Trang chủNewsThời sự'Hãy xem con người tác động vào rừng thế nào'

‘Hãy xem con người tác động vào rừng thế nào’


Theo báo cáo của Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), trong 7 ngày đầu tháng 8, khu vực miền núi Bắc bộ có mưa to đến rất to với tổng lượng từ 300 – 400 mm.

Sạt lở đất khiến nhiều người chết: 'Hãy xem con người tác động vào rừng thế nào?' - Ảnh 1.

Nước lũ khiến nhiều nhà cửa, công trình ở H.Mù Cang Chải (Yên Bái) bị phá hủy

Mưa lớn gây lũ cục bộ trên sông suối nhỏ, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại nhiều địa phương khu vực miền núi phía bắc, gây thiệt hại về người, nhà ở, sản xuất, cơ sở hạ tầng, nhất là tại các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai

Tại khu vực miền núi phía bắc có 11 người thiệt mạng, 2 người mất tích và 3 người bị thương; hơn 300 ngôi nhà; hơn 170 ha cây trồng và 11 ha nuôi trồng thủy sản, hàng loạt công trình thủy lợi, trường học bị thiệt hại. Bên cạnh đó, sạt lở gây ảnh hưởng đến giao thông và gãy đổ cột điện 35 KV gây mất điện diện rộng ở Yên Bái.

Tại Tây nguyên, mưa lũ, sạt lở đất tàn phá hàng loạt các công trình, đường giao thông tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông. Nghiêm trọng nhất là vụ sạt lở ở đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng) chiều 30.7 khiến 3 cán bộ cảnh sát giao thông hy sinh và một người dân thiệt mạng.

Phá rừng là nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở

Theo GS – TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở đất, sụt lún đồi núi ở các tỉnh miền núi phía bắc và Tây nguyên.

Đầu tiên, phải kể đến yếu tố về thời tiết bất thường, tại khu vực Tây nguyên, do nắng nhiều khiến lực dính của đất sét khô và giảm đi. Sau khi nắng, gặp mưa nhiều ngày thì dẫn đến sạt trượt, sạt lở đất.

Sạt lở đất khiến nhiều người chết: 'Hãy xem con người tác động vào rừng thế nào?' - Ảnh 2.

Việc phá rừng canh tác cây ăn quả, cây lấy gỗ sẽ mất đi thảm thực vật, từ đó mất đi chức năng giữ nước, khi bị mưa xuống sẽ gây sạt lở

Nguyên nhân sâu xa hơn nữa, theo ông Hồng, là do con người. Tại các tỉnh miền núi và khu vực Tây nguyên, tình trạng chuyển đổi đất rừng sang trồng cây lâu năm, phá rừng làm đất ở, xây nhà cửa, công trình; phạt núi làm đường, thiết kế độ dốc không hợp lý cũng gây sạt lở đất, đá về mùa mưa.

“Hiện nay, nhu cầu sử dụng đất phục vụ mục đích nông nghiệp của người dân vô cùng cao. Nhiều người dân có suy nghĩ canh tác nơi này không hiệu quả thì chuyển nơi khác, đất nhiều đặc biệt là rừng khiến người dân vô tư canh tác mà không nghĩ đến hậu quả. Việc này, cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ NN-PTNT nên vào cuộc điều tra, làm rõ”, GS – TS Vũ Trọng Hồng nói.

Theo ông Vũ Trọng Hồng, việc phá rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ là nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở đất, lũ quét. Rừng có chức năng giữ nước, khi rừng không bị tác động thảm thực vật sẽ phát triển. Từ đó, khi mưa xuống thì từ những thảm thực vật đó có thể giữ được nước trôi chảy, hạn chế xói mòn gây ra lũ lụt.

“Những điểm sạt lở ở Tây nguyên phần lớn đều không còn rừng nguyên sinh. Thay vào đó là đồi núi trơ trọi hoặc lưa thưa vài cây lấy gỗ, cây ăn quả. Những loại cây này có vòng đời ngắn, dưới gốc chưa kịp hình thành thảm thực vật đã bị chặt hạ”, ông Hồng nói thêm, và cho hay, việc phá rừng để trồng cây lấy gỗ và cây ăn quả sẽ gây hậu quả khôn lường đã được ông cảnh báo cách đây hơn 20 năm trước, khi ông đang đương nhiệm chức Thứ trưởng Bộ NN-PTNT.

“Đừng đổ lỗi cho thiên nhiên”

Trong những ngày đầu tháng 8, tỉnh Yên Bái là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ quét và sạt lở đất. Trận mưa lớn tối 5.8 khiến 2 cháu nhỏ tử vong do sạt lở đất, đá. Mưa lũ cũng làm toàn bộ H.Mù Cang Chải mất điện trong nhiều ngày, một xã bị cô lập bởi dòng nước lũ do đường quốc lộ bị phá hủy nhiều đoạn.

Sạt lở đất khiến nhiều người chết: 'Hãy xem con người tác động vào rừng thế nào?' - Ảnh 3.

QL32 ở Mù Cang Chải bị phá hủy

Ông Đinh Đăng Luận, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Yên Bái, cho biết do dòng nước lũ chảy xiết và thay đổi nhiều hướng, cắt ngang QL32 nên 2 đoạn đường Km325 và Km326 bị phá hủy hoàn toàn. Nước lũ lớn cũng là nguyên nhân khiến xã Hồ Bốn trên địa bàn bị cô lập, không ai ra vào được.

Nhận định riêng về thiên tai ở H.Mù Cang Chải, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Trọng Hồng khẳng định, chắc chắn ở đây mất nhiều rừng.

“Khi làm đường, các kỹ sư chắc chắn cũng phải nghiên cứu kỹ xem nước lũ chảy theo hướng nào để họ tránh. Tuy nhiên, khi mất rừng, nước sẽ chảy lung tung, không biết đâu là đường nước lũ nữa. Rõ ràng, khi lũ chảy như vậy sẽ phá hủy các công trình giao thông khi nó đi qua”, GS – TS Vũ Trọng Hồng phân tích.

Hiện tượng lũ quét không chỉ xuất hiện ở khu vực miền núi phía bắc, Tây nguyên mà còn xảy ra tại H.Sóc Sơn (Hà Nội). Sáng 4.8, nhiều xe ô tô đỗ ở tuyến đường thôn Phú Ninh (xã Minh Phú, H.Sóc Sơn) bất ngờ bị bùn đất vùi lấp. Thời điểm xảy ra sự việc, trên địa bàn xảy ra mưa lớn cục bộ.

Theo GS – TS Vũ Trọng Hồng, hiện tượng lũ quét xảy ra ở H.Sóc Sơn là do việc xây dựng nhà cửa, khu nghỉ dưỡng trên núi với mật độ cao.

Sạt lở đất khiến nhiều người chết: 'Hãy xem con người tác động vào rừng thế nào?' - Ảnh 4.

Một phần rừng phòng hộ ở H,Sóc Sơn (Hà Nội) nhìn từ trên cao

“Việc đào bới để làm nhà là nguyên nhân xảy ra lũ. Những ngôi nhà xuất hiện sẽ ngăn nước lũ chảy, thì lũ sẽ đi theo đường khác. Cần phải xem xét tất cả những ngôi nhà này có thuộc quy hoạch khu dân cư hay không, nếu thuộc quy hoạch rồi cần xem xây dựng có đúng khoảng cách không. Tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng làm nhà không xin phép cơ quan chức năng, nếu mưa lớn, hậu quả xảy ra sẽ rất nghiêm trọng”, ông Vũ Trọng Hồng nói tiếp.

GS – TS Vũ Trọng Hồng cho rằng, cần đặt ra câu hỏi về vấn đề quản lý rừng và quản lý của địa phương. Khi người dân xâm lấn rừng, thậm chí là xây dựng những công trình ở trong rừng thì địa phương phải nắm được.

Sạt lở đất khiến nhiều người chết: 'Hãy xem con người tác động vào rừng thế nào?' - Ảnh 5.

Khu vực xảy ra lũ quét ở H.Sóc Sơn (Hà Nội) có nhiều mảng đồi bị trọc, nhiều công trình nhà cửa

“Các khu vực bị sạt lở, lũ quét chính quyền địa phương các xã phải có báo cáo. Tuy nhiên, hiện nay các khu vực bị sạt lở có rất ít các thông tin của UBND các xã nên việc đánh giá của cơ quan chuyên ngành rất khó”, GS – TS Vũ Trọng Hồng nhấn mạnh.

Theo ông Hồng, các địa phương sẽ nắm rất rõ việc sử dụng đất, khai thác đất bừa bãi của người dân.

“Tôi cho rằng, khu vực nào bị sạt lở, lũ quét nhiều thì điều đầu tiên cần rà soát xem rừng có bị mất không? Rừng càng bị thu hẹp thì hậu quả càng khôn lường. Vậy nên, đừng đổ lỗi cho thiên nhiên mà hãy xem con người tác động vào rừng thế nào”, GS – TS Vũ Trọng Hồng phân tích.



Source link

Cùng chủ đề

Ngành TT&TT triển khai các giải pháp để chủ động ứng phó bão Yinxing

Các đơn vị thuộc Bộ TT&TT cùng doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và Sở TT&TT những tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận vừa được yêu cầu triển khai ngay một số nhiệm vụ để chủ động ứng phó bão Yinxing và mưa lớn. Cụ thể, tại công điện phát ra ngày 8/11, một việc được Bộ TT&TT yêu cầu các đơn vị tập trung triển khai ngay để chủ động ứng phó bão Yinxing...

Lào Cai chi 48,5 tỷ đồng

Nghị quyếtquy định không thu học phí năm học 2024-2025 đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được thông qua vào sáng 9/11.

Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đề xuất 4 giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phòng chống thiên tai

Tại phiên thảo luận tại hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám...

Cảnh báo lũ quét khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế

Do mưa lớn kéo dài, nhiều khu vực thuộc tỉnh Hà Tinh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cảnh báo có lũ quét, sạt lở. Ảnh: Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 27/10 đến 28/10, khu vực...

Kiểm tra công tác tìm kiếm cứu nạn đường thủy tại nhiều địa phương

Cục Đường thủy nội địa VN kiểm tra, đôn đốc công tác ATGT, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn lĩnh vực đường thủy các khu vực. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

3 biểu hiện trên da, móng và tóc cảnh báo cơ thể thiếu chất nghiêm trọng

Những chất cơ thể thường bị thiếu là các khoáng chất thiết yếu như vitamin và sắt. Hệ quả của tình trạng này là da, móng và tóc xuất hiện các dấu hiệu bất thường. ...

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. ...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn Độ. Số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: ‘Quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô trong thời gian gần’

Chắc chắn quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô la trong thời gian không xa, chứ không nằm trong quy mô gần 500 tỉ đô như hiện nay. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: GIA HÂN Đầu giờ chiều 11-11, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có phần giải trình nhóm chất vấn về lĩnh vực ngân hàng. "Quy mô kinh tế sẽ tăng 3-4 lần...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube của ông với các video chia sẻ về Việt Nam. Ông cho biết những bình luận mà ông nhận được...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile

  Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là với Chile. TTXVN đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 10.11 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic. Chủ tịch nước đánh giá cao việc hai nước, hai đảng chia sẻ nhiều...

Cùng chuyên mục

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung chất vấn ‘đúng’ và ‘trúng’, đáp ứng yêu cầu thực tiễn Chiều ngày 12/11, phát biểu kết thúc phiên chất vấn...

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP Hà Nội phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí ở địa phương; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện. ...

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 – Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I : 2021-2025 tại xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan.Để làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng từ việc...

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Tối nay 12/11, tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình. Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí...

Kinh tế toàn cầu thiệt hại 2.000 tỷ USD do thời tiết cực đoan

(ĐCSVN) – Báo cáo mới đây của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ qua. ...

Mới nhất

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ...

Trúc Nhân nhảy hơn 500 lần trong MV, mẹ anh khóc giữa họp báo

Sau 2 năm vắng bóng, ca sĩ Trúc Nhân chính thức trở lại với MV "Không ra gì". Không ra gì (sáng tác: Mew Amazing) là MV được sản xuất kỳ công và đầu tư cao nhất sự nghiệp Trúc Nhân.  Tại sự kiện, anh cho biết viết kịch bản trong 2 ngày, quay trong 5 ngày tại bối cảnh khu...

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung...

Mới nhất