Trang chủKinh tếNông nghiệpHậu Giang: Tạo điều kiện để sản phẩm OCOP vươn xa

Hậu Giang: Tạo điều kiện để sản phẩm OCOP vươn xa


Hậu Giang đặt mục tiêu thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh trong năm 2024.
Hậu Giang đặt mục tiêu thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh trong năm 2024.

Chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt

Theo Văn phòng điều phối các chương trình mục tiêu quốc gia, toàn tỉnh Hậu Giang hiện có 266 sản phẩm chủ lực được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh. Trong đó có 92 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao, còn lại là sản phẩm OCOP 3 sao.

Tỉnh Hậu Giang xác định nông nghiệp và du lịch là hai trong bốn trụ cột của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, tỉnh đã triển khai đồng bộ chương trình phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Đồng thời, đặt ra chỉ tiêu thi đua cho từng địa phương để xác định sản phẩm đặc trưng; đầu tư máy móc, trang thiết bị và cải thiện thiết kế bao bì của sản phẩm để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ông Trương Cảnh TuyênPhó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang

Mới đây, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thị xã Long Mỹ công nhận thêm 9 sản phẩm OCOP năm 2024. Hội đồng đã công nhận 8 sản phẩm đạt 3 sao gồm: dưa mắm Điền Long, mắm sặc Điền Long của HTX Dịch vụ nông nghiệp Điền Long, ở ấp 7, xã Long Trị A; cá lóc tẩm sả ớt, cá lóc tẩm gia vị kiểu thái, cá rô phi tẩm sả ớt, cá rô phi gia vị kiểu thái, cá sặc rằn tẩm sả ớt, cá sặc rằn gia vị kiểu thái của Công ty TNHH TM DV Natural Food VINA, khu vực 2, phường Trà Lồng. Trong đó, có 1 sản phẩm dưa lưới của HTX nông sản Mekong Delta Hưng Thịnh, khu vực Bình Thạnh B, phường Bình Thạnh, được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thị xã Long Mỹ trình Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh đánh giá, phân hạng đạt 4 sao.

Như vậy, sau gần 4 năm triển khai Chương trình OCOP, đến nay, thị xã Long Mỹ đã có 45 sản phẩm OCOP đạt chất lượng từ 3 đến 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP không chỉ được tiêu thụ tại chỗ, mang tính chất địa phương mà còn được phân phối ở các chuỗi siêu thị trong tỉnh và khu vực; điều này cho thấy sản phẩm OCOP của thị xã Long Mỹ đã tạo được lòng tin với người tiêu dùng về vấn đề chất lượng.

Điển hình như sản phẩm cá thát lát tẩm gia vị của gia đình anh Võ Đình Chiến, phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ – đơn vị đầu tiên có sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 năm trước. Nhờ đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, số lượng sản phẩm tiêu thụ của gia đình anh Chiến tăng lên gấp 2 – 3 lần.

Tỉnh Hậu Giang hiện có 266 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.
Tỉnh Hậu Giang hiện có 266 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.

Hiện nay, sản phẩm OCOP của tỉnh Hậu Giang đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước thông qua một số hệ thống bán hàng lớn, các siêu thị… Một số sản phẩm đã và đang được xuất khẩu qua thị trường quốc tế như EU, Hong Kong; Hàn Quốc… Theo đánh giá, hầu hết các sản phẩm OCOP của tỉnh Hậu Giang đều được chứng nhận các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp như: ISO, VietGAP, GlobalGAP, GMP… cùng với công nghệ sản xuất, chế biến ngày càng tiến bộ, các chủ thể OCOP đã ứng dụng nhiều máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất, đổi mới mẫu mã, bao bì, tem nhãn sản phẩm… Từ đó, tạo ra các sản phẩm vừa bảo đảm chất lượng, vừa mang tính thẩm mỹ cao, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng.

Liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm

Đến nay, tỉnh Hậu Giang đã hình thành và phát triển được hơn 20 điểm du lịch nông nghiệp – nông thôn gắn với tiêu thụ sản phẩm OCOP. Đến với các điểm du lịch này, du khách sẽ được tham quan vườn cây ăn quả, trang trại chăn nuôi, quy trình sản xuất ở cơ sở, trải nghiệm làm vườn. Bên cạnh đó, du khách có thể tham gia các trò chơi giải trí dân gian, thưởng thức ẩm thực với nhiều món ăn đặc sản của địa phương; mua các sản phẩm OCOP làm quà lưu niệm. Điều này góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch riêng biệt, vừa đáp ứng thị hiếu của du khách, vừa tăng thu nhập cho người dân.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang chia sẻ: Tỉnh Hậu Giang xác định nông nghiệp và du lịch là hai trong bốn trụ cột của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, tỉnh đã triển khai đồng bộ chương trình phát triển du lịch nông nghiệp – nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Đồng thời, đặt ra chỉ tiêu thi đua cho từng địa phương để xác định sản phẩm đặc trưng; đầu tư máy móc, trang thiết bị và cải thiện thiết kế bao bì của sản phẩm để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Hậu Giang có lợi thế về ngành nông nghiệp và nhiều sản phẩm sinh thái đặc thù.
Hậu Giang có lợi thế về ngành nông nghiệp và nhiều sản phẩm sinh thái đặc thù.

Trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới và hoàn thiện công nghệ chế biến. Tỉnh sẽ rà soát và xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm OCOP đáp ứng các quy định của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đẩy mạnh áp dụng các giải pháp về bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ như chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm OCOP.

Cùng với đó, tỉnh tập trung các hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư vào phát triển sản xuất nông thôn, triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, chuyên canh, liên kết chuỗi giá trị, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP trên thị trường. Hình thành các trung tâm kinh doanh sản phẩm OCOP tại các địa phương để phân phối bán hàng, giải quyết đầu ra. Hỗ trợ cho các địa phương chưa có sản phẩm được công nhận, các chủ thể hoàn thiện hồ sơ để tái công nhận các sản phẩm gần hết hạn.

Năm 2024, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu mỗi huyện tổ chức đánh giá, phân hạng ít nhất 5 sản phẩm đạt 3 – 4 sao OCOP cấp huyện, ít nhất một sản phẩm đạt 4 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Đối với sản phẩm cấp tỉnh, công nhận ít nhất 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh.

Agribank đồng hành, tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa





Nguồn: https://baodantoc.vn/hau-giang-tao-dieu-kien-de-san-pham-ocop-vuon-xa-1722590187111.htm

Cùng chủ đề

Nông dân mở cửa hàng OCOP trong làng du lịch, khách tha hồ vào tham quan, mua sắm

Tới làng văn hóa, du lịch Cự Nẫm (ở xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), khách du lịch không chỉ khám phá làng thuần nông với bầu không khí trong lành và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp mà còn tham quan cửa...

Yên Bái: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với xây dựng Nông thôn mới

Là một trong những huyện nông thôn mới đầu tiên của Yên Bái, đến nay, huyện Trấn Yên đã xây dựng được gần 50 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 13 sản phẩm được công nhận trong năm 2023. Kết quả này có được là nhờ khai thác tốt các lợi thế, cũng như sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền. Chia sẻ về cách chỉ đạo phát triển sản...

Nghề phụ cho thu nhập chính

Từ đợt dịch Covid-19 năm 2021, bà Nguyễn Thị Ngọc (52 tuổi, thôn Đại An Đông 1, xã Hành Thuận) được HTX Nông nghiệp xã Hành Thuận cho mượn 10 triệu đồng để mua đót về làm chổi. Theo bà Ngọc, số tiền bà mượn được trích từ nguồn huyện hỗ trợ cho làng nghề và không lấy lãi, mỗi tháng người mượn dành ra một số tiền nhỏ để trả dần. Trong lúc khó khăn, số tiền ấy...

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP Bắc Ninh

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, đến nay toàn tỉnh Bắc Ninh công nhận 174 sản phẩm OCOP trong đó 108 sản phẩm đạt 3 sao, 66 sản phẩm 4 sao. Các sản phẩm được công nhận thuộc 5/6 nhóm sản phẩm OCOP (nhóm thực phẩm 109 sản phẩm, đồ uống 15 sản phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ 45 sản phẩm, thảo dược 3 sản phẩm, sinh vật cảnh 2 sản phẩm); 76 chủ...

Doanh nghiệp chế biến thủy sản dần mở rộng quy mô

Sáng 30-8, tại TP Cần Thơ diễn ra Hội nghị ngành công thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương lần VII – năm 2024, với chủ đề "Liên kết phát triển thương mại gắn kết nối cung cầu giữa 5 thành phố và các tỉnh ĐBSCL”. Theo đó, tổng kim ngạch xuất khẩu của 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong 6 tháng đầu năm 2024 chiếm tỷ trọng 26,5% cả...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Ông A Nhen (dân tộc Ba Na), già làng thôn Đăk Tiêng K’Lah, xã Đăk La, huyện Đăk Hà chia sẻ: Trước đây, đời sống của đồng bào DTTS hết sức khó khăn. Với sự quan tâm, đầu tư toàn diện của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đăk Hà, bà con đã có cuộc sống đổi thay. Giờ đây, phần lớn các hộ đều có cây cà phê,...

Phú Lương (Thái Nguyên): Dành trên 2 tỷ đồng xây mới, sửa chữa nhà văn hóa các thôn, xóm

Theo đó, từ năm 2020 đến nay, huyện Phú Lương đã dành trên 2 tỷ đồng, để hỗ trợ các xóm, TDP xây mới, sửa chữa NVH. Số tiền hỗ trợ tuy không lớn nhưng phần nào giúp các xóm, TDP có thêm điều kiện để hoàn thiện NVH - nơi sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư. Theo thống kê, năm 2022, Huyện còn 51 NVH chưa đạt chuẩn, thì nay số NVH chưa đạt...

Biết ngôn ngữ để hiểu đời sống, tập quán đồng bào DTTS, hiệu quả thực hiện chính sách sẽ nâng cao

Khóa học sẽ cung cấp cho cán bộ công chức, viên chức vùng đồng bào DTTS có thêm công cụ hữu ích để làm việc hiệu quả hơn, đặc biệt là trong quá trình tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào DTTS.Trưởng Ban Dân tộc cũng bảy tỏ, bảo tồn và phát huy ngôn ngữ các DTTS luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, không...

Những “phiên dịch” tận tâm trong cuộc điều tra 53 DTTS ở buôn làng Tây Nguyên

Xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk có hơn 40 đồng bào DTTS, toàn xã có 3.960 hộ, trong đó có 263 hộ được chọn điều tra mẫu. Trong đó, có những hộ dân ở xa, những ngày mưa, Điều tra viên phải lội bộ gần tiếng mới đến hộ dân.Điều tra viên Bùi Đức Hạnh, xã Vụ Bổn cho biết: 40 hộ được giao điều tra đều là người dân tộc phía Bắc di...

Tổng công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone): Tất cả khách hàng vùng lũ được tặng 30.000 đồng

Bên cạnh đó, các đơn vị của MobiFone đã bố trí nhân lực tại các trạm vùng trũng sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn thiết bị và tại các điểm có nguy cơ sạt lở, để ứng cứu kịp thời các sự số. Để đảm bảo giữ vững mạng lưới, cán bộ kỹ thuật MobiFone tại các tỉnh vùng lũ đã khẩn trương triển khai máy nổ cứu hộ, để đảm bảo hoạt động cho...

Bài đọc nhiều

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB...

Để góp phần giúp đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ giảm bớt khó khăn, với vai trò cầu nối, Vietcombank đã nhanh chóng phối hợp với các Tổ chức/Đơn vị/Quỹ tại Trung ương và địa phương (Mặt trận tổ quốc, Hội chữ thập đỏ, Quỹ hỗ trợ…) để mở tài khoản và đưa thông tin lên ngân hàng số VCB từ ngày 06/9/2024 đến nay, cơn bão số 3 và mưa lũ đã gây thiệt...

Ở một nơi của Quảng Trị, dân trồng cây an xoa tốt um trên đồi, hễ cắt là bán giá hời, cả làng vui

Vừa được mùa, lại được các cơ sở chế biến cao dược liệu trên địa bàn đến thu mua ngay tại ruộng với giá cao nên nông dân hết sức phấn khởi.Những ngày này, nhiều hộ gia đình trồng cây an xoa trên địa bàn huyện...

Áp thấp nhiệt đới sắp vào Biển Đông, khả năng cao thành bão số 4

Tin áp thấp nhiệt đới mới nhấtTheo Dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện nay, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines). Cập nhật vị trí và đường đi của...

dồn sức sản xuất cây vụ Đông, không để ruộng đồng bỏ hoang

Tích cực khắc phục sau thiên tai Trong cơn bão số 3, huyện Phúc Thọ không ghi nhận thương vong về người và thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng khá lớn. Thống kê của Phòng Kinh tế huyện cho thấy, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến hơn 1.000ha lúa bị ngập, gãy, đổ, trong đó có 145ha bị ngập sâu. Gần 300ha rau màu...

Cùng chuyên mục

Áp thấp nhiệt đới sắp vào biển Đông thành bão số 4 có điều kiện hình thành giống bão YAGI

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ban đầu về áp thấp nhiệt đới gần biển Đông, có khả năng cao vào biển Đông, thành bão số 4 và những vấn...

Cá sặc rằn, cá đồng xưa chạy hàng đàn rẻ như cho, nay nuôi ở Bình Dương, bán 65.000 đồng/kg

Đó là khẳng định của ông Phùng Văn Thức, ngụ ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập, huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), một người nuôi cá sặc rằn cho thu nhập tốt hiện nay ở Phú Giáo.Ông Phùng Văn Thức cho biết, thời gian qua gia...

Trồng cây quế to bự lấy vỏ bán có mùi thơm, cay như ớt, nông dân Quảng Nam lãi gần 1 tỷ/ha

Quế đã trở thành cây lâm nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân tại nhiều địa phương thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Huyện miền núi Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, với diện tích đất tự nhiên hơn 45.000ha cộng với...

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

Mới nhất

Hoàn thành 9 cầu bộ hành kết nối tuyến metro số 1 vào tháng 10

Ngày 16/9, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) cho biết, nhà thầu SCC vừa hoàn tất triển khai lắp đặt nhịp dầm cầu bộ hành cuối cùng để kết nối vào nhà ga Thủ Đức (TP Thủ Đức) thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị số 1 (Bến Thành – Suối Tiên). Theo MAUR, đến...

iOS 18 chính thức được phát hành cho iPhone

Dù Apple Intelligence vẫn chưa xuất hiện cùng iOS 18, hệ điều hành vẫn chứa nhiều tính năng thú vị. Bản cập nhật iOS 18 được Apple phát hành lúc 0h ngày 17/9 (giờ Việt Nam), tương thích với iPhone SE 2, iPhone SE 3 và iPhone XR trở lên. Bốn mẫu iPhone 16 – iPhone 16, 16...

Mới nhất