Trang chủSự kiệnHậu bão Yagi, hàng hóa thiết yếu giá ‘loạn cào cào’, bà...

Hậu bão Yagi, hàng hóa thiết yếu giá ‘loạn cào cào’, bà nội trợ xót xa

 

Các loại rau xanh liên tục tăng giá trong nhiều ngày, mỗi khu chợ có nhiều giá khác nhau và đều cao ngất khiến nhiều bà nội trợ xót xa.

Ảnh hưởng hậu bão Yagi và lũ lụt, nhiều vùng tại Hà Nội ngập lụt nặng nề, kéo theo hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng cao dữ dội, đặc biệt là rau xanh. 

Giá rau xanh tại chợ Vẽ, phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tăng chóng mặt.

Giá rau xanh tại chợ Vẽ, phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) tăng chóng mặt.

Chị Thúy Quỳnh, một người dân sinh sống tại phường Đông Ngạc (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nói: “Dù đoán chắc thế nào rau xanh cũng tăng giá, nhưng đến khi đi chợ tôi vẫn bị sốc vì không nghĩ rằng giá rau xanh tăng cao đến thế. Có loại tăng gấp 3-4 lần bình thường. Ăn rau bây giờ còn đắt hơn ăn thịt”.

“Tôi chỉ dám mua 2 quả cà chua về chưng thịt. Bình thường chỉ khoảng 25.000 đồng/kg mà hôm nay người bán bảo 40.000 đồng. Tính ra, 2.000 – 3.000 đồng/quả cà chua. 5.000 đồng tiền hành mà được có 3 cọng, đã thế không mua nhanh thì cũng hết”, chị nói thêm.

Bó rau muống có giá 20.000 đồng.

Bó rau muống có giá 20.000 đồng.

Anh Tuấn Tú, cùng sinh sống tại khu vực này kể: “Trên đường đón con đi học về, tôi ghé chợ mua một mớ rau muống theo lời dặn của vợ. Người bán nói giá 20.000 đồng/mớ. Nếu tình trạng này cứ kéo dài, đồng lương có khi chỉ đủ để mua rau thôi”.

Khu chợ Vẽ, nằm trên phố Kẻ Vẽ (phường Đông Ngạc) theo khảo sát của PV Báo điện tử VTC News vốn có mặt bằng giá của các mặt hàng rau xanh thấp hơn so với trung tâm nội thành Hà Nội. Ở khu vực này, người dân vẫn tự trồng được rau xanh và liên tục cung cấp một lượng hàng ra thị trường.

Tuy nhiên, sau khi cơn bão Yagi kéo theo ngập lụt qua đi, giá cả rau xanh ở khu chợ này “nhảy múa tưng bừng”, mỗi hôm một giá, mỗi hàng một giá khác nhau, có thể nói là giá “loạn cào cào”.

Đơn cử, một mớ rau muống ở khu chợ này có hàng thì bán 12.000 – 15.000 đồng/mớ, có hàng thì bán 18.000 đồng/mớ, cao nhất thì 20.000 đồng/mớ. Dù kích thước to, nhỏ chênh nhau, nhưng sau khi nhặt, mớ rau muống đó một gia đình cũng chỉ có thể ăn trong một bữa.

Bà Hiền, một người dân ở phường Đông Ngạc thật thà kể: “Rau muống nhà tôi trồng được, quen biết thì tôi bán 10.000 đồng/mớ. Không quen thì tôi bán 12.000 đồng/mớ”.

Bà cho biết, giá này đã lên thêm 3.000 – 5.000 đồng mỗi mớ vì trước khi bão về, bà bán một mớ rau muống chỉ có 7.000 đồng. Mặc dù bán với giá cao hơn hẳn trước đây, nhưng bà Hiền không cảm thấy vui vẻ gì mà còn lo lắng nhiều phần.

“Rau nhập về bán, nguồn cung tăng giá thì họ bán ra cũng phải tăng giá rồi. Còn rau tôi trồng, không phải nhập nhưng vẫn tăng giá. Lý do là vì 2 sào ruộng trồng rau nhà tôi phần lớn vẫn đang ngập trong biển nước. Rau muống thì còn sống nhưng ngập sâu, không hái được mà bán, ít hàng quá nên tăng giá thôi. Còn mấy ruộng rau cải mơ (cải xanh) thì ngập nước, chắc là thối hết rồi, lỗ vốn. Chỗ rau cải đó tôi mua 200.000 đồng tiền hạt giống, lúc chưa ngập nước mới bán được 60.000 tiền rau, ấy là còn chưa kể công chăm bón, đợi chờ mấy tháng trời”, bà Hiền cho biết.

Cầm trên tay mớ thì là giá 5.000 đồng, bà Dung bảo có 5 cây thì là, tức là mỗi cây 1.000 đồng.

Cầm trên tay mớ thì là giá 5.000 đồng, bà Dung bảo có 5 cây thì là, tức là mỗi cây 1.000 đồng.

 

Bà Dung, tiểu thương bán rau xanh ở cổng chợ Vẽ cho biết, hành lá hiện đang là mặt hàng tăng giá kinh khủng nhất, hành lá 10.000 đồng/lạng, tức 100.000 đồng/kg.

Theo bà Dung, loại rau nào cũng tăng, mỗi ngày tăng một ít. Từ hôm trận lụt qua đi, hôm nào giá rau xanh cũng tăng, chưa có ngày nào giảm.

Về nguyên nhân vì sao giá rau xanh loạn cào cào, ông Nguyễn Văn Toản, tiểu thương tại chợ Vẽ lý giải:

“Khi nhập hàng về giá đã cao rồi, nước mưa, nước ngập lại làm lá rau thối, dập. Tùy vào số rau thối, dập nhiều hay ít mà mỗi hàng lại điều chỉnh một mức giá khác nhau để khỏi bị lỗ, chứ cũng chẳng ăn thêm của bà con đồng nào”, ông Toản vừa nói, vừa chỉ vào đống rau dập, nát bên cạnh sạp hàng của mình.

Ông Toản cho biết, rau cải mơ là loại rau tăng giá đến chóng mặt. Giá của loại cải này tại chợ Vẽ hiện là 50.000 đồng/kg, trong khi trước đó giá chỉ khoảng 25.000 – 30.000 đồng/kg. “Mà giờ còn không có hàng mà bán. Mỗi ngày chỉ nhập được vài mớ, nữa buổi sáng là hết”.

Hiện tại, để mua một mớ (bó) rau xanh bất kỳ, người tiêu dùng phải bỏ ra ít nhất 10.000 đồng. Đây là mức giá tối thiểu cho các loại rau xanh mới được thiết lập tại nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội.

Hiện tại, để mua một mớ (bó) rau xanh bất kỳ, người tiêu dùng phải bỏ ra ít nhất 10.000 đồng. Đây là mức giá tối thiểu cho các loại rau xanh mới được thiết lập tại nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội.

Rau xanh tăng giá liên tục khiến ông Toản và nhiều tiểu thương tại đây lo lắng. Họ cho biết, họ không được hưởng lợi từ việc rau xanh tăng giá, mà chỉ đang duy trì buôn bán để không bị lỗ.

Mặc dù không phải chợ nào cũng chịu cảnh ngập lụt sau bão, nhưng ảnh hưởng về việc rau xanh tăng giá, hàng hóa khan hiếm thì hầu hết các chợ ở Hà Nội đều chịu tác động.

Ông Nguyễn Tú, tiểu thương tại chợ Nam Dư, khu vực Lĩnh Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Ngay sau khi cơn bão đi qua thì rau xanh chưa tăng giá, vì hàng tồn vẫn còn nhiều. Nhưng sau đó vài ngày thì mỗi hôm chúng tôi phải nhập rau một giá, giá hôm sau cao hơn hôm trước, không biết còn tăng đến khi nào nữa”.

Ông Tú kể, rẻ nhất là bắp cải, loại rau này sẵn hàng, tươi rói. Giá trung bình chỉ khoảng 16.000 – 18.000 đồng/kg. Thế mà bây giờ cũng tăng lên thành 20.000 đồng/kg. “Hơn nữa, những ngày này rau thối nhanh lắm. Buổi sáng nhập hàng về đã nhặt bỏ đi những lá rau dập, đến chiều lại nhặt bỏ đi lần nữa. Có khi một ngày phải nhặt bỏ ba lần. Số lượng hao hụt, nếu chúng tôi không tăng giá bán thì chỉ có lỗ”.

Giá các loại rau xanh, củ quả ở hầu hết các chợ Hà Nội đều tăng giá.

Giá các loại rau xanh, củ quả ở hầu hết các chợ Hà Nội đều tăng giá. 

Tình trạng này còn diễn ra cả ở những khu chợ dân sinh ở vùng trung tâm Hà Nội. Ông Thuận, tiểu thương tại chợ Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, ở chợ này, rau khoai lang từ 6.000 – 7.000 đồng cũng đã tăng lên 12.000 – 13.000 đồng/mớ. Mùng tơi từ 10.000 đồng/mớ tăng lên 13.000 đồng/mớ.

Chỉ có một số loại thực phẩm khác, có thể lưu trữ được dài ngày như bí xanh, bí đỏ, khoai tây, khoai sọ vẫn giữ mức giá ổn định như trước khi bão về. Các loại thịt heo, thịt bò, cá.. tại chợ này cũng ổn định.

VTC.vn

Nguồn: https://vtcnews.vn/hau-bao-yagi-hang-hoa-thiet-yeu-gia-loan-cao-cao-ba-noi-tro-xot-xa-ar896591.html

Cùng chủ đề

Đáp ứng đủ giống cây trồng để khôi phục sản xuất sau bão, lũ

Trồng trọt ước tích bị thiệt hại hơn 4.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ ở miền Bắc. Đây cũng là lĩnh vực đang có tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu nông sản lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung đã có những chia sẻ với phóng viên TTXVN về những định hướng trong khôi phục sản xuất, việc đảm bảo nguồn cung ứng cây...

Nhiều khu vực ở Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước

 Hiện nay, nhiều khu vực dân cư tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) vẫn trong tình trạng ngập nặng, một số tuyến đê vẫn đang trong giai đoạn cầm cự khi nước ngập chân đê. VTV.vn

Uống cà phê, cắt tóc thanh toán trực tiếp vào tài khoản MTTQ Việt Nam

Phong trào sử dụng tài khoản ngân hàng Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam để khách hàng thanh toán đã lan rộng đến rất nhiều cửa hàng, quán cà phê ở Hà Nội.   Laodong.vn

Sạt lở rình rập, nhiều người Yên Bái chưa thể về nhà

Do ảnh hưởng của hoàn lưu của cơn bão số 3, trên địa bàn thành phố Yên Bái xuất hiện hàng trăm điểm sạt lở, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân. Theo thống kê, rà soát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, đến nay tại thành phố Yên Bái có 145 khu vực đã sạt lở và có nguy cơ sạt lở gây ảnh hưởng đến 4.419 hộ dân, trong đó có...

Du lịch Quảng Ninh nhanh chóng phục hồi hoạt động sau cơn bão lịch sử Yagi

Thời điểm này, một trong những địa phương vừa chịu thiệt hại nặng nề nhất từ bão Yagi là Quảng Ninh đã nhanh chóng phục hồi du lịch. 315 tàu đã sẵn sàng hoạt động trở lại bình thường.   Trong khi nhiều nơi vẫn đang khắc phục hậu quả bão lũ thì thời điểm này, một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Ninh đã nhanh chóng vực dậy, dần phục hồi các hoạt động du...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhà thầu tại Việt Nam đăng bản đồ thiếu Hoàng Sa và Trường Sa gây phẫn nộ

Hôm 17/9, NJoin - đơn vị tổ chức sự kiện và bán vé concert Gemini Fourth tại Việt Nam gây phẫn nộ khi “bỏ quên” quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa, đảo Phú Quốc khi đăng tải bản đồ Việt Nam, kèm đường link bán vé.Hành vi của nhà thầu bị khán giả chỉ trích khi không tôn trọng Việt Nam. Bài viết bị xóa ngay sau khi bị cư dân mạng phát hiện sai lầm, nhưng bên...

Hà Lan đề nghị tăng cường hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chip bán dẫn

  Thông tin được đề cập trong các cuộc trao đổi nhân chuyến thăm và làm việc tại Hà Lan của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng. Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hà Lan, ngày 17/9, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng làm việc với Hoàng thân Jaime de Bourbon de Parme, Đặc phái viên Hà Lan về biến đổi khí hậu, ông Steven Collet, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách Diễn đàn...

Từ 2025, các kỳ tuyển sinh riêng sẽ thay đổi thế nào?

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay, bài thi đánh giá năng lực (HSA) 2025 được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.Cấu trúc đề thi gồm ba phần: Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học, Khoa học. Cấu trúc này tương tự hiện tại, tuy nhiên phần Khoa học sẽ có...

Khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII khai mạc tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu khai mạc hội nghị. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đại biểu mặc niệm các nạn nhân tử vong do cơn bão số 3. Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước biểu quyết thông qua chương trình hội nghị.  Các lãnh đạo chủ chốt điều hành phiên khai mạc hội nghị. Tổng...

Miền Trung mưa trắng trời, cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở

  Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hàng loạt địa phương ở miền Trung xảy ra mưa lớn và kéo dài. Sáng 18/9, Đài khí tượng thủy văn Quảng Nam phát thông báo về áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) khẩn cấp. Theo đó, hồi 4h cùng ngày, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ...

Bài đọc nhiều

Xúc động tình người trong bão lũ được tái hiện qua tranh vẽ

Khoảnh khắc con người vật lộn với bão lũ, lãnh đạo, bộ đội hết lòng giúp đỡ nhân dân... được truyền tải qua bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" của họa sĩ Lê Sa Long. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão. Đây là 1 trong 13 bức thuộc bộ tranh "Thương lắm, đồng bào tôi…" do họa sĩ Lê Sa Long vẽ trong 5 ngày, từ 10-14/9.  Thủ tướng Phạm Minh...

Đà Nẵng mưa trắng trời, đường phố mênh mông nước

(Dân trí) - Mưa lớn kéo dài trong sáng nay 18/9 khiến nhiều tuyến phố ở Đà Nẵng bị ngập, phương tiện chết máy hàng loạt, giao thông gặp khó trong giờ cao điểm. Ghi nhận của phóng viên Dân trí, tối 17/9 đến sáng sớm 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, tại thành phố Đà Nẵng có mưa lớn, một số tuyến đường như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Hàm Nghi, Hải Phòng bị ngập. Tại giao lộ...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, miền Trung mưa to đến rất to từ hôm nay

Hiện áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Từ hôm nay (18-9) ở miền Trung bắt đầu có mưa to đến rất to. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 4h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa...

Điều rất nguy hiểm của bão số 4

TPO - Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền. Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào đất liền khiến thời gian ảnh hưởng lâu và vùng ảnh hưởng rất rộng. Vào 4 giờ sáng nay (18/9), tâm...

Hợp tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Đến nay, Đội K92 tỉnh (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang) đã phối hợp thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập được 2.132 hài cốt liệt sĩ tại địa bàn 4 tỉnh Preah Sihanouk, Koh Kong, Kampot và Kép, Vương quốc Campuchia.   Từ ngày 15 - 19/9, Đoàn công tác Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang về tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh...

Cùng chuyên mục

Dự án tranh panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ của báo Nhân Dân đoạt giải báo in thế giới

Triển lãm Phụ san đặc biệt tranh panorama về Chiến thắng Điện Biên Phủ của báo Nhân Dân được hàng trăm nghìn độc giả cả nước đón nhận nồng nhiệt, với 30.000 người tham quan tương tác, cho thấy sự thành công của dự án thông tin đầy sáng tạo của báo. Thông tin từ ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các cơ quan báo in thế giới, dự án tranh panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ của báo...

Phú Thọ: Xây dựng Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Đền Hùng xứng tầm vị thế

Di tích Lịch sử Đền Hùng được đầu tư xây dựng to đẹp, khang trang, xứng tầm với vị thế Di tích Quốc gia Đặc biệt, trung tâm văn hóa tín ngưỡng tâm linh thờ cúng tổ tiên của dân tộc, điểm đến du lịch.   Trong một lần về thăm Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò cán bộ lãnh đạo và nhân dân Phú Thọ “chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, cây cối để Đền Hùng...

Đáp ứng đủ giống cây trồng để khôi phục sản xuất sau bão, lũ

Trồng trọt ước tích bị thiệt hại hơn 4.000 tỷ đồng do bão số 3 và mưa lũ ở miền Bắc. Đây cũng là lĩnh vực đang có tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu nông sản lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Trung đã có những chia sẻ với phóng viên TTXVN về những định hướng trong khôi phục sản xuất, việc đảm bảo nguồn cung ứng cây...

Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?

Diễn đàn Tổng Biên tập 2024 “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” sẽ làm rõ vì sao báo chí giải pháp là một xu hướng cùng hướng tới. Diễn đàn Tổng Biên tập “Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?” do Báo Nhà báo & Công luận tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 21.9.2024, tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Diễn đàn 2024 là nơi lãnh đạo các cơ quan báo chí, các...

Khai mạc Hội nghị Thị trưởng thủ đô các nước ASEAN năm 2024 và Diễn đàn Thị trưởng ASEAN

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, sáng 18/9, tại thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra Hội nghị Thị trưởng thủ đô các nước ASEAN (MGMAC) và Diễn đàn Thị trưởng ASEAN (AMF). Tham dự sự kiện có đại diện thủ đô, thành phố của các nước thành viên ASEAN; Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn. Đoàn Việt Nam do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó...

Mới nhất

Vĩnh Phúc: Cây dược liệu “mở cánh cửa” thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phát huy tiềm năng cây dược liệu bản địaTheo thống kê của UBND huyện Tam Đảo, toàn huyện có trên 200 loại cây dược liệu khác nhau, như: Ba kích, Trà hoa vàng, Tam thất, Hoàng đẳng, Cẩu tích, Bổ cốt toái…Việc phát triển, mở rộng diện tích trồng cây dược liệu không chỉ giúp nhiều hộ...

Xem xét hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Công văn nêu rõ: Bộ GDĐT đã có Công văn số 2179/BGDĐT-KHTC ngày 13/5/2024 và Công văn số 4916/BGDĐT ngày 30/8/2024 gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025. Thời gian qua, bên cạnh các chính...

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

(MPI) – Ngày 17/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt...

Mới nhất