Powered by Techcity

Hạ tầng được đầu tư, kinh tế miền Tây khởi sắc

Hạ tầng được đầu tư, kinh tế miền Tây khởi sắc - Ảnh 1.

120km cao tốc được đầu tư đã “kéo gần” thủ phủ miền Tây với TP.HCM – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Giai đoạn 2021-2025, nền kinh tế của Việt Nam và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói riêng đều chịu nhiều tác động tiêu cực, đặc biệt là tình hình dịch bệnh COVID-19 và chiến sự xảy ra trên thế giới.

Do đó, 2024 được xem là năm bản lề để các tỉnh hoàn thành những mục tiêu phát triển chung của cả giai đoạn.

Với sự quan tâm, chú trọng đầu tư từ Chính phủ cho vùng, trong năm qua nhiều tỉnh, thành trong vùng đã đạt được các thành tựu nổi bật, đưa tình hình kinh tế trở lại đà phát triển từ trước khi COVID-19 bùng phát.

Đường lớn mở ra, nhiều tỉnh thu ngân sách vượt trội

Những ngày cuối cùng năm 2023, 23km tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ được đưa vào hoạt động, kết nối vào 2 cao tốc TP.HCM – Trung Lương và Trung Lương – Mỹ Thuận đã có từ trước.

Từ trung tâm kinh tế phía Nam là TP.HCM đến thủ phủ miền Tây Nam Bộ nhờ có 120km cao tốc đã rút ngắn thời gian di chuyển khoảng 2 giờ đồng hồ, và năm 2024 tuyến đường này đã bắt đầu phát huy giá trị, người dân được thụ hưởng.

Để tiếp tục hướng tới mục tiêu 600km cho vùng Tây Nam Bộ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần trực tiếp khảo sát, làm việc tháo gỡ những khó khăn như thiếu vật liệu xây dựng, cơ chế nguồn vốn,…

Đây là một dấu ấn quan trọng, thể hiện rõ nét sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, giúp mở ra những con đường lớn, mang lại nhiều kết quả quan trọng về phát triển kinh tế – xã hội của các tỉnh miền Tây năm 2024, đặc biệt là cải thiện nguồn thu ngân sách.

Cụ thể như tại tỉnh cửa ngõ Long An, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt hơn 25.800 tỉ đồng, tăng hơn 27,5% so với cùng kỳ, đạt hơn 121,3% dự toán ban đầu.

Tỉnh ở sát vùng “đuôi” tuyến cao tốc này như Hậu Giang cũng thu ngân sách tăng 23,52% so với cùng kỳ, với hơn 7.520 tỉ đồng.

Đặc biệt, Trà Vinh vốn được xem như tỉnh “vùng xa” khuất nẻo cũng đã trở mình đột phá, tổng thu ngân sách trên 18.632 tỉ đồng, đạt đến 136,38% dự toán.

Trà Vinh cũng là tỉnh có GRDP tăng 10,04% trong năm 2024, đứng đầu Đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp sau đó là Hậu Giang (tăng 8,76%) và Long An (tăng 8,30%)…

Dần trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Trong danh sách top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn năm 2024 do Vietnam Report đưa ra trong chương trình công bố 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2024, Long An là tỉnh duy nhất của Đồng bằng sông Cửu Long lọt vào danh sách này.

Với vị trí cửa ngõ, cạnh TP.HCM, Long An đã trở thành điểm thu hút đầu tư hàng đầu Tây Nam Bộ trong nhiều năm qua.

Trong năm 2024, tỉnh đã thu hút đầu tư mạnh mẽ với 104 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận, có tổng vốn đăng ký hơn 507 triệu USD, đồng thời điều chỉnh tăng vốn cho 85 dự án với số tiền 153 triệu USD. Song song đó, đầu tư trong nước cũng đạt kết quả khả quan với 57 dự án DDI mới được cấp phép, tổng vốn đăng ký đạt 175.313 tỉ đồng (tăng 90.136 tỉ đồng), và 33 dự án được điều chỉnh tăng thêm 4.368,1 tỉ đồng vốn đầu tư.

Lũy kế đến nay, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Long An đạt trên 14,2 tỉ USD với 1.483 dự án, chiếm trên 71% về số dự án và trên 38% về số vốn FDI đăng ký đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Song song đó là 2.250 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đạt 474.578,3 tỉ đồng.

Hạ tầng được đầu tư, kinh tế miền Tây khởi sắc - Ảnh 4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trên công trường dự án vành đai 3 TP.HCM qua Long An – Ảnh: SƠN LÂM

Bên cạnh Long An, các tỉnh khác ở miền Tây Nam Bộ dù chưa nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước nhưng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thu hút đầu tư. Điển hình như Tiền Giang với 20 dự án mới, Trà Vinh với 15 dự án và Hậu Giang với 8 dự án trong năm 2024.

Những thành quả này có được nhờ sự đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông kết nối giữa các tỉnh, cùng với sự hỗ trợ về vốn từ trung ương và việc Chính phủ cùng các bộ, ngành tích cực tháo gỡ khó khăn cho địa phương.

Sẵn sàng cho năm về đích giai đoạn 2021-2025

Trong những ngày này, 3,4km đường dẫn từ cao tốc TP.HCM – Trung Lương nối vào quốc lộ 1, nằm trong đoạn cuối của dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành cũng đã sẵn sàng để thông xe, giúp cửa ngõ miền Tây thêm phần thông thoáng.

Ngay bên cạnh đó, dự án Vành đai 3 TP.HCM qua Long An cũng đang băng băng về đích để thông xe ngay trong năm 2025.

Bên cạnh đó là hàng loạt công trình đường tỉnh tại Long An cũng đã bắt đầu đưa vào khai thác hoặc khởi công xây dựng, “kéo gần” vùng này hơn với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Hạ tầng được đầu tư, kinh tế miền Tây khởi sắc - Ảnh 3.

Đoạn cao tốc Bến Lức – Long Thành nối từ quốc lộ 1 vào cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã sẵn sàng chờ thông xe – Ảnh: AN LONG

Sự thông thoáng của khu vực cửa ngõ đã thúc đẩy sự phát triển của toàn vùng. Ông Trần Ngọc Tam – chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, một tỉnh có vị trí địa lý tương đối “nép mình” – cho biết hoạt động thương mại và dịch vụ của tỉnh trong năm qua diễn ra sôi động với giá cả hàng hóa ổn định.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 70.855 tỉ đồng, tăng 11,68% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch (đạt 100,45%). Hoạt động xuất nhập khẩu cũng khởi sắc trong những tháng cuối năm: kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1.750 triệu USD, tăng 20,27% và đạt 100% kế hoạch; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 520 triệu USD, tăng 25,61% và vượt kế hoạch (đạt 104%).

Trong thời gian qua, tỉnh Bến Tre là một trong những địa phương được hưởng lợi rất nhiều từ những công trình đầu tư của trung ương. 

“Ngoài các dự án cao tốc kết nối từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây và các dự án nạo vét luồng đường thủy để nâng cao năng lực vận tải, tỉnh Bến Tre còn được hưởng lợi dự án mở rộng quốc lộ 60 và tới đây là dự án cầu Rạch Miễu 2”, ông Tam nói.

Trong năm 2025, ông Tam cho biết tỉnh sẽ đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng để tiếp tục phát triển kinh tế. Nhất là hạ tầng giao thông kết nối đối ngoại, mở ra không gian phát triển mới. Tỉnh Bến Tre sẽ tiếp tục phối hợp thực hiện các dự án giao thông quan trọng: Cầu Rạch Miễu 2 và đường gom đường vào cầu Rạch Miễu 2 (khánh thành vào cuối năm 2025), thi công xây dựng cầu Ba Lai 8, thực hiện thủ tục đầu tư các dự án tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang và tỉnh Trà Vinh, dự án cầu Cửa Đại thuộc tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang, khởi công xây dựng cầu Đình Khao…

Hạ tầng được đầu tư, kinh tế miền Tây khởi sắc - Ảnh 4.

Dự án cầu Rạch Miễu 2 đang băng về đích trong năm 2025 được kỳ vọng sẽ tạo động lực lớn cho sự phát triển của hai tỉnh Bến Tre, Trà Vinh – Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Với Hậu Giang, ông Nguyễn Văn Hòa – phó chủ tịch UBND tỉnh – cho biết tỉnh sẽ tiếp tục chú trọng chất lượng thu hút đầu tư.

“Để đạt được mức tăng trưởng theo kế hoạch năm 2025, tỉnh tập trung thực hiện hiệu quả chương trình của Tỉnh ủy triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện chương trình của Tỉnh ủy. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư Khu công nghiệp Sông Hậu 2 và Khu công nghiệp Đông Phú 2.

Tiếp tục thực hiện công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp theo chương trình phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đồng thời tăng cường công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, phân tích đánh giá, dự báo sát khả năng thu, đề xuất giải pháp hiệu quả thực hiện công tác thu ngân sách trên địa bàn, nhất là nguồn thu từ đất”, ông Hòa cho hay.

Nguồn: https://tuoitre.vn/ha-tang-duoc-dau-tu-kinh-te-mien-tay-khoi-sac-20250120091928181.htm

Cùng chủ đề

Đưa sản phẩm OCOP Hậu Giang vươn xa

Tỉnh Hậu Giang sẽ sắp xếp lại nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh để có cơ chế, chính sách đầu tư, giúp sản phẩm OCOP vươn xa hơn nữa. Theo Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang, trong số 348 sản phẩm OCOP của tỉnh được cộng nhận từ 3 đến 4 sao, nhóm thực phẩm nông sản chiếm hơn 60%. Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tham quan gian hàng trưng bày sản...

Sản phẩm OCOP thay đổi diện mạo nông thôn

Tỉnh Hậu Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ; đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến các sản phẩm OCOP đã được công nhận. Ngày 19-2-2024, ông Trương Cảnh Tuyên – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, Phó trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 của tỉnh – đã ký Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...

Ngắm hai cây dù khổng lồ làm từ hoa giấy của lão nông miền Tây

Tết Ất Tỵ 2025, ông Phạm Văn Màu, một lão nông 60 tuổi tại xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, Bến Tre, đã tạo ra hai cây dù độc đáo từ hoa giấy. Nóc dù được thiết kế theo kiểu mái nhà Pháp và Thái. Cây dù mái Thái có chiều cao 3,8m và đường kính 3,6m, được làm từ 6 cây hoa giấy “chân dài”. Sản phẩm này được rao bán với giá 60 triệu đồng. Cây dù mái Pháp,...

Xu hướng trái ngược của hai miền Nam – Bắc từ kết quả thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2025 có 13 môn thi – Ảnh: NAM TRẦN Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 có 6.482 thí sinh dự thi. Thí sinh dự thi tại 68 hội đồng thi với 13 môn thi: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật....

Chợ quê – Vietnam.vn

Chợ nông sản Vị Thanh nằm dưới chân cầu Cái Nhúc, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Đây là khu chợ chuyên bán nông sản của bà con nông dân trong vùng tồn tại đã hơn 10 năm nay, mỗi người có một chỗ bán hàng từ 2-4 mét vuông. Chợ không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.

Cùng tác giả

Đưa sản phẩm OCOP Hậu Giang vươn xa

Tỉnh Hậu Giang sẽ sắp xếp lại nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh để có cơ chế, chính sách đầu tư, giúp sản phẩm OCOP vươn xa hơn nữa. Theo Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang, trong số 348 sản phẩm OCOP của tỉnh được cộng nhận từ 3 đến 4 sao, nhóm thực phẩm nông sản chiếm hơn 60%. Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tham quan gian hàng trưng bày sản...

Sản phẩm OCOP thay đổi diện mạo nông thôn

Tỉnh Hậu Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ; đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến các sản phẩm OCOP đã được công nhận. Ngày 19-2-2024, ông Trương Cảnh Tuyên – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, Phó trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 của tỉnh – đã ký Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...

Ngắm hai cây dù khổng lồ làm từ hoa giấy của lão nông miền Tây

Tết Ất Tỵ 2025, ông Phạm Văn Màu, một lão nông 60 tuổi tại xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, Bến Tre, đã tạo ra hai cây dù độc đáo từ hoa giấy. Nóc dù được thiết kế theo kiểu mái nhà Pháp và Thái. Cây dù mái Thái có chiều cao 3,8m và đường kính 3,6m, được làm từ 6 cây hoa giấy “chân dài”. Sản phẩm này được rao bán với giá 60 triệu đồng. Cây dù mái Pháp,...

Xu hướng trái ngược của hai miền Nam – Bắc từ kết quả thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2025 có 13 môn thi – Ảnh: NAM TRẦN Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 có 6.482 thí sinh dự thi. Thí sinh dự thi tại 68 hội đồng thi với 13 môn thi: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật....

Chợ quê – Vietnam.vn

Chợ nông sản Vị Thanh nằm dưới chân cầu Cái Nhúc, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Đây là khu chợ chuyên bán nông sản của bà con nông dân trong vùng tồn tại đã hơn 10 năm nay, mỗi người có một chỗ bán hàng từ 2-4 mét vuông. Chợ không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.

Cùng chuyên mục

Đưa sản phẩm OCOP Hậu Giang vươn xa

Tỉnh Hậu Giang sẽ sắp xếp lại nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh để có cơ chế, chính sách đầu tư, giúp sản phẩm OCOP vươn xa hơn nữa. Theo Văn phòng Điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang, trong số 348 sản phẩm OCOP của tỉnh được cộng nhận từ 3 đến 4 sao, nhóm thực phẩm nông sản chiếm hơn 60%. Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang tham quan gian hàng trưng bày sản...

Sản phẩm OCOP thay đổi diện mạo nông thôn

Tỉnh Hậu Giang đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ; đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến các sản phẩm OCOP đã được công nhận. Ngày 19-2-2024, ông Trương Cảnh Tuyên – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, Phó trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 của tỉnh – đã ký Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới...

Ngắm hai cây dù khổng lồ làm từ hoa giấy của lão nông miền Tây

Tết Ất Tỵ 2025, ông Phạm Văn Màu, một lão nông 60 tuổi tại xã Vĩnh Hòa, huyện Chợ Lách, Bến Tre, đã tạo ra hai cây dù độc đáo từ hoa giấy. Nóc dù được thiết kế theo kiểu mái nhà Pháp và Thái. Cây dù mái Thái có chiều cao 3,8m và đường kính 3,6m, được làm từ 6 cây hoa giấy “chân dài”. Sản phẩm này được rao bán với giá 60 triệu đồng. Cây dù mái Pháp,...

Xu hướng trái ngược của hai miền Nam – Bắc từ kết quả thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2025 có 13 môn thi – Ảnh: NAM TRẦN Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 có 6.482 thí sinh dự thi. Thí sinh dự thi tại 68 hội đồng thi với 13 môn thi: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật....

Chợ quê – Vietnam.vn

Chợ nông sản Vị Thanh nằm dưới chân cầu Cái Nhúc, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Đây là khu chợ chuyên bán nông sản của bà con nông dân trong vùng tồn tại đã hơn 10 năm nay, mỗi người có một chỗ bán hàng từ 2-4 mét vuông. Chợ không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.

Hà Nội đứng đầu cả nước về số học sinh giỏi quốc gia

Bộ GD-ĐT chiều 18-1 đã công bố kết quả thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025. Theo đó, Hội đồng chấm thi đã chọn được 3.803 thí sinh đoạt giải trên tổng số 6.482 thí sinh dự thi, chiếm 58,68%. Học sinh Hà Nội tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia. Ảnh: Thống Nhất Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước với tổng 200 giải học sinh giỏi quốc gia (tăng 16 giải so...

Hơn 351.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030

5 nhóm cảng biển Theo quy hoạch, cảng biển việt Nam có 5 nhóm cảng biển. Trong đó, nhóm cảng biển số 1 gồm 5 cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển khoảng 351.500 tỷ đồng, gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng (Ảnh minh hoạ). Nhóm cảng biển số 2 gồm...

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, vùng nước

5 nhóm cảng biển Theo Quy hoạch có 5 nhóm cảng biển gồm: Nhóm cảng biển số 1: gồm 05 cảng biển là cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định, cảng biển Ninh Bình. Nhóm cảng biển số 2: gồm 06 cảng biển là cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế. Nhóm cảng biển số...

Công trường cao tốc Cần Thơ

Tăng tốc những ngày đầu năm Những ngày giữa tháng 1/2025 – thời điểm cận kề tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Cần Thơ- Cà Mau (cao tốc Cần Thơ- Cà Mau) vẫn náo nhiệt như thường ngày. Những mét nhựa đầu tiên được thảm tại dự án Tại công trường, đoạn Cần Thơ – Hậu Giang, gần 900 kỹ sư, công nhân, thợ máy vẫn miệt mài làm...

Mùa Tết, doanh nghiệp địa ốc mạnh tay kích cầu

Mùa Tết, doanh nghiệp địa ốc đẩy mạnh đưa hàng ra thị trường với hàng loạt chương trình kích cầu. Một dự án ở TP. Thủ Đức (TP.HCM) đưa ra ưu đãi để thu hút khách hàng (Ảnh: Lê Toàn) Kích cầu Cuối năm, hàng loạt doanh nghiệp địa ốc chạy nước rút nhằm đón sóng phục hồi của năm sau. Nhiều chủ đầu tư mở bán, giới thiệu sản phẩm trong dịp này. Các sản phẩm đều được doanh nghiệp chuẩn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất