Powered by Techcity

Xuất khẩu gạo được mùa, được giá


Xuất khẩu gạo của nước ta trong 8 tháng đầu năm 2024 khá thuận lợi khi đạt trên 6,16 triệu tấn, thu về gần 3,85 tỉ USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 21,7% về giá trị. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo với chiều hướng này xuất khẩu gạo cả năm 2024 sẽ đạt khoảng 8 triệu tấn, mang về hơn 5 tỉ USD…

Nông dân làm lúa vụ này được mùa, được giá. Ảnh: H.THU

Giá lúa cao, nông dân lãi lớn

Nhiều cánh đồng lúa Thu đông (lúa vụ 3) ở các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ đang bắt đầu chín, trong khi giá lúa dao động ở mức cao nên nông dân rất vui và tích cực chăm sóc. Ông Lâm Văn Tèo, canh tác 3ha lúa Thu đông, ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai, phấn khởi: “Mặc dù chưa tới vụ thu hoạch, nhưng mấy ngày nay thương lái các nơi kéo về đây tìm mua lúa hàng hóa khá nhiều, bình quân từ 7.300-8.000 đồng/kg (tùy loại giống), đây là mức giá khá cao so với những vụ Thu đông trước; cộng với năng suất từ 700-800 kg/công, trừ chi phí nông dân còn lợi nhuận từ 2,5-3,5 triệu đồng/công trở lên”.

Chỉ chúng tôi gần 5ha lúa Thu đông đang chín dần, ông Trần Văn Khoa, cùng ngụ xã Đông Bình, huyện Thới Lai, cho hay, ông đã bán cho thương lái mấy tuần nay với giá 7.500 đồng/kg. Với 5ha lúa Thu đông này, sau khi trừ chi phí sẽ “bỏ túi” hơn 150 triệu đồng, mức lợi nhuận hấp dẫn so với các năm trước. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, sau 2 vụ Đông xuân và Hè thu khá thành công thì nông dân đang chuẩn bị thu hoạch vụ Thu đông, đây là vụ lúa thứ 3 trong năm 2024. Với chiều hướng thuận lợi hiện nay, ngành nông nghiệp kỳ vọng hơn 68.000ha lúa Thu đông sẽ bội thu.

Ông Nguyễn Văn Lê, ở xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, chia sẻ: “Gia đình tôi canh tác lúa Thu đông hàng chục năm qua, tuy nhiên đây là năm đầu tiên lúa được giá cao và ít bị sâu bệnh gây hại. Hiện khu vực này đa phần diện tích lúa mới hơn 2 tháng tuổi, nhưng thương lái đã đặt cọc mua trước với giá 7.600 đồng/kg, đảm bảo cho nông dân lãi khá nên nhiều hộ đã quyết định bán sớm”.

Vụ lúa Hè thu 2024 nông dân ở Hậu Giang xuống giống được 74.185ha, hiện tại diện tích lúa Hè thu muộn còn lại chủ yếu ở huyện Long Mỹ, với khoảng 2.000ha. Những ngày qua, thời tiết có nắng trở lại nên nông dân đẩy mạnh thu hoạch. Gia đình chị Cao Thị Thu Hương, ở xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, cũng vừa thu hoạch xong hơn 3ha lúa Hè thu, năng suất đạt hơn 8 tấn/ha (công 1.300m2), giống OM18, được thương lái mua lúa tươi tại ruộng với giá 8.600 đồng/kg, gia đình thu về lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/ha. Chị Hương cho biết, do ảnh hưởng mưa bão nên lúa bị sập nhiều, bị chuột cắn phá, nhưng bù lại lúa bán được giá nên nông dân có lợi nhuận khá.

Mới đây, UBND tỉnh Hậu Giang cũng đã yêu cầu ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh tập trung chỉ đạo sản xuất và thu hoạch dứt điểm lúa vụ Hè thu còn lại, thực hiện sản xuất vụ lúa Thu đông theo kế hoạch; tăng cường hướng dẫn nông dân phòng ngừa các loại sâu bệnh để phòng trị kịp thời, hiệu quả. Tính đến nay, vụ lúa Thu đông 2024 ở Hậu Giang, xuống giống được 25.682ha, đạt 104,8% kế hoạch, lúa đang ở giai đoạn mạ – đẻ nhánh đến trổ. Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, đã chỉ đạo cán bộ kỹ thuật các địa phương thường xuyên thăm đồng để sớm phát hiện các loại dịch bệnh nhằm khuyến cáo nông dân phòng trừ hiệu quả. Bên cạnh đó kiểm tra, gia cố các bờ bao để đảm bảo sản xuất lúa Thu đông đạt hiệu quả.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá lúa gạo trong nước duy trì ở mức cao và có chiều hướng tăng là do các doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua nhằm đảm bảo nguồn gạo để giao hàng cho những đối tác xuất khẩu. Ngoài ra, một số quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu như Ấn Độ và Thái Lan gặp tình trạng thiên tai khiến sản lượng gạo bị ảnh hưởng; từ đó nhiều nước nhập khẩu gạo tăng cường tìm nguồn cung từ phía Việt Nam. Trong khi đó, thời điểm này ở đồng bằng sông Cửu Long đã gần hết vụ thu hoạch lúa Hè thu, còn lúa Thu đông thì mới chín, có nơi mới trổ bông, do đó lượng lúa gạo hàng hóa không còn nhiều và giá tăng cao là chuyện hiển nhiên.

Thương lái thu mua lúa tươi tại ruộng giống OM18 với giá 8.600 đồng/kg. Ảnh: H.THU

Hướng đến mục tiêu bền vững

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, diễn biến tình hình gạo thế giới cho thấy có lợi cho các quốc gia xuất khẩu, trong đó Việt Nam đang tận dụng tối đa cơ hội để tiếp tục gia tăng xuất khẩu vào những tháng cuối năm nay. Theo đó, năm 2024, cả nước sản xuất khoảng 43,4 triệu tấn lúa, sau khi cân đối các nhu cầu trong nước và đảm bảo an ninh lương thực… thì sẽ dành khoảng 8 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu. Ngoài số lượng thì điều đáng ghi nhận là chất lượng gạo của Việt Nam không ngừng cải thiện, bởi việc nghiên cứu thành công các loại giống lúa thơm ngắn ngày có thể canh tác từ 2-3 vụ mỗi năm, vừa đạt năng suất cao mà hạt gạo thơm ngon, đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng trên thế giới. 

 Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, thành phố Cần Thơ, cho hay: “Nhiều năm qua ông đã chủ động liên kết với các hợp tác xã nông nghiệp ở Kiên Giang, An Giang… để xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Tất cả quy trình canh tác được áp dụng công nghệ hiện đại nhằm giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất và chất lượng; nhờ đó gạo của công ty luôn bán được giá cao, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và cả nông dân sản xuất…”. Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thì VFA luôn khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần đẩy mạnh liên kết các hợp tác xã nhằm xây dựng vùng sản xuất lúa gạo chất lượng cao càng nhiều càng tốt; từ đó phục vụ tốt nhất việc xuất khẩu vào nhiều thị trường, đặc biệt là những thị trường khó tính, có giá cao.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khẳng định: Ngành lúa gạo đang hướng đến mục tiêu chất lượng, tăng giá trị, tăng thu nhập cho nông dân. Mới đây, qua sơ kết 7 mô hình thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long cho thấy năng suất lúa vụ Hè thu 2024 đạt 6,452 tấn/ha, cao hơn việc sản xuất bên ngoài mô hình là 0,463 tấn/ha; lợi nhuận mà nông dân tham gia mô hình cũng cao hơn từ 4-7,6 triệu đồng/ha so sản xuất bên ngoài. Đây chính là hướng đi bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bên cạnh lợi nhuận thì sản xuất chất lượng sẽ tạo ra hạt gạo ngon đảm bảo sức khỏe cho con người; đồng thời còn thân thiện với môi trường tự nhiên…

Tuy nhiên, cái khó trong chuỗi lúa gạo hiện nay là các doanh nghiệp xuất khẩu bị vướng khi ngành thuế yêu cầu lập bảng kê khai mua lúa trực tiếp từ nông dân theo mẫu số 01/TNDN được ban hành kèm theo Thông tư 78/2014 của Bộ Tài chính thì mới được khấu trừ chi phí. Trên thực tế thì lâu nay các doanh nghiệp chỉ thu mua lúa thông qua thương lái cung cấp bởi không thể nào mua trực tiếp từ từng hộ nông dân được. Phía thương lái khi mua lúa của nông dân có làm bảng kê nhưng chưa được cơ quan thuế đồng ý. Phía cơ quan thuế cho rằng, các thương lái vẫn có thể đăng ký kinh doanh và được cấp hóa đơn, sau đó làm bảng kê 01 khi mua lúa trực tiếp từ nông dân. Song, việc này xem ra khá “phiền” nên không ít thương lái thờ ơ. Để đơn giản hơn trong việc này, có ý kiến đề xuất áp dụng quy định thu thuế trên từng ký lúa mà thương lái bán cho doanh nghiệp; nguồn thu này sẽ do doanh nghiệp nộp thay cho thương lái trong bảng kê 01, bởi doanh nghiệp có các bộ phận chuyên môn làm việc này; như vậy ngành thuế vẫn quản lý được nguồn thu, trong khi việc vận hành chuỗi lúa gạo vẫn duy trì bình thường, ít bị xáo trộn…

Tiến sĩ Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), nhìn nhận, ở miền Tây là vùng sông nước chằng chịt, nhiều kênh rạch… và chỉ có thương lái mới là người am hiểu “thông tin” rõ nhất về sản xuất, chăm sóc, thu hoạch lúa của bà con nông dân. Khu vực nào xuống giống gì, ngày nào thu hoạch, năng suất lúa, chất lượng lúa ra sao… giới thương lái đều thuộc lòng hết; từ đó họ triển khai thu mua lúa tận nông dân, tận đồng ruộng một cách dễ dàng. Thương lái cũng là người có phương tiện vận chuyển (ghe), có máy cắt lúa, có năng lực tài chính để ứng tiền trước cho nông dân vài tháng; đặc biệt là sau khi thu hoạch lúa giao cho thương lái thì nông dân được nhận tiền ngay nên ai cũng thích. Những việc này các doanh nghiệp không thể làm được, do đó doanh nghiệp chỉ thu mua lúa thông qua thương lái – vừa nhanh gọn, đảm bảo số lượng lớn và ít tốn kém chi phí.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tiết lộ, tỉnh có gần 148.000ha đất trồng lúa với sản lượng mỗi năm hơn 2,1 triệu tấn. Qua thống kê cho thấy, diện tích lúa có hợp đồng tiêu thụ với doanh nghiệp chỉ khoảng 17%; số còn lại chủ yếu là nông dân bán lúa cho thương lái.

Sự đóng góp của thương lái trong chuỗi lúa gạo là rất đáng được xã hội nhìn nhận và trân trọng. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cho rằng, tới đây ngành chức năng cần xem xét cấp “giấy chứng nhận hành nghề” cho thương lái; xem thương lái là đối tác đồng hành với nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Khuyến khích tập hợp thương lái vào các nhóm, các câu lạc bộ trên cơ sở tự nguyện, để cùng trao đổi kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật trong bảo quản, vận chuyển, chế biến lúa gạo bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm…

H.TÂN – H.THU





Nguồn: https://www.baohaugiang.com.vn/kinh-te/xuat-khau-gao-duoc-mua-duoc-gia-135532.html

Cùng chủ đề

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại các địa phương

 ​Các hội nghị tập huấn được đánh giá tích cực về nội dung, đa dạng về hình thức Nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cập nhật những chính sách mới về TMĐT cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet) (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) thường xuyên phối hợp với các Sở Công Thương tổ...

Giá lúa gạo hôm nay 7/11/2024: Giá lúa tăng 300 đồng/kg; giá gạo giảm 50

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng 300 đồng/kg. Giá gạo giảm nhẹ 50 – 100 đồng/kg. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 7.000 – 7.300 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 ở...

Tận thấy nông dân thu hoạch tôm

TPO – Khu vực ngoài đê bao ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đang phát triển mô hình tôm – lúa thuận thiện mang đến nhiều đổi thay cho bà con nông dân. Thời điểm này, người dân thu hoạch tôm để chuyển sang xuống giống lúa Đông Xuân. TPO – Khu vực ngoài đê bao ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đang phát triển mô hình tôm –...

Hậu Giang công nhận và tái công nhận 37 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

NDO – Ngày 30/10, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh Hậu Giang tổ chức đánh giá, phân hạng 37 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024. Các thành viên Hội đồng đã đánh giá và bỏ phiếu thống nhất đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận mới và tái công nhận 37 sản phẩm của 17 chủ thể tham gia là các hợp tác xã, công ty và cơ sở sản xuất kinh doanh...

Biến động trái chiều tại miền Nam, giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 6/11/2024 Tại khu vực miền Bắc,giá heo hơi hôm nay duy trì đà đi ngang so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Thương lái tại Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 6/11/2024 ổn...

Cùng tác giả

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử tại các địa phương

 ​Các hội nghị tập huấn được đánh giá tích cực về nội dung, đa dạng về hình thức Nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cập nhật những chính sách mới về TMĐT cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ, khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, Trung tâm Phát triển TMĐT (EcomViet) (Cục TMĐT và Kinh tế số, Bộ Công Thương) thường xuyên phối hợp với các Sở Công Thương tổ...

Giá lúa gạo hôm nay 7/11/2024: Giá lúa tăng 300 đồng/kg; giá gạo giảm 50

Giá lúa gạo hôm nay ngày 7/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng với mặt hàng lúa. Giá lúa tăng 300 đồng/kg. Giá gạo giảm nhẹ 50 – 100 đồng/kg. Cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết, giá lúa hôm nay ghi nhận có điều chỉnh so với ngày hôm qua, IR 50404 giá ở mức 7.000 – 7.300 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg; Lúa Đài thơm 8 ở...

Tận thấy nông dân thu hoạch tôm

TPO – Khu vực ngoài đê bao ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đang phát triển mô hình tôm – lúa thuận thiện mang đến nhiều đổi thay cho bà con nông dân. Thời điểm này, người dân thu hoạch tôm để chuyển sang xuống giống lúa Đông Xuân. TPO – Khu vực ngoài đê bao ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang đang phát triển mô hình tôm –...

Hậu Giang công nhận và tái công nhận 37 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

NDO – Ngày 30/10, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh Hậu Giang tổ chức đánh giá, phân hạng 37 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024. Các thành viên Hội đồng đã đánh giá và bỏ phiếu thống nhất đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận mới và tái công nhận 37 sản phẩm của 17 chủ thể tham gia là các hợp tác xã, công ty và cơ sở sản xuất kinh doanh...

Biến động trái chiều tại miền Nam, giao dịch quanh mốc 61.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay hôm nay 6/11/2024 Tại khu vực miền Bắc,giá heo hơi hôm nay duy trì đà đi ngang so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Thương lái tại Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương đang thu mua heo hơi với giá 64.000 đồng/kg ghi nhận đây là mức giá cao nhất khu vực. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực miền Bắc 6/11/2024 ổn...

Cùng chuyên mục

Khen thưởng huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích ở giải quốc tế

(HGO) - Ngày 10-10, UBND tỉnh Hậu Giang long trọng tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng huấn luyện viên (HLV) và vận động viên (VĐV) đạt thành tích xuất sắc tại Giải vô địch trẻ thế giới và vô địch Đông Nam Á 2024. Đến dự, có ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; bà Võ Thị Mỹ...

Khởi sắc tăng trưởng kinh tế

Chín tháng đầu năm 2024, kinh tế của tỉnh tiếp tục khởi sắc với mức tăng trưởng 7,84%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tăng nhanh tỷ trọng giá trị, đây là cơ sở quan trọng để tỉnh hoàn thành mục tiêu, kế hoạch của năm nay. Hoạt động mua bán nhộn nhịp ở các chợ góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh. Kết quả ấn tượng Theo UBND tỉnh, từ đầu năm đến nay...

Chung tay xóa cầu tạm

Không chỉ nối nhịp đôi bờ, tạo thuận lợi cho giao thông của người dân, mà việc thay thế những cây cầu tạm nông thôn bằng cầu bê tông cốt thép bằng nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại còn giúp thắt chặt tình hữu nghị giữa Hậu Giang và các tổ chức, quỹ từ thiện. Cầu Dừa, ở huyện Châu Thành A, được khánh thành và đưa vào sử dụng. Tạo ra cơ hội mới Cầu Vị Xuân hay còn...

Hậu Giang thu hút được 26 doanh nghiệp FDI

(HG) - Từ đầu năm đến nay, tỉnh Hậu Giang đã cấp mới 1 dự án FDI với số vốn 0,15 triệu USD, nâng tổng số từ trước đến nay toàn tỉnh có 26 dự án FDI. Trong đó, trong khu công nghiệp là 6 dự án, ngoài khu công nghiệp 20 dự án, với tổng số vốn đăng ký 755 triệu USD. Nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào địa bàn Hậu Giang và đang hoạt động hiệu quả. Về...

11 hợp tác xã trồng lúa ở Hậu Giang được tập huấn sử dụng phần mềm FaceFarm và WACA

(HG) - Sáng ngày 8-10, Sở NN&PTNT tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Sorimachi Việt Nam tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn, sử dụng phần mềm FaceFarm và WACA cho lãnh đạo 11 hợp tác xã (HTX) điểm về chuyển đổi số trong triển khai Đề án một triệu héc-ta lúa chất lượng cao, giảm phát thải trên địa bàn tỉnh. Lãnh đạo 11 HTX trồng lúa trên địa bàn tỉnh được tập huấn sử dụng phần...

Về đích chỉ tiêu thi hành án

Với lượng án tăng về giá trị và nhiều khó khăn phát sinh từ thực tế, nhưng bằng sự nỗ lực, quyết tâm cao, kết thúc năm công tác 2024 (tính từ ngày 1-10-2023) ngành thi hành án dân sự (THADS) hai cấp của Hậu Giang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt và vượt chỉ tiêu cả về việc lẫn về tiền. Lãnh đạo Chi cục THADS huyện Châu Thành A báo cáo kết quả công tác năm...

Kiểm soát, quản lý nghiêm chất lượng thủy sản

Quản lý chất lượng thủy sản được xác định là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản được tỉnh ta đặc biệt quan tâm. Người dân ngày càng chú trọng việc sản xuất theo hướng an toàn, nâng cao chất lượng thủy sản. Để quản lý tốt chất lượng nguồn nguyên liệu, HTX Kỳ Như, ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, đã tự áp dụng quy trình...

Hợp tác xã ở Hậu Giang và Bình Thuận kết nối tiêu thụ sản phẩm

(HG) - Sáng ngày 7-10, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Hậu Giang chủ trì cùng Liên minh HTX tỉnh Bình Thuận tổ chức hội nghị kết nối thương mại, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa HTX tỉnh Hậu Giang và Bình Thuận. Tham dự hội nghị có ông Hồ Văn Phú, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang; bà Nguyễn Thị Thu Thảo, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Bình Thuận; cùng...

Xuất khẩu nông sản tăng: Nông dân được lợi

Mặc dù tình hình kinh tế còn khó khăn, nhưng xuất khẩu nông sản trong 9 tháng đầu năm 2024 được xem là điểm sáng khi mang về hơn 46 tỉ USD, tăng 21%. Xuất khẩu tăng đã kéo nhiều mặt hàng như lúa gạo, trái cây, thủy sản… được giá và dễ tiêu thụ. Chế biến cá tra xuất khẩu ở nhà máy thủy sản Ấn Độ Dương (Khu công nghiệp Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ). Ảnh: H.TÂN Nông...

Huy động mọi nguồn lực để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ dân

Để tín dụng chính sách tiếp tục hỗ trợ hiệu quả cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách, những tháng còn lại của năm 2024, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Hậu Giang thực hiện nhiều giải pháp để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho người dân. Phóng viên Báo Hậu Giang có phỏng vấn ông Nguyễn Minh Vương (ảnh), Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất