Trang chủNewsBiên giới - Lãnh thổHiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: 25 năm...

Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: 25 năm nhìn lại từ những thành công

Biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được hình thành qua quá trình lịch sử và tồn tại một cách tương đối ổn định kể từ thế kỷ thứ 10.

Trong thời kỳ thực dân, Chính phủ Pháp và Triều đình Mãn Thanh Trung Quốc đã ký các Công ước ngày 26/6/1887 và công ước bổ sung ngày 20/6/1895. Đây là các văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngay sau khi giành được độc lập, hai bên đã quan tâm tới việc giải quyết các vấn đề biên giới và đã tiến hành một số cuộc đàm phán nhưng chưa đạt kết quả.

Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ

Một hoạt động tuần tra biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Ảnh: Internet

Sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, hai nước đã nối lại đàm phán về biên giới lãnh thổ. Kết quả là Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ký ngày 30/12/1999.

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2008, hai bên triển khai công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Kết quả hai bên đã phân giới toàn tuyến biên giới dài 1.449,566 km, cắm 1971 cột mốc, bao gồm một cột mốc ngã ba biên giới Việt – Trung – Lào, 1548 cột mốc chính và 442 cột mốc phụ.

Hệ thống mốc giới này đã được đánh dấu, ghi nhận và mô tả phù hợp với địa hình thực tế, đảm bảo tính khách quan, khoa học, rõ ràng, ổn định và bền vững lâu dài.

Ngày 18/11/2009, Chính phủ hai nước đã ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc để ghi nhận toàn bộ thành quả phân giới cắm mốc biên giới trên thực địa, xác lập các quy định pháp lý để phối hợp thực hiện hiệu quả và thông suốt công tác quản lý, bảo vệ biên giới, quản lý, phát triển cửa khẩu giữa hai nước.

Năm 2024 đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc và 15 năm ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc.

Ngày 2/8, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức Hội nghị tổng kết 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc. 

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định sự kiện trên có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xây dựng đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc, góp phần tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là giữa các tỉnh giáp biên của hai nước.

Nhìn lại 25 năm Hiệp ước về biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc - 1
 

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại Hội nghị ngày 2/8. Ảnh: Internet.

Việc hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc là một dấu ấn quan trọng trong quan hệ giữa hai nước đã từng trải qua nhiều biến cố thăng trầm.

Đây cũng được đánh giá là một thành tựu được xây đắp bằng quyết tâm chính trị, bằng trí tuệ, máu, nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là trong thời đại mới dưới sự lãnh đạo của hai Đảng Cộng sản.

Thành tựu lịch sử này đã đặt nền tảng pháp lý, chính trị để hai nước duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng… đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hai nước.

Kể từ khi 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc có hiệu lực và hai nước chính thức quản lý đường biên giới đất liền theo các văn kiện pháp lý về biên giới, nhìn chung tình hình biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc cơ bản ổn định, hệ thống đường biên, mốc giới được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới được đảm bảo.

Công tác mở, nâng cấp cửa khẩu, đấu nối giao thông được hai bên quan tâm triển khai; giao lưu hữu nghị, hợp tác phát triển khu vực biên giới được chú trọng thúc đẩy.

Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc và các lực lượng chức năng hai bên phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kịp thời phát hiện và xử lý ổn thỏa các sự kiện biên giới nảy sinh./.

Thanh Tùng

 

Cùng chủ đề

Người lính ‘mũ nồi xanh’ đã tô thắm thêm truyền thống Bộ đội Cụ Hồ với bạn bè quốc tế

Tháng 7-2023, Việt Nam đã triển khai Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 tham gia thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ...

34 tân sinh viên được miễn học phí 4 năm đại học, cấp thêm học bổng

Sáng 16-10, Trường đại học Mở TP.HCM khai giảng năm học 2024 - 2025. Trường cấp học bổng cho 493 tân sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong tuyển sinh đầu vào với tổng giá trị hơn 4 tỉ đồng.Trong đó, thủ khoa tuyển sinh toàn trường (xét theo điểm thi THPT) được cấp học bổng tương đương 200% học phí...

Kỷ lục số người bỏ phiếu sớm bầu Tổng thống Mỹ tại bang chiến trường Georgia

Người dân tại bang chiến trường Georgia đang đi bỏ phiếu sớm bầu Tổng thống Mỹ với số lượng kỷ lục giữa lúc có những thay đổi gây tranh cãi về bầu cử.   Quan chức Gabe Sterling thuộc văn phòng quản lý các cuộc bầu cử tại tiểu bang Georgia (Mỹ) ngày 15.10 thông báo khoảng 252.000 cử tri đã đi bỏ phiếu sớm, số lượng đáng ngạc nhiên. Ông cho biết con số kỷ lục trong ngày bầu cử đầu tiên được...

Khám sức khỏe sinh sản: Những điều cần biết

Trước kết hôn, đặc biệt là khi có kế hoạch mang thai, các cặp đôi nên khám sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa của việc này cũng như không biết khi nào cần đi khám và cần khám những gì. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám sức khỏe sinh sản: Những điều cần biết

Trước kết hôn, đặc biệt là khi có kế hoạch mang thai, các cặp đôi nên khám sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa của việc này cũng như không biết khi nào cần đi khám và cần khám những gì. ...

Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 26/9, tại TP. Đà Nẵng diễn ra Kỳ họp lần thứ XXIII giữa Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Vương quốc Campuchia về tiếp tục tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia trong các thời kỳ chiến tranh. Hai bên ký kết về phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình...

Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến ở Biển Đông

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chấm dứt ngay và không tái diễn các vi phạm tương tự. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Tại họp báo thường kỳ ngày 23/9, liên quan đến thông tin Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc điều máy bay vận tải Y-20 tới các đá Vành Khăn, Xu Bi, và Chữ Thập thuộc quần đảo...

Bảo hộ công dân, ngư dân là bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền đối với vùng biển và hải đảo Quốc gia

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hàng ngàn năm lịch sử, biển đảo trong tâm thức của người Việt là đất nước, là cuộc sống mà biết bao thế hệ cha ông ta đã đổ xương máu để xây dựng, gìn giữ, phát triển và bảo vệ chủ quyền đất nước cho hiện tại và tương lai.  Tàu cá của ngư dân neo đậu ở cảng Gianh. Ảnh minh hoạ:...

Cách dùng và liều dùng của Adapalene

Adapalene là một dạng Retinoid được dùng phổ biến trong điều trị mụn trứng cá. Để sử dụng loại thuốc này một cách hiệu quả và an toàn, bạn cần hiểu rõ về cách dùng, liều dùng và những lưu ý quan trọng như: tương tác thuốc, cách xử trí khi quá liều,... Hãy...

Bài đọc nhiều

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa...

Ngày 17/7/2024 (theo giờ địa phương), đại diện Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao cho Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS) Hồ sơ Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C).     Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: Internet. Nhân sự kiện này, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố như sau: 1....

Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu chiến lược quân sự, quốc phòng Việt Nam – Campuchia

Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Huỳnh Chiến Thắng, tiếp đoàn cán bộ Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quân sự, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Hoàng gia Campuchia do ông Kim Vanna, Giám đốc Trung tâm làm Trưởng đoàn, đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, hồi giữa tháng 8/2024.  Thượng tướng Huỳnh Chiến Thắng tiếp Đại tướng Kim Vanna. Ảnh: Internet. Tại buổi làm việc, Phó Tổng Tham mưu trưởng Huỳnh...

Việt Nam – Lào: Đẩy mạnh trụ cột hợp tác an ninh – quốc phòng để phối hợp với các thách thức mới

Tại thủ đô Vientiane, sau lễ đón chính thức Chủ tịch nước Tô Lâm thăm cấp Nhà nước tới CHDCND Lào, ngày 11/7 mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiến hành hội đàm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith nhiệt liệt chào đón Chủ tịch nước Tô Lâm - TTXVN Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đánh giá cao ý nghĩa quan trọng...

Giao lưu thiếu nhi Việt Nam – Trung Quốc

Với chủ đề 'Núi biển gắn nhau, lớn lên vui vẻ', Chương trình giao lưu thiếu nhi Việt - Trung năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15-7 đến 19-7 tại thành phố Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Đây là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện tốt nhận thức chung quan trọng giữa hai Đảng, hai nhà nước và Đảng ủy Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc với Tỉnh ủy 4 tỉnh biên...

Hơn 2 triệu lá cờ Tổ quốc đến tay ngư dân, nhân dân biên giới khẳng định chủ quyền quê hương

Sau 5 năm thực hiện, chương trình Tự hào cờ Tổ quốc đã trao tặng và ký kết trao hơn 2 triệu lá cờ Tổ quốc đến 54 tỉnh, thành. Sáng 2/7, Báo Người Lao Động tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm chương trình Tự hào cờ Tổ quốc. Báo cáo tại chương trình, Tổng Biên tập Báo Người Lao động, Tô Đình Tuân, cho biết sau 5 năm thực hiện chương trình, Báo Người Lao Động đã tổ chức và phối...

Cùng chuyên mục

Việt Nam – Campuchia tăng cường phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Ngày 26/9, tại TP. Đà Nẵng diễn ra Kỳ họp lần thứ XXIII giữa Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Việt Nam và Ủy ban Chuyên trách Chính phủ Vương quốc Campuchia về tiếp tục tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia trong các thời kỳ chiến tranh. Hai bên ký kết về phối hợp tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ quân tình...

Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến ở Biển Đông

Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chấm dứt ngay và không tái diễn các vi phạm tương tự. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet. Tại họp báo thường kỳ ngày 23/9, liên quan đến thông tin Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc điều máy bay vận tải Y-20 tới các đá Vành Khăn, Xu Bi, và Chữ Thập thuộc quần đảo...

Bảo hộ công dân, ngư dân là bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền đối với vùng biển và hải đảo Quốc gia

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Qua hàng ngàn năm lịch sử, biển đảo trong tâm thức của người Việt là đất nước, là cuộc sống mà biết bao thế hệ cha ông ta đã đổ xương máu để xây dựng, gìn giữ, phát triển và bảo vệ chủ quyền đất nước cho hiện tại và tương lai.  Tàu cá của ngư dân neo đậu ở cảng Gianh. Ảnh minh hoạ:...

Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa Biển Đông

Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa Biển Đông. Việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), được quy định tại Điều 76 của UNCLOS.   Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ, chính...

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Khu vực Giữa...

Ngày 17/7/2024 (theo giờ địa phương), đại diện Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao cho Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS) Hồ sơ Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại Khu vực Giữa Biển Đông (VNM‑C).     Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ảnh: Internet. Nhân sự kiện này, Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố như sau: 1....

Mới nhất

Cận cảnh 200 km cao tốc ‘trắng’ trạm nghỉ, cây xăng

TPO - Đã thông xe hơn một năm và nhiều lần lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo nhưng đến nay các trạm dừng nghỉ, tiếp nhiên liệu trên cao tốc Bắc Nam đoạn từ Ninh Bình đến Hà Tĩnh vẫn chưa được xây dựng. Điều này gây căng thẳng cho không ít lái xe khi tham gia lưu thông...

Bộ TT-TT phổ biến chính sách, pháp luật về biển đảo cho phóng viên

Ngày 16.10, tại TP.HCM diễn ra hội nghị tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về chủ quyền biển đảo năm 2024, do Bộ TT-TT tổ chức, dành cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại và phóng viên, biên tập viên báo, đài.   Ông Hồ Hồng Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TT-TT chủ trì...

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam cao nhất lịch sử, doanh nghiệp cà phê làm ăn lỗ lãi thế nào?

Xuất khẩu cà phê cao chưa từng có, nhiều doanh nghiệp lại thua lỗ Kết thúc niên vụ 2023-2024, sản lượng cà phê xuất khẩu giảm 11,3%...

Vụ hiệu trưởng bị tố vận động tiền ủng hộ vào tài khoản cá nhân: “Không đúng quy định”

Sở GDĐT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có báo cáo kết quả xác minh đơn thư phản ánh đối với trường THPT Nguyễn Du.Cụ...

Luật Điện lực (sửa đổi) tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi năng lượng bền vững

Luật Điện lực (sửa đổi) tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi năng lượng bền vững Luật Điện lực năm 2004 đã xây dựng được khuôn khổ pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, tuy nhiên, sau gần 20 năm triển khai thi hành, đến giai đoạn hiện nay cần...

Mới nhất