Phú Yên là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Từ nguồn vốn của các chương trình, tỉnh Phú Yên đã phân bổ cho các huyện miền núi xây dựng hạ tầng giao thông, đầu tư công trình thiết yếu và hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở, phát triển sản xuất… Nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên, diện mạo miền núi ngày càng thay đổi tích cực.Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để kết quả giảm nghèo được duy trì bền vững vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia.Chiều tối 30/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Bùi Thanh Sơn, Hồ Đức Phớc và Lê Thành Long; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo.Phú Yên là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Từ nguồn vốn của các chương trình, tỉnh Phú Yên đã phân bổ cho các huyện miền núi xây dựng hạ tầng giao thông, đầu tư công trình thiết yếu và hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở, phát triển sản xuất… Nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên, diện mạo miền núi ngày càng thay đổi tích cực.Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Gọi tắt là Chỉ thị số 40), nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được tăng cường, khơi thông, đến gần hơn với người dân. Góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, tạo việc làm, đẩy lùi tín dụng đen, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để kết quả giảm nghèo được duy trì bền vững vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia.Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) trong những năm qua đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.Với trách nhiệm, kinh nghiệm của mình, những Người có uy tín trên địa bàn huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thi đua phát triển kinh tế. Góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự, phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng các dân tộc.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Long An – Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm. Bánh ngũ sắc – Đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan. Nơi bản sắc văn hóa Ba Na được gìn giữ và phát huy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiến hành thu thập thông tin về số chợ của xã/phường/thị trấn còn hoạt động tính đến ngày 01/7/2024. Dữ liệu thu thập được là cơ sở tham chiếu quan trọng để định hướng thực hiện chính sách, cân đối nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại nông thôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Với chủ đề “Nghiêng say mùa Đông”, Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà năm 2024 đã chính thức diễn ra tối 30/11, tại Sân khấu chợ đêm Bắc Hà (Lào Cai). Đây là một trong 4 sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Hà tổ chức, nhằm góp phần kích cầu du lịch, hướng tới phát triển Bắc Hà trở thành Khu du lịch cấp tỉnh đặc sắc…Chiều 30/11, với 86,64% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất . Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2025 và được thực hiện trong 05 năm.Chiều 30/11, với 443/454 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm (92,48%), Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam với tỷ lệ tán thành cao.Chiều 30/11, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức Họp báo công bố kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì Họp báo.
Thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG
Tỉnh Phú Yên có 3 huyện miền núi là: Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân – là nơi tập trung sinh sống của nhiều đồng bào DTTS. Những năm qua, các địa phương này tích cực thực hiện 3 Chương trình MTQG là: Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Giảm nghèo bền vững, Xây dựng nông thôn mới. Việc thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG, đã góp phần đáng kể trong việc kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương.
Tại huyện Đồng Xuân, giai đoạn 2019 – 2024, các chính sách dân tộc được triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời, đạt nhiều kết quả tích cực. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành nhiều vùng chuyên canh cây trồng lớn như: mía, sắn, keo… Kết cấu hạ tầng được cải thiện rõ rệt, góp phần phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao đời sống của người dân.
Chị Ka Pá Thị Ẩn (xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân) cho biết, gia đình chị trước đây thuộc diện hộ nghèo, nuôi hai con nhỏ, không có chỗ ở ổn định. Được chính quyền địa phương hỗ trợ 40 triệu đồng, chị đã vay mượn thêm để xây dựng căn nhà mới, có chỗ ở ổn định. Ngoài ra, chị còn được Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay vốn để mở rộng diện tích trồng sắn và chăn nuôi bò. Đến nay kinh tế gia đình chị đã phát triển bền vững, vươn lên thoát nghèo.
Ông Đặng Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân cho biết, trong 5 năm qua (2019 – 2024), huyện đã huy động trên 300 tỷ đồng từ nguồn vốn các Chương trình MTQG để thực hiện chính sách, dự án đối với đồng bào DTTS và miền núi. Huyện đã hỗ trợ hơn 4.000 lượt hộ đồng bào DTTS được vay vốn tín dụng chính sách xã hội, với trên 183 tỷ đồng. Từ đó, các hộ dân vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng nhà ở ổn định, có điều kiện cho con em đi học.
Chỉ tính riêng Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững gia đoạn 2019 – 2024, huyện được phân bổ gần 8,8 tỷ đồng. Bằng nguồn vốn này, các xã được hỗ trợ thực hiện 6 dự án, tiểu dự án với 380 đối tượng thụ hưởng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm trên 4%. Ngoài ra, địa phương tận dụng nhiều nguồn lực khác để hỗ trợ cho đồng bào DTTS vay vốn làm ăn, xây dựng nhà ở, đào tạo nghề và giải quyết việc làm.
Huyện Sông Hinh cũng là nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống. Hiện nay, toàn huyện có 13.800 hộ dân với khoảng 52.000 người; trong đó, đồng bào DTTS có 6.000 hộ với gần 25.000 người, chiếm 47,9% dân số. UBND huyện đã triển khai nhiều dự án, thuộc các Chương trình MTQG giúp người dân phát triển sản xuất, giảm nghèo bền vững.
Theo ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, từ năm 2022 – 2024, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn là hơn 148 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này, huyện xây dựng gần 30 công trình đường giao thông, điện, rãnh thoát nước, sân vận động, thiết chế văn hóa; đầu tư 4 công trình cấp nước tập trung và nhiều dự án đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động là đồng bào DTTS.
Còn tại huyện miền núi Sơn Hòa, với nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện các Chương trình MTQG gia đoạn 2022-2024 được phân bổ trên 246 tỷ đồng, huyện đã giải ngân được hơn 108 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn, xây dựng hệ thống điện, hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất, xây dựng nhà ở cho hàng trăm lượt hộ đồng bào DTTS, giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Ông Trương Văn Phương, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phú Yên chia sẻ: Nhờ các nguồn lực từ các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719, tình hình kinh tế – xã hội và đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi có những chuyển biến tích cực.
Bước đầu đã hình thành các vùng trồng cây nguyên liệu như mía, sắn, cao-su… gắn với các nhà máy công nghiệp chế biến; mở rộng diện tích lúa nước, chăn nuôi bò đàn, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất, năng suất, chất lượng từng bước tăng lên. Kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển, nhiều công trình giao thông, thủy lợi, cấp điện, cấp nước sinh hoạt… được đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi, vùng đồng bào DTTS.
Vẫn còn một số khó khăn cần được tháo gỡ
Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khích lệ, nhưng hiện nay, các địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các Chương trình MTQG. Đối với Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, việc thực hiện một số tiêu chí trong giai đoạn 2021 – 2025 chưa phù hợp với điều kiện thực tế.
Việc huy động vốn đối ứng trong Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới rất khó thực hiện. Nguồn vốn phân bổ cho địa phương theo nhiều đợt nên địa phương khó lồng ghép. Các xã lúng túng trong việc lựa chọn danh mục công trình thực hiện…
Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững khó thực hiện vì thiên tai, dịch bệnh, nhiều chỉ tiêu khó đạt, nguồn kinh phí phân bổ chậm. UBND tỉnh Phú Yên và các sở, ngành cũng chưa có quy định rõ về mức thu hồi, cơ chế quay vòng vốn và mức hỗ trợ cụ thể cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia các dự án đa dạng sinh kế, dự án phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đối với Chương trình MTQG 1719, một số dự án thuộc nguồn vốn sự nghiệp triển khai rất chậm. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí nguồn vốn ở một số tiểu dự án chưa được ban hành quy định cụ thể. UBND tỉnh chưa ban hành mức hỗ trợ người quản lý tài sản, duy trì, vận hành, khai thác, bảo trì các điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng công nghệ thông tin nên khó thực hiện giải ngân nguồn vốn.
Những khó khăn từ nguyên nhân khách quan và chủ quan trên, cũng đã và đang được tỉnh Phú Yên tháo gỡ trong thời gian tới để việc thực hiện các Chương trình MTQG thông suốt, hiệu quả, giúp người dân thụ hưởng chính sách kịp thời.
Nguồn: https://baodantoc.vn/hieu-qua-cac-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-nhin-tu-phu-yen-1732414887091.htm