Powered by Techcity

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt – Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt - Ảnh 1.

Nhà máy sản xuất gạo xuất khẩu của Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) – Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Từ câu chuyện gạo thương hiệu “ST” của Sóc Trăng, nhiều địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long đang xây dựng thương hiệu gạo cho riêng mình.

Nhiều giống lúa mang thương hiệu địa phương

Ban Quản lý (BQL) Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang đang phối hợp với Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang trồng khảo nghiệm 12 giống lúa tại huyện Long Mỹ vụ hè thu vừa qua. Trước đó, các giống lúa này đã được trồng khảo nghiệm và cho kết quả tốt tại vùng đất phù sa ở huyện Châu Thành.

Ông Nguyễn Hoàng Thoại, giám đốc BQL Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, cho biết việc trồng khảo nghiệm 12 giống lúa này tại Long Mỹ nhằm xem xét khả năng phù hợp với điều kiện của vùng phèn mặn. “Sắp tới sẽ trồng ở một số vùng đất khác, nhằm từng bước tìm ra giống lúa phù hợp để xây dựng thương hiệu riêng cho Hậu Giang”, ông Thoại cho hay.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, có nhiều giống lúa được khuyến cáo sử dụng tại địa phương và đang được các HTX sản xuất làm nguyên liệu. Từ các giống lúa này, HTX và doanh nghiệp đã gắn với tên địa phương để tạo ra nhãn hiệu riêng như: gạo sạch Vị Thủy, gạo Liên Hưng, gạo Hương Quê, gạo Nàng Chăng…

Ông Võ Xuân Tân, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, cho rằng để có thương hiệu gạo phải đi lên từ sản phẩm có nhãn hiệu. Đơn cử như các sản phẩm gạo được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, Hậu Giang hiện có một số sản phẩm gạo đạt chứng nhận này.

“Tuy nhiên, có sự nhầm lẫn giữa thương hiệu và nhãn hiệu. Thương hiệu không tự tạo ra được mà do thị trường quyết định qua thời gian”, ông Tân nói.

Từ nhãn hiệu gạo của doanh nghiệp, được sự đón nhận của người tiêu dùng, doanh nghiệp muốn xây dựng thành thương hiệu sẽ được hỗ trợ sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, GAP, hữu cơ… “Doanh nghiệp còn được hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa; hỗ trợ sơ chế, chế biến, xây dựng bao bì đẹp; đồng thời hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại”, ông Tân nói

Tương tự, An Giang cũng xây dựng đề án phát triển thương hiệu gạo của tỉnh này đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu là phải xây dựng được nhãn hiệu và thương hiệu gạo của tỉnh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm gạo trên thị trường, nâng cao giá trị hạt gạo…

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang cho biết việc xây dựng thương hiệu gạo An Giang sẽ bắt đầu ở khâu chọn giống trước khi chọn vùng canh tác phù hợp với giống lúa, rồi tổ chức gieo trồng lúa theo quy trình kỹ thuật canh tác, quy trình chế biến gạo, đóng gói nhãn hiệu theo hệ thống các tiêu chuẩn quy định, tổ chức quảng bá thương hiệu gạo…

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt - Ảnh 2.

Đóng gói gạo để vận chuyển xuất khẩu tại một doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu ở quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ – Ảnh: CHÍ QUỐC

Thương hiệu gạo quốc gia, được không?

Thương hiệu gạo quốc gia sẽ được xây dựng từ đâu? Ông Phạm Thái Bình – chủ tịch HĐQT Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ) – cho biết đơn vị có vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và cũng xây dựng thương hiệu gạo từ nhiều năm nay.

Theo ông Bình, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia không thể chỉ một giống lúa được mà phải bao gồm nhiều yếu tố như trồng trọt, bảo quản, chế biến, đóng gói… Chỉ khi được người tiêu dùng tin tưởng, luôn chọn gạo Việt Nam dù có gạo khác bán rẻ hơn, đó mới gọi là xây dựng thương hiệu gạo thành công.

Cũng theo ông Bình, ngành hàng lúa gạo Việt Nam phát triển không bền vững, nước nhập khẩu không thích sự thiếu ổn định của gạo do một số doanh nghiệp Việt Nam cung cấp khi lúc đầu ngon nhưng lúc sau không ngon. Do đó để tạo sự ổn định của gạo Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất với tiêu thụ phải gắn chặt, đầy đủ, có tiềm lực.

“Doanh nghiệp phải có vốn cùng liên kết với nông dân từ khi sản xuất từ trên cánh đồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, đóng gói đến tận bàn ăn… Rất nhiều khâu mà khâu nào cũng cần có tính thương hiệu gạo. Đặc biệt, muốn ổn định, doanh nghiệp phải có vốn bao tiêu, liên kết với nông dân bền chặt trong sản xuất lúa”, ông Bình nhấn mạnh.

Theo một chuyên gia nông nghiệp, việc xây dựng thương hiệu gạo quốc gia chính là xây dựng thương hiệu gạo của các doanh nghiệp. “Chúng ta nên có logo thương hiệu gạo Việt Nam gắn vào bao bì các thương hiệu gạo doanh nghiệp để mọi người nhận diện đây là thương hiệu gạo Việt Nam. Thương hiệu gạo của doanh nghiệp phải gắn liền với thương hiệu gạo quốc gia”, vị này nói.

Ông Trần Thanh Tâm – chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp – cho rằng thương hiệu gạo phát triển từ nhãn hiệu được người tiêu dùng tin yêu, từng bước nâng chất lượng thành thương hiệu gạo quốc gia là tốt nhất.

 Riêng nhãn hiệu gạo địa phương phải là giống đặc sản địa phương, ví dụ Nàng thơm chợ đào Long An, các giống lúa OM đang được các địa phương canh tác do Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất.

“Do đó quốc gia có đưa ra quy định nhãn hiệu “VietNam Rice” nhưng hầu như không có công ty, doanh nghiệp đăng ký. Gạo ST25 của ông Hồ Quang Cua là tác giả và là doanh nghiệp xây dựng nhãn hiệu. Giống gạo này ngon, được trồng tại các vùng lúa tôm. Nhưng khi trồng ở các vùng phù sa như Đồng Tháp, Vĩnh Long thì không ngon”, ông Tâm giải thích.

* Chuyên gia kinh tế TRẦN HỮU HIỆP:

Phải có sự chung tay của các bộ, ngành, địa phương

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt - Kỳ 3: Phải có logo thương hiệu gạo Việt - Ảnh 2.

Phát triển thương hiệu gạo Việt không chỉ là việc đăng ký nhãn hiệu, mà là một quá trình liên tục duy trì và phát triển những giá trị vật chất, phi vật chất gắn liền hạt gạo. Vì vậy rất cần sự vào cuộc và phối hợp của nhiều bộ ngành và địa phương liên quan, các giải pháp phải đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu để xây dựng và phát triển hình ảnh, tăng cường sự nhận biết của gạo Việt trên thị trường thế giới.

Nói cách khác, muốn xây dựng thương hiệu gạo quốc gia, cần có chính sách và quy hoạch vùng nguyên liệu như cách tiếp cận xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp theo hướng tăng trưởng xanh. Ngoài ra phải ứng dụng khoa học công nghệ trong toàn bộ chuỗi giá trị lúa gạo, từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ. Đồng thời tăng cường quảng bá, tiếp cận thị trường.

Cuối cùng, phải tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều phối lợi ích, tổ chức liên kết các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo thông qua cơ chế chính sách hiệu quả để thương hiệu gạo Việt không chỉ là giấc mơ mà phải là hiện thân của giá trị xanh, sạch, cuộc sống lành.

Hội thảo xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt

Hôm nay (10-12), tại TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng), báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt”. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh ngành lúa gạo Việt Nam đang đạt được những thành tựu ấn tượng về xuất khẩu.

Hội thảo là hoạt động đầu tiên trong chuỗi chương trình truyền thông xây dựng thương hiệu gạo Việt do báo Tuổi Trẻ khởi xướng và được tổ chức từ năm 2024 đến hết năm 2025 và các năm tiếp theo. Mục tiêu của chương trình là tạo ra một diễn đàn mở, kêu gọi sự tham gia tích cực của các chuyên gia hàng đầu, các doanh nghiệp và các nhà quản lý có nhiều kinh nghiệm để đưa ra được những đề xuất thiết thực nhằm góp phần xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam ngày càng vững mạnh trên thị trường quốc tế.

Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo bộ, ngành, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các chuyên gia trong và ngoài nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hiệp hội ngành hàng… để bàn về các ý tưởng, đóng góp, hiến kế nhằm cùng nhau đưa ra một lộ trình và phương hướng sớm xây dựng thành công thương hiệu gạo Việt trong thời gian sắp tới.

Nguồn: https://tuoitre.vn/chung-tay-xay-dung-thuong-hieu-gao-viet-ky-3-phai-co-logo-thuong-hieu-gao-viet-20241210085019775.htm

Cùng chủ đề

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực Cần Thơ, cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, metro Bến Thành - Suối Tiên"/>       Trải qua hơn 61 năm xây dựng và phát triển (27/12/1962 – 27/12/2024), từ một Tổng công ty nhà nước, CIENCO4 đã tiên phong cổ phần hóa, trở thành Tập...

Cienco4 trúng thầu thi công đường kết nối gần 400 tỷ đồng

Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong (Chủ đầu tư) vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 10: Thi công xây dựng công trình thuộc dự án nâng cấp mở rộng Cải tuyến tỉnh lộ 1B (đoạn từ nút giao quốc lộ 26B đến nút giao tỉnh lộ 1). Tuyến đường kết nối Cienco4 trúng thầu thi công đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư, phát triển khu kinh tế Vân...

MAGGI đồng hành cùng hàng ngàn phụ nữ Việt trên hành trình từ đứng bếp đến đứng đầu

Dù là bất kỳ ai, với bất kỳ điểm xuất phát nào, tất cả những người phụ nữ Việt Nam bước ra từ Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp đều ngày càng tự tin, tự chủ, dám đứng đầu...

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

 Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng.  Măng cụt là loại trái cây được ưa chuộng ở Việt Nam, nhất là vào mùa hè. Các vùng tiêu thụ trái măng cụt số lượng lớn là các thành phố lớn như TP HCM, TP Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội… Sau khi tìm hiểu và nhận thấy thổ nhưỡng đất nhà mình phù...

Tiếp đà tăng giá ở một số tỉnh thành

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (20/12/2024) tại khu vực miền Bắc chỉ ghi nhận sự tăng giá ở Hà Nội, tăng 1.000 đồng/kg và đưa giá heo hơi cùng ngưỡng với Thái Bình là 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 20/12/2024: Tiếp đà tăng giá ở một số tỉnh thành. Ảnh: Phúc Lộc Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 65.000 – 67.000 đồng/kg. Hầu hết các tỉnh, thành phố...

Cùng tác giả

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực Cần Thơ, cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, metro Bến Thành - Suối Tiên"/>       Trải qua hơn 61 năm xây dựng và phát triển (27/12/1962 – 27/12/2024), từ một Tổng công ty nhà nước, CIENCO4 đã tiên phong cổ phần hóa, trở thành Tập...

Cienco4 trúng thầu thi công đường kết nối gần 400 tỷ đồng

Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong (Chủ đầu tư) vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 10: Thi công xây dựng công trình thuộc dự án nâng cấp mở rộng Cải tuyến tỉnh lộ 1B (đoạn từ nút giao quốc lộ 26B đến nút giao tỉnh lộ 1). Tuyến đường kết nối Cienco4 trúng thầu thi công đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư, phát triển khu kinh tế Vân...

MAGGI đồng hành cùng hàng ngàn phụ nữ Việt trên hành trình từ đứng bếp đến đứng đầu

Dù là bất kỳ ai, với bất kỳ điểm xuất phát nào, tất cả những người phụ nữ Việt Nam bước ra từ Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp đều ngày càng tự tin, tự chủ, dám đứng đầu...

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

 Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng.  Măng cụt là loại trái cây được ưa chuộng ở Việt Nam, nhất là vào mùa hè. Các vùng tiêu thụ trái măng cụt số lượng lớn là các thành phố lớn như TP HCM, TP Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội… Sau khi tìm hiểu và nhận thấy thổ nhưỡng đất nhà mình phù...

Tiếp đà tăng giá ở một số tỉnh thành

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (20/12/2024) tại khu vực miền Bắc chỉ ghi nhận sự tăng giá ở Hà Nội, tăng 1.000 đồng/kg và đưa giá heo hơi cùng ngưỡng với Thái Bình là 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 20/12/2024: Tiếp đà tăng giá ở một số tỉnh thành. Ảnh: Phúc Lộc Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 65.000 – 67.000 đồng/kg. Hầu hết các tỉnh, thành phố...

Cùng chuyên mục

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực

CIENCO4 và chiến lược trở thành tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực Cần Thơ, cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, metro Bến Thành - Suối Tiên"/>       Trải qua hơn 61 năm xây dựng và phát triển (27/12/1962 – 27/12/2024), từ một Tổng công ty nhà nước, CIENCO4 đã tiên phong cổ phần hóa, trở thành Tập...

Cienco4 trúng thầu thi công đường kết nối gần 400 tỷ đồng

Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong (Chủ đầu tư) vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu số 10: Thi công xây dựng công trình thuộc dự án nâng cấp mở rộng Cải tuyến tỉnh lộ 1B (đoạn từ nút giao quốc lộ 26B đến nút giao tỉnh lộ 1). Tuyến đường kết nối Cienco4 trúng thầu thi công đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư, phát triển khu kinh tế Vân...

MAGGI đồng hành cùng hàng ngàn phụ nữ Việt trên hành trình từ đứng bếp đến đứng đầu

Dù là bất kỳ ai, với bất kỳ điểm xuất phát nào, tất cả những người phụ nữ Việt Nam bước ra từ Cùng MAGGI Nấu nên cơ nghiệp đều ngày càng tự tin, tự chủ, dám đứng đầu...

Trồng măng cụt ra quả đặc sản ở Hậu Giang, thương lái cứ vô hỏi đã bán được chưa?

 Măng cụt là một loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nhờ hương vị thơm ngon, ngọt mát và giàu dinh dưỡng.  Măng cụt là loại trái cây được ưa chuộng ở Việt Nam, nhất là vào mùa hè. Các vùng tiêu thụ trái măng cụt số lượng lớn là các thành phố lớn như TP HCM, TP Cần Thơ, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội… Sau khi tìm hiểu và nhận thấy thổ nhưỡng đất nhà mình phù...

Tiếp đà tăng giá ở một số tỉnh thành

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (20/12/2024) tại khu vực miền Bắc chỉ ghi nhận sự tăng giá ở Hà Nội, tăng 1.000 đồng/kg và đưa giá heo hơi cùng ngưỡng với Thái Bình là 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 20/12/2024: Tiếp đà tăng giá ở một số tỉnh thành. Ảnh: Phúc Lộc Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 65.000 – 67.000 đồng/kg. Hầu hết các tỉnh, thành phố...

Xây dựng tổ khuyến nông cộng đồng thành lực lượng chủ lực của ngành nông nghiệp ở cơ sở

Đó là ý kiến của một số chuyên gia, đại biểu nêu ra tại một số Tọa đàm nhân rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng (KNCĐ) được tổ chức tại TP. Cần Thơ, Cà Mau… gần đây.  Tổ KNCĐ hoạt động sôi nổi  Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NNPTNT), sau 2 năm triển khai Đề án thí điểm “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn...

Hậu Giang vẫn còn khoảng 2.000 mộ liệt sĩ chưa được quy tập

Sau thời gian tiếp nhận thông tin, tìm kiếm, ngành chức năng đã quy tập được 3 hài cốt liệt sĩ chưa xác định được tên, tuổi, quê quán, đơn vị, tại các khu vực Bình Hòa, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ; ấp 9, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ và ấp 8, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ. Qua các nhân chứng, di vật còn để lại chứng minh các liệt sĩ đã chiến đấu và...

Khuyến sinh không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, cần sự chung tay từ cộng đồng

Vợ chồng anh Thịnh (36 tuổi) và chị An (33 tuổi), ngụ TP Thủ Đức (TP.HCM), hạnh phúc vì gia đình đã sinh “đủ nếp đủ tẻ” – Ảnh: DUYÊN PHAN TP.HCM đang đối mặt với một thách thức lớn: Già hóa dân số, tỉ suất sinh thấp và mật độ dân cư cao. Muốn sinh thêm con nhưng quá nhiều rào cản Theo các chuyên gia và nhà quản lý về công tác dân số và phát triển, có thể...

Cả nước đồng loạt tăng giá, thiết lập bảng giá mới

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (17/12/2024) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự tăng giá sau 2 ngày đứng giá. Theo đó, giá heo hơi tại các tỉnh Bắc Giang, Yên Bái, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam và Ninh Bình đồng loạt tăng giá. Yên Bái và Nam Đinh tăng cao nhất cả nước với 2.000 đồng/kg. Còn Thái Bình có giá cao nhất khu vực với 66.000 đồng/kg. Giá heo...

Thông điệp “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” như một lời hiệu triệu

Ngày 14/12, tại thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang tiếp xúc cử tri báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và lắng nghe các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Bà Lê Thị Thanh Lam – Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, thông tin đến cử tri kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất