Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Hiệp sĩ khoa học' VN được cộng đồng liêm chính khoa học...

‘Hiệp sĩ khoa học’ VN được cộng đồng liêm chính khoa học thế giới ghi nhận

NHỮNG CƠ DUYÊN VỚI BÁO THANH NIÊN

Mới đây, ban biên tập (BBT) tạp chí Accountability in Research xuất hiện thành viên mới: tiến sĩ (TS) Dương Tú. Đây là tạp chí uy tín, ra đời từ năm 1989, thuộc Nhà xuất bản Taylor & Francis, tập đoàn xuất bản quốc tế lâu đời từ năm 1852. Mục tiêu của tạp chí là thúc đẩy trách nhiệm giải trình và liêm chính trong nghiên cứu. Thành viên BBT tạp chí gồm nhiều học giả tên tuổi và có thẩm quyền về liêm chính khoa học, với những nghiên cứu có tác động chính sách lớn.

'Hiệp sĩ khoa học' VN được cộng đồng liêm chính khoa học thế giới ghi nhận- Ảnh 1.

Tiến sĩ Dương Tú được cộng đồng chuyên gia liêm chính khoa học thế giới biết đến nhiều hơn qua bài phỏng vấn trên Retraction Watch, một trang tin thuộc Trung tâm Liêm chính khoa học (Center for Scientific Integrity) ở Mỹ

TS Dương Tú là thành viên sáng lập diễn đàn Liêm chính khoa học trên mạng xã hội Facebook. Ông là nhân vật trong bài viết Những hiệp sĩ khoa học đăng trên Báo Thanh Niên giai phẩm xuân 2022, đồng thời là cộng tác viên thường xuyên của báo về chủ đề liêm chính khoa học.

Chia sẻ với Báo Thanh Niên, TS Dương Tú nói: “Tôi từng tham khảo và trích dẫn nhiều công trình trên tạp chí này trong các bài viết và bài giảng trước đây của tôi về liêm chính học thuật. Tham gia BBT cùng những học giả hàng đầu thế giới cùng cơ hội trao đổi và học hỏi trực tiếp từ họ không chỉ là vinh dự mà còn là trách nhiệm đối với tôi”.

Theo TS Dương Tú, ông được cộng đồng liêm chính khoa học thế giới biết đến sau loạt bài điều tra trên Báo Thanh Niên hồi tháng 3.2022. Loạt bài đã vạch trần một giáo sư ngoại của một trường đại học ở VN giả mạo và lừa đảo học thuật quy mô cực lớn gây chấn động Đài Loan.

Sau loạt bài này, TS Dương Tú được giáo sư Guillaume Cabanac (ĐH Toulouse, Pháp) mời tham gia cộng đồng chuyên gia liêm chính khoa học thế giới. Giáo sư Cabanac là chuyên gia hàng đầu về liêm chính nghiên cứu, từng được tạp chí Nature vinh danh trong danh sách 10 người có ảnh hưởng lớn, góp phần định hình nền khoa học toàn cầu năm 2021.

“Có thể giáo sư Lisa Rasmussen, Tổng biên tập tạp chí Accountability in Research, đã biết đến tôi thông qua cộng đồng chuyên gia liêm chính khoa học. Trong thư mời tham gia BBT, giáo sư Rasmussen cũng nhắc đến việc bà vừa đọc bài phỏng vấn tôi trên Retraction Watch và nói rằng bà rất ấn tượng khi biết đến nhóm Liêm chính khoa học với quy mô tới 100.000 thành viên tập trung thảo luận các chủ đề về liêm chính khoa học”, TS Dương Tú chia sẻ.

CƠ HỘI CHO NỀN KHOA HỌC VN

Bài phỏng vấn TS Dương Tú nhắc đến được Retraction Watch thực hiện sau khi diễn đàn Liêm chính khoa học đột ngột biến mất trên Facebook rồi bất ngờ xuất hiện trở lại (Thanh Niên đã phản ánh). Sau bài phỏng vấn, cộng đồng liêm chính khoa học thế giới càng chú ý đến những diễn biến về liêm chính khoa học từ VN.

TS Dương Tú chia sẻ: “Sau khi Retraction Watch đăng bài phỏng vấn tôi, TS Leslie McIntosh, Phó chủ tịch phụ trách liêm chính nghiên cứu tại Digital Science (công ty công nghệ nổi tiếng trong giới nghiên cứu), có một số bình luận mà tôi cảm thấy rất thú vị. Theo tiến sĩ McIntosh, một số người khi nhìn vào báo cáo về hành vi sai trái trong khoa học ở những quốc gia đang phát triển như VN có thể đánh giá thấp và coi như cộng đồng nghiên cứu ở đó không tồn tại. Tuy nhiên, trong những cộng đồng ấy vẫn còn những cá nhân tận tụy, nỗ lực thúc đẩy liêm chính khoa học tại đất nước họ”.

“TS McIntosh cho rằng nỗ lực của họ rất cần thiết để xây dựng môi trường nghiên cứu toàn cầu lành mạnh, bao gồm cả việc vạch trần hành vi sai trái lẫn nuôi dưỡng khoa học tốt. Chúng ta cần bảo vệ và ghi nhận những đóng góp có giá trị từ khắp nơi trên thế giới. Ý kiến của TS McIntosh thể hiện sự tôn trọng đối với cộng đồng khoa học thuộc thế giới thứ ba, tuy vẫn còn khoảng cách với các nước có nền khoa học tiên tiến, nhưng kiên trì xây dựng nền khoa học liêm chính, đóng góp có ý nghĩa cho môi trường nghiên cứu toàn cầu trong sạch và lành mạnh hơn”, theo TS Dương Tú.

'Hiệp sĩ khoa học' VN được cộng đồng liêm chính khoa học thế giới ghi nhận- Ảnh 2.

TS Dương Văn Tú mới được bổ sung vào danh sách ban biên tập tạp chí Accountability in Research

“ĐẠI SỨ” LIÊM CHÍNH KHOA HỌC CỦA VN

Việc TS Dương Tú tham gia cộng đồng chuyên gia liêm chính khoa học thế giới từ hơn 2 năm trước đã giúp ông có điều kiện thường xuyên chia sẻ với đồng nghiệp quốc tế về những diễn biến liên quan đến liêm chính khoa học ở VN và tham khảo ý kiến của họ. Qua TS Dương Tú, nhiều trang tin và diễn đàn khoa học quốc tế cập nhật khá đầy đủ, kịp thời những gì đang diễn ra trong nền khoa học VN.

TS Dương Tú cũng hợp tác với nhiều đồng nghiệp trong cộng đồng chuyên gia liêm chính khoa học để điều tra, bóc tách mạng lưới đầu nậu nước ngoài tham gia hoạt động mua bán bài báo và gian lận khoa học tại VN, cũng như hệ thống tạp chí săn mồi, giả mạo khổng lồ với rất nhiều bài báo ghi địa chỉ VN.

TS Dương Tú cũng là thành viên Ủy ban Đạo đức xuất bản (Committee on Publication Ethics – COPE), một trong những định chế có ảnh hưởng nhất thế giới về xuất bản học thuật.

Theo TS Dương Tú, khi tham gia các hoạt động, các tổ chức trên, ông hy vọng mình có thể làm cầu nối, đưa những vấn đề về liêm chính khoa học trong nước ra quốc tế để đặt vào bức tranh toàn cầu, soi rọi chúng dưới những góc nhìn mới; đồng thời chia sẻ thông tin, nhận thức, chính sách mới liên quan đến liêm chính nghiên cứu trên thế giới với cộng đồng khoa học VN.

'Hiệp sĩ khoa học' VN được cộng đồng liêm chính khoa học thế giới ghi nhận- Ảnh 3.

TS Dương Tú (trái) trong một hội thảo về liêm chính khoa học do Bộ KH-CN và Bộ GD-ĐT phối hợp tổ chức tháng 12.2023

Vì thế, TS Dương Tú xem việc tham gia BBT tạp chí Accountability in Research là cơ hội quý báu để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về liêm chính khoa học, cũng như kết nối với các học giả hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này.

“Việc mở mang tri thức về các vấn đề liên quan đến liêm chính và chính sách khoa học ở phạm vi toàn cầu, cũng như mở rộng mạng lưới cộng sự quốc tế sẽ giúp tôi có thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích để tiếp tục chia sẻ với những ai quan tâm ở VN. Tôi tin rằng dẫu vẫn còn khoảng cách với những nền khoa học tiên tiến, một nền khoa học VN có phẩm giá, trong sạch và minh bạch chắc chắn sẽ được thế giới ghi nhận và tôn trọng”, TS Dương Tú chia sẻ.

TS Dương Tú, 38 tuổi, vốn là giảng viên Trường ĐH Dược Hà Nội trước khi sang Bỉ làm nghiên cứu sinh rồi qua Mỹ từ năm 2018 để nghiên cứu sau TS. Hiện ông là nghiên cứu viên cao cấp tại ĐH Purdue (Indiana, Mỹ), nơi ông tập trung phát triển các dạng bào chế thuốc tiên tiến. Nghiên cứu của TS Dương Tú được công bố trên các tạp chí hàng đầu ngành dược và được đồng nghiệp quốc tế tham khảo rộng rãi.

Nhiều đóng góp hữu ích cho công cuộc xây dựng môi trường khoa học trong sạch

Trong một tạp chí khoa học, vai trò của BBT là quan trọng nhất, nếu như không phải là tất cả. Uy tín, chất lượng của tạp chí phụ thuộc hoàn toàn vào uy tín, trình độ và sự cống hiến của các thành viên BBT. Việc TS Dương Tú được mời tham gia BBT Accountability in Research phản ảnh sự quan tâm của tạp chí tới những hoạt động của anh ấy nhằm thúc đẩy liêm chính khoa học tại VN cũng như ảnh hưởng của nó tới cộng đồng khoa học quốc tế.

Việc Accountability in Research mời tham gia BBT ngoài sự ghi nhận còn là sự động viên và tạo cơ hội để TS Dương Tú có nhiều đóng góp hữu ích hơn cho công cuộc xây dựng môi trường khoa học trong sạch, đáng tin cậy, vì lợi ích của cộng đồng.

Giáo sư Phùng Hồ Hải (Viện Toán học VN)

Sự đánh giá cao của cộng đồng học giả quốc tế

Accountability in Research là một tạp chí quốc tế uy tín, đã xuất bản được 35 năm, với mục tiêu thúc đẩy trao đổi về liêm chính học thuật trên toàn cầu. Việc TS Dương Tú được mời làm thành viên BBT tạp chí phản ảnh sự đánh giá cao của cộng đồng học giả quốc tế đối với những nỗ lực to lớn của TS Tú nhằm thúc đẩy liêm chính học thuật ở VN qua diễn đàn Liêm chính khoa học, cũng như việc phát hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng trong khoa học tại một số quốc gia. TS Tú còn đóng góp vào việc nâng cao nhận thức của công chúng và xã hội về liêm chính học thuật qua báo chí (như nhiều loạt bài trên Báo Thanh Niên).

Giáo sư Lương Văn Hy (ĐH Toronto, Canada và ĐH Quốc gia TP.HCM)




Nguồn: https://thanhnien.vn/hiep-si-khoa-hoc-vn-duoc-cong-dong-liem-chinh-khoa-hoc-the-gioi-ghi-nhan-185241121172524825.htm

Cùng chủ đề

Trường đại học thử thách sinh viên 7 ngày sống xanh

Cùng mục đích lan tỏa thông điệp sống xanh sống khỏe nhưng các trường ĐH có hình thức khác nhau dành cho người học. Đáng chú ý là hoạt động 'Thử thách sinh viên 7 ngày sống xanh'. ...

‘Mùa đông năm nay các con không còn lạnh nữa’

Chia sẻ tại chương trình "Nối vòng tay ấm" do T.Ư Đoàn, Báo Thanh Niên đồng hành cùng PNJ và Quỹ Niềm Tin Vàng thực hiện, hiệu trưởng một điểm trường ở Lạng Sơn xúc động nói: 'Mùa đông năm nay các con...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Putin tuyên bố dùng tên lửa đạn đạo đời mới tấn công Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định loại tên lửa đạn đạo tầm trung vừa được Moscow dùng để tấn công Ukraine 'hiện chưa có cách đối phó'. ...

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel hé lộ cách xử lý quan hệ với ông Trump

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa ra mắt hồi ký trong đó có những kỷ niệm về việc xử lý mối quan hệ với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump trong nhiệm kỳ đầu của ông. Trong cuốn hồi ký Freedom: Memories 1954-2021 (tạm dịch: Tự do: Những ký ức 1954-2021), cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel tiết lộ đã tìm kiếm lời khuyên từ Giáo hoàng Francis để quản lý mối quan hệ với ông Trump, người mà bà cho là có tính...

Bài đọc nhiều

Lương thấp, có giáo viên bỏ nghề đi làm công nhân khu công nghiệp

'Mặc dù chi tiêu rất tằn tiện nhưng chưa hết tháng đã hết lương... Nhiều thầy, cô giáo trẻ đôi lúc lúc dao động muốn chuyển nghề, thậm chí là đi làm công nhân ở các khu công nghiệp lương sẽ cao hơn...

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Trường tiểu học công lập đầu tiên ở Hà Nội dạy golf miễn phí

Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện, quận Đống Đa (Hà Nội) sẽ dạy miễn phí môn golf cho học sinh toàn trường trong năm học 2024-2025. Bà Hà Ngọc Lan, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Vĩnh Diện cho biết, toàn bộ 850 học sinh của trường sẽ được các huấn luyện viên hướng dẫn, đào tạo golf miễn phí (bao gồm cả dụng cụ chơi golf) từ tháng 1/2025 đến hết năm học 2024-2025. "Việc đưa golf vào trường học...

Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội kỷ niệm 50 năm ngày tuyền thống

Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nhắn nhủ sinh viên "tương lai của nhà trường phụ thuộc vào sự cống hiến và khát vọng của các bạn sinh viên", đồng thời gửi lời tri ân tới các thế hệ giáo chức đã cống hiến. ...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

Cùng chuyên mục

Nhà giáo ưu tú gần 30 năm cống hiến cho giáo dục Địa lý

Gần 30 năm miệt mài cống hiến cho ngành giáo dục Địa lý, PGS.TS Nguyễn Phương Liên vinh dự được trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. ...

Nữ sinh vào đại học từ tuổi, phá kỷ lục người trẻ nhất đỗ kỳ thi luật sư tại Mỹ

MỸ - Nữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California. Sophia Park đã vượt qua kỳ thi sát hạch luật sư (Bar Exam) của bang California, Mỹ hôm 8/11 khi 17 tuổi 8 tháng, theo thông tin từ ABC News. Anh trai của nữ sinh, Peter Park, từng là người trẻ nhất đỗ kỳ...

Người giáo viên 30 năm cùng học trò tìm lại âm thanh cuộc sống

(ĐCSVN) - Từ những khoảnh khắc chứng kiến các em học sinh khiếm thính hồn nhiên chơi đùa, chăm chú học bài, và những cuộc trò chuyện ấm áp bên bà ngoại, dì ruột, cô sinh viên Hồ Ngọc Huyền như cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết sự gian nan, vất vả của nghề giáo. Chính tình cảm chân thành và sự đồng cảm ấy đã thôi thúc cô đến với các em học sinh khuyết tật...

Cùng học sinh Trường THCS Chi Lăng khám phá Nhà máy mì Acecook

Chiều 19-11, gần 40 học sinh Trường THCS Chi Lăng (quận 4, TP.HCM) đến tham quan và học tập thực tế tại Nhà máy mì Acecook Việt Nam. Các bạn học sinh xem mô hình dây chuyền sản xuất mì gói Hảo Hảo -...

Mới nhất

Cộng hòa Dominica muốn nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Việt Nam, Thủ tướng đề nghị triển khai ngay

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp Việt Nam và Cộng hòa Dominica hợp tác làm ăn nhiều hơn nữa, không chỉ vì lợi ích doanh nghiệp mà còn vì tình cảm tốt đẹp của hai nước. ...

Phát triển kinh tế xanh ở vùng Tây Nam Bộ

Vùng Tây Nam Bộ hiện có gần 60.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trung bình hằng năm có khoảng 400-500 dự án khởi nghiệp. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất nước ta và cũng đang đối mặt với thách thức rất lớn của biến đổi khí hậu. Thực tế đặt ra yêu cầu bức thiết...

Thách thức bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản

(PLVN) -  Ngành thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế biển của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng nhanh. Nhưng trong quá trình phát triển, ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít những thách thức, trong đó có vấn đề môi trường và...

Nhà giáo ưu tú gần 30 năm cống hiến cho giáo dục Địa lý

Gần 30 năm miệt mài cống hiến cho ngành giáo dục Địa lý, PGS.TS Nguyễn Phương Liên vinh dự được trao tặng...

Mới nhất

Vẫn ngổn ngang sau 9 năm