Powered by Techcity

Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải

Công điện nêu rõ, công tác giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng, quyết định phần lớn đường găng tiến độ của các dự án, công trình; tuy nhiên, đây là khâu khó khăn, phức tạp do liên quan sản xuất, kinh doanh, quyền lợi và sinh kế của người dân. Mặt bằng được bàn giao sớm sẽ là cơ sở cho việc đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công.

Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đã có nhiều chỉ đạo, Bộ Giao thông vận tải và nhiều địa phương được giao làm cơ quan chủ quản đã nỗ lực, cố gắng tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư, triển khai thi công các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, một số địa phương vẫn còn chậm triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật theo yêu cầu tại Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 28/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ, ảnh hưởng tiến độ các dự án, đặc biệt đối với các dự án có tiến độ yêu cầu hoàn thành năm 2025 như: cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025, Tuyên Quang-Hà Giang, Biên Hòa-Vũng Tàu, Hòa Liên-Túy Loan, Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Dự án thành phần 1 và Dự án thành phần 3 thuộc cao tốc Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.

Để hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải đúng tiến độ đề ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: các đồng chí Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận, các đoàn thể chính trị xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,… phải vào cuộc trong công tác giải phóng mặt bằng; tăng cường làm việc trực tiếp với người dân, thực hiện công tác dân vận để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả các quy định của pháp luật để giải quyết các khiếu nại, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người dân,…; phối hợp các chủ đầu tư, ưu tiên giải phóng mặt bằng tại các vị trí là đường găng về tiến độ thi công như khu vực xử lý nền đất yếu, công trình cầu, hầm lớn, khu vực đường tiếp cận thi công, trong đó lưu ý tập trung vào một số công việc cụ thể sau:

Với các dự án có kế hoạch hoàn thành trong năm 2025, yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các khu tái định cư, di dời hệ thống đường điện cao thế, tập trung chỉ đạo để hoàn thành các công việc giải phóng mặt bằng và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án trước ngày 30/8/2024, cụ thể:

Các tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương huy động tối đa nguồn lực, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc để thu hồi diện tích đất còn lại và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án: cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025, Tuyên Quang-Hà Giang, Hòa Liên-Túy Loan, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Biên Hòa-Vũng Tàu, Vành đai 3 – Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt các tỉnh có khối lượng còn lại lớn như Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Tuyên Quang.

Các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành công tác di dời đường điện cao thế tại các dự án, đặc biệt tại các tỉnh có khối lượng cần di dời lớn như: Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh (cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Vành đai 3 – Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa-Vũng Tàu).

Tỉnh Bình Định thực hiện song song, đồng thời các thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng dự án cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025 để bàn giao mặt bằng cho dự án ngay sau khi Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng.

Tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thành khai thác, thu hồi cây rừng để bàn giao mặt bằng tại dự án Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột.

Với các dự án còn lại, yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các khu tái định cư, di dời hệ thống đường điện cao thế, tập trung chỉ đạo để hoàn thành các công việc giải phóng mặt bằng và bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án trong năm 2024, cụ thể:

Tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các sở, ngành, địa phương huy động tối đa nguồn lực, tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc để sớm hoàn thành các thủ tục liên quan giá đền bù, phê duyệt phương án, chi trả bồi thường, xây dựng khu tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật và bàn giao toàn bộ mặt bằng dự án Hữu Nghị-Chi Lăng trong năm 2024.

Các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bắc Ninh, Cao Bằng và thành phố Cần Thơ đã làm tốt công tác GPMB các dự án: Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, Đồng Đăng-Trà Lĩnh cần tiếp tục phát huy để bàn giao toàn bộ phần mặt bằng còn lại trong tháng 8/2024.

Các tỉnh Hưng Yên, Đồng Tháp, Tiền Giang, thành phố Hà Nội cần quyết liệt hơn nữa, tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ GPMB để bàn giao cho các dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, Cao Lãnh-An Hữu trong tháng 9/2024.

Các tỉnh An Giang, Hưng Yên, Bắc Ninh, Tiền Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng đẩy nhanh xây dựng các khu tái định cư tại các dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, An Hữu-Cao Lãnh, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Đồng Đăng-Trà Lĩnh, sớm ổn định cuộc sống của người dân.

Các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương nơi dự án đi qua phối hợp chặt chẽ Bộ Công thương, EVN đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công tác di dời đường điện cao thế các dự án Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, Cao Lãnh-An Hữu (Dự án thành phần 1), Đồng Đăng-Trà Lĩnh.

Tỉnh Bắc Ninh rà soát chi phí giải phóng mặt bằng, phối hợp các cơ quan chủ quản dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội để cân đối tổng mức đầu tư cho dự án thành phần 1.3, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư (nếu cần) làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

Bộ Công thương và EVN hỗ trợ các chủ đầu tư triển khai các thủ tục để sớm hoàn thành hồ sơ di dời đường điện cao thế; EVN đôn đốc các đơn vị thành viên ưu tiên tập trung nguồn vật tư, nhân lực để triển khai di dời các đường điện cao thế; rút ngắn thời gian phê duyệt phương án cắt điện để thực hiện di dời, ưu tiên hoàn thành di dời trong tháng 8/2024 tại các dự án có kế hoạch hoàn thành năm 2025, nhất là tại các địa phương có khối lượng lớn như: Hà Tĩnh, Phú Yên, Khánh Hòa, Hậu Giang, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh (cao tốc bắc-nam phía đông giai đoạn 2021-2025, Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Vành đai 3 – Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa-Vũng Tàu); cơ bản hoàn thành trước ngày 30/9/2024 với các dự án cao tốc Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng, Dự án thành phần 1 cao tốc Cao Lãnh-An Hữu, Đồng Đăng-Trà Lĩnh và hoàn thành trước ngày 31/12/2024 đối với các dự án Hữu Nghị-Chi Lăng, Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh-An Hữu.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu thi công phối hợp chặt chẽ với địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo và Văn phòng Chính phủ phối hợp Bộ Giao thông vận tải theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Công điện này, kịp thời tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cơ quan trong hệ thống chính trị, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao tại công điện này.

Nguồn: https://nhandan.vn/quyet-liet-day-nhanh-tien-do-giai-phong-mat-bang-cac-cong-trinh-quan-trong-quoc-gia-trong-diem-nganh-giao-thong-van-tai-post825239.html

Cùng chủ đề

Gác niềm riêng, thi công xuyên lễ trên cao tốc Bắc

Công trường không ngơi nghỉ Từ sáng sớm, ông Nguyễn Thành Luân – Chỉ huy trưởng Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 – CTCT (Cienco 8) đánh chiếc xe bán tải cũ kỹ chạy dọc gói thầu 12-XL dự án cao tốc Hoài Nhơn – Quy Nhơn. Ông vừa đi kiểm tra dọc tuyến, vừa chỉ đạo các mũi thi công. Ông Luân chỉ đạo các mũi thi công hạng mục cầu Sông Côn. Với ông Luân, cũng...

Hoàn thành các công trình thiết yếu tại 8 trạm dừng nghỉ cao tốc trong tháng 12/2024

Hoàn thành các công trình thiết yếu tại 8 trạm dừng nghỉ cao tốc trong tháng 12/2024Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) muốn các địa phương bàn giao mặt bằng trong tháng 8/2024 để nhà đầu tư làm 8 trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc – Nam triển khai thi công, đáp ứng tiến độ yêu cầu theo chỉ đạo của Thủ tướng. Ảnh minh hoạ. Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểmTheo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, một số địa phương vẫn còn chậm triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, ảnh hưởng đến tiến độ các dự án. Công tác giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng, quyết định đến phần lớn đường găng tiến độ của các...

3 năm xây dựng hơn 600km đường cao tốc: Sự bứt tốc ngoạn mục

Nếu giai đoạn 2001 – 2010, cả nước chỉ đưa vào khai thác được 89km đường cao tốc, giai đoạn 2011 – 2020 khai thác thêm 1.074km, thì trong nửa nhiệm kỳ từ năm 2021 đến giữa năm 2023 đã xây dựng thêm hơn 600km cao tốc. Lời Tòa soạn:  Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 tiếp tục xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong 3 đột phá chiến lược. Vì...

Người lao động ‘đổ mồ hôi, sôi nước mắt’ gấp rút cho ngày thông tuyến cao tốc

Hôm nay (25/6), Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cùng đoàn công tác đã đi kiểm tra toàn bộ đoạn tuyến từ nút giao Quốc lộ 46B, xã Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An) đến điểm cuối dự án là nút giao Quốc lộ 8A, xã Thanh Bình Thịnh (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), thuộc dự án cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt. Ghi nhận thực tế, đến nay việc thi công tuyến chính đã...

Cùng tác giả

Nỗ lực di dời dân đến nơi an toàn trước ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới

   Các hộ dân ở vùng có nguy cơ sạt lỡ đã sơ tán đến Đồn Biên phòng an toàn. Chiều ngày 19/9, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đồn Hướng Lập thông báo nước trên các sông, suối dâng cao từ 1,5 đến 1,8 m, đe dọa an toàn nhiều khu vực dân cư. Tính đến 16h30 cùng ngày, BĐBP tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tổ chức di...

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

Xem clip: Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trả lời về diễn biến sau bão số 4: video-embed-169">   Bão số 4 đã đi vào đất liền Quảng Bình – Quảng Trị lúc đầu giờ chiều nay (19/9), rồi suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo những giờ tới (tính từ 15h), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần...

Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp

   Tối 19/9, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Ảnh: TT KTTV Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia tối 19/9 cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Hòn Ngư (Nghệ An) đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Kỳ Anh (Hà Tĩnh)...

Bão số 4 có cường độ cấp 8, giật cấp 11

Mưa lớn ở thành phố Đông Hà (Quảng Trị) vào sáng 19/9/2024 do ảnh hưởng của bão số 4. Ảnh: Nguyên Lý-TTXVN  Trưa nay (19/9), ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia đã chia sẻ về cơn bão số 4 và mức độ ảnh hưởng tại các tỉnh Trung Bộ. Đến 11h40, cơn bão số 4 đang nằm ngay trên bờ biển tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với cường độ cấp...

Hoàng Đức, Thanh Bình, Văn Khang và niềm kiêu hãnh của Thể Công Viettel

Chất lượng Việt kiều cải thiện, CLB Thể Công Viettel vẫn nói không HLV Đức Thắng đặt niềm tin vào lớp trẻ CLB Thể Công Viettel Ở mùa giải 2024 – 2025, VPF cho phép các đội bóng được đăng ký 2 Việt kiều (chưa có quốc tịch Việt Nam). Điều này không chỉ giúp các CLB cải thiện chất lượng đội hình, tăng tính cạnh tranh, mà còn có thể khiến “làn sóng” Việt kiều hồi hương mạnh mẽ hơn,...

Cùng chuyên mục

Nỗ lực di dời dân đến nơi an toàn trước ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới

   Các hộ dân ở vùng có nguy cơ sạt lỡ đã sơ tán đến Đồn Biên phòng an toàn. Chiều ngày 19/9, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đồn Hướng Lập thông báo nước trên các sông, suối dâng cao từ 1,5 đến 1,8 m, đe dọa an toàn nhiều khu vực dân cư. Tính đến 16h30 cùng ngày, BĐBP tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tổ chức di...

Hà Tĩnh – Quảng Trị mưa lớn xối xả, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất màu ‘tím ngắt’

Xem clip: Ông Vũ Anh Tuấn, Phó trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia trả lời về diễn biến sau bão số 4: video-embed-169">   Bão số 4 đã đi vào đất liền Quảng Bình – Quảng Trị lúc đầu giờ chiều nay (19/9), rồi suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo những giờ tới (tính từ 15h), áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần...

Áp thấp nhiệt đới suy yếu thành vùng áp thấp

   Tối 19/9, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp. Ảnh: TT KTTV Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia tối 19/9 cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4, tại đảo Hòn Ngư (Nghệ An) đã có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Kỳ Anh (Hà Tĩnh)...

Bão số 4 có cường độ cấp 8, giật cấp 11

Mưa lớn ở thành phố Đông Hà (Quảng Trị) vào sáng 19/9/2024 do ảnh hưởng của bão số 4. Ảnh: Nguyên Lý-TTXVN  Trưa nay (19/9), ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia đã chia sẻ về cơn bão số 4 và mức độ ảnh hưởng tại các tỉnh Trung Bộ. Đến 11h40, cơn bão số 4 đang nằm ngay trên bờ biển tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với cường độ cấp...

Hoàng Đức, Thanh Bình, Văn Khang và niềm kiêu hãnh của Thể Công Viettel

Chất lượng Việt kiều cải thiện, CLB Thể Công Viettel vẫn nói không HLV Đức Thắng đặt niềm tin vào lớp trẻ CLB Thể Công Viettel Ở mùa giải 2024 – 2025, VPF cho phép các đội bóng được đăng ký 2 Việt kiều (chưa có quốc tịch Việt Nam). Điều này không chỉ giúp các CLB cải thiện chất lượng đội hình, tăng tính cạnh tranh, mà còn có thể khiến “làn sóng” Việt kiều hồi hương mạnh mẽ hơn,...

Học sinh lớp 4 học lại lớp 1 và thành tích ảo trong bóng đá

Trong thể thao, sự trung thực là nguyên tắc hàng đầu, nhất là ở lứa tuổi thiếu niên, nơi mỗi trận đấu không chỉ là cuộc so tài mà còn là bài học về đạo đức và phẩm chất con người. Và vụ việc của U11 SLNA đã phơi bày một sự thật đáng buồn về căn bệnh thành tích trong thể thao nước nhà. Việc đội U11 SLNA gian lận tuổi cầu thủ không phải là lần đầu tiên...

Áp thấp nhiệt đới tiến nhanh đến đất liền, mưa dông khắp cả nước

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 19h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20km/h. Đến 7h sáng...

Không chủ quan trước tình hình mưa lớn do ATNĐ/bão gây ra

Thứ trưởng nhấn mạnh, vùng mây dông của ATNĐ/bão rất rộng lớn và bất kỳ nơi nào trong vùng mây đó cũng có thể gây dông, lốc, mưa lớn cục bộ. Điển hình là ngày hôm nay, ATNĐ/bão còn cách bờ 400 – 500km nhưng Đà Nẵng, Quảng Ngãi đã có mưa rất to. Dù cường độ ATNĐ/bão không lớn nhưng các cơ quan phòng chống thiên tai không thể chủ quan. Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia,...

Ứng phó với áp thấp nhiệt đới: Nguy cơ thành bão và gây lũ lụt

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, dự kiến áp thấp nhiệt đới sẽ hình thành bão cơn bão số 4 ngay sát bờ. Áp thấp nhiệt đới hiện đang di chuyển chậm lại, điều này sẽ tạo điều kiện được nạp năng lượng để mạnh lên nên sẽ còn khó dự đoán. Dự báo đến thời điểm này đều cho thấy, bão số 4 nếu có hình thành thì cường độ không mạnh, gió chỉ giật đến cấp...

Miền Trung mưa lớn trong 2 ngày, có nơi trên 600mm

Thông tin trên được ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đề cập tại cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 11 tỉnh, thành phố ven biển từ Ninh Bình đến Bình Định về công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới, chiều 18/9. Ông Khiêm cho biết, đến 13h hôm nay, áp thấp nhiệt đới cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 136km về phía...

Tin nổi bật

Tin mới nhất