Powered by Techcity

Thành Sen trong tôi

Những gánh hàng rong mang tiếng rao len lỏi từng góc phố, những cửa hiệu nghề thủ công gắn với người “muôn năm cũ”… Thành Sen (Hà Tĩnh) dẫu đã trở thành đô thị trẻ sôi động, nhưng đâu đó trong lòng phố vẫn còn lưu giữ những câu chuyện gợi lên trong tôi bao nỗi niềm dấu yêu.

Thành Sen trong tôi

Những gánh hàng rong đi cùng năm tháng

Góc ngã tư trên con phố Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh) và đường Xuân Diệu, những gánh chè bột lọc của các bà, các chị người Huế lặng lẽ nép mình giữa đông đúc nhà cửa, tấp nập người xe. Đã gần 30 năm kể từ ngày dì Hường (SN 1966), dì Ty (SN 1976) cất gánh hàng rong từ Huế ra Hà Tĩnh bán buôn.

Thành Sen trong tôi

Những gánh chè của các dì, các chị người Huế đã gắn bó với bao thế hệ người Thành Sen hàng chục năm nay.

“Ngày mới ra đây, chỉ nghĩ rằng đi kiếm kế sinh nhai, không ngờ gắn bó với nơi này mấy chục năm trời. Giờ thì chúng tôi thuộc phố xá, ngõ ngách của TP Hà Tĩnh còn hơn cả TP Huế nữa” – dì Hường chia sẻ.

Tôi tin là dì Hường nói chẳng sai bởi ngần ấy thời gian rong ruổi với gánh chè trên khắp các con phố lớn nhỏ, rồi nhiều năm gắn bó với góc ngã tư Xuân Diệu – Phan Đình Phùng, các dì đã gần như một người Thành Sen chính hiệu vậy.

Thành Sen trong tôi

Gánh chè với những nguyên liệu giản đơn mà vương mãi trong ký ức bao người.

Không phải cao lương mỹ vị nhưng cốc chè với bột lọc, đỗ đen, đỗ xanh, nước cốt dừa đã trở thành món ăn thân thuộc của biết bao thế hệ người Thành Sen. Từ anh xe ôm, thợ nề, chị bán đồng nát cho đến những nhân viên văn phòng và đặc biệt là các bạn học sinh đều yêu thích món chè này.

Dưới những tán cây già, các dì thoăn thoắt làm chè, gói hàng cho khách. Chốc chốc chiếc điện thoại “cục gạch” lại đổ chuông. Cuộc gọi của những khách quen đặt hàng trước để chỉ cần ghé qua là có thể mang đi ngay mà không phải đợi. Các dì nhanh chóng “chốt đơn”, thành thạo và chuyên nghiệp như những người bán hàng online thời nay.

Thành Sen trong tôi

Các dì cũng trở thành những người bán hàng online “chuyên nghiệp”.

Dì Ty nói rằng, bao năm qua, phố xá, cuộc sống nơi đây đổi thay nhiều mà gánh chè bột lọc vẫn vậy. Vẫn từng đó nguyên liệu, vẹn nguyên hương vị và những gương mặt thực khách thân thuộc đến lạ kỳ.

“Ai bánh rán, bánh gói nơiiii…”, tiếng rao quà chiều len lỏi trên từng con phố Thành Sen. Dù sinh ra và lớn lên ở thành phố nhỏ này gần 40 năm nay nhưng tôi cũng không biết chính xác, tiếng rao ấy có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, cả tuổi thơ của mình, tôi đã quen với gánh bánh và tiếng rao lanh lảnh của dì Bình.

Thành Sen trong tôi

Dì Bình đã gắn bó với gánh hàng rong gần cả cuộc đời mình.

4h chiều, trong căn nhà nhỏ trên con hẻm ở tổ dân phố 2 – phường Bắc Hà, dì Bình tất bật sửa soạn quang gánh cho buổi “chợ chiều”. Những chiếc bánh gói, bánh nếp nóng hổi được bọc trong lá chuối; bánh rán nhân tôm, nhân đậu vàng ươm, thơm nức.

Nhưng thứ níu chân khách quen của dì hàng chục năm nay có lẽ là bát nước chấm. Thứ nước mắm tự pha, đậm đà vị truyền thống, cay xé lưỡi… Miếng bánh gói vừa dẻo, vừa dai chấm ngập trong thứ nước “thần thánh” ấy thì ngon không gì sánh bằng.

Thành Sen trong tôi

Gánh bánh của dì Bình quen thuộc với người dân Thành Sen đến nỗi nếu không nhìn thấy, sẽ ngỡ như mình chưa về đến phố thị thân yêu.

Cung đường quen thuộc của dì thường là Lý Tự Trọng, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tự… Nhưng cũng có nhiều hôm không gặp khách, dì lại rẽ qua mạn Hào Thành, Trung Tiết, Hồ Dâu rồi vòng qua Cầu Vồng, Đặng Dung để về chợ tỉnh (Chợ TP Hà Tĩnh)…

Thành Sen trong tôi

Đôi chân dì đã đi qua hầu hết những con phố lớn, ngõ nhỏ Thành Sen.

Đôi chân của dì đã đi qua bao năm tháng trên những con phố lớn, ngõ nhỏ của Thành Sen. Cùng với bánh bèo gánh, sữa chua túi, thì chè bột lọc Huế, bánh gói dì Bình… đã trở thành một phần tuổi thơ, gánh cả miền ký ức của chúng tôi.

Và với người dân Thành Sen nhiều thế hệ, những gánh hàng rong đó quen thuộc đến nỗi khi đi xa trở về, nếu không nhìn thấy, sẽ ngỡ như mình chưa về đến phố thị thân yêu…

Người “sửa thời gian”

Nhiều người vẫn gọi những nguời thợ sửa đồng hồ với cái tên rất hoài cổ – người “sửa thời gian”. Và với người dân Hà Tĩnh, đoạn đường Nguyễn Công Trứ trước cổng chợ tỉnh là “phố sửa đồng hồ” dù chẳng có một quy hoạch nào chính thức.

Thành Sen trong tôi

Những “cửa hiệu” in hằn dấu vết thời gian trên “con phố sửa đồng hồ”.

Gắn bó với nghề này từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, ông Trương Hữu Hà (SN 1945) là một trong những người thợ lâu đời nhất đến nay còn làm nghề, giữ nghề.

Ông Hà học nghề này từ những năm tháng còn phục vụ trong quân ngũ. Khi phục viên trở về quê hương, ông chính thức theo nghề, trở thành một phần của con phố này và gắn bó cho đến tận bây giờ – khi ông đã gần bước sang tuổi 80.

Thành Sen trong tôi

Ông Hà – người thợ “sửa thời gian”.

Ông Hà cho biết: “Ngày đó, chiếc đồng hồ có giá lắm! Từ tầng lớp trung lưu đến bình dân, nhiều người coi nó như vật bất ly thân. Trong mỗi gia đình cũng đều treo một chiếc vừa để xem giờ, vừa như vật trang trí. Nghề sửa đồng hồ trở nên thịnh hành. Con cái học hành cũng từ chiếc tủ đồ nghề này mà nên”.

Nghề này đòi hỏi người thợ phải tỉ mẩn, cần cù và có khả năng quan sát tinh tường để “bắt bệnh”. Đồ nghề của họ khá đặc biệt, đầy đủ những tua-vít, kìm, chổi quét, nhíp, búa… nhưng tất cả đều nhỏ như thứ chơi đồ hàng của những đứa trẻ vậy!

Thành Sen trong tôi

Hàng chục năm gắn bó với góc phố này, ông Hà đã chứng kiến bao đổi thay của phố phường.

Hàng chục năm trong nghề, ông Hà gần như chưa chịu “bó tay” trước “ca bệnh” nào. Có những chiếc phải sửa mất cả ngày, thậm chí nhiều ngày, thử thách lòng kiên nhẫn và tay nghề của ông để rồi khi khách cầm chiếc đồng hồ trên tay thì kim phút, kim giờ đều chuẩn xác.

Theo thời gian, nhịp sống hiện đại với thiết bị điện tử, đồ dùng công nghệ xuất hiện nhiều. Người ta dần thay đổi thói quen xem giờ trên đồng hồ bằng cách xem trên điện thoại di động, khách sửa đồng hồ hầu như chỉ còn những người quen xưa cũ.

“Nhiều người mang những chiếc đồng hồ rất cũ kỹ, hỏng nặng đến để sửa. Chỉ nhìn qua là tôi biết “ca khó” nhưng tôi hiểu, với chủ nhân của nó, đó ắt hẳn là một kỷ vật quý giá nên tôi đều nhận. Khách vui khi nhận lại chiếc đồng hồ đã được sửa, tôi cũng vui lây niềm vui của họ” – ông Hà chia sẻ.

Thành Sen trong tôi

Niềm vui của một người khách lớn tuổi khi nhận lại chiếc đồng hồ đã được sửa chữa.

Hơn 40 năm “sửa thời gian” cũng là ngần ấy năm ông Hà chứng kiến bao đổi thay của mảnh đất này. Từ những ngày Thành Sen còn là thị xã với những con đường nhỏ vắng lặng cho đến khi vươn mình trở thành một thành phố trẻ năng động. “Nhịp sống đô thị dần hình thành, người dân thay đổi từ phục trang cho tới xe cộ; nhiều người từ nơi khác đến định cư, phố xá nhộn nhịp hơn rất nhiều, chỉ có chúng tôi là vẫn ngồi đây” – ông Hà trầm ngâm.

Ngày nay, “con phố sửa đồng hồ” không còn nhộn nhịp như xưa nhưng trong ký ức của nhiều người dân, những ông Hà, ông Quýnh, ông Xuân… vẫn là những người thợ “sửa thời gian” tài ba và tâm huyết.

Hoài niệm một nghề hoa

Mỗi lần đi qua góc ngã tư Nguyễn Công Trứ – Lý Tự Trọng, nhìn mấy hàng bán hoa giấy cũ kỹ nép mình bên những cửa hiệu lấp lánh ánh đèn led, tôi lại nao nao nhớ về những mùa khai trường.

Vào những năm 90 của thế kỷ trước, góc phố này luôn rực rỡ và nhộn nhịp bởi chỉ một đoạn đường ngắn nhưng hầu như nhà nào cũng làm nghề kết hoa giấy, viết câu đối, bức trướng.

Thành Sen trong tôi

Nghề kết hoa giấy chỉ còn trong hoài niệm của nhiều người dân Thành Sen.

Mùa khai trường những năm ấy, mỗi chúng tôi đều được gắn trên tay một đôi hoa giấy bóng kính với đủ màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng. Những đôi tay nhỏ nhắn thêm xinh xắn khi hoa khoe sắc trong nắng sớm của ngày tựu trường. Áo trắng, quần xanh, khăn quàng đỏ và hoa giấy trên tay, chúng tôi say sưa trong những tiết mục múa hát mừng ngày hội đến trường. Đẹp đẽ, náo nức và tươi vui.

Vào những dịp hội khỏe Phù Đổng, học sinh các trường học trên địa bàn thành phố sẽ tham gia chương trình đồng diễn tại sân vận động. Đó mới thật là những ngày “phố hoa” này nhộn nhịp, rộn ràng.

Thành Sen trong tôi

Cuộc sống đổi thay, không còn nhiều người còn nhớ nghề hoa như bà Hạnh.

Là con gái Quảng Bình về làm dâu đất Thành Sen, bà Nguyễn Thị Hạnh (SN 1962) được học nghề làm hoa giấy từ cha mẹ chồng. Cũng như những gia đình khác trong phố, nghề làm hoa giấy của gia đình bà Hạnh có từ nhiều đời nay. Bà Hạnh cho biết: “Làm hoa giấy tuy không khó nhưng lại nhiều công đoạn, mất thời gian.

Hoa chủ yếu được làm từ loại giấy bóng kính đủ màu sắc, xếp chồng nhiều lớp lên nhau và cố định bằng một sợi dây thép nhỏ rồi cắt tỉa, bẻ cánh sao cho đẹp mắt”.

Thành Sen trong tôi

Thành Sen đã trở thành một đô thị trẻ nhộn nhịp nhưng những con người “muôn năm cũ”, những vỉa hè vẫn in hằn trong miền ký ức của nhiều thế hệ. Ảnh Đình Nhất.

Thế nhưng, khi các loại hoa nhựa, hoa vải, hoa tươi lên ngôi; những tiết mục văn nghệ của trẻ con cũng đã có đạo cụ chuyên dụng thay thế, hoa giấy không còn được người ta lựa chọn nhiều như trước nữa. Nhiều gia đình trong phố bỏ nghề, chỉ còn lại bà Hạnh và một vài gia đình khác còn theo nghề này. Bà Hạnh cho biết: “Giờ chẳng mấy khi chúng tôi làm hoa giấy nữa vì có hoa nhập sẵn từ một số tỉnh, thành khác, vừa nhanh lại vừa rẻ. Thỉnh thoảng tôi làm vì nhớ nghề thôi”.

Trong ồn ào, tấp nập của đô thị trẻ hôm nay, vẫn còn đó những góc phố, những con người “muôn năm cũ”, những vỉa hè in hằn miền ký ức của nhiều thế hệ… Tất cả làm nên một Thành Sen dấu yêu trong tôi.

Kiều Minh

Nguồn

Cùng chủ đề

Biến mái nhà thành cờ Tổ quốc: 4 chàng trai trẻ thể hiện lòng yêu nước

Nhóm bạn trẻ ở phường Thạch Qúy, TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) cùng nhau vẽ lá cờ tổ quốc lên mái nhà để thể hiện niềm tự hào dân tộc và lan tỏa tình yêu quê hương đất nước. Vtcnews.vn Nguồn:https://vtcnews.vn/bien-mai-nha-thanh-co-to-quoc-4-chang-trai-tre-the-hien-long-yeu-nuoc-ar889699.html

Hướng dẫn chính sách thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Chương trình tập huấn của ngành thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở Hà Tĩnh thực hiện quyết toán thuế năm 2023.Sáng 1/3, Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Chi cục Thuế Khu vực TP Hà Tĩnh - Cẩm Xuyên và Công ty TNHH Tư vấn Tài chính và Kế toán FAC (Hà Nội) tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn chính sách thuế và đối thoại với hơn 220 giám đốc,...

Nghi Xuân có tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ông Nguyễn Anh Hào - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định điều động, bổ nhiệm của Viện trưởng Viện...

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại Danh y Lê Hữu Trác vào tháng 11/2024 sẽ được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức trang trọng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.Du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại khu Khu di tích mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.Theo đó, địa phương sẽ phát động phong trào thi đua cao điểm, toàn diện trên các...

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng ở Lộc Hà

Đảng bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng và tập trung thực hiện tốt Điều lệ Đảng để tạo nền tảng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.Chiều 29/2, Huyện ủy Lộc Hà tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025).Dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo...

Cùng tác giả

Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiên

Tin mới y tế ngày 20/9: Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiênDù được cảnh báo nhiều lần nhưng thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm tự nhiên khiến nhiều trường hợp nhập viện. Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiên Dù được cảnh báo nhiều lần nhưng thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm tự nhiên khiến nhiều trường hợp nhập viện. Chuyên gia y tế...

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực

Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng 8 Chỉ số PMI tháng 8 của ngành sản xuất đạt 52,4 điểm, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III, trong đó có những điểm nhấn tích cực là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng...

Miền Trung tiếp tục mưa to, có nơi trên 250mm

   Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 19/9 và sáng sớm 20/9, khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 19/9 đến 3 giờ ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương Lâm (Hà Tĩnh) 110,4mm, Hóa Thanh (Quảng Bình) 237,6mm, Hiền Lương (Quảng Trị) 137,6mm… Ngày và đêm 20/9, khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,...

Lũ cuồn cuộn đổ về sông Ngàn Phố, nhiều trường cho học sinh nghỉ học

Sáng 20/9, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn, cho biết do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 4, địa phương này tiếp tục có mưa vừa, mưa to kéo dài. Các xã ở vị trí thượng nguồn như Sơn Kim1 và Sơn Kim2, mưa rất to từ đêm 19/9 đến sáng 20/9 khiến nước khe suối chảy xiết. Lũ đổ về khiến mực nước sông Ngàn...

Xuất khẩu lao động 9 tháng đạt kế hoạch cả năm

 Từ đầu năm đến nay,  Hà Tĩnh đã đưa được  gần 8.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, vượt kế hoạch cả năm gần 500 lao động.  Hướng nghiệp cho học sinh đang là một vấn đề được quan tâm đặc biệt  Có được kết quả này là do bên cạnh việc khai thác tốt các thị trường truyền thống,...

Cùng chuyên mục

Ngân hàng Phát triển Châu Á triển khai dự án du lịch tại Hà Tĩnh

Tháng 7/2023, đoàn công tác của ADB đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương như: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Cẩm Xuyên. Đây là hoạt động nhằm triển khai văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận Dự án “Thúc đẩy đổi mới trong hợp tác và hội nhập khu vực sau hậu quả của COVID-19, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh” (gọi tắt là dự án) của...

Hà Tĩnh tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh

Hà Tĩnh tham gia gian hàng trưng bày, quảng bá các sản phẩm du lịch, các điểm đến du lịch của tỉnh với du khách trong, ngoài nước tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024. Sáng 5/9, Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 (ITE HCMC 2024) chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh). Phó Chủ tịch UBND...

Hà Tĩnh đón hơn 220 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút khoảng 220.242 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 265% so với cùng kỳ năm 2023. Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, trong 220.242 lượt du khách tham quan, nghỉ dưỡng tại các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh dịp lễ 2/9 (từ 31/8 - 3/9/2024), có 29.309 lượt khách lưu trú (tăng 33% so với cùng kỳ năm...

Chợ cá biển Thiên Cầm

Bãi biển Thiên Cầm từ lâu đã rất nổi tiếng với bãi cát dài, mịn, cùng nhiều loại hải sản tươi ngon. Nhưng nhiều du khách nơi xa chưa biết ngay cạnh Thiên Cầm còn có một chợ cá họp sớm, rất thú vị với người ưa khám phá. Đó là chợ cá Cẩm Nhượng, còn gọi là chợ cá Cồn Gò, thuộc xã Cẩm Nhượng (H.Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Từ khu du lịch Thiên Cầm (TT.Thiên Cầm, H.Cẩm Xuyên), đi tiếp theo bờ...

Hà Tĩnh: Doanh thu dịch vụ, du lịch 7 tháng tăng trên 13%

Trong 7 tháng của năm 2024 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành của Hà Tĩnh ước đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng 13,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt hơn 4.580 tỷ đồng, tăng 13,87%; du lịch lữ hành và dịch vụ hỗ trợ du lịch ước đạt hơn 49 tỷ đồng, tăng 69,28%. Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt...

Khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào – Thái Lan trên đường 8 và...

Từ ngày 17 đến 21/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào - Thái Lan trên đường 8 và đường 12 năm 2024. Chuyến khảo sát nhằm mục đích: Tìm hiểu, khảo sát các điểm đến du lịch ở các tỉnh biên giới Lào, thủ đô Viêng Chăn, Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và một số điểm đến...

Thiên Cầm được quy hoạch phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia

Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được ban hành, có 61 địa điểm phân bố tại 6 vùng du lịch nằm trong danh sách các địa điểm tiềm năng phát triển Khu Du lịch Quốc gia. Trong đó, khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh) được Quy hoạch. Cụ thể, Vùng trung du và miền núi phía Bắc có 15 địa điểm tiềm năng gồm: Công viên Địa chất...

Đoàn Farmtrip các tỉnh khảo sát du lịch nông thôn Hà Tĩnh

Trong 2 ngày 23 - 24/5, đoàn Farmtrip gồm đại diện hơn 40 doanh nghiệp lữ hành và hiệp hội du lịch các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An đã có chuyến khảo sát du lịch nông thôn trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Theo đó, đoàn đã đến tham quan, khảo sát tại HTX Sản xuất rau, củ, quả và dịch vụ tổng hợp xã Thạch Hạ. Đoàn tham quan, tìm hiểu về quy trình sản xuất bánh...

Chuyên gia đề xuất nhiều giải pháp phát triển du lịch Hà Tĩnh bền vững

Chiều 7/6, Sở VH-TT&DL tổ chức họp nghe báo cáo đánh giá kết quả khảo sát các loại hình du lịch; định hướng, giải pháp phát triển du lịch Hà Tĩnh bền vững. Thực hiện kế hoạch của Bộ VH-TT&DL và UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc khảo sát tài nguyên du lịch, phát triển du lịch nông thôn, từ ngày 28/5 - 7/6/2024, Sở VH-TT&DL đã chủ trì phối hợp các địa phương, đơn vị và các chuyên gia...

Hội thảo Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn bền vững tỉnh Hà Tĩnh

Sáng nay 19/5, tại Hương Khê, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh phối hợp với Viện Kinh tế và Du lịch Nông nghiệp tổ chức Hội thảo "Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn bền vững tỉnh Hà Tĩnh".   Tham dự chương trình có ông Dương Minh Bình - Chuyên gia du lịch, Chủ tịch Hội đồng thành viên CBT Travel; ông Phạm Thanh Tùng - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế...

Tin nổi bật

Tin mới nhất