Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếHiệp ước đại dịch để ngăn những dịch lớn tương tự COVID-19...

Hiệp ước đại dịch để ngăn những dịch lớn tương tự COVID-19 có nguy cơ lỡ hẹn


Người nhà đau xót khi hỏa táng bệnh nhân COVID-19 tại làng Giddenhalli ở ngoại ô TP Bengaluru, Ấn Độ vào ngày 13-5-2021 - Ảnh: Reuters

Người nhà đau xót khi hỏa táng bệnh nhân COVID-19 tại làng Giddenhalli ở ngoại ô TP Bengaluru, Ấn Độ vào ngày 13-5-2021 – Ảnh: Reuters

Vào ngày 27-5, kỳ họp Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) lần thứ 77 sẽ khai mạc tại Geneva (Thụy Sĩ). Giới quan sát đang tập trung vào việc liệu WHA có thông qua “Hiệp ước đại dịch” hay không.

Các cuộc đàm phán thời gian qua cùng những diễn biến khác cho thấy để đạt được bước đột phá này là chặng đường không hề dễ dàng.

Hiệp ước đại dịch là gì?

Giai đoạn căng thẳng nhất của COVID-19 đã qua đi, nhưng hậu quả và về con người và kinh tế là điều khó quên. Đại dịch này cho thấy “không ai an toàn cho đến khi mọi người đều an toàn”, đồng thời cũng phơi bày điểm yếu trong hệ thống quốc tế nhằm điều phối phản ứng của thế giới.

Các chuyên gia vì vậy nhất trí rằng còn nhiều việc cần làm để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai, giảm thiểu mức độ nghiêm trọng và tránh lặp lại những sai lầm đã mắc phải trong thời kỳ COVID-19.

Theo Quỹ Liên Hiệp Quốc (United Nations Foundation), để củng cố sự phối hợp ở các cấp cao nhất, vào tháng 12-2021, tất cả 194 quốc gia thành viên của WHO đã quyết tâm xây dựng một thỏa thuận quốc tế, được gọi là “Pandemic Accord” (Hiệp định đại dịch) hoặc “Pandemic Treaty” (Hiệp ước đại dịch).

Các nước đang đàm phán hiệp ước này dựa trên nguyên tắc đoàn kết, công bằng, khoa học và bằng chứng, tôn trọng nhân quyền và bảo vệ chủ quyền quốc gia với mọi quyết định về y tế.

Nhìn chung, mục đích thông qua Hiệp ước đại dịch là hướng dẫn cách 194 nước thành viên WHO có thể ngăn chặn các đại dịch trong tương lai cũng như chia sẻ tốt hơn các nguồn lực khan hiếm.

Mặc dù vẫn trong quá trình đàm phán, nội dung hiệp ước cuối cùng được kỳ vọng sẽ cải thiện tính minh bạch và cảnh báo sớm các đợt bùng phát có khả năng nguy hiểm; đảm bảo nhân viên y tế có các công cụ và sự bảo vệ cần thiết;

Tạo điều kiện phát triển và triển khai nhanh hơn các loại vắc xin và thuốc mới trên toàn thế giới; cải thiện năng lực phòng thí nghiệm và giám sát trên toàn thế giới; cho phép phản ứng nhanh hơn, tốt hơn và hợp tác hơn trước cuộc khủng hoảng sức khỏe tiếp theo; tôn trọng và bảo vệ quyền con người.

Tuy nhiên, vòng đàm phán thứ 9 và cũng là cuối cùng với sự tham gia của các nhà đàm phán từ 194 nước thành viên WHO, các nhóm vận động và các bên liên quan khác, đã kết thúc vào hôm 10-5 vừa qua mà không đạt được thỏa thuận nào.

Với việc trễ hạn chót, WHO sau đó cho biết chính phủ các nước đã đồng ý gia hạn các cuộc đàm phán về hiệp ước này thêm hai tuần nữa.

Chia rẽ sâu sắc

Theo Hãng tin AP, sự chia rẽ sâu sắc thậm chí có thể phá hỏng hiệp ước trên. Hôm 16-5, báo The Guardian đưa tin các nhân vật theo “chủ nghĩa dân túy” như ông Nigel Farage (cựu lãnh đạo Đảng Brexit) và một số nghị sĩ Đảng Bảo thủ ở Anh đang vận động Chính phủ Anh ngăn chặn hiệp ước này.

Họ cho rằng hiệp ước sẽ trao cho WHO quyền thực thi lệnh phong tỏa đối với các nước, áp đặt chính sách đeo khẩu trang và kiểm soát kho vắc xin. Luồng ý kiến phản đối ở Anh còn lo ngại nước này sẽ phải trao đi 20% số vắc xin của mình nếu chấp nhận nội dung hiện nay trong hiệp ước.

Theo AP, dự thảo hiệp ước nêu rằng WHO sẽ nhận 20% sản lượng các sản phẩm liên quan đến đại dịch như vắc xin, thuốc điều trị…, đồng thời kêu gọi các nước tiết lộ những thỏa thuận của họ với các công ty tư nhân.

Đây chỉ là một phần trong hàng loạt thách thức. Tại Mỹ, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa gần đây viết thư gửi cho chính quyền Tổng thống Joe Biden, trong đó chỉ trích bản dự thảo hiệp ước vì tập trung vào các vấn đề như “cắt nhỏ quyền sở hữu trí tuệ” và “tăng sức mạnh cho WHO”, đồng thời kêu gọi ông Biden không tham gia hiệp ước.

Bà Sara Davies, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Griffith ở Úc, cho rằng thỏa thuận trên thiếu sót về vấn đề chính trị cũng như tính ràng buộc. Bà nói: “Hiệp ước đại dịch này theo đuổi một mục tiêu cao cả, nhưng lại không xem xét đến các thực tế chính trị…

Hiện không có cơ chế nào trong WHO có thể gây khó khăn thực sự cho những quốc gia không hành động theo hiệp ước”.

Sau khi được thông qua các nước sẽ làm gì?

Các thỏa thuận quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc buộc các quốc gia chịu trách nhiệm và giải quyết các vấn đề vượt ra ngoài biên giới. Chẳng hạn nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone từng thành công trong việc giúp loại bỏ khoảng 99% các chất làm suy giảm tầng ozone.

Những ý kiến ủng hộ cho rằng nếu được các nước thông qua, Hiệp ước đại dịch có khả năng giúp ngăn chặn các đại dịch trước khi bùng phát cũng như tạo điều kiện cho phản ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp cứu sống nhiều người và tránh các tổn thất cho nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam và Hiệp ước WHO

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - khoa y tế công cộng Trường đại học Y Dược TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – khoa y tế công cộng Trường đại học Y Dược TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bất chấp còn nhiều tranh luận, “Hiệp ước WHO” là một thỏa thuận đầy ý nghĩa đối với nhiều nước, đặc biệt những quốc gia dễ tổn thương trước các đại dịch như COVID-19. Đây được xem là thỏa thuận nhằm phòng ngừa sự xuất hiện của đại dịch, chuẩn bị đối phó tốt hơn khi đại dịch xuất hiện và ứng phó có hiệu quả hơn đối với đại dịch.

Mục đích này có thể đạt được thông qua đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường minh bạch và tính giải trình trong việc giám sát dịch tễ và chú trọng vào sự công bằng, theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng (khoa y tế công cộng Trường đại học Y Dược TP.HCM) – người có đóng góp, hiến kế công tác phòng chống dịch COVID-19 cho TP.HCM từ thời điểm dịch COVID-19.

Ông cho rằng với đa số quốc gia, bao gồm Việt Nam, việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế để phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó tốt hơn với đại dịch là điều rất cần thiết.

“Khi các quốc gia cùng tăng cường giám sát và hợp tác trao đổi thông tin, chúng ta sẽ chủ động hơn trong kiểm soát dịch. Việc chia sẻ nguồn lực toàn cầu để phòng chống dịch tốt hơn cũng là điều tốt cho các nước, nếu mỗi quốc gia chưa thể hoàn toàn tự lực về năng lực chống dịch”, ông Dũng nói với Tuổi Trẻ.

Chuyên gia này nói thêm rằng ngay cả khi không có đại dịch, sự tham gia của Việt Nam vào thỏa thuận WHO sẽ là cơ sở để ngành y tế Việt Nam nâng cao chất lượng hệ thống giám sát dịch bệnh, đồng thời mang tới thông tin chiến lược để đẩy mạnh y tế công cộng.

Về việc một số nước như Anh hay Mỹ vẫn chưa đồng ý với thỏa thuận WHO, ông Dũng cho rằng nguyên nhân xuất phát một phần từ việc các nước trên không hài lòng với việc điều hành của WHO trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, họ cũng không muốn cam kết cứng với một số điều khoản cứng trong thỏa thuận, ví dụ trách nhiệm đóng góp 20% vắc xin, kit xét nghiệm và thuốc cho công tác ứng phó khi có đại dịch xảy ra.



Nguồn: https://tuoitre.vn/hiep-uoc-dai-dich-de-ngan-nhung-dich-lon-tuong-tu-covid-19-co-nguy-co-lo-hen-20240518100934512.htm

Cùng chủ đề

Trung Quốc lên tiếng sau khi ông Trump nói Covid-19 khiến mối quan hệ xa cách

Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc đưa ra phát biểu trong bối cảnh mối quan hệ giữa nước này với Mỹ đối diện khả năng thay đổi dưới nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump. ...
23:18:15

Bệnh ‘bí ẩn’ tại Congo: Việt Nam đánh giá nguy cơ

Sự bùng phát của bệnh 'bí ẩn' chưa rõ nguyên nhân tại Congo đang được Việt Nam theo sát và đánh giá nguy cơ. WHO nhận định, sốt rét có thể đang gây ra hoặc góp phần vào việc xuất hiện các ca bệnh chưa rõ nguyên nhân. Bệnh chưa rõ nguyên nhân Chiều nay 12.12, theo thông tin từ Bộ Y tế, Cơ quan đầu mối quốc gia điều lệ y tế quốc tế (IHR) đã nhận được thông tin từ...

Tăng thuế thuốc lá có làm giảm việc làm của người lao động?

Các chuyên gia đưa ra vấn đề tăng thuế thuốc lá có phải là nguyên nhân giảm việc làm của người lao động. Đối với nông dân trồng cây thuốc lá, theo báo cáo từ Bộ Công Thương, hằng năm Việt Nam vẫn phải...

WHO cử chuyên gia giúp Congo chẩn đoán căn bệnh bí ẩn

(CLO) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang cử các chuyên gia đến Cộng hòa Dân chủ Congo để hỗ trợ cơ quan y tế điều tra một căn bệnh chưa xác định, có liên quan đến nhiều ca tử vong ở một khu vực xa xôi của đất nước....

Ô nhiễm không khí, tập thể dục như thế nào?

'Trong những ngày không khí bị ô nhiễm nặng, nhiều người thắc mắc là nên đi bộ lúc nào là tốt nhất?'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Căn hộ cao cấp bán ra ở TP.HCM có giá bình quân đến 9,39 tỉ đồng

Nguồn cung nhà ở tại TP.HCM đang mất cân đối nghiêm trọng với sự thống lĩnh của phân khúc cao cấp, trong khi nhà ở bình dân gần như vắng bóng. Ngày 18-12, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có báo cáo...

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. Giá vàng thế giới giảm nhẹCuối ngày hôm nay 18-12, giá vàng thế giới ở mức 2.639,5 USD/ounce, giảm 8...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự đến 2045 có tiếng trên thế giới

Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng) nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Quân đội luôn tiên phong trong khoa học công nghệPhát biểu...

Giá cà phê quay đầu giảm liệu có đáng lo?

Sau khi tăng và đạt mức ổn định trong nhiều ngày qua, giá cà phê trong nước và thế giới hôm nay 18-12 đồng loạt giảm trên các sàn giao dịch. Theo thông tin từ nhiều đại lý và nhà vườn, giá cà phê...

Bài đọc nhiều

Phỏng vấn bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ Đinh Huy Giang: Người kiến tạo vẻ đẹp cho phái đẹp

“Vẻ đẹp hoàn hảo nhưng phải dựa trên sự an toàn tuyệt đối! - Đây sẽ luôn là kim chỉ nam xuyên suốt trên chặng đường công tác & làm việc của tôi” - ThS.BS Đinh Huy Giang chia sẻ. Từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ, ThS.BS Đinh Huy Giang luôn được đồng nghiệp và đông đảo tín đồ làm đẹp đánh giá cao về chuyên môn lẫn tay nghề.  Vừa qua khi trao...

Thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic – Mang lại vẻ đẹp cho khách hàng dựa trên sự an toàn tuyệt đối

Với 7 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu thẩm mỹ SB Clinic ngày càng khẳng định vị thế và ghi dấu ấn sâu đậm trong trái tim hàng nghìn khách hàng. Sở hữu đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng dày dặn kinh nghiệm, SB Clinic tự hào là điểm đến đáp ứng tốt mọi nhu cầu làm đẹp của chị em trong khu vực miền Bắc và trên cả nước. Giới thiệu về Thương hiệu Thẩm mỹ SB...

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ trước tiên.

Ăn trứng, thịt vào bữa nào là tốt nhất?

Protein như trứng, sữa, cá, thịt... đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nó cũng hỗ trợ trong việc hình thành nhiều kháng thể và hoóc môn quan trọng. ...

6 cách làm dịu cổ họng sau khi nôn

Dùng máy tạo độ ẩm, ngậm kẹo hoặc uống mật ong, bổ sung nhiều nước, hạn chế món ăn cay góp phần làm dịu cổ họng sau khi nôn. Sau khi nôn bạn thường có cảm giác đau nhói bụng, đau rát và khó chịu ở cổ họng. Tình trạng nóng rát ở cổ họng có thể kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày liền, tùy vào mức đổ tổn thương niêm mạc họng.Khi nôn, cổ họng tiếp xúc...

Cùng chuyên mục

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh là ly chanh nóng mật ong'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội...

Bộ Y tế cam kết cắt giảm thủ tục cấp phép dược phẩm

Lãnh đạo Bộ Y tế cam kết tiếp tục cắt giảm và đơn giản thủ tục hành chính, dứt khoát không được thêm quy trình con, giấy phép con trong quản lý cấp phép dược phẩm. ...

Phát huy vai trò của nhà lãnh đạo, nhà quản lý thúc đẩy công tác hiến máu tình nguyện

NDO - Chiều 18/12, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và Lễ trao Giải thưởng “Giọt hồng” năm 2024. Theo PGS,TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Huyết học-Truyền máu Trung ương, Chương trình gặp mặt nhà lãnh đạo, nhà quản lý và trao Giải thưởng “Giọt hồng” là sự kiện để Viện và những người bệnh được nhận máu tri ân các nhà lãnh...

70% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện muộn, ai có nguy cơ?

Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng thứ hai sau ung thư gan, ước tính mỗi năm có khoảng 23.000 ca mới, gần 21.000 trường hợp tử vong. Đáng nói hiện nay chỉ khoảng 30% người bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, 70% đến viện khi đã ở giai đoạn cuối. ...

Chuyện lạ ở Quảng Nam: có 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh cho đúng nghị quyết

Bệnh nhân mắc 4 bệnh, phải xin xác nhận 1 bệnh, bệnh nhân mắc suy thận mạn, chính quyền yêu cầu ghi "suy thận" mới được hưởng chính sách. Chuyện lạ lùng này xảy ra nhiều nơi ở Quảng Nam. Nghị quyết đưa tên...

Mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Học viện Kỹ thuật quân sự

(ĐCSVN) - Chiều 18/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng). Cùng dự có lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành, cán bộ, giảng viên,...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... ...

HLV Kim Sang-sik: ‘Hòa Philippines phút cuối là kì tích’

"Tôi nghĩ giành 1 điểm theo cách này cũng là kì tích và xứng đáng với nỗ lực của cả đội", HLV Kim Sang-sik trả lời trong buổi họp báo sau trận đấu.Đội tuyển Việt Nam chỉ cần hòa Philippines trên sân Rizal Memorial (Manila) tối 18/12 để chắc chắn vào bán kết AFF Cup (ASEAN Cup) 2024....

Vì sao tuyển Việt Nam chưa chắc qua vòng bảng AFF Cup 2024?

Đội tuyển Việt Nam hòa Philippines 1-1.Trận hòa đầy may mắn với Philippines tối 18/12 khiến đội tuyển Việt Nam không đạt được mục tiêu sớm giành quyền vào bán kết AFF Cup 2024. Trường hợp thầy trò huấn luyện viên Kim Sang-sik không vượt qua được vòng bảng vẫn có thể xảy ra.Đội tuyển Việt Nam tạm...

Mới nhất