Trang chủNewsThời sựHiện thực hóa đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Hiện thực hóa đường sắt cao tốc Bắc – Nam

L.T.S: Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đang quyết liệt triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Đã đến lúc phải thay đổi

Sự “lép vế” của đường sắt hiện hữu so với các phương thức vận tải khác đòi hỏi cần có cuộc cách mạng để hiện đại hóa hệ thống đường sắt quốc gia

Mạng lưới đường sắt quốc gia đi qua 34 tỉnh, thành phố trên cả nước, gồm 7 tuyến chính: Hà Nội – TP HCM, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Quán Triều, Kép – Lưu Xá, Kép – Hạ Long và một số tuyến nhánh với tổng chiều dài 3.143 km, 297 ga. Với gần 150 năm tồn tại, mạng lưới đường sắt quốc gia đã đến lúc phải thay đổi.

Mất dần vai trò “xương sống”

Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đường sắt là loại hình vận tải có ưu điểm vượt trội về năng lực và tốc độ vận chuyển trên cự ly trung bình và dài, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tăng cường kết nối giữa các vùng miền. Tuy nhiên, do xây dựng từ lâu, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, chiến tranh tàn phá, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ nên kết cấu hạ tầng đường sắt chắp vá, chưa đồng bộ; tốc độ chạy tàu hạn chế, năng lực thông qua thấp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, chưa kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác.

Để đáp ứng nhu cầu vận tải, yêu cầu phát triển tại các đô thị lớn, Chính phủ đã quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP HCM. Trong đó, tại Hà Nội sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 413 km và 3 tuyến monorail (tàu một ray) với tổng chiều dài khoảng 44 km. Tại TP HCM sẽ xây dựng 8 tuyến xuyên tâm và vành đai nối các trung tâm chính của thành phố với tổng chiều dài khoảng 173 km; 3 tuyến xe điện mặt đất hoặc đường sắt một ray. Tuy nhiên, tiến độ triển khai các dự án đường sắt đô thị đều rất chậm so với dự kiến. Hiện nay, tại Hà Nội chỉ mới đưa vào vận hành, khai thác tuyến số 2A Cát Linh – Hà Đông (13 km) và đoạn trên cao tuyến 3.1 Nhổn – ga Hà Nội (8,5 km).

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR), cho biết với đường sắt quốc gia, những năm 1980, khối lượng vận chuyển của đường sắt so với toàn ngành GTVT chiếm tới 29,2% thị phần vận tải khách và chiếm 7,5% thị phần vận tải hàng hóa. Khi ấy, tàu hỏa vẫn là phương tiện đi lại chủ yếu của hành khách và là “xương sống” trong vận tải trục Bắc – Nam cả về hành khách và hàng hóa. Thế nhưng, những năm gần đây, với sự phát triển mạnh của vận tải đường bộ, hàng không, hàng hải, thị phần vận tải đường sắt sụt giảm mạnh. Năm 2011, vận tải hành khách bằng đường sắt đạt hơn 11,9 triệu nhưng đến năm 2016 chỉ còn 9,8 triệu, con số này năm 2019 là hơn 8 triệu. Sau khi trải qua đại dịch COVID-19 đầy khó khăn, vận tải đường sắt bắt đầu phục hồi, song năm 2022 cũng chỉ được hơn 4,4 triệu khách – chỉ chiếm 1,02% thị phần luân chuyển hành khách. Thị phần luân chuyển hàng hóa còn nhỏ hơn – khoảng 0,94%.

Theo ông Mạnh, chiều dài toàn mạng lưới đường sắt hơn 3.000 km nhưng 85% là khổ đường hẹp (1.000 mm), đường đơn với quá nhiều giao cắt đồng mức, hơn 4.800 vị trí giao cắt với đường bộ (trong đó lối đi tự mở hơn 3.300 vị trí) khiến năng lực thông qua hạn chế. Công nghệ chạy tàu diesel hiện nay cũng là công nghệ cũ; ray nhiều chủng loại, có mối nối nên chạy tàu không êm thuận. Tàu khách mác cao nhất tốc độ lữ hành bình quân chỉ xấp xỉ 50 km/giờ, khu đoạn có thể chạy cao nhất cũng chỉ 100 km/giờ.

Bên cạnh đó, đường sắt hiện cũng thiếu tính kết nối. Khu ga hành khách thiếu kết nối với phương tiện vận tải khác. Khu ga hàng hóa thì thiếu kho, bãi, thiếu kết nối đường sắt vào cảng biển, sân bay, khu công nghiệp… dẫn đến phải trung chuyển để gom hàng về đường sắt. Điều này khiến giá cước vận chuyển đường sắt từ ga đến ga dù rẻ nhưng cộng chi phí trung chuyển, bốc xếp hai đầu nên giá thành vận chuyển còn cao.

Thời gian qua, ngành đường sắt đã chủ động đổi mới mạnh mẽ dịch vụ, khai thác các đoàn tàu khách chất lượng cao, đưa cửa khẩu đường sắt vào sâu nội địa nhằm tạo thuận lợi hơn cho khách hàng… Tuy nhiên, với hạ tầng hiện hữu, đường sắt vẫn không thể cạnh tranh được với các phương thức khác.

Đồ họa: LAN CHI

Đồ họa: LAN CHI

Cần thiết đầu tư sớm đường sắt tốc độ cao

TS Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, cho rằng dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam đã được trình Quốc hội từ năm 2010, đến giờ chúng ta mới trình lại là chậm.

Theo ông Kiên, không thể để chậm hơn nữa, việc triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam khổ 1.435 mm đường đôi là yêu cầu cấp bách, đòi hỏi tất yếu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong khi đó, theo ông Phạm Hữu Sơn, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI), hành lang kinh tế Bắc – Nam là hành lang quan trọng nhất của cả nước, kết nối hơn 20 tỉnh, thành, tập trung khoảng 49% dân số, 40% khu công nghiệp, 55% cảng biển lớn, 3/6 vùng kinh tế và đóng góp trên 50% GDP cả nước. Trên hành lang này có đầy đủ cả 5 phương thức vận tải. Những năm qua, trên hành lang kinh tế này, vận tải hàng hóa của đường bộ chiếm thị phần trên 70%, hàng hải và ven biển đảm nhận gần 28%. Còn về vận chuyển hành khách, đường bộ chiếm trên 90%, hàng không chiếm 7%. Đối với đường sắt, thị phần vận tải hàng hóa, hành khách chỉ chiếm khoảng 0,5%-1,3%. “Việc mất cân đối về thị phần vận tải trên hành lang Bắc – Nam dẫn đến nhiều hệ lụy với phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể, chi phí logistics của nước ta đang ở mức cao, chiếm khoảng 16,8% GDP – cao hơn khoảng 1,6 lần so với mức trung bình thế giới” – ông Sơn dẫn chứng. Do vậy, theo ông Sơn, cấp thiết phải triển khai dự án đường sắt tốc độ cao trên hành lang kinh tế này.

Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Trần Thiện Cảnh, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, cho rằng để vận tải đường sắt lấy lại thị phần và đáp ứng được mục tiêu đến năm 2050 phát thải ròng bằng 0 như cam kết của Việt Nam tại COP26, việc chuyển đổi, điện khí hóa hạ tầng, phương tiện sử dụng năng lượng xanh… là cần thiết. “Phải sớm đầu tư các tuyến đường sắt mới hiện đại, đặc biệt là đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 49-KL/TW ngày 28-2-2023 về định hướng phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cũng như nâng cấp đường sắt hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp” – ông Cảnh nói.

TS Phạm Hoài Chung, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, nhận xét đường sắt tốc độ cao sẽ có tính cạnh tranh với hàng không giá rẻ, vận tải ô tô ở cự ly 500 – 1.500 km do những lợi thế như an toàn, giá vé hợp lý (chỉ bằng khoảng 70% giá vé máy bay), thời gian được tối ưu. “So sánh với máy bay chặng Hà Nội – TP HCM, thời gian di chuyển của tàu bay chỉ 2 giờ nhưng tổng thời gian hành khách phải bỏ ra cho một chuyến bay khoảng 4 – 5 giờ. Với đường sắt tốc độ cao, chỉ tính tốc độ 320 km/giờ như một số quốc gia trên thế giới thì thời gian cho một hành trình dài hơn 1.500 km chỉ mất khoảng 5 giờ, tính cả thời gian dừng chờ tại các ga” – ông Chung dẫn chứng. 

Nhiều địa phương mong ngóng

Ngày 1-8-2024, tại TP Đà Nẵng, trong buổi làm việc với đoàn công tác của Tiểu ban Kinh tế – Xã hội (Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng), lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung đề xuất sớm đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao để thuận tiện đi lại, phát triển kinh tế – xã hội các địa phương.

Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho rằng chúng ta đã và đang xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc. Muốn phát triển du lịch, phát triển nhanh hơn nữa thì phải có đường sắt tốc độ cao và phân kỳ ra các đoạn, tuyến để đầu tư. Còn theo ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đột phá về hạ tầng thì phải đột phá về giao thông, do đó cần cố gắng để có đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Ông Thái Thanh Quý – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An – đề xuất: “Nếu giai đoạn 2021 – 2025, chúng ta đã tạo ra sự đột phá về mạng lưới đường bộ cao tốc thì giai đoạn 2026 – 2030 cần tập trung để tạo đột phá trong đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và các tuyến đường sắt đô thị”.

N.Thế

 

Kết nối và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đường sắt cao tốc được xem là yếu tố không thể thiếu trong việc tăng cường kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương, đầu tư và du lịch ở một số nước trên thế giới.

Tại Trung Quốc, đường sắt cao tốc đã thúc đẩy phát triển khu vực và rút ngắn thời gian di chuyển, giúp tăng năng suất bằng cách nâng cao hiệu quả đi lại và kết nối. Hệ thống giao thông này cũng thúc đẩy ngành du lịch, giúp dễ tiếp cận các địa điểm xa xôi. Hơn nữa, kết nối được cải thiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh giữa các trung tâm đô thị, dẫn đến tăng trưởng kinh tế ở các khu vực trước đây chưa phát triển.

Việc mở rộng đường sắt cao tốc không chỉ góp phần phát triển các khu đô thị mới mà còn giúp đặt các nhà ga ở những khu vực chưa phát triển. Sáng kiến này thúc đẩy tăng trưởng đô thị thông qua kế hoạch phát triển tích hợp được gọi là “thị trấn mới của đường sắt cao tốc”, nhằm mục đích tạo ra doanh thu đáng kể từ việc bán bất động sản. Trung Quốc xem đường sắt cao tốc đóng vai trò “xương sống” giao thông quan trọng trong chiến lược đô thị hóa của quốc gia này.

Trong khi đó, đối với Nhật Bản, đường sắt cao tốc không phải là “điều kiện đủ” mà là “điều kiện cần” cho sự phát triển của khu vực. Tàu cao tốc Shinkansen có lịch sử 50 năm và Nhật Bản từ lâu đã cố gắng tận dụng Shinkansen cho sự phát triển của khu vực.

Bằng cách kết nối các trung tâm đô thị lớn như Tokyo, Osaka và Nagoya, Shinkansen đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của người dân, hàng hóa và dịch vụ, góp phần vào sự hình thành các cụm công nghiệp và trung tâm kinh tế mới. Ngoài ra, Shinkansen còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường bằng cách giảm lượng khí thải carbon và giảm ùn tắc giao thông. Hệ thống đường sắt cao tốc này đã trở thành một biểu tượng của công nghệ và hiệu quả, thu hút đông đảo khách du lịch đến Nhật Bản.

X.Mai

Nld.com.vn

Nguồn:https://nld.com.vn/hien-thuc-hoa-duong-sat-cao-toc-bac-nam-196240930211517828.htm

Cùng chủ đề

“Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn” nhờ đường sắt tốc độ cao

(Dân trí) - Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để "ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.   Là một công dân thủ đô sống ở năm 2047, bạn bước lên một chuyến tàu tốc hành tại ga Ngọc Hồi vào buổi sáng. Đoàn tàu xé gió lao về phương nam như một...

“Giải trình rõ lý do không chọn xây đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 250km/h”

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu báo cáo rõ cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h đường sắt tốc độ cao gắn với công nghệ hiện đại và giải trình rõ lý do không lựa chọn tốc độ thiết kế 250km/h. Nội dung này được đề cập trong thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên...

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử: Làm thế nào chạy thẳng về Cần Thơ?

TP.HCM vừa là điểm kết thúc của tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, vừa là điểm khởi đầu của tuyến đường sắt nối tới Cần Thơ. Theo các chuyên gia, nếu có phương án kết nối hợp lý, đến năm 2035 VN sẽ có tuyến đường sắt tốc độ cao từ Hà Nội vào TP.HCM nối thẳng tới Cần Thơ. Chưa chốt phương án kết nối 2 "siêu" đường sắt Theo dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền...

Chìa khóa đột phá phát triển kinh tế

Trước một dự án có quy mô cực lớn, số vốn đầu tư khổng...

Vì sao cần sớm làm đường sắt tốc độ cao?

Căn cứ năng lực tài chính quốc gia, các yếu tố kỹ thuật và...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Chuyện ít biết về nhà cổ trăm tuổi gắn liền với “người đẹp Tây Đô” phiên bản đời thực

(Dân trí) - Căn nhà hơn 100 năm tuổi ở trung tâm TP Cần Thơ là của gia đình "người đẹp Tây Đô" Lâm Thị Phấn. Căn nhà khóa trái cửa đã hơn chục năm nay, cây cối xung quanh mọc um tùm. Giữa lòng thành phố Cần Thơ sầm uất, ẩn mình một ngôi nhà cổ kính, mang đậm dấu ấn thời gian. Đó là nơi từng là mái ấm của "người đẹp Tây Đô" Lâm Thị Phấn, một...

Trầm trồ thưởng lãm nghệ thuật ánh sáng cùng Techcombank

“Không ngừng tiến tới phiên bản vượt trội”, đây là một trong chuỗi hoạt động chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội, tưng bừng kỷ niệm 31 năm thành lập Techcombank. Người xem mãn nhãn với màn trình diễn nghệ thuật tại Techcombank Ngôn ngữ nghệ thuật Generative Art với hơn 13 triệu tia sáng đại diện cho những khách hàng luôn đồng hành cùng Techcombank đã làm nhiều người xem mãn nhãn tại Techcombank Quang Trung, Lê Duẩn...

Di dời người dân trong đêm khỏi vùng sạt lở tại Hà Giang

Hà Giang - Nhiều hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở tại xã Việt Vinh được di dời ngay trong đêm. Khu vực sạt lở đất trên QL2 tại xã Việt Vinh. Ảnh: Người dân cung cấp Tối 29.9, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Đình Quang - Chủ tịch UBND xã Việt Vinh cho biết, địa phương đang khẩn trương di dời khoảng 40 người dân tại thôn Thượng Mỹ (cách điểm sạt lở tại Km51...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp hẹp Tổng thống Mông Cổ

Chiều 30/9/2024, sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp hẹp Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh tại Nhà lều danh dự trong Cung Nhà nước ở thủ đô Ulan Bator. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp hẹp Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp hẹp Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Những khoảnh khắc ấn tượng tại Hội đua bò Bảy Núi 2024

(Dân trí) - Hội đua bò Bảy Núi là một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc và hấp dẫn của tỉnh An Giang. Đây không chỉ là cuộc thi tranh tài giữa các chú bò mà còn là dịp để thể hiện văn hóa và tinh thần đoàn kết. Năm nay, hội đua bò Bảy Núi có 64 đôi bò tham gia tranh tài. Trước đó, những chú bò được đưa về sân đấu từ rất sớm để...

Cùng chuyên mục

Nhiều chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô trên VTV

VTV.vn - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV. Chiều 30/9, Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức cuộc họp thông tin tới khán giả về chùm chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Sự kiện do ông Đỗ Thanh Hải - Phó Tổng...

Bão Krathon vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 05

   Hướng đi của bão số 5. Ảnh: TT KTTV ...

Chương trình ‘Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai’ của Vinamilk hỗ trợ 6 tỷ đồng cho trẻ em vùng bão lũ

Hơn 1,2 triệu sản phẩm dinh dưỡng Vinamilk, tương đương 6 tỷ đồng, được hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Đại diện Vinamilk trao tặng bảng tượng trưng hơn 1.258.000 sản phẩm (tương đương 6 tỷ đồng) cho đại diện Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Ảnh: VGP/Lê Nguyễn Đây là cam kết của Vinamilk từ chương trình "Vượt thiên tai – Tiếp bước...

Hợp tác giữa Việt Nam với Pháp ngữ và Cộng hòa Pháp sẽ phát triển mạnh mẽ

NDO - Từ ngày 3-7/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ (Francophonie) lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Pháp, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng cho rằng đây là dịp rất...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi điện mừng Quốc khánh Trung Quốc

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam gửi điện mừng Quốc khánh Trung Quốc nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1.10.1949 - 1.10.2024). Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1.10.1949 - 1.10.2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có điện mừng gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình;...

Mới nhất

Người đẹp ăn chay đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Trái đất 2024

(Dân trí) - Người đẹp Cao Ngọc Bích (25 tuổi, Hưng Yên) từng vào top 10 tại Miss Earth Vietnam 2023, trở thành đại diện Việt Nam tại Miss Earth 2024 (Hoa hậu Trái đất). Đơn vị nắm giữ bản quyền cuộc thi Miss Earth Vietnam vừa công bố người đẹp Cao Ngọc Bích chính thức trở thành đại diện...

Dàn hot girl Việt Gen Z gây sốt vì vừa xinh đẹp, vừa học giỏi

(Dân trí) - Diệu Anh, Vừng, Mẫn Nhi và Hà Trang đều là những cái tên "làm mưa làm gió" trong cộng đồng du học sinh Việt khi sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp và loạt thành tích học tập ấn tượng. Từng trải qua khoảng thời gian khủng hoảng, không biết rõ định hướng tương lai, Diệu Anh, Vừng,...

Là ‘biểu tượng của sự giàu có’, Trung Quốc chi 525 tỷ mua bong bóng cá Việt Nam

Ở Trung Quốc, bong bóng cá không chỉ là món ăn bổ dưỡng dành cho người sành ăn mà còn là biểu tượng của sự thành công, giàu có. Thế nên, quốc gia này đã chi khoảng 525 tỷ đồng để mua mặt hàng này từ Việt Nam. Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản...

Nâng quan hệ hợp tác Việt Nam-Ireland lên tầm cao mới

Chuyến thăm Ireland của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, đẩy mạnh sự tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau, làm sâu sắc và mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ 2 nước. Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô...

Mới nhất