Trang chủNewsKinh tếHé lộ mức tăng trưởng quý II, kinh tế Việt Nam nối...

Hé lộ mức tăng trưởng quý II, kinh tế Việt Nam nối tiếp đà phục hồi


Hé lộ mức tăng trưởng quý II, kinh tế Việt Nam nối tiếp đà phục hồi

Nền kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng khoảng 6% trong quý II/2024. Đà hồi phục đang tiếp tục.





Chỉ số Sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng 6,8%. Ảnh: Dũng Minh

Nền kinh tế tiếp đà hồi phục

Chỉ còn nửa tháng nữa, nền kinh tế Việt Nam sẽ đi hết chặng cuối cùng của quý II/2024. Câu hỏi đặt ra là, liệu quý II năm nay, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ là bao nhiêu và liệu nền kinh tế có đi đúng kịch bản hay không?

Rất nhiều dự báo đã được đưa ra về tăng trưởng GDP của quý II/2024. Nhóm chuyên gia tại BIDV của ông Cấn Văn Lực là một ví dụ. Theo dự báo của nhóm nghiên cứu này, tăng trưởng GDP quý II/2024 sẽ tiếp tục khả quan, có thể đạt 5,9-6,3%, qua đó giúp tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt khoảng 5,8-6,2%. “Các động lực tăng trưởng đang hồi phục, dù không đồng đều”, chuyên gia Cấn Văn Lực nói.

Kém lạc quan hơn, Ngân hàng Standard Chartered ngay từ giữa tháng 4/2024 đã dự báo rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt khoảng 5,3% trong quý II/2024, sau đó tăng dần lên 6% trong quý III và kỳ vọng lên tới 6,7% trong quý IV/2024. Theo Standard Chartered, kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà hồi phục, bất chấp rủi ro.

Trong khi đó, tại dự báo vừa được công bố, Ngân hàng UOB cho rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6% trong quý II/2024. Mức tăng trưởng này đạt được dựa trên các hoạt động kinh tế đang đi đúng hướng, dòng vốn đầu tư nước ngoài tích cực, sản xuất, dịch vụ đều trong đà hồi phục.

“Số liệu gần đây nhất do Tổng cục Thống kê công bố tiếp tục khẳng định triển vọng tích cực về quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) cho lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 5, ở mức 50,3 điểm và là lần tăng thứ 4 tích cực trong 5 tháng đầu năm”, UOB nhận định.

Số liệu thống kê về tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm phải cuối tháng 6 mới được công bố. Tuy vậy, đà hồi phục của nền kinh tế là điều nhìn thấy rất rõ. Số liệu thống kê sau 5 tháng đầu năm cho thấy, Chỉ số Sản xuất công nghiệp tăng 6,8%; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tăng trưởng tích cực, lần lượt là tăng 16,6%, 15,% và 18,2% so với cùng kỳ năm trước; giải ngân đầu tư công 5 tháng đạt hơn 22,34% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, qua đó đưa được một lượng vốn lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng và phát triển…

Xu hướng này có thể đưa tới kỳ vọng rằng, nền kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 6% như dự báo của UOB.





Cuối tháng 6/2024, số liệu thống kê về tình hình kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm mới chính thức được công bố, song đà phục hồi của nền kinh tế Việt Nam là điều có thể nhìn thấy rất rõ.  Ảnh: Dũng Minh. Đồ họa: Đan Nguyễn

Để nền kinh tế đi đúng kịch bản

Nếu tăng trưởng GDP quý II ở mức 6% như dự báo, thì có vẻ, nền kinh tế đang tiếp tục đi đúng kịch bản.

Thực tế, sau quý I với tăng trưởng GDP ở mức 5,66%, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Cụ thể, ở kịch bản 1, tăng trưởng kinh tế cả năm dự kiến đạt 6%, tức là đạt cận dưới mục tiêu Quốc hội quyết nghị. Để đạt con số này, 9 tháng cuối năm phải tăng khoảng 6,12%, trong đó tăng trưởng quý II là 5,85%, quý III và IV lần lượt là 6,22% và 6,28%, đạt mức cận dưới hoặc thấp hơn kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

Nếu tăng trưởng GDP quý II ở mức 6% hoặc cao hơn, mà điều này có thể là một khả năng lớn, thì nền kinh tế sẽ diễn biến theo kịch bản 2 – kịch bản mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khuyến nghị Chính phủ lựa chọn để chủ động trong điều hành.

Ở kịch bản 2, tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 6,5%, cận trên mục tiêu Quốc hội quyết nghị. Theo đó, 9 tháng cuối năm phải tăng khoảng 6,75%; trong đó, tăng trưởng quý II là 6,32%, quý III và quý IV lần lượt là 6,79% và 7,08%. Tăng trưởng các quý cao hơn khoảng 0,1 điểm phần trăm so với cận trên kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP. 

Nếu tăng trưởng GDP quý II ở mức 6% hoặc cao hơn, mà điều này có thể là một khả năng lớn, thì nền kinh tế sẽ diễn biến theo kịch bản 2 – kịch bản mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khuyến nghị Chính phủ lựa chọn để chủ động trong điều hành.

Tuy vậy, câu chuyện không chỉ là quý II, mà vấn đề là làm sao để nền kinh tế có thể tăng trưởng 6,5% như Chính phủ đang đặt quyết tâm.

Tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2024 mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ lo lắng về những khó khăn, thách thức của nền kinh tế. Theo Bộ trưởng, việc một số nước triển khai các gói kích thích kinh tế mới làm tăng thêm sức ép cạnh tranh, yêu cầu nền kinh tế phải hồi phục và tăng trưởng nhanh hơn nữa để theo kịp với thế giới, khu vực.

Dựa trên kiến nghị này, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp “đầu đàn”, doanh nghiệp dân tộc và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành, lĩnh vực mới như chip, bán dẫn, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Tuy vậy, thời hạn cho việc báo cáo gói chính sách này là quý IV/2024. Nghĩa là, để nền kinh tế đi đúng kịch bản, trong khi chưa có các gói chính sách mới, vẫn phải nỗ lực thực hiện các giải pháp hiện hành, từ thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đến kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy xuất nhập khẩu… Đồng thời, tận dụng và từng bước khơi thông các động lực tăng trưởng mới, đến từ kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…

Trong dự báo của mình, Ngân hàng UOB cũng cho rằng, trong khi những rủi ro bên ngoài tiếp tục đè nặng lên triển vọng kinh tế thế giới, thì triển vọng của Việt Nam được củng cố nhờ sự hồi phục của nhu cầu chip bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực, cũng như những sự dịch chuyển trong chuỗi cung ứng đang diễn ra.

Ngân hàng Thế giới (WB) trong công bố vừa được đưa ra dự báo rằng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đạt khoảng 2,6% trong năm nay, tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra hồi tháng 1/2024. Nâng dự báo có nghĩa kinh tế toàn cầu đang tích cực hơn và điều này có thể cũng sẽ tác động tích cực hơn tới kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Tuy vậy, WB cũng cảnh báo, sức tăng trưởng vẫn yếu so với các mức từng ghi nhận trong lịch sử. Con số 2,6% là thấp hơn mức trung bình 3,1% trước đại dịch. Điều đó có nghĩa, rủi ro, khó khăn của kinh tế toàn cầu còn lớn. Trong bối cảnh ấy, kinh tế Việt Nam cũng tiếp tục đối mặt với khó khăn.





Nguồn: https://baodautu.vn/he-lo-muc-tang-truong-quy-ii-kinh-te-viet-nam-noi-tiep-da-phuc-hoi-d217586.html

Cùng chủ đề

Chứng khoán tăng liên tục bất chấp khối ngoại xả mạnh?

VN-Index kỷ lục mới về tăng trưởng chỉ số sau 2 năm trong bối cảnh khối ngoại bán ròng mạnh từ đầu năm tới nay. Thị trường chứng khoán Việt Nam đón nhận nhiều tín hiệu tích cực,...

ASEAN nổi lên như một trong những điểm đến ưa thích của nhà đầu tư FDI

Ngày 10/6, Maybank Research Pte Ltd dự báo, tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 6 quốc gia thành viên ASEAN - bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - ước đạt 4,5%- 4,7% vào năm 2024 và 2025, từ mức 4,0% của năm 2023.

Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ hai – năm 2024 với chủ đề “Ứng biến trong vạn biến”

Ngày 6/6/2024, Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam lần thứ hai - năm 2024 (Vietnam Wealth Advisor Summit 2024) do Báo Đầu tư phối hợp với Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam (VWA) tổ chức đã diễn ra tại Khách sạn Pullman, Hà Nội.  Với chủ đề “Ứng biến trong vạn biến”, Diễn đàn thu hút 300 khách tham dự trực tiếp là đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên...

“Bắt bệnh” nguyên nhân khiến CPI lên mức cao nhất trong 16 tháng qua

Đâu là nguyên nhân khiến CPI tháng 11/2023 tăng 0,25%? Giá heo hơi có vượt đỉnh lịch sử 20 năm? Chỉ số giá tiêu dùng cao nhất kể từ tháng 1/2023 Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/5, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 4,44% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm trước, tăng nhẹ so với mức 4,4% của tháng 4 nhưng đây...

2 năm thực thi RCEP đưa khu vực trở thành thị trường lớn

Hóa giải các thách thức từ Hiệp định RCEP Hiệu quả thiết thực sau 2 năm thực thi RCEP Xây dựng khu vực thương mại Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) thành thị trường khu vực lớn và cấp cao không chỉ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu mà còn ổn định nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cổ phiếu của Sasco trở lại vùng giá trước Covid-19

Phiên tăng hết biên độ ngày 11/6 đã đưa thị giá cổ phiếu SAS của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco) lên 34.000 đồng, xác lập vùng giá cao nhất kể từ cuối tháng 8/2019 đến nay. Cổ phiếu Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, mã chứng khoán: SAS) chốt phiên...

Nới rộng cửa đón nhà đầu tư quốc tế tại Dự án vành đai 4 vùng Thủ đô

Nới rộng cửa đón nhà đầu tư quốc tế tại Dự án vành đai 4 vùng Thủ đôUBND TP. Hà Nội cần sớm nghiên cứu, tổ chức xúc tiến đầu tư, khảo sát mức độ quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng trong nước và quốc tế đối với Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội. ...

Fundiin “bắt tay” CIC mở đường lấn vào mảng thẻ tín dụng

Dự kiến quý I/2025, Fundiin sẽ tham gia thị trường thẻ tín dụng, và vẫn đang cân nhắc xem phát hành loại thẻ tín dụng nội địa hay quốc tế. Fundiin - công ty hoạt động trong lĩnh vực mua trước trả sau (BNPL) vừa ký kết hợp tác với Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Đây là một...

Tân Tạo đặt mục tiêu lãi sau thuế 178 tỷ đồng

Tân Tạo đặt mục tiêu tổng doanh thu năm nay đạt 530 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 178 tỷ đồng, giảm nhẹ so với doanh thu và lợi nhuận công ty tự ghi nhận trong năm 2023. Theo tài liệu trình ĐHĐCĐ thường niên dự kiến tổ chức vào cuối tháng này, HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Công nghiệp...

Động lực mới từ cơ chế đặc thù

Các cơ chế đặc thù chính là “cú hích”, là “chìa khóa” để các địa phương tăng tốc phát triển. Các đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình về việc cho phép Đà Nẵng áp dụng chính sách đặc thù để thu hút đối tác chiến lược Đặc thù để tạo đột phá Một sự đồng thuận nhìn thấy rõ từ các đại biểu Quốc...

Bài đọc nhiều

Sầu riêng hút khách tại Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền

Sầu riêng hút khách tiêu dùng Nổi bật tại Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền vừa được Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với các đơn vị liên quan khai mạc sáng 13/6, tại Hà Nội, chương trình "Kết nối nông sản – Trạm sầu yêu thương" được triển khai dưới sự tư vấn chiến lược của các công ty là Công ty...

Động lực mới từ cơ chế đặc thù

Các cơ chế đặc thù chính là “cú hích”, là “chìa khóa” để các địa phương tăng tốc phát triển. Các đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình về việc cho phép Đà Nẵng áp dụng chính sách đặc thù để thu hút đối tác chiến lược Đặc thù để tạo đột phá Một sự đồng thuận nhìn thấy rõ từ các đại biểu Quốc...

Quy hoạch đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới. Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng...

Giá tiêu trong nước tiếp đà giảm mạnh?

Dự báo giá tiêu ngày 12/6/2024: Tăng như vũ bão chạm mốc 190.000 đồng/kg? Dự báo giá tiêu ngày 13/6/2024: Tiếp nối đà tăng hướng đến kỷ lục mới? Dự báo giá tiêu ngày 14/6/2024 sẽ nối tiếp đà giảm. Sau chuỗi ngày tăng liên tiếp, giá tiêu nội địa hôm nay giảm mạnh về mốc 160.000 đồng/kg. Theo chia sẻ của một số chuyên gia ngành hàng, việc giá tiêu sụt...

Đồng Nai chốt thời điểm toàn bộ doanh nghiệp di dời khỏi KCN Biên Hòa 1

Đồng Nai chốt thời điểm toàn bộ doanh nghiệp di dời khỏi KCN Biên Hòa 1Việc di dời doanh nghiệp khỏi Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, được thực hiện làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 hoàn thành vào tháng 12/2024, giai đoạn 2 hoàn thành vào tháng 12/2025. Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký ban...

Cùng chuyên mục

Cổ phiếu của Sasco trở lại vùng giá trước Covid-19

Phiên tăng hết biên độ ngày 11/6 đã đưa thị giá cổ phiếu SAS của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Tân Sơn Nhất (Sasco) lên 34.000 đồng, xác lập vùng giá cao nhất kể từ cuối tháng 8/2019 đến nay. Cổ phiếu Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, mã chứng khoán: SAS) chốt phiên...

Bất ngờ lao dốc sau đợt điều chỉnh mạnh?

Dự báo giá tiêu ngày 13/6/2024: Tiếp nối đà tăng hướng đến kỷ lục mới? Dự báo giá tiêu ngày 14/6/2024: Giá tiêu trong nước tiếp đà giảm mạnh? Dự báo giá tiêu ngày 15/6/2024 sẽ tiếp đà giảm mạnh. Giá tiêu đột ngột giảm sốc trong một vài ngày trở lại đây chủ yếu đến từ tình trạng đầu cơ “quá nóng” khi giá tiêu liên tục tăng mạnh trong 2...

Nới rộng cửa đón nhà đầu tư quốc tế tại Dự án vành đai 4 vùng Thủ đô

Nới rộng cửa đón nhà đầu tư quốc tế tại Dự án vành đai 4 vùng Thủ đôUBND TP. Hà Nội cần sớm nghiên cứu, tổ chức xúc tiến đầu tư, khảo sát mức độ quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng trong nước và quốc tế đối với Dự án PPP thành phần 3, vành đai 4 - vùng Thủ đô Hà Nội. ...

Fundiin “bắt tay” CIC mở đường lấn vào mảng thẻ tín dụng

Dự kiến quý I/2025, Fundiin sẽ tham gia thị trường thẻ tín dụng, và vẫn đang cân nhắc xem phát hành loại thẻ tín dụng nội địa hay quốc tế. Fundiin - công ty hoạt động trong lĩnh vực mua trước trả sau (BNPL) vừa ký kết hợp tác với Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC). Đây là một...

Nối tiếp đà tăng mạnh?

Dự báo giá cà phê ngày 12/6/2024: Giá cà phê tiếp đà giảm mạnh? Dự báo giá cà phê ngày 14/6/2024: Quay đầu tăng mạnh trở lại? Dự báo giá cà phê ngày 15/6/2024 tại thị trường trong nước quay đầu tăng trở lại. Các chuyên gia cho rằng, những diễn biến giá cả thời gian qua thể hiện những bước đi, thăm dò và giám sát thị trường của các nhà...

Mới nhất

Trần Quyết Chiến bị loại tại World Cup billiards sau khi lên số 1 thế giới

Hành trình của tay cơ Trần Quyết Chiến tại World Cup billiards carom 3 băng Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) đã phải dừng lại tại vòng tứ kết. Trần Quyết Chiến đã khép lại hành trình tại World Cup billiards carom 3 băng 2024 tại vòng tứ kết - Ảnh: UMB Vào tối 14-6, Trần Quyết Chiến làm nên lịch sử khi trở thành...

Lễ khai mạc Euro 2024 và tri ân Beckenbauer ngắn gọn, cảm xúc

Buổi lễ khai mạc Euro 2024 không kéo quá dài, nhưng vẫn đủ gây ấn tượng với những người theo dõi. Bà Heidi - vợ huyền thoại Beckenbauer cùng hai cựu danh thủ tuyển Đức Bernard Dietz (trái) và Jurgen Klinnsmann - Ảnh: REUTERS Không có nhiều thông tin về lễ khai mạc Euro 2024 được nước chủ nhà công bố....

EURO 2024: Để màu Thiên thanh mãi xanh

Một tờ báo Ý đã viết như thế trước ngày đội tuyển của họ lên đường. Còn trên các phương tiện truyền thông, nhiều ngôi sao lớn của họ trong quá khứ như Francesco Totti, Roberto Baggio hay các HLV lão làng như Arrigo Sacchi đều dành cho các cầu thủ Ý những lời thân thương nhất, vừa động...

Tiềm năng to lớn của kinh tế Ukraine bất chấp xung đột

Những dấu hiệu của cuộc sống đời thường ở Ukraine thời chiến phản ánh khả năng phục hồi vượt trội của nền kinh tế nước này bất chấp cuộc xung đột đang diễn ra với Nga. Giao tranh liên miên đã tàn phá nền kinh tế, với mức giảm 30% trong năm 2022 khi Moscow bắt đầu mở...

Việt Nam-Cuba tăng cường vun đắp quan hệ đoàn kết và hợp tác anh em

Chủ tịch Miguel Díaz Canel-Bermudez khẳng định Cuba mong muốn và quyết tâm tiếp tục tăng cường quan hệ đoàn kết và hợp tác anh em giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Cuba. Vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long đã trình Thư ủy nhiệm lên Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba...

Mới nhất