Powered by Techcity

Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Hà Tĩnh trở thành điểm sáng của cả nước trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và cũng là tỉnh đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng thí điểm tỉnh NTM. Thành quả này được kết tinh từ sự nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của hệ thống chính sách được HĐND tỉnh ban hành trong các nhiệm kỳ qua.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Hà Tĩnh trở thành điểm sáng của cả nước trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và cũng là tỉnh đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng thí điểm tỉnh NTM. Thành quả này được kết tinh từ sự nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của hệ thống chính sách được HĐND tỉnh ban hành trong các nhiệm kỳ qua.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Bước vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Hà Tĩnh có điểm xuất phát thấp, bình quân đạt 3,5 tiêu chí/xã (toàn quốc 4,7), tỷ lệ hộ nghèo 23,8%, thu nhập bình quân đầu người 8,46 triệu đồng/năm. Trong khi đó, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đặt ra yêu cầu thực hiện 19 tiêu chí, đòi hỏi nguồn lực lớn. Tại các diễn đàn, các cuộc tiếp xúc cử tri, Nhân dân bày tỏ đồng thuận cao với chương trình. Tuy nhiên, bà con cũng băn khoăn, lo ngại khi nguồn nội lực trong dân rất khó khăn, khó có thể hoàn thành các tiêu chí. Những tâm tư, nguyện vọng của cử tri đã được các đại biểu dân cử lắng nghe, tiếp thu. Nhiều cuộc khảo sát, làm việc của các ban HĐND tỉnh với các sở, ban, ngành, địa phương được triển khai để nắm bắt thông tin, định hướng xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Tại Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh khóa XVII, các đại biểu HĐND tỉnh đã biểu quyết thông qua Nghị quyết chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2021 và Nghị quyết một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng một số huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2018-2020.

Với sự đồng lòng, quyết tâm cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các đại biểu HĐND tỉnh qua các nhiệm kỳ đã thống nhất biểu quyết, ban hành nhiều chính sách đồng bộ, sát thực tiễn. Đã có hàng nghìn mô hình sản xuất, khu dân cư NTM… nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ cơ chế, chính sách rộng mở của các nghị quyết để phát triển bền vững.

HTX Thu mua, chế biến thủy hải sản Phú Khương (xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh) là một trong số hàng trăm tổ chức, gia đình, cá nhân SXKD, chế biến, bảo quản, thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Hà Tĩnh đã được thụ hưởng từ chính sách của Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng NTM, đô thị tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2020 (Nghị quyết 123). Nguồn lực hỗ trợ từ chính sách đã giúp HTX đầu tư hệ thống sản xuất nước mắm bằng tấm pin năng lượng mặt trời và dây chuyền máy đóng chai tự động.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Nguồn lực hỗ trợ từ chính sách đã giúp HTX Thu mua, chế biến thủy hải sản Phú Khương đầu tư hệ thống công nghệ ướp nước mắm bằng tấm pin năng lượng mặt trời và dây chuyền máy đóng chai tự động.

“Tổng số tiền HTX được giải ngân theo Nghị quyết 123 là hơn 2 tỷ đồng. Đây thực sự là “bước ngoặt” giúp HTX phát triển quy mô sản xuất, nâng cấp chất lượng sản phẩm. Năm 2019, sản phẩm nước mắm Phú Khương đạt chuẩn OCOP 3 sao, đến năm 2021 được nâng hạng lên 4 sao”, bà Lê Thị Khương – Giám đốc HTX cho biết.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

“Trên cơ sở Nghị quyết 123, các sở, ngành, địa phương liên quan đã triển khai chính sách một cách đồng bộ, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ngay từ việc lập phương án, tổ chức SXKD cho đến khâu cuối cùng là xúc tiến thương mại. Trong 2 năm 2019-2020, Hà Tĩnh đã bố trí ngân sách gần 60 tỷ đồng cho chương trình OCOP. Từ Nghị quyết 123 đã góp phần tạo nền tảng vững chắc để đến nay, Hà Tĩnh có 243 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao” – ông Lê Xuân Tùng, Trưởng bộ phận OCOP, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh cho biết.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Từ Nghị quyết 123 đã góp phần tạo nền tảng vững chắc để đến cuối năm 2023, Hà Tĩnh có 243 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao.

Trong hành trình xây dựng NTM, Nhân dân và cán bộ huyện Thạch Hà nhiều lần vinh dự được Bộ GTVT và Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua phát triển giao thông nông thôn (GTNT) – miền núi (các năm 2015, 2017 và 2018 – PV). Đây là địa phương đi đầu trong tranh thủ chính sách hỗ trợ xi măng để xây dựng đường giao thông, kênh mương nội đồng theo Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND và Nghị quyết số 123/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Từ chính sách kích cầu hỗ trợ một phần kinh phí, mỗi năm, người dân Thạch Hà đã huy động nguồn lực đối ứng xây dựng mới trên dưới 100 km đường GTNT các loại.

“Với cơ chế hỗ trợ 100% xi măng đối với các đường trục xã, thôn, ngõ… người dân đã được “tiếp sức” để hoàn thành tiêu chí GTNT. Việc hoàn thành tiêu chí giao thông đã góp phần đưa Thạch Hà đạt chuẩn huyện NTM năm 2020”, ông Nguyễn Phùng Lưu – Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Thạch Hà khẳng định.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Từ nguồn hỗ trợ xi măng, đã có hàng nghìn km kênh mương nội đồng, thoát thải khu dân cư được xây dựng.

Giai đoạn 2016-2021, các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng NTM được quy định tại các nghị quyết số: 32/2016/NQ-HĐND, 123/2018/NQ-HĐND, 194/2020/NQ-HĐND, 255/2020/NQ-HĐND đã phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy người dân tham gia tích cực vào xây dựng NTM, đưa chương trình ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả bền vững. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, làm GTNT… đã kích hoạt mạnh mẽ sự cộng hưởng của người dân tại các cộng đồng thôn, xóm.

Đến nay, Hà Tĩnh có 1.105/1.627 thôn đạt chuẩn khu dân cư NTM kiểu mẫu (chiếm 67,92% tổng số thôn), trong đó có 1.043 thôn được hỗ trợ chính sách hoặc nguồn hỗ trợ trực tiếp của tỉnh. Từ chính sách hỗ trợ xi măng đã giúp các địa phương huy động được nguồn lực lớn, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông; một số địa phương đã quy hoạch và thực hiện được cao hơn mức chuẩn. Giai đoạn 2011-2019, toàn tỉnh đã xây dựng mới, nâng cấp được 7.438,69 km đường GTNT, trong đó cơ chế hỗ trợ xi măng chiếm 64% tổng khối lượng.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Từ chính sách kích cầu hỗ trợ một phần kinh phí, mỗi năm, người dân Thạch Hà đã huy động nguồn lực, đối ứng xây dựng mới trên dưới 100 km đường GTNT các loại. Trong ảnh: Hệ thống đường trục chính GTNT xã NTM kiểu mẫu Tượng Sơn (Thạch Hà) được nâng cấp thảm nhựa 100%.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Giao thông nông thôn ngày càng phát triển, một số địa phương đã quy hoạch và thực hiện cao hơn mức chuẩn.

Trong quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết, các đoàn giám sát HĐND tỉnh đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, giám sát để có sự bổ sung, điều chỉnh phù hợp với yêu cầu thực tiễn xây dựng NTM qua từng giai đoạn.

“Thực tiễn xây dựng NTM ngày càng đòi hỏi mức độ đạt chuẩn cao hơn, cùng với đó, trong quá trình triển khai còn một số vướng mắc, bất cập. Bởi vậy, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng NTM, đô thị tỉnh Hà Tĩnh theo các nghị quyết: số 123/2018/NQ-HĐND, số 194/2020/NQ-HĐND, số 255/2020/NQ-HĐND đã được HĐND tỉnh rà soát, đánh giá và điều chỉnh, bổ sung phù hợp tình hình thực tế. Nhờ đó, kết quả xây dựng NTM ngày càng nâng cao, hiệu quả, đi vào chiều sâu”, ông Ngô Đình Long – Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh khẳng định.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Ngày 10/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1709/QĐ-TTg công nhận huyện Nghi Xuân đạt chuẩn NTM năm 2018. Đây cũng là địa phương đầu tiên của Hà Tĩnh đạt chuẩn huyện NTM.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Một góc thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân (ảnh Đậu Hà).

Theo lãnh đạo huyện, mặc dù quyết tâm chính trị rất cao, Nhân dân đồng thuận nhưng ở điểm xuất phát với khối lượng công việc rất lớn, nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống cơ chế, chính sách thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 15/12/2026 của HĐND tỉnh về một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng huyện Nghi Xuân và huyện Đức Thọ đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020 (Nghị quyết 33) được ban hành đã mở ra nhiều cơ hội, dư địa mới. Đặc biệt là việc hỗ trợ 100% các nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền đấu giá đất tại các khu tái định cư; được tận dụng các tài nguyên tự nhiên của địa phương để thực hiện xây dựng các tiêu chí hạ tầng trên địa bàn huyện; tiền thưởng huyện đạt chuẩn NTM 10 tỷ đồng… Trong điều kiện ngân sách trực tiếp hỗ trợ thực hiện chương trình NTM còn hạn chế, cơ chế tạo nguồn lực đối với các huyện đã phát huy hiệu quả. Từ đó, địa phương huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mỗi người dân, từng bước hoàn thành các tiêu chí huyện NTM.

Từ kết quả của 2 huyện đi đầu, năm 2018, HĐND tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết số 155/2018/NQ-HĐND về một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực xây dựng huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2019-2020 (Nghị quyết 155). Theo đó, mở rộng cơ chế, chính sách hỗ trợ thêm các huyện: Can Lộc, Lộc Hà và Vũ Quang.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Nghị quyết số 155/2018/NQ-HĐND về một số cơ chế, chính sách tạo nguồn lực để Vũ Quang trở thành huyện miền núi, biên giới đầu tiên của cả nước đạt chuẩn NTM. (Ảnh Đậu Hà)

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Cơ chế, chính sách ưu tiên tiếp tục đồng hành để Vũ Quang trở thành huyện miền núi, biên giới đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2020. Nguồn lực mới đã góp phần quan trọng để huyện đánh thức tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi; huy động nguồn lực xã hội hóa mạnh mẽ trong thực hiện các tiêu chí.

Ông Nguyễn Thiều Quang – Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND huyện cho biết, nếu không có sự kích cầu mạnh mẽ từ chính sách, Vũ Quang khó có được gần 2.000 mô hình kinh tế cho thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên như hiện nay. Đặc biệt, với địa bàn miền núi, biên giới “đất rộng, người thưa, địa hình chia cắt”, Vũ Quang đã có thêm nguồn lực quan trọng để hoàn thành các tiêu chí khó như: giao thông, thủy lợi, môi trường…”.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ nhìn từ trên cao.

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, tổng nguồn lực các địa phương: Nghi Xuân, Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà và Vũ Quang được hỗ trợ theo cơ chế, chính sách tại Nghị quyết 33 và Nghị quyết 155 của HĐND tỉnh là 1.409 tỷ đồng (trong đó, Vũ Quang 47, Can Lộc 154, Lộc Hà 193, Đức Thọ 230 và Nghi Xuân 785 tỷ đồng). Chính sách cũng đã phát huy vai trò dẫn dắt các địa phương huy động thêm 955 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để cùng thực hiện các tiêu chí xây dựng huyện NTM theo lộ trình, kế hoạch đề ra.

Các huyện sau khi đạt chuẩn NTM đều quyết tâm vươn tới mục tiêu cao hơn đó là huyện NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Đến nay, các huyện: Đức Thọ, Thạch Hà, Can Lộc đã đạt 5/9 tiêu chí huyện NTM nâng cao; Nghi Xuân đạt 4/9 tiêu chí huyện NTM kiểu mẫu. Đây là nền tảng vững chắc để Hà Tĩnh phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn tỉnh NTM vào năm 2025.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ cho biết, để tạo nguồn lực thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM, trên cơ sở kế thừa các chính sách tỉnh đã ban hành giai đoạn 2016-2020, nhằm xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII đã ban hành Nghị quyết số 44/2021-NQ/HĐND về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tạo nguồn lực xây dựng thành công tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2022-2025 (Nghị quyết 44) và Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND quy định chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022-2025 (Nghị quyết 51).

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua dự thảo Nghị quyết số 44/2021-NQ/HĐND và Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND..

Chính sách của các nghị quyết hướng tới 3 nội dung trọng tâm: nhóm chính sách hướng tới an sinh xã hội có số đông đối tượng hưởng lợi trong sản xuất cho nông hộ; nhóm chính sách hướng tới vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; nhóm chính sách đầu tư phát triển nhằm tăng các chỉ số phát triển ngành nông nghiệp, nông thôn.

Là huyện miền núi, điều kiện kinh tế khó khăn, nằm tốp cuối của tỉnh trong xây dựng NTM, được “tiếp sức” từ Nghị quyết 44 và Nghị quyết 51, trong 2 năm 2022 – 2023, Hương Khê đã hấp thụ được nguồn lực hỗ trợ gần 80 tỷ đồng. Nhờ đó, trong năm 2022, Hương Khê đã có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM, 3 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 16 thôn đạt khu dân cư NTM kiểu mẫu; dự kiến cuối năm 2023, có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM. Ông Phan Kỳ – Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: “Với sự hỗ trợ đắc lực từ các cơ chế, chính sách của tỉnh và sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Hương Khê sẽ phấn đấu đưa mục tiêu đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2024 thành hiện thực”.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Hương Khê phấn đấu mục tiêu đạt chuẩn huyện NTM vào năm 2024.

Chính sách mới ban hành, ngoài tiếp tục khuyến khích phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, còn hướng tới tiếp sức thực hiện tiêu chí môi trường – một trong những tiêu chí khó trong xây dựng tỉnh NTM.

Để có trên 80% số gia đình có nước thải sinh hoạt được xử lý bằng các biện pháp phù hợp, trong đó, có 35% xử lý theo mô hình khoa học công nghệ theo yêu cầu của tỉnh NTM, Nghị quyết 44 hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, hộ chính sách 1 triệu đồng/hộ để xử lý nước thải, rác thải và 2 triệu đồng/hộ để xây dựng nhà vệ sinh tự hoại.

Đây là chính sách nhân văn, hướng đến đối tượng yếu thế trong cộng đồng và đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân. Trong 2 năm (2022 – 2023), đã có thêm 8.588 mô hình xử lý nước thải sinh hoạt và 9.232 công trình vệ sinh được xây dựng mới.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối liên vùng là một trong những mục tiêu quan trọng trong xây dựng tỉnh NTM (Ảnh: Đậu Hà).

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Xã Cẩm Vịnh là địa phương thứ 2 của huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) xây dựng thành công nông thôn mới kiểu mẫu.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra mục tiêu: Đến năm 2025, Hà Tĩnh đạt chuẩn tỉnh NTM; thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung Bộ; phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước.

Để hoàn thành mục tiêu này, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân là những chính sách đồng bộ, đủ mạnh, sát thực tiễn, được ban hành kịp thời. Bám sát lộ trình xây dựng tỉnh NTM, các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng NTM, khuyến khích phát triển nông thôn đang tiếp tục được thực hiện với sự giám sát của cử tri, Nhân dân và được HĐND tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Từ đó, góp phần quan trọng để Hà Tĩnh vượt qua khó khăn, thách thức, từng bước hoàn thành các tiêu chí tỉnh NTM với khát vọng không ngừng xây đắp những giá trị mới cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Những quyết sách tạo động lực để Hà Tĩnh bứt phá (bài 2): Ưu tiên nguồn lực phát triển toàn diện “tam nông”

Đoàn công tác HĐND tỉnh Hà Tĩnh giám sát chuyên đề về “Thực trạng, hiệu quả và tính bền vững của các khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và cơ chế hỗ trợ xi măng trên địa bàn tỉnh” (tháng 10/2022).

Theo đánh giá giữa kỳ thực hiện Đề án thí điểm tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, đến 15/11/2023 có 2/10 tiêu chí hoàn thành, 5/10 tiêu chí đạt 60-80%, 3 tiêu chí đạt dưới 50%. Đến hết năm 2023 dự kiến toàn tỉnh có 100% xã NTM (hoàn thành kế hoạch đề án), 70 xã NTM nâng cao (78% kế hoạch), 13 xã NTM kiểu mẫu (70% kế hoạch), 9/13 địa phương đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ NTM (69% kế hoạch).

(Còn nữa)

Nhóm P.V – C.T.V Xây dựng Đảng – Nội chính

Thiết kế: Thanh Hà

2:28:11:2023:09:28

Nguồn

Cùng chủ đề

Chỉ số sản xuất tăng, công nghiệp Hà Tĩnh tiếp đà phát triển

2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đang thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh SXKD, tăng đà bứt phá.Trung bình mỗi giờ Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng sản xuất 33.000 lon bia.Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng – SAVABECO (Thị xã Hồng...

Hướng dẫn chính sách thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Chương trình tập huấn của ngành thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở Hà Tĩnh thực hiện quyết toán thuế năm 2023.Sáng 1/3, Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Chi cục Thuế Khu vực TP Hà Tĩnh - Cẩm Xuyên và Công ty TNHH Tư vấn Tài chính và Kế toán FAC (Hà Nội) tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn chính sách thuế và đối thoại với hơn 220 giám đốc,...

Nghi Xuân có tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ông Nguyễn Anh Hào - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định điều động, bổ nhiệm của Viện trưởng Viện...

Trò chuyện với tác giả cuốn sách viết về Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Cuốn sách “Chân dung Anh hùng Lý Tự Trọng - qua những tư liệu lịch sử” được tác giả Dương Trọng Phúc ra mắt vào tháng 2/2024 là tài liệu hữu ích cho các thế hệ đoàn viên, thanh niên. Phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự có cuộc trò chuyện với anh.Anh Dương Trọng Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP Hồ Chí Minh), chuyên gia giáo dục sáng tạo cao cấp của Microsoft...

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại Danh y Lê Hữu Trác vào tháng 11/2024 sẽ được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức trang trọng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.Du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại khu Khu di tích mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.Theo đó, địa phương sẽ phát động phong trào thi đua cao điểm, toàn diện trên các...

Cùng tác giả

Nhộn nhịp thu ngân sách tại các cửa khẩu ngày đầu năm

Những ngày đầu xuân mới Ất Tỵ năm 2025, hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã sôi động, báo hiệu một năm khởi sắc cho hoạt động thu ngân sách của Hà Tĩnh, góp phần phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Những ngày đầu năm, lượng phương...

Ngày Tết của những Y, Bác sĩ  tại bệnh viện

Trong những ngày Tết, nhiều y, bác sĩ phải túc trực tại bệnh viện, tất bật với công việc chuyên môn, họ không được sum vầy bên gia đình, người thân, được du xuân như nhiều người khác. Gác lại niềm vui riêng để phục vụ bệnh nhân, phẩm chất cao quý của người thầy thuốc tiếp tục được tỏa sáng,...

Đảng cho ta mùa xuân

Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) là dịp để mỗi cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân cùng ôn lại trang sử hào hùng, vẻ vang của Đảng, trong đó có hành trình lãnh đạo dựng xây và phát triển quê hương Hà Tĩnh. Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng, Trung Quốc, dưới sự chủ...

Các địa phương tổ chức lễ chúc thọ đầu năm

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mồng 4 Tết đồng loạt các địa phương trên địa bàn tỉnh lại tổ chức lễ mừng thọ, chúc thọ cho người cao tuổi. Năm nay điều kiện  thời tiết thuận lợi, lễ mừng thọ, chúc thọ được các địa phương và gia đình tổ chức trang trọng, vui tươi, sôi nổi. Cụ bà...

Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng gần 7.000 lao động sau Tết

Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh, sau nghỉ kỳ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, 47 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng gần 7.000 lao động. Nhiều doanh nghiệp thiếu lao động sau tết (Hình minh họa) Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh, sau kỳ...

Cùng chuyên mục

Đảng cho ta mùa xuân

Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) là dịp để mỗi cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân cùng ôn lại trang sử hào hùng, vẻ vang của Đảng, trong đó có hành trình lãnh đạo dựng xây và phát triển quê hương Hà Tĩnh. Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng, Trung Quốc, dưới sự chủ...

Xuân mang niềm tin mới

Như vậy là một mùa xuân nữa đã về, và Hà Tĩnh bước sang một năm mới  với không khí hân hoan, phấn khởi, với  bức tranh kinh tế, xã hội nổi lên nhiều gam màu sáng. Những thành quả đạt được là động lực để người Hà Tĩnh đón chào Xuân mới với tâm thế mới, niềm tin mới. Xã Tượng...

Ngư dân miền Trung bội thu chuyến biển cuối năm

TPO – Giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, khắp các cảng cá ở miền Trung vui như mở hội, hàng trăm tàu thuyền từ ngư trường nối đuôi nhau quay về bờ. Những chuyến tàu chở nặng tôm cá… trong phiên biển cuối năm giúp ngư dân đón một cái Tết ấm no. TPO – Giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, khắp các cảng cá ở miền Trung vui như mở hội, hàng trăm tàu...

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Độc lạ ở Hà Tĩnh, quất chín vàng mọc trên cây bonsai dáng cổ thụ với giá bán hàng chục triệu đồng

video-quat-ghep-17376063170761782465249.mp4" data-info="136472537794777089" data-autoplay="false" data-removedlogo="false" data-location="" data-displaymode="0" data-thumb="https://danviet.mediacdn.vn/.v-thumb/296231569849192448/2025/1/23/video-quat-ghep-17376063170761782465249.mp4.jpg" data-contentid="" data-namespace="danviet" data-originalid="" videoid="136472537794777089" wp_automatic_readability="6.5"> Cip: Quất chín vàng mọc trên cây bonsai dáng cổ thụ với giá bán hàng chục triệu đồng ở Hà Tĩnh. Những ngày cuối năm, tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh tại TP Hà Tĩnh trở nên rực rỡ với sắc màu của cây cảnh phục vụ Tết Nguyên Đán 2025. Trong đó, một sản phẩm độc đáo thu hút đông đảo sự chú ý là cây quất cần...

Những trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc

TPO – Trên tuyến cao tốc Bắc – Nam có 12 trạm dừng nghỉ, trong đó 3 trạm đã có đủ tiện ích và 9 trạm dừng nghỉ tạm phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), đoạn từ Hà Nội đến Hà Tĩnh có 2 trạm đầy đủ tiện ích và 4 trạm tạm với khoảng cách trung bình 60 – 70km/trạm,...

Chợ lá dong ‘vang bóng một thời’ ở TPHCM ế ẩm, tiểu thương thở dài

21/01/2025 | 10:44 TPO – Từng là phiên chợ đặc biệt mỗi năm chỉ họp đúng một lần vào dịp Tết nguyên đán, chợ lá dong Ông Tạ (TPHCM) từng có thời điểm nhộn nhịp khi người bán nối nhau dài hàng trăm mét. Thế nhưng hiện nay, lượng người bán đếm chưa đủ...

Bến xe Nước Ngầm sẵn sàng phục vụ hành khách cao điểm Tết Ất Tỵ

Cao điểm Tết Ất Tỵ lượng khách tăng 140-150% Trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025 dự kiến lượng khách từ Hà Nội đi và đến các tỉnh, thành phố và ngược lại tăng cao. Dự kiến khách tập trung đông tại bến xe Nước Ngầm đi các tỉnh: Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… Lượng khách trong đợt này dự báo có khả năng tăng 140-150% so với ngày thường; tập trung đông...

Linh vật rắn “siêu dễ thương”, đầu đội vòng nguyệt quế trình làng

(Dân trí) – Linh vật rắn tại chùa Phổ Độ ở Hà Tĩnh có chiều cao 8m, được làm chủ yếu từ nhựa dẻo. Từ khi ra mắt, linh vật này được nhận xét là “siêu dễ thương”. Ngày 20/1, linh vật rắn chào Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức “trình làng” tại khuôn viên chùa Phổ Độ, xã Hộ Độ, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Linh vật rắn này cao 8m, vật liệu chủ yếu là nhựa mica...

Cất mẻ lưới lớn nhất năm, kiếm trăm triệu đồng dịp Tết ông Công ông Táo

(Dân trí) – Dịp Tết ông Công ông Táo, người dân làm nghề nuôi cá chép đỏ ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa bước vào vụ thu hoạch lớn nhất năm, kiếm cả trăm triệu đồng. Cất mẻ lưới cuối năm, kiếm trăm triệu đồng dịp Tết ông Công ông Táo (Video: Thanh Tùng). Những ngày cận Tết ông Công ông Táo, người dân ở các phố Tân Trúc, Tân Cổ, Bái Trúc (thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất