Sau gần 4 năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường Đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.Ngày 18/11, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Phạm Văn Hoạt – Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn đã đến thăm, kiểm tra toàn diện kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 tại Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang. Cùng tham gia Đoàn công tác có Thiếu tướng Trần Ngọc Hữu – Phó Tư lệnh BĐBP, cùng thủ trưởng các cục, phòng, ban chuyên môn theo kế hoạch công tác.Thời gian qua, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, giúp đồng bào DTTS ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.Việc lập bản, làng mới để đưa người dân ở vùng có nguy cơ gặp rủi ro trong thiên tai đến nơi ở an toàn là điều hết sức cần thiết và nhân văn. Tuy nhiên tái định cư, ổn định dân cư cần gắn với sinh kế phù hợp thì người dân tái định cư mới thực sự “an cư”.Sau gần 4 năm quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đời sống kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Phú Thọ đã có nét khởi sắc. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, xây mới, đời sống của đồng bào DTTS có nhiều bước chuyển tích cực.Đang nổi lên là một địa điểm du lịch thu hút du khách, Măng Đen (huyện Kon Plông, Kon Tum) được coi là Đà Lạt thu nhỏ ở Bắc Tây Nguyên với những điều kiện về khí hậu, văn hóa địa phương cũng như ẩm thực và nhiều nét độc đáo thiên nhiên. Nhưng bài học về đô thị hóa Đà Lạt, đang là bài toán để Măng Đen tham khảo, “rút kinh nghiệm”, nhằm giữ vẹn nguyên vẻ hấp dẫn vốn có.Triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025, Chính phủ giao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.Từ năm học 2021 – 2022 đến nay, hàng trăm giáo viên trên địa bàn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã viết đơn tình nguyện lên với các trường, lớp vùng đồng bào DTTS và miền núi công tác. Việc luân chuyển giáo viên từ các trường ở vùng thuận lợi lên vùng cao đã tiếp thêm động lực, tinh thần mới, giúp học sinh những nơi khó khăn có cơ hội được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học của giáo viên ở trung tâm; đồng thời giải quyết tình trạng thừa giáo viên ở vùng thuận lợi và thiếu giáo viên ở vùng khó khăn.Tuy đa số người dân đều đồng tình với chủ trương của huyện Đăk Hà (Kon Tum) về xã hội hóa nâng cấp vỉa hè đoạn qua thị trấn Đăk Hà, với hình thức Nhà nước đầu tư 70%, Nhân dân ủng hộ 30% kinh phí theo dự toán. Nhưng do một số nội dung chưa được bàn bạc thống nhất trong quá trình tổ chức thực hiện, nên đến nay việc đóng góp kinh phí của các hộ dân còn chậm. Việc này cũng được người dân kiến nghị nhiều lần tại các buổi tiếp xúc cử tri HĐND các cấp.Ông Ngô Khánh, Chủ tịch UBND huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cho biết, triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), từ năm 2022 đến 2024, huyện Ninh Phước đã giải ngân tổng nguồn 2.212 triệu đồng thực hiện Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Trong đó có 2.009,9 triệu đồng vốn Trung ương và 203 triệu đồng vốn đối ứng của địa phương.Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, đơn vị này vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên trong năm 2024 do mắc bệnh sởi. Bệnh nhi từ vong là bé H.T.H., 8 tuổi, ngụ TP. Biên Hòa có triệu chứng sốt cao liên tục kèm ho, sổ mũi, phát ban toàn thân.Với hành vi điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng, chế tạo và cầm theo hung khí nguy hiểm “biểu diễn” trên đường gây mất an ninh trật tự, 3 ba thanh thiếu niên ở huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã bị khởi tố và bắt tạm giam.
Triển khai đồng bộ các nội dung trọng tâm
Triển khai Chương trình MTQG 1719, tỉnh Phú Thọ đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, chung tay, góp sức của các tầng lớp Nhân dân để thực hiện hiệu quả Chương trình.
Nguồn lực của Trung ương trong việc triển khai Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động lớn tới sự phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS ở địa phương. Do đó, việc tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư đang là vấn đề bức thiết. Trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi”.
Ông Bùi Văn Quang Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
Tại huyện Thanh Sơn, nơi có 61% dân số là đồng bào DTTS, từ nguồn vốn 219 tỷ đồng của Chương trình MTQG 1719, huyện đã linh hoạt lồng ghép và đầu tư xây dựng 159 công trình hạ tầng thiết yếu. Trong đó, làm mới trên 12km đường giao thông; cải tạo, nâng cấp trên 159km đường; xây mới 46 cây cầu, 241 công trình thủy lợi…
Cùng với đó, huyện hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho 1.879 hộ dân; sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư xã Khả Cửu; hỗ trợ người dân phát triển kinh tế với hàng trăm mô hình kinh tế đồi rừng quy mô lớn… Nhờ đó, đến cuối năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện Thanh Sơn giảm còn 7,69%; tỉ lệ hộ cận nghèo giảm còn 7,64%.
Với huyện Tân Sơn, năm 2024 huyện được giao gần 223 tỷ đồng để thực hiện Chương trình MTQG 1719. Đến nay, việc triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án cơ bản đảm bảo theo kế hoạch đề ra, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện. Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình MTQG 1719 đã đạt kết quả khả quan.
Đặc biệt, hạ tầng, giao thông, như cầu, đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông nông thôn cơ bản đã đảm bảo thông suốt, 100% các xã có đường nhựa đến trung tâm; tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hóa đạt 86,5%; tỷ lệ trường, lớp học được xây dựng kiên cố 95,7%; duy trì 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Đến hết năm 2023, thu nhập bình quân của người DTTS đạt trên 34 triệu đồng, tăng khoảng 14 triệu đồng so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi giảm 1,7%; tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS giảm 1,94% (đến năm 2023)…
Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719
Bên cạnh những kết quả đạt được, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn còn thấp. Điển hình như ở Tân Sơn, theo báo cáo của UBND huyện, một số dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần chưa rõ về cơ chế thực hiện, hết đối tượng, do vậy phải đề nghị điều chỉnh nguồn vốn; nhiều nội dung quy định, hướng dẫn còn chậm. Hiện nay, huyện đang khó khăn trong việc bố trí vốn đối ứng đối với nguồn vốn, danh mục dự án thuộc thẩm quyền huyện phân bổ. Một số phòng, ban chuyên môn của huyện còn thiếu cán bộ nên thực hiện công việc hiệu quả chưa cao. Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023 chưa đạt kế hoạch đề ra…
Theo ông Trần Khắc Thăng – Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn: Để bảo đảm tiến độ giải ngân Chương trình MTQG 1719, huyện đang tập trung chỉ đạo các xã được đầu tư từ Chương trình tiến hành các thủ tục triển khai thực hiện những dự án thành phần theo đúng hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh và Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng, Người uy tín trong đồng bào DTTS. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động đồng bào hăng hái tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, khắc phục tư tưởng trông chờ, ỷ lại Nhà nước, chung tay, góp sức thực hiện có hiệu quả Chương trình.
Theo ông Bùi Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, nguồn lực của Trung ương trong việc triển khai Chương trình MTQG 1719 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động lớn tới sự phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS ở địa phương. Do đó, việc tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư đang là vấn đề bức thiết. Trong thời gian tới, tỉnh Phú Thọ sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Trước mắt, UBND tỉnh sẽ triển khai các giải pháp đồng bộ huy động tối đa mọi nguồn lực để tập trung hỗ trợ vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cấp, ngành, ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong thực hiện các dự án của Chương trình. Kịp thời ban hành kế hoạch, văn bản hướng dẫn; đồng thời, kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai Chương trình” – ông Bùi Văn Quang cho biết.
Với những nỗ lực tháo gỡ vướng mắc, Phú Thọ phấn đấu đến năm 2030 thu nhập bình quân của đồng bào DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm 2%/năm. Tỉnh đặt mục tiêu trên 54% số xã và 50% thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn; 100% xã vùng đồng bào DTTS có đường ôtô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bêtông hóa; trên 80% thôn, bản vùng đồng bào DTTS có đường ôtô đến trung tâm được cứng hóa; 55% lao động trong độ tuổi là người DTTS, người Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được đào tạo nghề.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, nguồn vốn huy động, phân bổ thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở tỉnh Phú Thọ là 1.736 tỷ đồng. Toàn tỉnh đã giải ngân trên 560 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và trên 200 tỷ đồng vốn sự nghiệp (bao gồm cả vốn Trung ương và địa phương). Đến nay, 100% xã có điện lưới quốc gia; 100% xã có đường ôtô đến trung tâm xã. Thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023 đạt 37,4 triệu đồng/người; hộ nghèo giảm 1,3%; người DTTS tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 96%.
Nguồn: https://baodantoc.vn/hieu-qua-chuong-trinh-mtqg-1719-o-phu-tho-1731380330935.htm