Quái vật Palaeospondylus được các nhóm nghiên cứu phân loại vào các nhóm trái ngược nhau, với mô tả hoàn toàn khác nhau về cấu trúc.
Theo Sci-News, dòng dõi quái vật Palaeospondylus cổ đại lần đầu tiên được phát hiện vào thập niên 80 của thế kỷ trước, với mô tả chung là một động vật vừa giống cá, vừa giống lươn, với một loại các đặc điểm hình thái kỳ lạ.
Nổi bật nhất trong dòng họ quái vật này là Palaeospondylus gunni, 390 triệu năm tuổi, được tìm thấy ở Scotland – Anh vài lần,
Tuy vậy các nhóm nghiên cứu khác nhau đã diễn giải cấu trúc hóa thạch của chúng hoàn toàn khác nhau, phân loại chúng vào vào hầu hết các nhóm động vật có xương sống không hàm và có hàm chính.
Nhưng giờ đây, một đại diện khác của nhóm quái vật này vừa lộ diện ở Úc hứa hẹn đem lại chút ánh sáng.
Sinh vật bí ẩn được khai quật từ lưu vực Georgina, phía Tây Queensland, miền Trung nước Úc, được bảo quản tuyệt vời dưới dạng 3D trong đá vôi 400 triệu năm tuổi, chứ không bị nghiền nát như các mẫu tại Anh.
Được đặt tên là Palaeospondylus australis, đây là một loài mới đóng vai trò họ hàng gần với loài được tìm thấy ở Anh.
Cấu trúc giống tổ ong và các đặc điểm bên trong phức tạp của hóa thạch mới gợi ý về ý nghĩa tiến hóa ban đầu của sinh vật này, mà các nhà khoa học tin rằng là một loài cá cổ quái.
Viết trên tạp chí khoa học National Science Review, nhóm tác giả dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Carole Burrow từ Bảo tàng Queensland (Úc) cho biết sinh vật vừa được khai quật cho thấy con trưởng thành vẫn giữ lại nhiều đặc điểm khi còn non.
Cùng với một số chi tiết khác, họ nhận thấy nó rất có thể là họ hàng của loài cá mập ngày nay.
Hóa thạch mới cũng tiết lộ các đặc điểm thần kinh sọ não của Palaeospondylus, bổ sung thêm thông tin quan trọng về mối quan hệ của nó với các loài khác.
Tuy vậy, cũng chính những dữ liệu này cũng đem lại một số thông tin đầy mâu thuẫn, khiến các nhà khoa học bối rối và hy vọng có thể lý giải khi tìm thấy các đại diện khác của loài hoặc của chi động vật này.
Với 2 loài được tìm thấy cách xa nhau ở châu Âu và châu Úc, dòng dõi Palaeospondylus có thể đã lan rộng khắp đại dương toàn cầu vào kỷ Devon.
“Bước đột phá này không chỉ làm phong phú thêm hiểu biết của chúng ta về hệ sinh thái cổ đại của Úc mà còn làm nổi bật mối liên hệ toàn cầu của đời sống động vật có xương sống ban đầu trên khắp các châu lục” – các tác giả nói.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/hien-ra-sau-400-trieu-nam-quai-vat-nhieu-chan-dung-gay-boi-roi-172241216073226694.htm