Powered by Techcity

Xuất khẩu nông sản tăng: Nông dân được lợi


Mặc dù tình hình kinh tế còn khó khăn, nhưng xuất khẩu nông sản trong 9 tháng đầu năm 2024 được xem là điểm sáng khi mang về hơn 46 tỉ USD, tăng 21%. Xuất khẩu tăng đã kéo nhiều mặt hàng như lúa gạo, trái cây, thủy sản… được giá và dễ tiêu thụ.

Chế biến cá tra xuất khẩu ở nhà máy thủy sản Ấn Độ Dương (Khu công nghiệp Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ). Ảnh: H.TÂN

Nông dân một năm “được mùa, được giá”

Hơn 8 năm trồng sầu riêng nhưng chưa bao giờ ông Trần Văn Chiến, ở xã Trường Long, huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ) thắng lớn như năm nay. Ông kể, sau khi theo dõi diễn biến nhu cầu thị trường trái sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc nên vụ mùa năm 2024 ông chủ động xử lý vườn sầu riêng rộng hơn 2ha cho trái sớm (nghịch vụ). Để làm sầu riêng nghịch vụ thành công, ông Chiến đã tham gia nhiều lớp tập huấn của ngành nông nghiệp, dự các hội thảo chuyên đề và lặn lội nhiều nơi để học hỏi kinh nghiệm; từ đó chọn ra phương pháp áp dụng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Theo đó, vườn sầu riêng của ông Chiến được chăm sóc chu đáo và liên kết đầu ra với các doanh nghiệp. Ngay thời điểm tháng 3-2024, khi tình hình xuất khẩu sầu riêng hút hàng, cũng là lúc ông Chiến cho thu hoạch được hơn 38 tấn, bán giá 131.000 đồng/kg, trừ chi phí còn lãi gần 4 tỉ đồng, mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay.

Bà Bùi Thị Châm, Giám đốc Hợp tác xã vườn cây ăn trái Trường Thọ 2A, xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, nhìn nhận: “Chính từ việc xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh đã góp phần quan trọng đẩy giá sầu riêng trái tại vườn lên cao kỷ lục; nhờ đó nên hầu hết bà con trồng sầu riêng năm nay trúng đậm, nhất là những hộ xử lý nghịch vụ cho trái sớm đã thu lợi nhuận lớn”.

Tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ… nhiều nông dân bắt đầu thu hoạch lúa Thu đông trong niềm vui được mùa, được giá. Ông Lâm Văn Thắm, ở xã Thạnh Lộc, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, cho hay: “Với giá lúa Thu đông dao động từ 7.300-7.600 đồng/kg, bà con “bỏ túi’ khoảng 30 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí. Mức lợi nhuận của vụ Thu đông như thế này là quá êm”.

Theo ông Nguyễn Văn Đời, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, năm 2024 là năm mà nông dân làm lúa bán được giá cả 3 vụ (Đông xuân, Hè thu và Thu đông), nhờ vào thị trường xuất khẩu thuận lợi, giá cao. Cộng với việc tăng cường liên kết giữa nông dân, hợp tác xã với doanh nghiệp xuất khẩu từ sản xuất các loại giống lúa chất lượng cao, đến thu hoạch đúng thời điểm cần xuất khẩu và đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ của các nước; từ đó giá trị xuất khẩu gạo mang lại được nâng cao.

Do giá lúa từ đầu năm đến nay luôn được thu mua ở mức cao nông dân tỉnh Hậu Giang phấn khởi nên ở vụ lúa Thu đông này bà con trong tỉnh đã xuống giống vượt kế hoạch đề ra. Theo Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh Hậu Giang, vụ lúa Thu đông năm nay tỉnh Hậu Giang có kế hoạch xuống giống 24.500ha, tuy nhiên đến thời điểm này nông dân trong tỉnh đã gieo sạ hơn 27.700ha. Diện tích lúa Thu đông tập trung nhiều ở các huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Phụng Hiệp. Các trà lúa từ giai đoạn mà đến thu hoạch.

Tại huyện Châu Thành A, địa phương có diện tích lúa Thu đông khá nhiều, bà con vô cùng phấn khởi khi cân lúa tươi cho thương lái tại ruộng với giá dao động từ 7.600-7.900 đồng/kg tùy giống, tăng khoảng 500 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài giá bán cao thì năng suất lúa Thu đông đầu vụ nơi đây cũng đạt từ 650-750kg/công (một công 1.300m2). Với năng suất và giá bán như hiện nay thì sau khi trừ đi chi phí, nông dân có được nguồn lợi nhuận từ 25-30 triệu đồng/ha. 

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, diện tích lúa Thu đông năm nay của tỉnh xuống giống vượt kế hoạch đề ra góp phần bù đắp phần nào diện tích lúa Đông xuân và Hè thu vừa qua đã giảm vì những lý do khách quan. Tuy nhiên, địa phương cũng khuyến cáo nông dân nên tuân thủ lịch thời vụ và ở vùng trũng, vùng chưa có hệ thống đê bao nên thận trọng trong việc sản xuất vụ lúa này do thường bị ảnh hưởng bất lợi từ thời tiết.

Đối với bà con nuôi thủy sản cũng có được lợi nhuận nhờ giá tăng. Ông Nguyễn Thế Kỷ, ở xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, bộc bạch: “Nếu như năm ngoái giá tôm nguyên liệu ở vùng này không cao thì từ đầu năm 2024 đến nay được cải thiện. Thương lái thu mua tôm càng xanh loại 15-25 con/kg với giá 160.000-180.000 đồng/kg; tôm thẻ loại 100 con/kg giá 85.000-90.000 đồng/kg; tôm sú loại 40 con/kg giá khoảng 150.000 đồng/kg… giá này bà con có được lợi nhuận”. Bộ NN&PTNT cho hay, trong 9 tháng qua xuất khẩu tôm đã mang về hơn 2,79 tỉ USD, tăng 10,5% so cùng kỳ; từ nay đến cuối năm 2024 dự báo nhu cầu tiêu thụ ở thị trường châu Âu, Mỹ, Trung Quốc… sẽ tăng và xuất khẩu cần được đẩy mạnh; điều này dẫn đến việc tiêu thụ tôm nguyên liệu nhiều hơn, thuận lợi cho nông dân sản xuất.

Thương lái ở Hậu Giang đẩy mạnh thu mua lúa để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu gạo mà các doanh nghiệp đã ký kết. Ảnh: H.THU

Tiếp tục gia tăng xuất khẩu

Bộ NN&PTNT đánh giá cao những nỗ lực của các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân… trong sản xuất và xuất khẩu đạt kết quả khả quan. Theo đó, trong 9 tháng qua hầu hết các nhóm hàng nông sản xuất khẩu đều tăng, góp phần đưa kim ngạch đạt hơn 46 tỉ USD, tăng 21%. Ngoài ra, giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản cũng tăng so cùng kỳ, từ đó giúp doanh nghiệp và nông dân có được lợi nhuận đáng kể. Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhìn nhận, có kết quả như trên là nhờ chủ trương tái cơ cấu toàn ngành nông nghiệp thời gian qua được thực hiện quyết liệt và đúng hướng. Mô hình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp đã được lan tỏa rộng khắp và đón nhận sự hưởng ứng mạnh mẽ của các địa phương, hợp tác xã, nông dân… Mặt được là vậy, tuy nhiên để ngành nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 55 tỉ USD trong năm 2024 thì những tháng cuối năm còn nhiều việc phải làm.

Bên cạnh các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU… thì Bộ NN&PTNT đang phối hợp cùng Bộ Công thương, các đại sứ quán, doanh nghiệp… đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào thị trường Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ… Đồng thời tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác nhập khẩu; tháo gỡ rào cản của các nước đặt ra và gia tăng xuất khẩu chính ngạch nhằm giảm rủi ro. Bên cạnh đó, chú trọng việc xây dựng thương hiệu các mặt hàng nông sản vừa tạo dựng niềm tin với người tiêu dùng thế giới và tham gia bền vững vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Lê Văn Ngời, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Cà Mau, cho hay: Là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nên tỉnh xác định con tôm là thế mạnh được xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với kim ngạch mỗi năm hơn 1 tỉ USD. Với việc lấy lại đà tăng trưởng trong năm 2024 này, vì vậy Cà Mau đặt ra mục tiêu xuất khẩu tôm đạt 1,4 tỉ USD trong năm 2025. Hiện, tỉnh đang đầu tư hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện phục vụ nuôi tôm; ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm tăng chất lượng, giảm giá thành; đồng thời phát triển mô hình nuôi siêu thâm canh, nuôi tôm – rừng, tôm – lúa theo hướng bền vững thân thiện với môi trường sinh thái…

Đối với cá tra, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết đang nỗ lực cùng các doanh nghiệp tăng tốc những tháng cuối năm nhằm đạt mục tiêu xuất khẩu 2 tỉ USD (tăng so với năm 2023 là 1,8 tỉ USD). Thuận lợi là thời gian qua thị trường Mỹ tăng trưởng tốt với 23% và mới đây Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố sẽ mua thêm thủy sản, trong đó có các sản phẩm từ cá da trơn. Ngoài ra, sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường Trung Đông, Trung Quốc, EU…

Ông Doãn Tới, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nam Việt (An Giang), chia sẻ: Để ngành cá tra bớt rủi ro thì cần tổ chức lại một cách bài bản từ sản xuất đến chế biến và xuất khẩu. Theo đó, tăng cường liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp; đầu tư cải thiện chất lượng con giống; ứng dụng khoa học vào sản xuất và chế biến nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, sản phẩm giá trị gia tăng… Tới đây, ngành cá tra cần hướng tới mô hình khép kín để giảm chi phí giá thành; đáp ứng phù hợp với nhu cầu của nhiều thị trường tiêu thụ trên thế giới.




Bộ NN&PTNT thông tin, vừa chính thức ký kết 3 nghị định thư với Tổng cục Hải quan Trung Quốc về việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường lớn này. Cụ thể, hiện nay cả nước đang bùng nổ về trồng sầu riêng và có sản lượng rất lớn; do đó khi sầu riêng đông lạnh của nước ta được xuất chính ngạch sang Trung Quốc hứa hẹn mang về giá trị cao. Đối với cây dừa cả nước có hơn 194.000ha, sản lượng hơn 1,9 triệu tấn và dừa cũng là ngành hàng có tiềm năng lớn về xuất khẩu. Trong khi cá sấu thì ở vùng ĐBSCL có điều kiện phát triển bởi lợi thế về sông nước, nguồn thức ăn dồi dào… Có thể nói, với sầu riêng đông lạnh, dừa tươi và cá sấu khi được đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ đưa giá trị xuất khẩu tăng mạnh trong thời gian tới.

 

H.TÂN – H.THU





Nguồn: https://www.baohaugiang.com.vn/kinh-te/xuat-khau-nong-san-tang-nong-dan-duoc-loi-136244.html

Cùng chủ đề

Tiếp đà tăng giá ở một số tỉnh thành

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (20/12/2024) tại khu vực miền Bắc chỉ ghi nhận sự tăng giá ở Hà Nội, tăng 1.000 đồng/kg và đưa giá heo hơi cùng ngưỡng với Thái Bình là 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 20/12/2024: Tiếp đà tăng giá ở một số tỉnh thành. Ảnh: Phúc Lộc Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 65.000 – 67.000 đồng/kg. Hầu hết các tỉnh, thành phố...

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Đó là ý kiến của một số chuyên gia, đại biểu nêu ra tại một số Tọa đàm nhân rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được tổ chức tại TP. Cần Thơ, Cà Mau… gần đây.  Tổ KNCĐ hoạt động sôi nổi  Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT), sau 2 năm triển khai Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn...

Hậu Giang vẫn còn khoảng 2.000 mộ liệt sĩ chưa được quy tập

Sau thời gian tiếp nhận thông tin, tìm kiếm, ngành chức năng đã quy tập được 3 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được tên, tuổi, quê quán, đơn vị, tại các khu vực Bình Hòa, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ; ấp 9, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ và ấp 8, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ. Qua các nhân chứng, di vật còn để lại chứng minh các liệt sĩ đã chiến đấu và...

Khuyến sinh không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, cần sự chung tay từ cộng đồng

Vợ chồng anh Thịnh (36 tuổi) và chị An (33 tuổi), ngụ TP Thủ Đức (TP.HCM), hạnh phúc vì gia đình đã sinh “đủ nếp đủ tẻ” – Ảnh: DUYÊN PHAN TP.HCM đang đối mặt với một thách thức lớn: Già hóa dân số, tỉ suất sinh thấp và mật độ dân cư cao. Muốn sinh thêm con nhưng quá nhiều rào cản Theo các chuyên gia và nhà quản lý về công tác dân số và phát triển, có thể...

Cả nước đồng loạt tăng giá, thiết lập bảng giá mới

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (17/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự tăng giá sau 2 ngày đứng giá. Theo đó, giá heo hơi tại các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam và Ninh Bình đồng loạt tăng giá. Yên Bái và Nam Đinh tăng cao nhất cả nước với 2.000 đồng/kg. Còn Thái Bình có giá cao nhất khu vực với 66.000 đồng/kg. Giá heo...

Cùng tác giả

Tiếp đà tăng giá ở một số tỉnh thành

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (20/12/2024) tại khu vực miền Bắc chỉ ghi nhận sự tăng giá ở Hà Nội, tăng 1.000 đồng/kg và đưa giá heo hơi cùng ngưỡng với Thái Bình là 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 20/12/2024: Tiếp đà tăng giá ở một số tỉnh thành. Ảnh: Phúc Lộc Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 65.000 – 67.000 đồng/kg. Hầu hết các tỉnh, thành phố...

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Đó là ý kiến của một số chuyên gia, đại biểu nêu ra tại một số Tọa đàm nhân rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được tổ chức tại TP. Cần Thơ, Cà Mau… gần đây.  Tổ KNCĐ hoạt động sôi nổi  Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT), sau 2 năm triển khai Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn...

Hậu Giang vẫn còn khoảng 2.000 mộ liệt sĩ chưa được quy tập

Sau thời gian tiếp nhận thông tin, tìm kiếm, ngành chức năng đã quy tập được 3 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được tên, tuổi, quê quán, đơn vị, tại các khu vực Bình Hòa, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ; ấp 9, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ và ấp 8, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ. Qua các nhân chứng, di vật còn để lại chứng minh các liệt sĩ đã chiến đấu và...

Khuyến sinh không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, cần sự chung tay từ cộng đồng

Vợ chồng anh Thịnh (36 tuổi) và chị An (33 tuổi), ngụ TP Thủ Đức (TP.HCM), hạnh phúc vì gia đình đã sinh “đủ nếp đủ tẻ” – Ảnh: DUYÊN PHAN TP.HCM đang đối mặt với một thách thức lớn: Già hóa dân số, tỉ suất sinh thấp và mật độ dân cư cao. Muốn sinh thêm con nhưng quá nhiều rào cản Theo các chuyên gia và nhà quản lý về công tác dân số và phát triển, có thể...

Cả nước đồng loạt tăng giá, thiết lập bảng giá mới

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (17/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự tăng giá sau 2 ngày đứng giá. Theo đó, giá heo hơi tại các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam và Ninh Bình đồng loạt tăng giá. Yên Bái và Nam Đinh tăng cao nhất cả nước với 2.000 đồng/kg. Còn Thái Bình có giá cao nhất khu vực với 66.000 đồng/kg. Giá heo...

Cùng chuyên mục

Khen thưởng huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích ở giải quốc tế

(HGO) - Ngày 10-10, UBND tỉnh Hậu Giang long trọng tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng huấn luyện viên (HLV) và vận động viên (VĐV) đạt thành tích xuất sắc tại Giải vô địch trẻ thế giới và vô địch Đông Nam Á 2024. Đến dự, có ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; bà Võ Thị Mỹ...

Khởi sắc tăng trưởng kinh tế

Chín tháng đầu năm 2024, kinh tế của tỉnh tiếp tục khởi sắc với mức tăng trưởng 7,84%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tăng nhanh tỷ trọng giá trị, đây là cơ sở quan trọng để tỉnh hoàn thành mục tiêu, kế hoạch của năm nay. Hoạt động mua bán nhộn nhịp ở các chợ góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Kết quả ấn tượng Theo UBND tỉnh, từ đầu năm đến nay...

Chung tay xóa cầu tạm

Không chỉ nối nhịp đôi bờ, tạo thuận lợi cho giao thông của người dân, mà việc thay thế những cây cầu tạm nông thôn bằng cầu bê tông cốt thép bằng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại còn giúp thắt chặt tình hữu nghị giữa Hậu Giang và các tổ chức, quỹ từ thiện. Cầu Dừa, ở huyện Châu Thành A, được khánh thành và đưa vào sử dụng. Tạo ra cơ hội mới Cầu Vị Xuân hay còn...

Hậu Giang thu hút được 26 doanh nghiệp FDI

(HG) - Từ đầu năm đến nay, tỉnh Hậu Giang đã cấp mới 1 dự án FDI với số vốn 0,15 triệu USD, nâng tổng số từ trước đến nay toàn tỉnh có 26 dự án FDI. Trong đó, trong khu công nghiệp là 6 dự án, ngoài khu công nghiệp 20 dự án, với tổng số vốn đăng ký 755 triệu USD. Nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào địa bàn Hậu Giang và đang hoạt động hiệu quả. Về...

11 hợp tác xã trồng lúa ở Hậu Giang được tập huấn sử dụng phần mềm FaceFarm và WACA

(HG) - Sáng ngày 8-10, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Sorimachi Việt Nam tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn, sử dụng phần mềm FaceFarm và WACA cho lãnh đạo 11 hợp tác xã (HTX) điểm về chuyển đổi số trong triển khai Đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, giảm phát thải trên địa bàn tỉnh. Lãnh đạo 11 HTX trồng lúa trên địa bàn tỉnh được tập huấn sử dụng phần...

Về đích chỉ tiêu thi hành án

Với lượng án tăng về giá trị và nhiều khó khăn phát sinh từ thực tế, nhưng bằng sự nỗ lực, quyết tâm cao, kết thúc năm công tác 2024 (tính từ ngày 1-10-2023) ngành thi hành án dân sự (THADS) hai cấp của Hậu Giang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt và vượt chỉ tiêu cả về việc lẫn về tiền. Lãnh đạo Chi cục THADS huyện Châu Thành A báo cáo kết quả công tác năm...

Kiểm soát, quản lý nghiêm chất lượng thủy sản

Quản lý chất lượng thủy sản được xác định là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản được tỉnh ta đặc biệt quan tâm. Người dân ngày càng chú trọng việc sản xuất theo hướng an toàn, nâng cao chất lượng thủy sản. Để quản lý tốt chất lượng nguồn nguyên liệu, HTX Kỳ Như, ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, đã tự áp dụng quy trình...

Hợp tác xã ở Hậu Giang và Bình Thuận kết nối tiêu thụ sản phẩm

(HG) - Sáng ngày 7-10, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hậu Giang chủ trì cùng Liên minh HTX tỉnh Bình Thuận tổ chức hội nghị kết nối thương mại, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa HTX tỉnh Hậu Giang và Bình Thuận. Tham dự hội nghị có ông Hồ Văn Phú, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang; bà Nguyễn Thị Thu Thảo, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bình Thuận; cùng...

Huy động mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ dân

Để tín dụng chính sách tiếp tục hỗ trợ hiệu quả cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách, những tháng còn lại của năm 2024, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hậu Giang thực hiện nhiều giải pháp để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho người dân. Phóng viên Báo Hậu Giang có phỏng vấn ông Nguyễn Minh Vương (ảnh), Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh...

Tổ chức được 12 lớp tập huấn quản lý tín dụng

(HG) - Nhằm giúp hội, đoàn thể và tổ tiết kiệm và vay vốn tiết kiệm được thời gian, chi phí trong quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách, mới đây, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Ngã Bảy phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hậu Giang tổ chức tập huấn phần mềm ứng dụng quản lý tín dụng chính sách cho 24 hội đoàn thể cấp xã, 36...

Tin nổi bật

Tin mới nhất