Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHệ lụy từ việc ôn bài theo văn mẫu

Hệ lụy từ việc ôn bài theo văn mẫu


Riêng đối với đề môn ngữ văn, theo nhiều giám khảo tại TP.HCM, qua việc chấm thi cho thấy hệ lụy của việc học thuộc lòng, học theo văn mẫu thể hiện rất rõ trong bài làm của thí sinh.

A1.jpg

Công tác chấm thi tốt nghiệp THPT đang bước vào giai đoạn cuối, dự kiến công bố kết quả thi vào đầu tuần sau

NHIỀU BÀI VĂN NA NÁ NHAU…

Đó là nhận xét của nhiều giám khảo đang chấm thi tốt nghiệp THPT năm nay. Điều này thể hiện rõ nhất và chủ yếu ở câu 2 phần nghị luận văn học, khi đề yêu cầu phân tích một đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm. Lý giải hiện trạng này, một giáo viên dạy văn ở TP.HCM nói: “Đoạn trích Đất Nước là một trong 4 văn bản tiêu biểu về thể loại thơ trong chương trình lớp 12, thuộc trọng tâm ôn thi tốt nghiệp THPT. Trường nào cũng có tài liệu, văn mẫu cho học sinh ôn thi. Thậm chí có nhiều bài văn mẫu được học sinh nhiều trường dùng. Trong khi đó đoạn trích đề thi cho năm nay lại là đoạn thơ tiêu biểu nhất của văn bản Đất Nước, nên việc học sinh làm bài na ná nhau là điều dễ hiểu…”.

Ôn bài theo văn mẫu khiến thí sinh rơi vào thế bị động, do lệ thuộc kiến thức chứ chưa phải làm chủ kỹ năng. Vì vậy mà sau mỗi lần thi, thí sinh than với nhau là ôn bài này kỹ, hay bài kia chưa ôn, trúng tủ hay bị “tủ… đè”. Với bài làm văn năm nay, nhiều thí sinh giống nhau về cách giới thiệu tác giả, cách diễn đạt ở phần triển khai, cách đưa dẫn chứng liên hệ. Thậm chí kể cả những lỗi sai cũng… giống nhau. Chẳng hạn, những hình ảnh như “con chim phượng hoàng…”, “con cá ngư ông…” trong đoạn thơ đều bị học sinh hiểu sai là nói về chuyện “Ăn khế trả vàng”, chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” ở tận trời Tây!

Theo các giám khảo, việc liên tục gặp nhiều bài văn mẫu trong bài làm của thí sinh cho thấy đây là một hiện tượng “đạo văn” mà vô tình các em không nhận thức rõ. Đọc những bài làm này rất “nhàm chán” vì quen thuộc. Thường với những bài này thì giám khảo cho điểm ở mức khá (3 – 3,5 trên thang điểm 5) là tối đa. Những bài làm điểm tốt (từ 4 – 5 điểm) phải là những bài mang dấu ấn sáng tạo của riêng mình.

Với đề thi phân tích thơ, nếu thí sinh nắm vững dàn ý, kỹ năng phân tích một đoạn thơ trữ tình thì mọi đoạn thơ (kể cả chưa bao giờ đọc) cũng có thể dễ dàng làm được như cách yêu cầu của lớp 10, 11 thuộc chương trình mới 2018 áp dụng 2 năm nay.

ĐỀ TÀI QUEN THUỘC NHƯNG THÍ SINH THIẾU SỰ SÁNG TẠO

Đất nước là một đề tài quen thuộc. Học sinh đã được học các văn bản theo nhóm chủ đề này ở hầu hết các cấp học từ tiểu học đến THPT. Có rất nhiều bài thơ viết về đất nước, từ giản dị đơn sơ đến sâu sắc thâm trầm, như Quê hương (Đỗ Trung Quân), Quê hương (Giang Nam), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? của Chế Lan Viên… Vậy mà, tiếc thay, rất hiếm thí sinh có sự liên hệ, so sánh với các văn bản này để bài làm có chiều sâu, có điểm sáng tạo…

Chấm thi tốt nghiệp THPT 2024: Hệ lụy từ việc ôn bài theo văn mẫu- Ảnh 2.

Thí sinh trước giờ làm bài thi môn ngữ văn tốt nghiệp THPT 2024

Điểm quan trọng nữa, hình tượng đất nước trong đoạn thơ của Nguyễn Khoa Điềm có rất nhiều hình ảnh về văn hóa, phong tục, đời sống của ông cha xưa. Nhiều thí sinh không chịu tìm hiểu kỹ nên chưa cảm nhận hết ý nghĩa và vẻ đẹp của nó. Vì vậy bài làm khô cứng, máy móc, khuôn sáo… Đây cũng là một hậu quả nữa của việc quá lệ thuộc vào văn mẫu, mà thiếu sáng tạo của cách học và thi của môn văn tồn tại bấy lâu nay.

Dự kiến công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT lúc 8 giờ ngày 17.7

Theo Bộ GD-ĐT, thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vẫn dự kiến vào 8 giờ ngày 17.7, không công bố trước thời điểm này như thông tin trên một số báo chí và mạng xã hội.

Theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, sau khi công bố kết quả thi, chậm nhất từ ngày 19 – 21.7, sở GD-ĐT các địa phương sẽ tiến hành xét công nhận và công nhận tốt nghiệp THPT; chậm nhất ngày 23.7 sẽ cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Từ 17 – 26.7 sẽ thu nhận đơn phúc khảo của thí sinh (nếu có). Chậm nhất 9.8 xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo.

Tuệ Nguyễn

Chờ đợi thay đổi khi thực hiện thi theo chương trình mới

Ngay sau khi kết thúc giờ thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 vào ngày 27.6, Bộ GD-ĐT phải lên tiếng giải thích về đề thi ra vào tác phẩm “trúng tủ” với TS, trùng với đồn đoán của mạng xã hội trước khi kỳ thi diễn ra.

Khẳng định “đề thi môn ngữ văn đã được bảo mật tuyệt đối”, Bộ GD-ĐT lý giải: “Số lượng tác phẩm văn học trong chương trình hiện hành và phạm vi ra đề là có giới hạn. Do đó, việc suy đoán đúng tên tác phẩm, tác giả được sử dụng trong đề thi là ngẫu nhiên và có thể xảy ra. Tuy nhiên, đề thi sử dụng toàn bộ tác phẩm hay một phần tác phẩm hoặc một phần cụ thể nào của tác phẩm cũng như yêu cầu (lệnh hỏi) đối với TS là hoàn toàn khác biệt so với suy đoán trước đó”.

Nhiều giáo viên cũng cho rằng chỉ khi thi theo Chương trình GDPT 2018 với nhiều sách giáo khoa khác nhau và đề thi sẽ không ra vào một tác phẩm trong cuốn sách giáo khoa nào, thì tình trạng suy đoán đề ngữ văn mới có thể giảm bớt hoặc chấm dứt.

Cô Trịnh Thị Thu Tuyết, nguyên giáo viên ngữ văn Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), chia sẻ: “Bắt đầu từ sang năm, theo cách học và thi của Chương trình GDPT 2018, các ngữ liệu trong đề thi hoàn toàn là những văn bản bên ngoài sách giáo khoa, hy vọng đề thi ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ đem lại nhiều hứng thú, thách thức và cơ hội cho các thí sinh yêu văn chương, ham hiểu biết, khám phá, có tư duy độc lập, không thích đi theo lối mòn”.

Tuệ Nguyễn




Nguồn: https://thanhnien.vn/cham-thi-tot-nghiep-thpt-2024-he-luy-tu-viec-on-bai-theo-van-mau-185240708225129796.htm

Cùng chủ đề

Sau khi thanh toán lệ phí xét tuyển đại học, thí sinh cần lưu ý gì?

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, các thí sinh phải hoàn thành việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trước 17h ngày 30/7 và thực hiện nộp lệ phí đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến từ ngày 31/7 đến 17h ngày 6/8.Trong thời gian trên, thí sinh cần đăng nhập hệ thống của Bộ GD&ĐT để thanh toán lệ phí xét tuyển. Nếu thí sinh đăng ký xét tuyển thành công, nhưng quên...

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến vào cuối tháng 6

Thông tin trên được Bộ GD&ĐT nêu trong khung kế hoạch năm học 2024-2025 vừa ban hành mới đây. Các năm trước, Bộ hầu như không đưa ra dự kiến lịch thi tốt nghiệp THPT vào đầu năm học.2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới (chương trình 2018). Học sinh phải thi bốn môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn. Hai môn lựa chọn nằm trong...

Lịch thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến diễn ra ngày 26-27/6

Theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT vừa ban hành, lịch khai giảng năm học mới tổ chức vào ngày 5/9 như mọi năm.Thời gian học sinh tựu trường sớm nhất trước một tuần so với ngày tổ chức khai giảng.Riêng với lớp 1, học sinh tựu trường sớm nhất trước 2 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Học kỳ I kết thúc trước ngày 18/1/2025, hoàn thành chương trình và...

Số lượng thí sinh đăng ký vào ngành Sư phạm tăng 85%

Liên quan đến tình hình đăng ký tuyển sinh đại học, đặc biệt là những ngành được thí sinh ưu tiên nhiều nhất, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, năm nay, khối ngành sư phạm...

Không dùng ngữ liệu SGK để ra đề văn: Giáo viên nói gì về tính khả thi?

"Không bất ngờ"Đây là khẳng định của cô Dương Thanh Thủy - Tổ trưởng Tổ Ngữ văn, Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp, Hà Nội."Quy định này đúng định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thực chất, chương trình đã được ban hành từ 6 năm trước, định hướng rất rõ ràng từ đặc điểm môn học, mục tiêu, yêu cầu và nội dung giáo dục trong bộ môn, đồng thời có những giải thích và hướng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tìm hiểu văn hóa lịch sử từ những bảo tàng nổi tiếng tại thủ đô Hà Nội

Bảo tàng Văn học Việt Nam Bảo tàng Văn học Việt Nam là nơi lưu giữ và trưng...

7 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư, 10 ủy viên T.Ư đã thôi chức

Từ đầu năm tới nay, có 5 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư và 4 ủy viên T.Ư Đảng thôi chức. Tính từ đầu nhiệm kỳ XIII, đã có 7 ủy viên Bộ Chính trị, 1 ủy viên Ban Bí thư và 10 ủy viên T.Ư thôi chức. Chiều 14.8, thông tin về kết quả phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), Phó trưởng ban...

Bài đọc nhiều

Bộ GD-ĐT: Tiếp tục phối hợp với cơ quan an ninh xác minh, làm rõ bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc của ông...

Việc xác minh văn bằng cấp ba của ông Vương Tấn Việt được Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh thực hiện theo đề nghị của Ban Tôn giáo Chính phủ. Trước đó, hồi tháng 6, khi có thông tin về bằng tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt do Trường Đại học...

Học sinh Bạc Liêu, Nam Định, Hải Phòng đi học ngày nào?

Lịch tựu trường 2024 của 63 tỉnh thànhLịch tựu trường 2024 Bạc LiêuNgày 12/8, Sở GDĐT tỉnh Bạc Liêu cho biết, học sinh lớp 1 tựu trường sớm nhất từ ngày 19/8; các khối lớp còn lại tựu trường vào ngày 26/8; khai giảng năm học...

Nếu ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) dùng bằng cấp 3 giả, bằng đại học có bị tịch thu?

Ngày 13/8, Sở GDĐT TP.HCM cho biết, đã gửi công văn báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ về xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang).PGS.TS Tô...

Trao 150 suất học bổng tặng học sinh vượt khó học tốt

Trong chương trình, các đại biểu và thiếu nhi tham dự đã gặp gỡ, trò chuyện với các khách mời gồm Tiến sĩ tâm lý Lê Minh Công, giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khỏe tinh thần; Huỳnh Ngọc Hương Hoa, sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp phân hiệu Đồng Nai...

Bộ GD-ĐT lọc ảo 6 lần trên Hệ thống trước khi có điểm chuẩn đại học

Bộ GD-ĐT cho biết, quy trình lọc ảo là việc sử dụng phần mềm xét tuyển để lọc bỏ những thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng cao hơn vào trường khác ra khỏi danh sách trúng tuyển dự kiến mà trường gửi lên hệ thống. Điều này đảm bảo...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH Hà Nội không còn lưu hồ sơ tuyển sinh của ông Vương Tấn Việt

Theo thông tin từ Trường đại học Luật Hà Nội, học viên Vương Tấn Việt sinh năm 1959, trước khi dự tuyển nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp đại học ngành tiếng Anh năm 2001 tại Trường đại học Ngoại ngữ (nay là Trường đại học Hà Nội); tốt nghiệp đại học ngành luật năm 2019 tại Trường đại học Luật Hà...

Triển khai Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục năm 2024

Chiều 14/8, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025 và “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục”. ...

TP.HCM khuyến khích trường tiểu học dạy một số môn học bằng tiếng nước ngoài

Đó là một trong những nội dung dạy học quan trọng đối với ngành giáo dục tiểu học TP.HCM trong năm học 2024-2025 mà Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM Nguyễn Bảo Quốc nhấn mạnh tại Hội nghị Tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục tiểu học,...

Góp ý quy định dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong các cơ sở giáo dục

Với chính sách mở cửa, tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài nhằm nâng cao khả năng ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên và nghiên cứu viên sau đại học đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động hiện đại. Các chương trình, đề án dạy và học bằng tiếng Anh đặc biệt ở các môn STEM được chú trọng tại các tỉnh, đặc biệt...

Mới nhất

Dự báo giá cà phê 15/8/2024: Đồng loạt lao dốc?

Dự báo giá cà phê 13/8/2024: Ảnh hưởng của nhiều yếu tố, giá cà phê tiếp tục giảm Dự báo giá cà phê 14/8/2024: Lo ngại thời tiết tại Brazil đẩy giá cà phê tăng mạnh trở lại? Dự báo giá cà phê...

Một chủ doanh nghiệp tại TP.HCM trúng Vietlott hơn 47 tỉ đồng

Anh T.D. nhận giải Jackpot trị giá gần 48 tỉ đồng Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) vừa tiến hành trao giải Jackpot cho anh T.D. - chủ nhân thuê...

Bộ VHTTDL đề nghị xử lý người tung tin cháo lươn là di sản văn hóa phi vật thể

Các Quyết định nêu trên được ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố, cộng đồng chủ thể đại diện di sản hưởng ứng tích cực, là biện pháp động viên cộng đồng tiếp tục bảo tồn, duy trì, thực hành và phát huy tinh hoa nghề. Tuy nhiên, ngày 14/8/2024, mạng xã...

Mới nhất