Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHết lớp 10, học sinh đổi môn học lựa chọn thế nào...

Hết lớp 10, học sinh đổi môn học lựa chọn thế nào ?


NHIỀU LÝ DO KHIẾN HỌC SINH CÓ NGUYỆN VỌNG THAY ĐỔI MÔN 

M.K, HS lớp 10 Trường THPT Khương Hạ (Hà Nội), cho biết vì gia đình chuyển nhà nên em có nguyện vọng chuyển trường sau năm học này. Tuy nhiên, trường em là một trong số trường hiếm hoi của TP dạy cả môn mỹ thuật và âm nhạc trong các tổ hợp môn học tự chọn. Việc thiết kế tổ hợp môn học tự chọn của trường lại theo “combo”, nên không phải HS được chọn từng môn mà phải chọn theo tổ hợp môn, ở khối ngành mà em định hướng thi ĐH thì tổ hợp nào cũng có 2 môn là mỹ thuật và âm nhạc. Muốn hay không, HS cũng phải học để đủ 4 môn học tự chọn theo thiết kế của nhà trường.

Hết lớp 10, học sinh đổi môn học lựa chọn thế nào ? - Ảnh 1.

Học sinh lớp 10 Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) đặt câu hỏi thắc mắc về việc theo học các môn tự chọn vào thời điểm đầu năm học

Do vậy, theo M.K, khi chuyển sang trường khác, vấn đề lớn nhất phải đối mặt là trường định xin chuyển sẽ không có 2 môn mỹ thuật và âm nhạc, em sẽ phải thay thế bằng 2 môn học khác. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn cụ thể việc học bù và kiểm tra đánh giá sẽ ra sao trong học bạ.

Ghi nhận cho thấy, một số HS dù không chuyển trường nhưng sau 1 năm học thì có nguyện vọng chuyển môn học lựa chọn, vì thấy không phù hợp hoặc thay đổi định hướng thi vào ĐH. Lãnh đạo một số trường cho hay, từ cuối học kỳ 1 đến nay đã có một số HS, phụ huynh gặp trực tiếp ban giám hiệu hoặc thông qua giáo viên (GV) chủ nhiệm để đề đạt nguyện vọng xin chuyển môn học tự chọn cho con. Tuy nhiên, các trường chưa thể trả lời hoặc giải quyết trường hợp nào vì còn phải chờ văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của sở GD-ĐT.

Ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội), cho hay việc chuyển đi, chuyển đến của HS ở các trường trong cùng địa bàn TP hoặc từ tỉnh khác chuyển đến là nhu cầu thường xuyên, hằng năm. Từ năm học này, việc HS THPT chuyển đến gặp rắc rối vì lệch tổ hợp các môn tự chọn, thường là 1 – 2 môn. Hiện nay, các trường cũng chưa thể hướng dẫn gì cho HS và phụ huynh mà phải chờ chỉ đạo. Tuy nhiên, ông Khang đề xuất chấp nhận lệch một số môn trong tổ hợp 4 môn lựa chọn và HS, phụ huynh phải cam kết tự bù đắp môn học mà 1 năm qua HS chưa được học để có thể theo được chương trình khi lên lớp 11.

Ông Đàm Tiến Nam, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội), cho rằng cần quy định rõ việc HS chỉ được phép chuyển đổi môn học lựa chọn một lần trong cả cấp THPT để HS cân nhắc thật kỹ, tránh trường hợp đổi đi đổi lại nhiều lần gây khó khăn cho cả việc dạy của các trường và việc học của chính các em.

NGUYỆN VỌNG HỌC SINH PHẢI PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN NHÀ TRƯỜNG

Theo đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội, căn cứ Công văn 68 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập cấp THPT, hiện nay sở này cũng đang chuẩn bị xây dựng văn bản hướng dẫn phù hợp với điều kiện và nhu cầu của các trường học trên địa bàn TP để kịp thực hiện trước năm học tới. Tinh thần là không thay đổi ồ ạt, gây xáo trộn kế hoạch dạy học và sắp xếp đội ngũ, cơ sở vật chất hiện có của các trường.

Ghi nhận cho thấy, một số địa phương đã có hướng dẫn trước khi kết thúc năm học để các trường thực hiện. Ông Bạch Đăng Khoa, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang, cho hay sở này đã có văn bản nhằm hướng dẫn cụ thể, chi tiết một số nội dung liên quan tới việc thực hiện chuyển trường đối với HS THPT trên địa bàn tỉnh, cập nhật những thay đổi liên quan tới việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và các quy định sửa đổi, bổ sung của Bộ GD-ĐT.

Học sinh tự bổ sung kiến thức, kỹ năng của môn học mới

Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, trong trường hợp đặc biệt, HS có nguyện vọng đổi môn học lựa chọn, hiệu trưởng xem xét, quyết định vào cuối năm học. HS phải cam kết tự bổ sung kiến thức, kỹ năng của môn học mới, có xác nhận của phụ huynh HS. Nhà trường có giải pháp để hỗ trợ HS nhằm nâng cao chất lượng học tập ở môn học mới ở lớp học tiếp theo.

Sở GD-ĐT Bắc Giang giao hiệu trưởng các trường xem xét HS có nguyện vọng xin chuyển đổi môn học lựa chọn, cụm chuyên đề học tập, căn cứ khả năng tổ chức của nhà trường, các điều kiện khác để có thể đáp ứng nguyện vọng của HS. Tuy nhiên, theo ông Khoa, dù thế nào các trường cũng phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nội dung nêu tại Công văn 68 của Bộ GD-ĐT.

Nhiều nhà trường cũng cho biết, việc cho phép HS đổi môn học lựa chọn chỉ có thể đáp ứng trên cơ sở những tổ hợp môn học lựa chọn mà trường đang có, chứ không thể vì một số HS xin đổi môn mà phát sinh các tổ hợp mới.

Hết lớp 10, học sinh đổi môn học lựa chọn thế nào ? - Ảnh 3.

Học sinh lớp 10 năm học này là lứa đầu tiên cấp THPT học theo chương trình giáo dục mới

NĂM HỌC TỚI, HẠN CHẾ TỐI ĐA VIỆC CHỌN SAI MÔN HỌC

Năm học 2023 – 2024, cùng với lớp 10, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ được áp dụng ở lớp 11. Lường trước những khó khăn sẽ tăng lên khi chương trình mới được mở rộng, các trường phổ thông trên địa bàn Hà Nội cho rằng, giải pháp quan trọng là đẩy mạnh tuyên truyền tới HS và phụ huynh HS về yêu cầu của chương trình mới để hạn chế tối đa việc chọn sai môn học.

Bà Trần Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm (Hà Nội), chia sẻ năm học tới ngoài việc bố trí nhiều vòng tư vấn trực tiếp với HS và phụ huynh HS, nhà trường sẽ tăng cường tư vấn trực tuyến và đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền. Mỗi HS được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng. Nhà trường dành khoảng 15 ngày để HS và gia đình cân nhắc, quyết định trước khi xếp lớp.

Chất lượng học tập của học sinh lớp 10 thay đổi rõ rệt

Thống kê của Sở GD-ĐT Hà Nội cho thấy, năm học 2022 – 2023, trong số các môn tự chọn thì vật lý có nhiều HS chọn nhất với tỷ lệ 68,2%; tiếp đến là môn tin học với 62,8%; địa lý 56,3%; giáo dục kinh tế và pháp luật 55,4%… Việc 2 môn mỹ thuật và âm nhạc có ít HS chọn nhất, với tỷ lệ lần lượt là với 1,8% và 4,3% không hẳn là do HS không thích, mà vì hầu hết các trường THPT chưa có GV của 2 môn học này.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng thông tin, được học các môn theo nguyện vọng, sở trường, chất lượng học tập của HS lớp 10 thay đổi rõ rệt. Kết quả sơ kết học kỳ 1 cho thấy, tỷ lệ HS yếu, kém ở các môn vật lý, hóa học, sinh học giảm, chỉ còn 0,1% – mức thấp nhất từ trước tới nay.

Trước thực tế có khá nhiều HS chọn học mỹ thuật nhưng chưa thể đáp ứng, bà Yến cho biết đã chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất và có phương án bố trí GV. Nhà trường đề xuất TP sớm tổ chức tuyển dụng GV âm nhạc, mỹ thuật để bảo đảm sự ổn định và đáp ứng nhiều hơn nguyện vọng của HS.

Tương tự, bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, cho hay năm học tới trường sẽ cố gắng tuyển hoặc ký hợp đồng GV để đáp ứng tối đa nguyện vọng của HS. “Khi được chọn theo nguyện vọng thực sự của HS thì chất lượng học tập tốt hơn và nhu cầu đổi môn sẽ hạn chế tối đa”, bà Quỳnh chia sẻ.

Chuẩn bị cho năm học tới, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, lưu ý các nhà trường đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ HS, phụ huynh chọn môn học phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp. “Các trường cần sớm định hình mô hình lớp học trong năm tới, xác định rõ nhu cầu về cơ sở vật chất, GV để chủ động chuẩn bị, cố gắng đáp ứng cao nhất nguyện vọng học tập của HS. Dự kiến, trong tháng 7, TP sẽ tổ chức tuyển dụng hơn 600 GV cấp THPT. Số lượng này sẽ phần nào bổ khuyết cho các nhà trường để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của chương trình mới”, ông Cương thông tin.



Source link

Cùng chủ đề

Hà Giang khắc phục khó khăn bước vào năm học mới

Năm học này, ngành giáo dục tỉnh Hà Giang tiếp tục gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất và tình trạng thiếu giáo viên. Do đó, trước thềm năm học mới, tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều giải pháp khắc phục nhằm bảo đảm công tác giảng dạy, học tập theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, từng bước thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. ...

Năm học mới – tâm thế mới

Ngày 5-9, trên 23 triệu học sinh các trường mầm non, phổ thông trên cả nước chính thức bước vào năm học mới, năm học 2024-2025 với nhiều thách thức và cũng đầy kỳ vọng. Chúng ta đều cảm nhận rõ được tình cảm ấm áp, yêu thương của các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh; cũng thấy rõ sự hào hứng, quyết tâm của học sinh cho một năm học mới. Theo số...

Năm học khởi đầu thi theo chương trình mới

Năm học 2024 - 2025 được Bộ GD-ĐT xác định là rất quan trọng bởi việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bước vào năm cuối hành trình đầu tiên, cũng là năm học bắt đầu tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới. Cùng với hai "chỉ dấu" đó là rất nhiều nhiệm vụ phải làm trong năm học mới. SẼ THUYẾT PHỤC XÃ HỘI VỀ KẾT QUẢ CỦA ĐỔI MỚI Sau 4 năm học...

Đồng Nai đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, giảm áp lực trường, lớp

Góp phần quan trọng kéo giảm áp lực trường, lớp Phóng viên: Đồng chí có thể cho biết, một số kết quả nổi bật, hiệu quả của việc xã hội hóa giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thời gian qua? Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai Trương Thị Kim Huệ: Tính đến năm học 2023-2024 vừa qua, mạng lưới trường ngoài công lập có 188 trường từ mầm non đến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Thí điểm dùng tiếng Anh dạy học, TP.HCM chuẩn bị ra sao?

Lợi thế từ đội ngũ giáo viênTheo TS Nguyễn Thanh Bình, trưởng khoa tiếng Anh (Trường đại học Sư phạm TP.HCM), lợi thế lớn...

Cùng chuyên mục

Cần Thơ trao học bổng, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Năm học này, thành phố Cần Thơ đầu tư xây dựng nhiều trường mới ở các cấp học, sửa chữa trường cũ đã xuống cấp, bổ sung thiết bị, tuyển thêm giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trao xe đạp cho học sinh Trường THCS Thới Hòa, quận Ô Môn. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố phối hợp các sở, ban...

Giới trẻ mang tri thức và tâm huyết phụng sự cộng đồng

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, giới trẻ ngày càng khẳng định vai trò tiên phong của mình trong việc đóng góp cho sự phát triển cộng đồng.

Xây dựng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành hình mẫu về xây dựng Đảng

Đại diện cán bộ học viên qua các thời kỳ của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Thị Phương Hậu, Viện trưởng Viện Văn hóa và Phát triển bày tỏ sự biết ơn các thế hệ cán bộ, giảng viên đã cống hiến cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và sự phát triển của Học viện Chính trị Quốc...

Cựu sinh viên ‘rút ruột’ 90% tiền ủng hộ đồng bào bị bão lũ

TPO - Được ủy quyền thay mặt câu lạc bộ ủng hộ số tiền 11.232.000 đồng nhưng H.T chỉ chuyển 1.123.200 đồng, thấp hơn mức công bố 10.108.800 đồng. Vụ việc được phát hiện sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê. Sự việc trên xảy ra ở Câu lạc bộ dự nguồn (CLB) thuộc Hội Sinh viên Trường Cao đẳng Công Thương TPHCM. Ngay sau đó, Đoàn thanh niên – Hội...

Mới nhất

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp Đại sứ Sri Lanka trình Quốc thư

Chúc mừng Đại sứ Poshitha Perera được bổ nhiệm làm Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Sri Lanka tại Việt Nam; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và am hiểu về khu vực, Đại sứ sẽ có nhiều đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy...

Cần Thơ trao học bổng, tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Năm học này, thành phố Cần Thơ đầu tư xây dựng nhiều trường mới ở các cấp học, sửa chữa trường cũ đã xuống cấp, bổ sung thiết bị, tuyển thêm giáo viên để đáp ứng nhu cầu dạy và học. Trao xe đạp cho học sinh Trường THCS Thới Hòa,...

Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn tiếp lãnh đạo MOECO

Tại buổi tiếp, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn đã thông tin tới lãnh đạo MOECO về tình hình triển khai chuỗi dự án Lô B cùng một số vấn đề liên quan. Sau một thời gian triển khai tích cực, phối hợp hiệu quả giữa các bên, chuỗi dự án Lô B đã có nhiều tín...

Ông Trump lần đầu kể lại vụ ám sát hụt trên sân golf

Lần đầu tiên kể chi tiết về vụ ám sát hụt trên sân golf, ông Trump đã ca ngợi Mật vụ Mỹ, và người dân vì báo cáo thông tin chi tiết phương tiện của nghi phạm Ryan Wesley Routh. Mật vụ Mỹ đã kịp thời phát hiện âm mưu ám sát nhằm vào ông Donald Trump, khi ông đang...

Mặt trận Tổ quốc sẽ lập đoàn giám sát phân bổ tiền ủng hộ các địa phương

VOV.VN - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) Hoàng Công Thủy cho biết, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương sẽ tổ chức các đoàn giám sát việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ tại các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3, đảm bảo công...

Mới nhất