Powered by Techcity

Ví, giặm ngân vang mãi trên đôi bờ sông Lam…

Là viên ngọc trong kho báu văn hóa dân gian được cư dân hai bên bờ sông Lam tạo nên từ hàng trăm năm qua, kể từ sau khi được UNESCO vinh danh di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, dân ca ví, giặm ngày càng được Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh gìn giữ, phát huy.

Video: Trích đoạn diễn xướng “Sông Lam chiều nắng đỏ”

Ngân vang đôi bờ…

Những ngày cuối tháng 7/2023, câu ví, giặm như vang vọng khắp miền quê Nghệ An và Hà Tĩnh, khi 2 tỉnh bờ Bắc và bờ Nam sông Lam đều đồng thời tổ chức các cuộc liên hoan dân ca ví, giặm cấp cụm, cấp tỉnh để hướng tới liên hoan liên tỉnh sẽ được tổ chức thời gian tới.

Tại Nghệ An, liên hoan ví, giặm được tổ chức trên toàn tỉnh theo cấp cụm, với 4 cụm quy tụ gần 50 CLB tiêu biểu đến từ 21 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh. Tại cụm IV, TX Thái Hòa (gồm 12 CLB đến từ Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong và TX Thái Hòa), liên hoan diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng với sự tham gia của hàng trăm nghệ nhân, diễn viên.

Ví, giặm ngân vang mãi trên đôi bờ sông Lam...

Tiết mục “Thái Hòa ngày mới” do CLB dân ca ví giặm xã Đông Hiếu (TX Thái Hòa. Nghệ An) biểu diễn, đạt giải A Liên hoan dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, cụm IV, tỉnh Nghệ An năm 2023.

Nghệ nhân Ưu tú Trần Văn Hồng – Chủ nhiệm CLB Dân ca ví, giặm Đông Hiếu (TX Thái Hòa) bày tỏ: “Việc tỉnh Nghệ An tổ chức liên hoan dân ca ví, giặm năm 2023, tiến tới phối hợp với Hà Tĩnh tổ chức liên hoan cấp liên tỉnh mang lại cho chúng tôi niềm phấn khởi và tự hào.

Bởi, cũng đã khá lâu mới có một ngày hội để các CLB dân ca 2 tỉnh có cơ hội giao lưu, thể hiện những gì đã luyện tập, giữ gìn di sản cha ông. Do vậy, ngay từ liên hoan cấp cụm, chúng tôi đã nỗ lực, chuẩn bị những tiết mục đặc sắc nhất để tham gia”.

Ví, giặm ngân vang mãi trên đôi bờ sông Lam...

Nghệ nhân Ưu tú Trần Văn Hồng (bên trái) – Chủ nhiệm CLB dân ca ví giặm Đông Hiếu.

Về tham dự liên hoan dân ca ví, giặm cấp cụm, CLB Đông Hiếu có 35 thành viên, dàn dựng và dự thi 4 tiết mục. Kết quả, Đông Hiếu giành giải nhất, trong đó có 2 tiết mục đạt giải A, CLB cũng giành 1 trong 12 “suất” đại diện cho tỉnh Nghệ An tham dự Liên hoan dân ca ví, giặm liên tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh được tổ chức tại TP Vinh sắp tới.

Dịp trung tuần tháng 7 vừa qua, Hà Tĩnh cũng tổ chức Liên hoan dân ca ví, giặm toàn tỉnh năm 2023, với sự tham gia của 13 CLB tiêu biểu đến từ các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Liên hoan đã quy tụ trên 400 nghệ nhân, diễn viên, thể hiện 43 tiết mục dự thi.

Kết quả, ban tổ chức đã trao 15 giải A, 9 giải B, 8 giải C cho các tiết mục; 2 giải nhất cho CLB Dân ca ví, giặm phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh) và CLB Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân). Đồng thời tìm ra 8 CLB xuất sắc nhất để tham dự Liên hoan dân ca ví giặm liên tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh.

Nghệ nhân Ưu tú Phạm Thế Nhuần (CLB Dân ca ví, giặm xã Cẩm Mỹ, Cẩm Xuyên) cho biết: “Liên hoan thêm một lần thổi bùng sức sống của câu hò, điệu ví – di sản quý báu mà Nhân dân xứ Nghệ đã nuôi dưỡng bao đời. Qua đó thúc đẩy phong trào hát dân ca ví, giặm thêm sâu rộng trong quần chúng nhân dân”.

Ví, giặm ngân vang mãi trên đôi bờ sông Lam...

Một số tiết mục nổi bật tại Liên hoan ví, giặm toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2023. Ảnh: (1)- “Trai Xa Lang, gái làng cau” của CLB Dân ca ví, giặm xã Sơn Trường (Hương Sơn); (2) – “Thử lòng chung thủy” của CLB Dân ca ví, giặm phường Nam Hà (TP Hà Tĩnh); (3)- Xẩm lẩy Kiều – xẩm Kiều xây dựng nông thôn mới của CLB Dân ca ví, giặm Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân); (4) “Con thuyền ví, giặm” của CLB dân ca ví, giặm xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên)

Với sự chuẩn bị công phu và tâm huyết của tập thể các nghệ nhân, diễn viên cũng như sự hỗ trợ của chính quyền các địa phương, các CLB dân ca ví, giặm “đôi bờ” sông Lam đã mang đến các liên hoan hàng trăm tiết mục, thể hiện sự đa dạng trong cách tìm tòi, thể hiện cách bảo tồn, gìn giữ và phát huy các làn điệu dân ca ví, giặm.

Cùng với phục dựng không gian diễn xướng, hát đối đáp lời cổ, các đơn vị còn đưa hơi thở thời hiện đại vào các câu hò, điệu ví… khiến di sản của ông cha càng gần gũi hơn trong nhịp sống hôm nay. Đặc biệt, việc quy tụ hàng nghìn nghệ nhân, diễn viên tham gia, các liên hoan đã tạo nên không gian ví, giặm rộng lớn, giúp cho di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thêm lan tỏa sức sống trên mỗi miền quê Nghệ An – Hà Tĩnh.

Ví, giặm lung linh tỏa sáng

Từ lâu, dân ca ví, giặm là niềm tự hào của Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Kể từ sau khi được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 27/11/2014, niềm tự hào đó càng được nhân lên. Trong gần 1 thập kỷ qua, chính quyền, người dân 2 tỉnh đã chung sức, chung lòng nỗ lực để bảo tồn và phát huy di sản theo hướng thích ứng với thời đại.

Ví, giặm ngân vang mãi trên đôi bờ sông Lam...

Diễn xướng “Hội phường ví giặm nhà nông” do CLB dân ca xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh) biểu diễn tại Liên hoan dân ca ví, giặm toàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2023.

Trong đó, bên cạnh việc luân phiên tổ chức liên hoan dân ca ví, giặm giữa 2 tỉnh, thời gian qua, chính quyền các cấp, ngành và địa phương của 2 tỉnh cũng đã ban hành nhiều chính sách để tăng cường công tác bảo tồn di sản.

Tại Hà Tĩnh từ năm 2018, HĐND tỉnh đã ra Nghị quyết số 93/2018/ NQ-HĐND ngày 18/7/2018 về bảo tồn và phát huy giá trị các di sản dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, trò Kiều, Mộc bản Trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ, giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp theo.

Riêng với dân ca ví, giặm, Nghị quyết số 93 nêu rõ một số mục tiêu như: phấn đấu trên 90% đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn có CLB dân ca ví, giặm hoạt động hiệu quả; 100% các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đưa nội dung dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh vào truyền dạy, 100% giáo viên âm nhạc được đào tạo, tập huấn về dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh; phục dựng từ 5-7 không gian diễn xướng dân ca ví, giặm, gắn với việc khai thác, phát triển du lịch và phát huy giá trị di tích lịch sử – văn hóa…

Ví, giặm ngân vang mãi trên đôi bờ sông Lam...

Hà Tĩnh đã có 3 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân. Trong ảnh: Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Ban và Vũ Thị Thanh Minh.

Cùng với mục tiêu, tỉnh cũng đã ban hành chính sách về chế độ đãi ngộ như: các CLB dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh mới thành lập, năm đầu được hỗ trợ 30 triệu đồng/CLB; hỗ trợ: 5 triệu đồng/CLB/năm hoạt động thường xuyên; đối với nghệ nhân, ngoài việc chi trả phụ cấp hằng tháng cho các nghệ nhân đã được phong tặng là nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú theo Nghị định số 109/2015/NĐ-CP, ngày 28/10/2015 của Chính phủ, tỉnh hỗ trợ cho mỗi nghệ nhân ưu tú 1 triệu đồng/tháng, nghệ nhân nhân dân 1,5 triệu đồng/tháng.

Bên cạnh chính sách của tỉnh, một số địa phương như huyện Nghi Xuân, Hương Sơn còn có chế độ riêng hỗ trợ các CLB và nghệ nhân của địa bàn mình. Nhờ đó, Hà Tĩnh đã thành lập được 176 CLB dân ca ví, giặm cấp xã, phường, thị trấn và hàng trăm CLB dân ca trong trường học, tổ chức, đoàn thể khác. Toàn tỉnh đã có 3 nghệ nhân dân ca ví, giặm được Nhà nước phong tặng nghệ nhân nhân dân, hàng chục nghệ nhân được phong tặng nghệ nhân ưu tú.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Trọng Tuấn – Chủ nhiệm CLB Dân ca ví, giặm Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân) bày tỏ: “Sự quan tâm của các cấp chính quyền, đặc biệt là Nghị quyết 93 của HĐND tỉnh là một “cú hích” giúp những người làm công tác bảo tồn chúng tôi thêm động lực, niềm tin và tâm huyết trong công tác bảo tồn di sản của cha ông”.

HĐND tỉnh Nghệ An cũng đã ra Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND, ngày 9/12/2021, về quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể và nghệ sỹ đang làm việc tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An. Theo đó, các nghệ nhân khi được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thì ngoài các chế độ được hưởng theo quy định, được tỉnh hỗ trợ thêm mỗi nghệ nhân ưu tú 1 triệu đồng/ tháng, nghệ nhân nhân dân 1,5 triệu đồng/tháng. Đối với các CLB dân ca ví, giặm hỗ trợ 30 triệu đồng/CLB thành lập mới và hỗ trợ 5 triệu đồng/CLB/năm cho CLB hoạt động thường xuyên.

Ví, giặm ngân vang mãi trên đôi bờ sông Lam...

Nghị quyết 29/2021/NQ-HĐND của tỉnh Nghệ An có những đãi ngộ cho các nghệ sỹ đang công tác tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An.

Đối với nghệ sỹ đang làm việc tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh, nếu đạt các huy chương vàng, bạc hay các giải nhất, nhì, xuất sắc ở các kỳ liên hoan cấp toàn quốc sẽ nhận mức hỗ trợ lần lượt 3-2 triệu đồng/tháng/người đối với cá nhân; đối với tập thể sẽ phân loại ra từng vai trò trong tác phẩm đạt giải, theo đó mức tối đa là 1,5 triệu đồng/người/tháng và tối thiểu là 600 nghìn đồng/người/tháng. Ngoài ra, các nghệ sỹ thuộc Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An nếu đi học lên và cam kết về phục vụ sẽ được hỗ trợ chi phí tối đa 60 triệu đồng/khóa học…

Nghệ sỹ nhân dân Trịnh Hồng Lựu – Quyền Giám đốc Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An cho biết: “Nghị quyết 29 của HĐND tỉnh Nghệ An còn có những chính sách dành cho đội ngũ nghệ sỹ đang ngày đêm trực tiếp cống hiến cho di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó là động lực to lớn để chúng tôi không ngừng phấn đấu trong công tác giữ gìn và phát huy dân ca ví, giặm”.

Video: NSND Trịnh Hồng Lựu kêu gọi chung tay bảo vệ di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Với những nỗ lực đó, đến nay, tỉnh Nghệ An đã thành lập được 130 CLB dân ca ví, giặm cấp xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh; tất cả các trường học bậc phổ thông đều có CLB văn nghệ dân gian thường xuyên sinh hoạt…

Chung sức, đồng lòng bảo tồn di sản văn hóa của cha ông bằng những việc làm thiết thực, Nghệ An và Hà Tĩnh đang ngày đêm làm cho dân ca ví, giặm ngân vang mãi trên đôi bờ sông Lam…

Thiên Vỹ

Nguồn

Cùng chủ đề

Chỉ số sản xuất tăng, công nghiệp Hà Tĩnh tiếp đà phát triển

2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đang thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh SXKD, tăng đà bứt phá.Trung bình mỗi giờ Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng sản xuất 33.000 lon bia.Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng – SAVABECO (Thị xã Hồng...

Nghi Xuân có tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ông Nguyễn Anh Hào - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định điều động, bổ nhiệm của Viện trưởng Viện...

Trò chuyện với tác giả cuốn sách viết về Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Cuốn sách “Chân dung Anh hùng Lý Tự Trọng - qua những tư liệu lịch sử” được tác giả Dương Trọng Phúc ra mắt vào tháng 2/2024 là tài liệu hữu ích cho các thế hệ đoàn viên, thanh niên. Phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự có cuộc trò chuyện với anh.Anh Dương Trọng Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP Hồ Chí Minh), chuyên gia giáo dục sáng tạo cao cấp của Microsoft...

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại Danh y Lê Hữu Trác vào tháng 11/2024 sẽ được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức trang trọng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.Du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại khu Khu di tích mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.Theo đó, địa phương sẽ phát động phong trào thi đua cao điểm, toàn diện trên các...

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng ở Lộc Hà

Đảng bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng và tập trung thực hiện tốt Điều lệ Đảng để tạo nền tảng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.Chiều 29/2, Huyện ủy Lộc Hà tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025).Dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo...

Cùng tác giả

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro

350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metroHà Tĩnh đầu tư 350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; TP.HCM ưu tiên huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro… Đó là 2 trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Đề xuất ngân sách Trung ương hỗ trợ 19.403 tỷ đồng cho siêu bến cảng Trần Đề UBND...

UBND tỉnh họp triển khai nghị định số 138 của Chính phủ

Chiều nay, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức cuộc họp để quán triệt, triển khai, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 138 ngày 24/10/2024 của Chính phủ và Nghị quyết số 135 ngày 31/10/2024 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh. Đồng chí Võ Trọng Hải – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Trần Báu Hà...

Ra mắt Cup Bóng đá 7 người Quốc gia

Năm 2019, với sự đồng hành của nhà tài trợ chính Công ty Cổ phần Liên doanh Ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam, Giải bóng đá 7 người vô địch quốc gia lần đầu tiên được tổ chức với vòng loại 3 khu vực cùng vòng chung kết toàn quốc. Đây là một cột mốc mới trong hành trình phát triển loại hình bóng đá 7 người ở Việt Nam, dù đang trên đà phát triển, giải bị gián đoạn...

Cam là quả đang bán có giá nhất ở một xã của Hà Tĩnh, cả làng hái bán, nhà nào cũng cầm tiền to

Xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) có trên 200 ha trồng cam chanh và cam giòn, trong đó, cam giòn chiếm diện tích hơn 50%. Hiện toàn xã có khoảng 500 hộ trồng cam, tập trung chủ yếu ở thôn Anh Hùng, Thanh Mỹ, Nam phong, Sơn Bình… Ảnh: PV Theo bà con, năm nay cam đạt năng suất cao, giá cao chưa từng có (từ 45.000 – 50.000 đồng) khiến nông dân rất phấn khởi, kỳ...

Kỷ niệm 20 năm thành lập trường THPT Nguyễn Đình Liễn

Trường THPT Nguyễn Đình Liễn, huyện Cẩm Xuyên vừa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập trường. Đến dự, chung vui với thầy và trò nhà trường có đồng chí Trần Thế Dũng – Phó bí thư Thường trực tỉnh uỷ, đồng chí Trương Thanh Huyền – Uỷ viên BTV,Trưởng ban Dân vận tỉnh uỷ. Trường THPT...

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh khảo khảo sát, học tập mô hình du lịch ở Ninh Thuận và Bình Thuận: Tìm hướng đi mới cho ngành du...

Nhằm xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho ngành du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh đã tổ chức đoàn công tác đến khảo sát các mô hình du lịch tiêu biểu tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Chuyến đi là cơ hội để ngành du lịch Hà Tĩnh học hỏi kinh nghiệm quản lý, khai thác tiềm năng từ các tỉnh bạn, làm cơ sở xây dựng các chiến lược...

Hà Tĩnh phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách Quốc tế

Trong những năm gần đây, Hà Tĩnh đã nỗ lực không ngừng để phát triển du lịch, tạo sức hút với du khách trong nước và quốc tế. Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đa dạng, di sản văn hóa phong phú cùng sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tỉnh đang từng bước khẳng định mình là một điểm đến tiềm năng cho những người yêu thích du lịch. Hà Tĩnh sở hữu những nét đẹp...

Nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác du lịch ở Nghi Xuân

UBND huyện Nghi Xuân phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư Hà Tĩnh, Viện đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực vừa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm. Tham gia lớp tập huấn có cán bộ phụ trách công tác du lịch, người làm công tác thuyết minh tại các khu - điểm du lịch, công chức văn hóa của các xã,...

Ngân hàng Phát triển Châu Á triển khai dự án du lịch tại Hà Tĩnh

Tháng 7/2023, đoàn công tác của ADB đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương như: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Cẩm Xuyên. Đây là hoạt động nhằm triển khai văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận Dự án “Thúc đẩy đổi mới trong hợp tác và hội nhập khu vực sau hậu quả của COVID-19, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh” (gọi tắt là dự án) của...

Hà Tĩnh tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh

Hà Tĩnh tham gia gian hàng trưng bày, quảng bá các sản phẩm du lịch, các điểm đến du lịch của tỉnh với du khách trong, ngoài nước tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024. Sáng 5/9, Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 (ITE HCMC 2024) chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh). Phó Chủ tịch UBND...

Hà Tĩnh đón hơn 220 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút khoảng 220.242 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 265% so với cùng kỳ năm 2023. Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, trong 220.242 lượt du khách tham quan, nghỉ dưỡng tại các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh dịp lễ 2/9 (từ 31/8 - 3/9/2024), có 29.309 lượt khách lưu trú (tăng 33% so với cùng kỳ năm...

Chợ cá biển Thiên Cầm

Bãi biển Thiên Cầm từ lâu đã rất nổi tiếng với bãi cát dài, mịn, cùng nhiều loại hải sản tươi ngon. Nhưng nhiều du khách nơi xa chưa biết ngay cạnh Thiên Cầm còn có một chợ cá họp sớm, rất thú vị với người ưa khám phá. Đó là chợ cá Cẩm Nhượng, còn gọi là chợ cá Cồn Gò, thuộc xã Cẩm Nhượng (H.Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Từ khu du lịch Thiên Cầm (TT.Thiên Cầm, H.Cẩm Xuyên), đi tiếp theo bờ...

Hà Tĩnh: Doanh thu dịch vụ, du lịch 7 tháng tăng trên 13%

Trong 7 tháng của năm 2024 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành của Hà Tĩnh ước đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng 13,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt hơn 4.580 tỷ đồng, tăng 13,87%; du lịch lữ hành và dịch vụ hỗ trợ du lịch ước đạt hơn 49 tỷ đồng, tăng 69,28%. Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt...

Khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào – Thái Lan trên đường 8 và...

Từ ngày 17 đến 21/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào - Thái Lan trên đường 8 và đường 12 năm 2024. Chuyến khảo sát nhằm mục đích: Tìm hiểu, khảo sát các điểm đến du lịch ở các tỉnh biên giới Lào, thủ đô Viêng Chăn, Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và một số điểm đến...

Thiên Cầm được quy hoạch phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia

Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được ban hành, có 61 địa điểm phân bố tại 6 vùng du lịch nằm trong danh sách các địa điểm tiềm năng phát triển Khu Du lịch Quốc gia. Trong đó, khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh) được Quy hoạch. Cụ thể, Vùng trung du và miền núi phía Bắc có 15 địa điểm tiềm năng gồm: Công viên Địa chất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất