Trang chủKinh tếNông nghiệpHiến đất trị giá tiền tỷ xây nghĩa trang liệt sĩ, một...

Hiến đất trị giá tiền tỷ xây nghĩa trang liệt sĩ, một nông dân Hải Dương được tôn vinh


Nghĩa cử cao đẹp của lão nông hiến hơn 1000 m2 đất để xây Nghĩa trang Liệt sĩ

Phóng viên Dân Việt đã tìm về thôn Thanh Tảo, xã Lê Lợi, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương tìm gặp ông Nguyễn Văn Tuyệt.

Ông Nguyễn Văn Tuyệt là một trong số ít lão nông vừa đi dự buổi giao lưu các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía Bắc.

Ông Nguyễn Văn Tuyệt là 1 trong 33 điển hình được tôn vinh tại Chương trình “Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024”. Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức ngày 3/10 vừa qua.

Clip: Ông Nguyễn Văn Tuyệt chia sẻ về việc hiến đất để địa phương nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ. T/h: Nguyễn Việt.

Chương trình đã tôn vinh 33 điển hình là các tập thể, cá nhân tiêu biểu đại diện các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phòng chống tệ nạn…

Ông Tuyệt được tôn vinh bởi ông là một công dân gương mẫu, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như ở địa phương, đặc biệt ông có nghĩa cử cao đẹp, khi đã hiến hơn 1000 m2 đất để thực hiện dự án mở rộng, nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ của xã Lê Lợi.

Bí thư Đảng uỷ xã Lê Lợi Nguyễn Văn Luận cho biết, Nghĩa trang Liệt sĩ của xã Lê Lợi nhiều năm trước đã cũ, xuống cấp, nhiều phần mộ liệt sĩ bị lún. Năm 2022, địa phương có chủ trường mở rộng, nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ của xã. Do cổng nghĩa trang cũ nằm sát cạnh được quốc lộ 37 nên khi mở rộng đòi hỏi cần phải lùi sâu để có phần diện tích, không gian trước nghĩa trang được rộng rãi để nhân dân đến thăm viếng, thắp hương liệt sĩ có chỗ đỗ xe.

Khi lùi vào sâu thì không đủ diện tích, không gian để quy hoạch các phần mộ, hay các công trình trong Nghĩa trang. Vì phần đằng sau nghĩa trang cũ là diện tích vườn của người dân. Vì vậy, xã đã thành lập đoàn lãnh đạo, cán bộ xuống gặp gỡ gia đình ông Nguyễn Văn Tuyệt để động viên thuyết phục.

Hiến đất trị giá tiền tỷ để xây Nghĩa trang Liệt sĩ, lão nông Hải Dương điển hình làm theo lời Bác- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Tuyệt, có anh trai, em trai là liệt sĩ và cũng có mộ phần trong nghĩa trang. Ảnh: Nguyễn Việt.

Bí thư Nguyễn Văn Luận chia sẻ: “Rất may, khi được cán bộ xã giải thích, tuyên truyền về chủ trương mở rộng Nghĩa trang Liệt sĩ của xã để phần mộ nơi yên nghỉ của các Anh hùng Liệt sĩ được chăm sóc, thờ phụng chu đáo hơn, khang trang hơn, cá nhân ông Tuyệt và vợ, các con đều đồng ý, đồng thuận trong việc hiến đất cho địa phương thực hiện dự án mở rộng, nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ của xã”.

Sau đó, gia đình ông Tuyệt đã cắt hơn 1000 m2 đất vườn đồi của gia đình phía sau Nghĩa trang Liệt sĩ bàn giao cho địa phương để thực hiện dự án. Hiện dự án cải tạo nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ của xã Lê Lợi đã hoàn thành, nghĩa trang đã có cảnh quan đẹp hơn, khang trang hơn, các phần mộ của Anh hùng Liệt sĩ của xã Lê Lợi được chăm sóc chu đáo hơn.

Không có thu nhập gì đáng kể, vẫn cấy lúa, nuôi gà để phục vụ đời sống

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Tuyệt sinh được 4 người con. Hiện nay, các con ông đều đã trưởng thành.

Trước đây, để nuôi được 4 con ăn học, ngoài mấy sào ruộng, gia đình ông có khu vườn đồi rộng hàng nghìn mét vuông để trồng sắn. Khi quả vải có giá trị cao, vợ chồng ông bỏ trồng sắn, chuyển qua trồng vải, nhãn.

Nhờ có vườn cây ăn quả, cộng với chăm chỉ làm ăn, vợ chồng ông Tuyệt đã nuôi được 4 người con ăn học, trưởng thành, đã có gia đình riêng.

Hiến đất trị giá tiền tỷ để xây Nghĩa trang Liệt sĩ, lão nông Hải Dương điển hình làm theo lời Bác- Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Tuyệt chỉ phần đất hơn 1000 m2 của gia đình công đức xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ xã Lê Lợi. Ảnh: Nguyễn Việt.

Hiện nay, giá trị kinh tế từ vườn đồi đã không còn đáng kể nữa nhưng giá trị đất lại khá cao. Trước đây, một số người đã đến hỏi mua để làm nơi xây dựng nghĩa trang gia đình nhưng ông Tuyệt không bán. Nếu bán, ông Tuyệt đã có hàng trăm triệu đồng. Còn với giá đất cao như hiện nay, chỗ diện tích hơn 1000 m2 đất của ông Tuyệt cũng có giá hàng trăm triệu đồng hoặc tiền tỷ.

Nhưng khi xã có chủ trương cải tạo, nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ của xã, ông Tuyệt và gia đình đã đồng ý, đồng thuận hiến đất để địa phương thực hiện dự án tâm linh này.

Ông Tuyệt nghĩ, hiến đất để địa phương nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ nhằm chăm lo phần mộ cho các Anh hùng Liệt sĩ, trong đó có phần mộ của anh trai, em trai ông có nơi yên nghỉ khang trang, sạch đẹp thì cũng rất ý nghĩa.

Hiến đất trị giá tiền tỷ để xây Nghĩa trang Liệt sĩ, lão nông Hải Dương điển hình làm theo lời Bác- Ảnh 3.

Ông Nguyễn Văn Tuyệt bên bia khắc danh sách công đức nghĩa trang liệt sĩ xã Lê Lợi. Ảnh: Nguyễn Việt.

Bởi các Anh hùng Liệt sĩ đã chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước, họ xứng đáng được tri ân, xứng đáng được yên nghỉ trong sự chăm lo của chính quyền địa phương và nhân dân.

Vì nghĩ như vậy nên ông Tuyệt đã không ngần ngại hiến phần đất của gia đình để chung sức cùng chính quyền địa phương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ.

Ông Nguyễn Văn Tuyệt mộc mạc chia sẻ: “Nhiều người bảo tôi sao ông không có tiền mà ông hiến đất nhiều thế. Tôi bảo tiền thì cũng ăn hết, còn tôi hiến đây thì cứ còn mãi mãi, các vị anh hùng cứ “bồi dưỡng” cho tôi sức khoẻ, sống lâu là tôi thích rồi”.

Sau khi hiến đất cho xã để nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ, phần diện tích còn lại ông Tuyệt chia cho con. Vì vậy, hiện nay, không còn vườn đồi, thành ra vợ chồng ông Tuyệt cũng không có nguồn thu gì đáng kể.

Hiến đất trị giá tiền tỷ để xây Nghĩa trang Liệt sĩ, lão nông Hải Dương điển hình làm theo lời Bác- Ảnh 4.

Ông Nguyễn Văn Tuyệt là 1 trong 33 điển hình được tôn vinh tại Chương trình “Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024”. Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức ngày 3/10 vừa qua. Ảnh: Nguyễn Việt.

Hai vợ chồng ông Tuyệt không có lương hưu, không kinh doanh buôn bán gì, chỉ cấy 2 sào ruộng để lấy thóc gạo ăn, nuôi một ít gà đẻ trứng, nuôi vài con chó. Nguồn thu có chăng đến từ việc bán con gà, quả trứng hay đàn chó con.

Thu nhập đó, vợ chồng ông Tuyệt dùng để chi dùng hàng ngày. Các con của ông bà hiếu thảo nên hàng tháng cũng đều gửi tiền biếu bố mẹ để chi tiêu nhưng ông bà giữ lại, chỉ để dùng vào những khi cần thiết hoặc khi gia đình có việc lớn.

Sự gương mẫu trong chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương, với nghĩa cử cao đẹp trong việc hiến đất để chính quyền cải tạo, nâng cấp Nghĩa trang Liệt sĩ của gia đình ông Tuyệt đã được các cấp chính quyền ghi nhận, đánh giá cao.

Trước đó, năm 2023, ông Nguyễn Văn Tuyệt đã được Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tặng Bằng khen vì có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2019 – 2023.





Nguồn: https://danviet.vn/hien-dat-tri-gia-tien-ty-xay-nghia-trang-liet-si-mot-nong-dan-hai-duong-duoc-ton-vinh-20241010111420595.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thương sinh năm 1990: Hồ sơ có gì?

Chân dung nữ ứng viên Phó giáo sư 2024 trẻ nhất Trường Đại học Ngoại thươngNgày 8/10, Hội đồng giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức...

Giá cau cao nhất Việt Nam thương lái từng thu mua là bao nhiêu, vùng nào giá cau đang hot nhất?

Giá cau tăng cao chưa từng thấyKhoảng 1 tuần trở lại đây, tại các địa phương ở tỉnh Đắk L ắ k, thay cho hình ảnh các thương lái đi thu gom sầu riêng là hình ảnh đội ngũ thương lái đi thu mua cau tươi.Giá...

Cô giáo giàu lòng nhân ái được vinh danh “người tốt việc tốt”

Về chuyên môn, cô Thanh Vân luôn quan tâm, bồi dưỡng đến chất lượng mũi nhọn và đạt kết quả tốt khi có em Nguyễn Hương Giang lớp 9A đạt giải nhất, em...

Bài đọc nhiều

Thực hiện Luật Đất đai 2024, Đắk Lắk đang gỡ vướng tại hàng trăm ngàn ha đất nông lâm trường

Tại cuộc họp ngày 8/10, Ban chỉ đạo quản lý, sử dụng đất của các công ty nông lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk đã thảo luận về những thách thức trong việc áp dụng Luật Đất đai 2024 vào thực tiễn.Với 51 tổ chức nông, lâm...

“Quán quân” trồng hồng ở Hàn Quốc đã bán loại quả ngon này sang thị trường Việt Nam, giá thế nào?

Thầy giáo dạy toán trở thành "quán quân" trồng hồng ở Hàn Quốc Tỉnh Gyeongsangnamdo (Hàn Quốc) là nơi nổi tiếng khí hậu mát mẻ quanh năm, được ví là "thủ phủ" trái hồng Hàn Quốc với những vườn trồng hồng nhiều năm tuổi, thậm chí có...

Cấp ngựa bạch tạo sinh kế cho đồng bào DTTS

Quá trình nuôi ngựa bạch hoàn toàn có thể tận dụng các loại thức ăn tự nhiên sẵn có như cỏ, lá ngô kết hợp với ngô hạt hoặc thóc xay. Mỗi hộ, chỉ cần đầu tư từ 20 - 60 triệu đồng là có thể mua được một con ngựa giống non khoảng 5 tháng tuổi. Nếu chăm sóc tốt, sau 3 năm là ngựa cái bắt đầu sinh sản, trung bình ngựa cái sẽ đẻ...

Bình Định tìm giải pháp sản xuất, tiêu thụ nông sản bền vững

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng cho biết, việc giải quyết kiến nghị, đề xuất giữa các cơ quan quản lý nhà nước với thương nhân theo nguyên tắc chính quyền tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ quy định pháp luật cho thương nhân trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, thương nhân có trách nhiệm, nghĩa vụ ổn định giá cả thị trường, tuân thủ pháp luật trong việc đảm bảo chất...

Từng có gần 10.000ha, vì sao diện tích ca cao của tỉnh Bến Tre biến mất khỏi bản đồ?

Đây thông tin được chia sẻ tại Hội thảo thường niên Câu lạc bộ Ca cao ASEAN do được Bộ NNPTNT đăng cai tổ chức tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 9/10. Diện tích ca cao Việt Nam giảm mạnhTS. Nguyễn Viết Khoa, Ban...

Cùng chuyên mục

Giá cau cao nhất Việt Nam thương lái từng thu mua là bao nhiêu, vùng nào giá cau đang hot nhất?

Giá cau tăng cao chưa từng thấyKhoảng 1 tuần trở lại đây, tại các địa phương ở tỉnh Đắk L ắ k, thay cho hình ảnh các thương lái đi thu gom sầu riêng là hình ảnh đội ngũ thương lái đi thu mua cau tươi.Giá...

Đồng hành cùng nông dân khôi phục sản xuất

Thiệt hại lớn về nông nghiệp Do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lũ, ngập lụt kéo dài, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội bị thiệt hại lớn về sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội, ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn, gây thiệt hại...

Sức gió của siêu bão Milton ở Mỹ khủng khiếp như thế nào?

Về sức gió của siêu bão Milton ở Mỹ, theo Trung tâm Bão quốc gia Mỹ, tại sân bay Albert Whitted ở St. Petersburg, tốc độ di chuyển của gió lên đến 64 dặm/giờ (tương đương 104 km/giờ), cũng có lúc ghi nhận 93 dặm/giờ (150...

Ra vườn vặt quả cà pháo chát chát, thái lát trộn với tai heo hóa đặc sản đất Minh Long Quảng Ngãi

Món gỏi tai heo trộn cà pháo thu hút thực khách ngay khi được dọn ra, bởi màu trắng của cà pháo và tai heo, điểm xuyến màu đỏ của ớt rất hấp dẫn. Món gỏi tai heo trộn cà pháo-đặc sản thôn quê ở huyện Minh...

Xã Nghĩa Tâm của tỉnh Yên Bái xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Duy trì và nâng cao các tiêu chí nông thôn mới đã đạtXã Nghĩa Tâm nằm ở phía Tây Nam của huyện Văn Chấn, cách trung tâm huyện 40 km, với hệ thống giao thông đi lại thuận tiện. Diện tích tự nhiên trên 4.400ha, dân...

Mới nhất

MEDLATEC Việt Nam ký kết hợp tác với Liên đoàn Lao động huyện Mê Linh chăm sóc sức khỏe người lao động

Sáng 8/10, trong khuôn khổ Hội nghị công bố các Quyết định thành lập và Ra mắt Công đoàn cơ sở thành lập trong 9 tháng đầu năm 2024, tại Trụ sở Liên đoàn...

Giống lúa mới của chiến sĩ Biên cương Hướng Phùng làm nên những mùa vàng no ấm

Xã Hướng Phùng có 1.638 hộ gồm 6.125 nhân khẩu, trong đó, tỷ lệ đồng bào dân tộc Vân Kiều chiếm trên 55% và hộ nghèo, cận nghèo chiếm hơn 35%. Là địa phương có diện tích ruộng lúa nước 155,1ha và hơn 5ha trồng hoa màu, song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên năng suất thấp, sản...

Vòng tròn đá bí ẩn ở Ai Cập có thể là đài quan sát thiên văn lâu đời nhất thế giới

TPO - Nabta Playa ở Ai Cập là vòng tròn đá cổ đại mà các nhà nghiên cứu nghi ngờ đã được sử dụng để xác định ngày hạ chí, báo hiệu mưa sắp đến. Đài quan sát thiên văn Nabta Playa 7.500 năm tuổi có thể là đài quan...

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(Dân trí) - Sáng 10/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã diễn ra Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Sáng 10/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy...

Mới nhất