Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngHiện thực khát vọng vươn mình của Thủ đô

Hiện thực khát vọng vươn mình của Thủ đô


Talkshow “Luật Thủ đô 2024: Hiện thực khát vọng vươn mình của Thủ đô” trong khuôn khổ “Các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống”, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, có sự tham dự của các diễn giả: Thạc sĩ Đặng Huy Đông – Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển; GS.TS Hoàng Văn Cường – Đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 – 2029; TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam.

Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Thành Lợi và Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương tặng hoa các diễn giả
Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Thành Lợi và Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương tặng hoa các diễn giả

“Chìa khóa” giải bài toán ùn tắc giao thông

Trao đổi tại Talkshow, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đông đánh giá, Luật Thủ đô 2024 tạo nhiều thuận lợi cho việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù. Luật Thủ đô 2024 dành riêng Điều 31 để quy định về phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD), bao gồm các nội dung như quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị và khu vực TOD, đầu tư phát triển đường sắt đô thị và các cơ chế thu phí giá trị thặng dư từ đất trong khu vực TOD. Điều này giúp tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho các dự án đường sắt đô thị.

“Quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 nói về phát triển đô thị có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội trong thời gian tới. Cùng đó, chúng tôi đặt rất nhiều kỳ vọng đối với chính sách phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn trong Luật Thủ đô. Cơ chế này giao quyền cho TP Hà Nội được làm chủ, quyết định toàn bộ dự án đường sắt đô thị, giúp đẩy nhanh tiến độ. Hà Nội có thể chủ động hoàn thành toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị. Luật Thủ đô được áp dụng, Hà Nội có thể hoàn thành được mục tiêu phát triển đường sắt đô thị đã đề ra” – ông Đặng Huy Đông bày tỏ.

Các diễn giả tham gia trao đổi tại Talkshow “Luật Thủ đô 2024: Hiện thực khát vọng vươn mình của Thủ đô”
Các diễn giả tham gia trao đổi tại Talkshow “Luật Thủ đô 2024: Hiện thực khát vọng vươn mình của Thủ đô”

Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đông, ở những nơi có giao thông công cộng đi qua mới có thể phát triển khu đô thị nén. Bất động sản từ các khu đô thị nén này sẽ được tăng giá trị, tạo nguồn vốn để phát triển giao thông công cộng. Nếu đô thị từ 3 triệu dân số trở lên mà phát triển giao thông hỗn hợp sẽ dẫn đến ùn tắc giao thông. Do vậy, cần hạn chế phương tiện cá nhân, đó là sự lựa chọn bắt buộc. Muốn làm được điều đó phải được người dân ủng hộ. “Người dân phải đồng thuận rất cao với chính quyền để hạn chế phương tiện cá nhân, tuy nhiên, để người dân ủng hộ, Nhà nước phải đáp ứng được nhu cầu đi lại cho người dân bằng phương tiện công cộng”- ông Đặng Huy Đông nêu quan điểm.

Đồng thời, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đông chia sẻ: “Tôi đi đường sắt đô thị, từ Ga Cát Linh đến Ga Hà Đông chỉ mất hơn 10 phút, điều này chứng minh đường sắt đô thị trên cao rất tiện lợi. Tuy nhiên, cần có hệ thống giao thông công cộng đồng bộ. Các tầng giao thông công cộng là đường sắt đô thị, xe buýt, xe taxi và xe điện nhỏ sẽ đảm bảo phủ kín nhu cầu đi lại của người dân”.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đông trao đổi tại Talkshow
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đông trao đổi tại Talkshow

Trong khi đó, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm đề nghị làm rõ về mô hình TOD. “Chúng ta cần tìm hiểu để thống nhất; bởi Việt Nam khác với các nước, và Hà Nội lại càng đặc biệt, bởi Hà Nội có quỹ di sản phong phú. Luật Thủ đô 2024 giao cho UBND TP chọn vị trí TOD, đây là trách nhiệm lớn vì Hà Nội có nhiều di tích lịch sử. Chúng ta chọn vị trí ở đâu, làm thế nào để có người dân đến, dân hưởng thụ là thách thức và là trọng trách rất lớn” – TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

Mở cánh cửa cho quy hoạch, phát triển bền vững

Là người trực tiếp chủ trì lập Quy hoạch Thủ đô và tham gia góp ý trực tiếp trong quá trình xây dựng và thông qua Luật Thủ đô 2024, GS.TS Hoàng Văn Cường – đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2024 – 2029 cho biết, các đô thị lớn trên thế giới đều phát triển đô thị hai bên sông, nhưng chúng ta chưa làm được điều đó với sông Hồng, trong khi đó là khu vực đắc địa, có thể phát triển kinh tế. Hay như đối với phố cổ, nơi giá trị kinh tế rất cao, nhưng có nhược điểm là chật hẹp, chen chúc, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống của người dân, cũng như vấn đề về môi trường…

GS.TS Hoàng Văn Cường - đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội trao đổi tại Talkshow
GS.TS Hoàng Văn Cường – đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội trao đổi tại Talkshow

“Lần này chúng ta có Luật Thủ đô 2024, đây là bước tiến quan trọng về mặt thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý để giải quyết vấn đề này. Có thể nói, những đại đô thị ven sông sẽ trở thành xu hướng của thời đại mới, giúp phát huy những giá trị văn hóa, sinh thái và khơi dậy tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ” – GS.TS Hoàng Văn Cường chia sẻ.

GS.TS Hoàng Văn Cường dẫn ví dụ, đối với quy hoạch sông Hồng, trong Luật Thủ đô 2024 đã cho phép khai thác 2 bên bờ sông Hồng để phát triển công nghiệp văn hóa, vẫn tuân thủ những yêu cầu về an toàn thoát lũ, nhưng chúng ta vẫn được phép xây dựng, khai thác những công trình thương mại, dịch vụ. Trong đó, cho phép phát triển phía Tây sông Hồng trở thành con đường di sản. Ở đó sẽ tái hiện toàn bộ câu chuyện lịch sử, văn hóa, con người của đất nước, kèm theo đó là những hoạt động kinh doanh, dịch vụ để phục vụ người dân và du khách tham qua, du lịch… Từ đó, tạo thành một không gian văn hóa, lễ hội truyền thống của 63 tỉnh, thành phố sẽ được tập trung vào đó.

Các diễn giả trao đổi tại Talkshow
Các diễn giả trao đổi tại Talkshow

“Đặc biệt, thông qua công tác quy hoạch lần này, sông Hồng có thể cung cấp nước cho các hệ thống sông trong nội đô (sông Tô Lịch, sông Sét…) sẽ giúp làm sạch và làm sống lại những dòng “sông chết” tại nội đô. Như vậy, chúng ta đã có cơ chế rõ ràng để khai thác tiềm năng của sông Hồng. Trong tương lai, sông Hồng sẽ trở thành trục cảnh quan, văn hóa, dịch vụ, khi đó chúng ta sẽ thực sự có TP bên sông” – GS.TS Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.

Trong khi đó, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận xét, qua thống kê, trong Luật Thủ đô 2024 có tới 14 – 15 chính sách đặc thù về quy hoạch; đặc biệt phân cấp, phân quyền cho Hà Nội rất lớn.

“Ví dụ, trước đây khi chúng tôi còn làm ở Hà Nội, muốn điều chỉnh một quy hoạch được Thủ tướng duyệt phải qua tất cả bộ, ngành, rất vất vả, lần này, Quốc hội giao cho Hà Nội tự quyền quyết định điều chỉnh quy hoạch nếu đủ căn cứ, đây là thuận lợi rất lớn về mặt cơ chế. Đồng nghĩa với đó, TP được phân cấp, phân quyền cũng đương nhiên phải tự làm, tự chịu trách nhiệm, đúng như tinh thần T.Ư đang nhấn mạnh: “địa phương làm, địa phương quyết, địa phương chịu trách nhiệm”. Đồng thời, với đặc thù về quy hoạch trong Luật Thủ đô là phát triển không gian công cộng, không gian ngầm, những lĩnh vực này, Hà Nội đã đi sớm, hiện cần tiếp tục triển khai để đáp ứng yêu cầu thực tiễn…” – TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm thông tin.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam trao đổi tại Talkshow
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam trao đổi tại Talkshow

Đánh giá về cơ hội phát triển của Thủ đô, khi Hà Nội đã có những định hướng hết sức có giá trị, đó là Luật Thủ đô 2024 và các quy hoạch lớn, nhất là Quy hoạch Thủ đô được lập với “tầm nhìn mới – tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội” được phê duyệt, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, hiện nay, chúng ta đang thực hiện đồng bộ các quy hoạch, đây là sự linh hoạt về cơ chế của TP Hà Nội – là công cụ sắc bén để tổ chức thực hiện Luật Thủ đô 2024. Riêng về công tác quy hoạch trong Luật Thủ đô có rất nhiều quy định về cơ chế, chính sách đặc thù, như về điều chỉnh quy hoạch, công tác phê duyệt các dự án, chọn chủ đầu tư, xác định nguồn lực…

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại cuộc khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức, ngày 31/12/2024, tại Phố Sách Hà Nội
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại cuộc khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức, ngày 31/12/2024, tại Phố Sách Hà Nội

“Có thể nói, trong Luật Thủ đô 2024, công tác quy hoạch là lĩnh vực quan trọng được chú ý. Tôi tin tưởng, nếu chúng ta thấm nhuần trọng trách được Nhà nước giao, với tinh thần tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm sẽ đưa Thủ đô lên tầm cao mới. Thời gian tới, Hà Nội cần tiếp tục cụ thể hóa những vấn đề trong chính sách đặc thù đã được xác định trong Luật Thủ đô 2024 để tạo ra những đột phá, phát triển mạnh mẽ cho Thủ đô trong kỷ nguyên mới” – TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh.

 

Ngày 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Trong đó Talkshow “Luật Thủ đô 2024: Hiện thực khát vọng vươn mình của Thủ đô” là sự kiện mở đầu cho chuỗi các sự kiện báo thực hiện tại phố Sách Hà Nội. Đồng thời, tại sự kiện này, Báo tổ chức trưng bày ảnh với chủ đề “Hà Nội vươn mình bứt phá”; giới thiệu phóng sự về Luật Thủ đô 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành; giới thiệu phóng sự về Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050”.

Du khách nước ngoài xem trưng bày ảnh với chủ đề “Hà Nội vươn mình bứt phá” do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tại Phố Sách Hà Nội
Du khách nước ngoài xem trưng bày ảnh với chủ đề “Hà Nội vươn mình bứt phá” do Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tại Phố Sách Hà Nội

Luật Thủ đô số 39/2024/QH15 đã được Quốc hội khóa XV, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 28/6/2024, gồm 7 chương, 54 điều (tăng 3 chương, 27 điều so với Luật Thủ đô năm 2012), bám sát 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật và 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định với nhiều nội dung mới, hướng đến việc phân quyền, phân cấp mạnh mẽ trên các lĩnh vực cùng nhiều giải pháp chính sách đặc thù, vượt trội, phù hợp với tình hình thực tiễn, định hướng phát triển đất nước, và của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn mới. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 (trừ 5 nội dung có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025) thay thế Luật Thủ đô số 25/2012/QH13.

Luật Thủ đô 2024 đã thể chế hóa đầy đủ cơ chế mang tính đặc thù để Thủ đô bứt phá, thực hiện các mục tiêu Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị “về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, đã xác định để đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển Vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước…

Để cụ thể hóa, đưa Luật Thủ đô năm 2024 vào cuộc sống, tại 2 kỳ họp của HĐND TP Hà Nội đã thông qua 17 Nghị quyết của HĐND TP về triển khai thi hành Luật Thủ đô với những quy định thuộc thẩm quyền. Ngoài ra, hiện có hơn 30 tờ trình Nghị quyết được các sở, ban, ngành TP  đăng ký trình HĐND TP xem xét, thông qua vào các kỳ họp tới. Cùng với đó, UBND TP Hà Nội đang tích cực phối hợp với các bộ, ban, ngành tham mưu dự thảo các nghị định, nghị quyết, quyết định hướng dẫn thực hiện để cụ thể hóa các nội dung, điều luật. Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 169/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của UBND phường của TP Hà Nội.

Dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, TP Hà Nội cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cán bộ, người dân hiểu rõ quy định của Luật Thủ đô; triển khai thi hành các nội dung của Luật của Luật đồng bộ, hiệu quả. Trong đó, từ ngày 1/1/2025, Hà Nội triển khai đợt tuyên truyền cao điểm về Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật trên địa bàn toàn thành phố, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và đặc biệt là các cơ quan báo chí Thủ đô theo đúng Chỉ thị số 37-CT/TU của ngày 6/12/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về triển khai thi hành Luật Thủ đô.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/luat-thu-do-2024-hien-thuc-khat-vong-vuon-minh-cua-thu-do.html

Cùng chủ đề

Phát triển giáo dục và đào tạo trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 xác định mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo Thủ đô: “Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao...” Phát triển giáo dục và đào tạo (Điều 22; khoản 2 Điều 43) Nghị quyết số 15-NQ/TW xác định phương hướng phát triển giáo dục của Thủ đô “Thu hút nguồn lực xã hội...

UBND phường của Hà Nội có không quá 9 công chức

Theo Nghị định 169 vừa được Chính phủ ban hành, UBND phường của TP Hà Nội có không quá 9 công chức, gồm Chủ tịch, không quá 2 Phó Chủ tịch và 6 công chức thuộc lĩnh vực đô thị, kế toán, tư pháp, văn hóa... Chính phủ vừa ban hành Nghị định 169 quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của UBND phường của TP Hà Nội. Nghị định nêu rõ, cơ cấu tổ chức của UBND phường...

Cơ hội xây dựng quy hoạch đô thị ven sông Hồng thành điểm đột phá

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 với nhiều quy định mới về chính sách, cơ chế đặc thù được xem là động lực, cơ hội để Hà Nội tập trung nguồn lực, xây dựng quy hoạch đô thị ven sông Hồng thành điểm đột phá. Về quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô; biện pháp bảo đảm thực hiện quy hoạch; quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị; cải tạo, chỉnh trang, tái...

Tổ chức chính quyền đô thị trong Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi - Tổ chức chính quyền đô thị - được quy định một chương trong Luật Thủ đô 2024 (Chương II) - là 1 trong 9 nhóm vấn đề quan trọng trong Luật Thủ đô. Nghị quyết số 15-NQ/TW xác định nhiệm vụ  “Hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, liên thông, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển, quản...

Báo Kinh tế & Đô thị ký kết hợp tác truyền thông với Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội

Kinhtedothi - Chiều 26/12, Báo Kinh tế & Đô thị và Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội triển khai ký kết thỏa thuận hợp tác về đẩy mạnh truyền thông về cải cách thủ tục hành chính và dịch vụ công trực tuyến, giai đoạn 2024 – 2025. Mục tiêu hợp tác giữa Báo Kinh tế & Đô thị và Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội nhằm phối hợp tuyên truyền rộng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn 2065

Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội vừa được phê duyệt đã đưa ra định hướng và lộ trình phát triển không gian Thủ đô Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1668/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Theo đó, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội,...

Kiểm tra, xử lý nhóm chèo kéo khách du lịch trên bãi biển Nha Trang

Kinhtedothi - UBND TP Nha Trang đã có văn bản khẩn chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý thông tin chèo kéo, thu phí trái phéo khách du lịch tại khu vực biển công cộng TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Sáng 31/12, Văn phòng UBND TP Nha Trang cho biết, Phó Chủ tịch UBND TP Nha Trang Nguyễn Văn Minh đã ký văn bản khẩn gửi Phòng Văn hóa và Thông tin, Công an TP, Đội...

Nhiều luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024; Luật Đường bộ 2024; Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024; Luật Thủ đô 2024... là những luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bảo...

Quy định trình tự đầu tư xây dựng

Trong đó, Nghị định quy định rõ về trình tự đầu tư xây dựng. Theo đó, trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 được quy định cụ thể như sau: a- Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: lập đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài (nếu có); lập, thẩm...

Tạo thể chế hiện thực hóa khát vọng vươn mình

Kinhtedothi - Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 với nhiều chính sách thù vượt trội. Có hiệu lực từ 1/1/2025, Luật Thủ đô 2024 là bệ phóng thể chế, gỡ các điểm nghẽn để Hà Nội tạo đà phát triển bứt phá trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Kỳ vọng về một Thủ đô phát triển xứng tầm Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, không...

Bài đọc nhiều

Bước tiến mới tại “siêu” dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Đang có nhiều tín hiệu cho thấy chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, do liên danh Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn - Terminal Investment Limited Holding S.A đề xuất sẽ sớm được cấp có thẩm quyền thông qua. Bước tiến mới tại “siêu” dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần GiờĐang có nhiều tín hiệu cho thấy chủ trương đầu tư Dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ,...

Chuyên gia: Giá nhà tại Việt Nam tăng gấp 400 lần chỉ sau vài thập kỷ

(Dân trí) - Các chuyên gia nhấn mạnh việc giá nhà vượt quá mức thu nhập là điều bất hợp lý. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ cần triển khai các giải pháp tăng nguồn cung cũng như điều tiết thị trường. Giá nhà tăng gấp 400 lần sau vài chục nămTại tọa đàm do Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) tổ chức chiều 27/12, tiến sĩ Võ Trí Thành điểm lại việc tăng giá...

Đề xuất xây dựng cơ chế giá thủy điện tích năng và điện rác

TPO - Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị Bộ Công Thương bổ sung thêm các chính sách phát triển nguồn thủy điện tích năng và nguồn điện từ chất thải, trong đó quan tâm đến vấn đề cơ chế giá điện.  TPO - Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị Bộ Công Thương bổ sung thêm các chính sách phát triển nguồn thủy điện tích năng và nguồn...

Điều chỉnh thiết kế tổng mặt bằng, dân có được cấp “sổ đỏ”?

Sai lệch thiết kế Theo giới thiệu của các nhân viên bán hàng (tầng 1, chung cư MHD Trung Văn), dự án này được thiết kế xây dựng 2 tòa 37-39 tầng. Tòa căn hộ 39 tầng, 1 sàn có 8 căn hộ với các loại...

TP.HCM nên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào ngành nào?

Nhiều nhà đầu tư đang dồn về TP.HCM đề xuất các dự án với công nghệ tiên tiến, ít thâm dụng đất đai. Vấn đề đặt ra là Thành phố nên chú trọng thu hút đầu tư vào một số ngành “hot” hay nhiều ngành khác nhau. Nhiều nhà đầu tư đang dồn về TP.HCM đề xuất các dự án với công nghệ tiên tiến, ít thâm dụng đất đai. Vấn đề đặt ra là Thành phố nên chú trọng...

Cùng chuyên mục

Hé lộ lý do phải điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành

Việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ bổ sung 8 hangar bảo trì tàu bay dự phòng cho phát sinh nhu cầu của các hãng hàng không về bảo trì tàu bay tại hangar trong quá trình khai thác giai đoạn 1. Hé lộ lý do phải điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long ThànhViệc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long...

Khu vực sở hữu mức giá bất động sản cao bậc nhất hà nội được dự báo sẽ còn tiếp tục tăng giá

(CLO) Hạ tầng giao thông tỷ đô, các đại dự án thương mại dịch vụ cùng quy hoạch trụ sở các cơ quan bộ ngành giúp bất động sản Tây Hồ luôn có sức hút và tăng giá ổn định theo thời gian. ...

Haus Da Lat – Khát vọng kiến tạo điểm đến toàn cầu từ những thương hiệu huyền thoại trên thế giới

Đà Lạt (Lâm Đồng), thành phố được đánh giá là đặc biệt hàng đầu Đông Nam Á về khí hậu, kiến trúc và thiên nhiên, vừa đón nhận một dự án bất động sản tiêu chuẩn ESG đầu tiên tại Việt Nam được truyền thông thế giới quan tâm, khẳng định...

5 thương vụ M&A bất động sản nổi bật nhất năm 2024

(Dân trí) - Tổng giá trị 5 thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập) bất động sản nổi bật năm 2024 đạt hơn 1,8 tỷ USD. Năm 2024, thị trường M&A bất động sản Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ với tổng giá trị giao dịch đạt mức kỷ lục.Các thương vụ lớn liên tục được công bố cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một...

TP.HCM nên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào ngành nào?

Nhiều nhà đầu tư đang dồn về TP.HCM đề xuất các dự án với công nghệ tiên tiến, ít thâm dụng đất đai. Vấn đề đặt ra là Thành phố nên chú trọng thu hút đầu tư vào một số ngành “hot” hay nhiều ngành khác nhau. Nhiều nhà đầu tư đang dồn về TP.HCM đề xuất các dự án với công nghệ tiên tiến, ít thâm dụng đất đai. Vấn đề đặt ra là Thành phố nên chú trọng...

Mới nhất

Ngôi sao Thái Lan: “Hãy hỏi xem tuyển Việt Nam có sợ chúng tôi không”

(Dân trí) - Trung vệ Chalermsak Aukkee của Thái Lan tự tin khẳng định không sợ đội tuyển Việt Nam và tiền đạo nhập tịch Nguyễn Xuân Son. Đội tuyển Thái Lan đã giành quyền lọt vào chung kết AFF Cup 2024 khi giành chiến thắng với tổng tỷ số 4-3 sau hai lượt trận trước Philippines. Trong trận bán...

Sắp xếp, điều chỉnh lực lượng Quân đội có lộ trình, vừa làm vừa rút kinh nghiệm

Làm tốt công tác về tư tưởng, tổ chức, công tác cán bộ và chính sách nên Quân đội luôn giữ vững được sự ổn định trong suốt quá trình điều chỉnh lực lượng, bảo đảm huấn luyện, chiến đấu không bị gián đoạn. LỜI TÒA SOẠN Xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh là một trong những nội dung trọng...

Đếm ngược thời khắc ‘chốt hạ’ thỏa thuận Nga-Ukraine, EU đã chuẩn bị tốt, một nước Đông Âu chọn cách đối đầu

Hôm nay (31/12), thỏa thuận vận chuyển khí đốt hiện tại giữa Nga-Ukraine sẽ hết hạn. Gần đây, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố không còn thời gian để gia hạn hợp đồng này và ở phía Đông, các thành viên Liên minh châu Âu đang "ngồi trên đống lửa".

Lạm phát giảm, nghèo đói tăng ở Argentina

(CLO) Tháng trước, Tổng thống Argentina Javier Milei gây chú ý khi đăng tải bức ảnh ông cùng nội các tạo dáng với chiếc cưa máy vàng - biểu tượng của...

Gạo giảm, lúa tăng nhẹ

Giá lúa gạo hôm nay ngày 31/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhiều. Thị trường lượng ít, giá gạo thành phẩm giảm, lúa có xu hướng tăng. Giá lúa gạo hôm nay ngày 31/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động không nhiều với cả gạo và...

Mới nhất