.vn/hieu-qua-cong-tac-giai-quyet-viec-lam-cho-nguoi-lao-dong-o-son-duong-1732880753197.htm