Powered by Techcity

Ổn định sản xuất vùng nước ngọt, Hà Tĩnh thu hơn 9.200 tấn thủy sản

Các địa phương ở Hà Tĩnh đã chú trọng phát huy lợi thế hồ đập, sông suối, ao hồ để nuôi, đánh bắt các loại cá, tôm… với sản lượng đạt hơn 9.200 tấn tính đến thời điểm hiện tại của năm 2023.

Ổn định sản xuất vùng nước ngọt, Hà Tĩnh thu hơn 9.200 tấn thủy sản

Mô hình nuôi cá lồng bè cho thu nhập cao trong lòng hồ Ngàn Trươi – Cẩm Trang của ông Ngô Văn Minh (thị trấn Vũ Quang).

Tận dụng lợi thế mặt hồ Ngàn Trươi – Cẩm Trang rộng lớn, chất lượng nước tốt, cách đây 3 năm, ông Ngô Văn Minh ở tổ dân phố 4, thị trấn Vũ Quang (huyện Vũ Quang) đã mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng để nuôi cá lồng bè. Mô hình của ông chủ yếu nuôi cá leo, cá trắm, cá chép trong 14 lồng nhựa, hằng ngày cho ăn bằng nguồn tôm, cá nhỏ đánh bắt ngoài tự nhiên và bổ sung bằng thức ăn công nghiệp.

Ông Minh chia sẻ: “Mỗi năm, tôi thả nuôi 2 lứa cá trắm và cá chép, 1 lứa cá lăng. Mỗi lứa từ 500 – 2.000 con cá giống (tùy loại cá) trong 1 lồng bè thể tích 120 m3. Khi xuất bán, mỗi lồng có sản lượng khoảng 1 tấn sản phẩm, được tiêu thụ ở thị trường cả trong và ngoài tỉnh. Nếu thuận lợi, trừ chi phí sản xuất, mỗi năm lãi từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng”.

Ổn định sản xuất vùng nước ngọt, Hà Tĩnh thu hơn 9.200 tấn thủy sản

Người dân Vũ Quang đánh bắt các loại cá nước ngọt quanh khe suối chảy ra lòng hồ Ngàn Trươi – Cẩm Trang.

Ông Lê Ngọc Trung – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vũ Quang thông tin: “Phát huy lợi thế vùng lòng hồ Ngàn Trươi – Cẩm Trang, 50 hộ dân trên địa bàn đã làm lồng bè nuôi cá lăng, cá leo, cá chép, cá trắm, cá mè… Các hộ này đã liên kết với nhau thành lập 1 HTX và 4 THT để thuận lợi cho sản xuất, trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm thị trường, bảo vệ môi trường sản xuất. Để khuyến khích sản xuất, thị trấn đã có chính sách hỗ trợ 3 triệu đồng/lồng bè và luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để bà con làm ăn”.

Với lợi thế có hồ chứa đa mục tiêu lớn thứ 3 toàn quốc và hệ thống đập thủy lợi, ao hồ tự nhiên, sông ngòi, khe suối dày đặc, những năm gần đây, Vũ Quang đã đẩy mạnh hoạt động nuôi, đánh bắt thủy sản. Hiện nay, cùng với sản lượng đánh bắt ngoài tự nhiên đạt khoảng 85 tấn/năm, huyện miền núi này còn duy trì 166 ha lồng nuôi, ao nuôi, cho sản lượng 144 tấn/năm; riêng từ đầu năm đến nay, nuôi được 108 tấn, khai thác được 65 tấn.

Ổn định sản xuất vùng nước ngọt, Hà Tĩnh thu hơn 9.200 tấn thủy sản

Người dân thị trấn Xuân An (Nghi Xuân) đánh bắt cá trên sông Lam.

Cùng với Vũ Quang, các địa phương khác trong toàn tỉnh cũng đã tận dụng các tiềm năng, lợi thế vốn có để duy trì sản lượng khai thác và đẩy mạnh hoạt động nuôi trồng vùng nước ngọt. Trong vùng nội địa ngày càng có nhiều mô hình nuôi thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao, nuôi các đối tượng có giá trị kinh tế, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hàng nghìn lao động.

Hoạt động phát triển nuôi trồng được các địa phương gắn liền với tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để tăng sản lượng khai thác; trong đó nổi bật nhất là: Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên…

Ông Nguyễn Đình Thành – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết: “Ở địa phương hiện có 155 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, mỗi năm cho sản lượng trên 120 tấn. Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài cá truyền thống (trắm, trôi, mè, chép, rô phi, tôm càng xanh, ốc bươu…), hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh và quảng canh cải tiến. Các địa phương nuôi nhiều là: Ích Hậu, Phù Lưu, Thạch Mỹ, Hồng Lộc, Tân Lộc…

Ngoài ra, khai thác vùng nước ngọt ở Lộc Hà mỗi năm cũng cho sản lượng khoảng 30 – 35 tấn tôm, cá các loại. Hoạt động này chủ yếu do các thuyền công suất nhỏ, thuyền không có động cơ hoặc đánh bắt thủ công thực hiện”.

Ổn định sản xuất vùng nước ngọt, Hà Tĩnh thu hơn 9.200 tấn thủy sản

Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản ở hồ Kẻ Gỗ (Cẩm Xuyên).

Bà Nguyễn Thị Hoài Thúy – Trưởng phòng Quản lý nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản) thông tin: “Cùng với hoạt động nuôi trồng vùng nước mặn lợ, khai thác biển thì hoạt động sản xuất ở vùng nội địa (nước ngọt) cũng luôn được ngành NN&PTNT, các địa phương, bà con quan tâm.

Năm 2022, ngoài khai thác được 4.840 tấn thủy sản, toàn tỉnh cũng đã nuôi 4.654 ha cá, tôm trong vùng nước ngọt, cho sản lượng đạt 6.862 tấn, mang về nguồn thu hàng trăm tỷ đồng. Đến thời điểm này của năm 2023, các địa phương đang duy trì nhịp độ sản xuất ổn định, thả giống nuôi 4.706 ha, cho sản lượng đạt 5.714 tấn và đánh bắt được 3.500 tấn”.

Tiến Dũng

Nguồn

Cùng chủ đề

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng ở Lộc Hà

Đảng bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng và tập trung thực hiện tốt Điều lệ Đảng để tạo nền tảng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.Chiều 29/2, Huyện ủy Lộc Hà tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025).Dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo...

Lộc Hà xuất hiện dịch viêm da nổi cục trên trâu bò

Thông tin từ ngành chuyên môn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết, trên địa bàn vừa xuất hiện bệnh viêm da nổi cục trên bò tại 1 hộ chăn nuôi ở xã Phù Lưu.Cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm trên con bò của hộ ông H.V.HNgày 26/2, nhận được tin báo trên địa bàn xã Phù Lưu xuất hiện 1 con bò của hộ ông H.V.H (ở thôn Mỹ Hòa) có biểu hiện nổi cục, ủ...

Người trồng chè bắt đầu vụ thu hoạch quan trọng nhất năm

Với vai trò tạo tán cho cây chè phát triển, vụ thu hoạch đầu xuân được người trồng chè huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) xem là đợt thu hoạch quan trọng nhất trong năm.Những ngày này, trên đồi chè của các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con đang tập trung thu hoạch lứa chè đầu tiên trong năm.Người dân các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh phấn khởi bước vào vụ...

Thả đèn hoa đăng trên sông Ngàn Phố

Lễ hội thả đèn hoa đăng cầu sức khỏe tại chùa Tượng Sơn (xã Sơn Giang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) được tổ chức hằng năm vào Rằm tháng Giêng nhằm tưởng nhớ, tri ân về công lao to lớn của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và cầu cho quốc thái dân an.Nhân ngày Rằm tháng Giêng, huyện Hương Sơn tổ chức lễ hội cầu sức khoẻ tại chùa Tượng Sơn. Đây là một trong...

Khám phá trại nuôi nhím thu nhập khá ở Nghi Xuân

24/02/2024 06:00(Baohatinh.vn) - Sau thời gian đặt mua nhím tại vùng miền núi Nghệ An về bán, anh Phan Văn Huân (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhận thấy thị trường này đầy tiềm năng nên cải tạo, đầu tư chuồng trại chăn nuôi loài đặc sản, bước đầu cho hiệu quả cao.Ngân Giang - Đức Đồng Nguồn

Cùng tác giả

Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiên

Tin mới y tế ngày 20/9: Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiênDù được cảnh báo nhiều lần nhưng thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm tự nhiên khiến nhiều trường hợp nhập viện. Cảnh báo tình trạng ngộ độc nấm tự nhiên Dù được cảnh báo nhiều lần nhưng thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc nấm tự nhiên khiến nhiều trường hợp nhập viện. Chuyên gia y tế...

Sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực

Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng trong tháng 8 Chỉ số PMI tháng 8 của ngành sản xuất đạt 52,4 điểm, mặc dù giảm so với mức 54,7 điểm trong tháng 7 nhưng vẫn cho thấy mức cải thiện mạnh mẽ của các điều kiện kinh doanh vào thời điểm giữa quý III, trong đó có những điểm nhấn tích cực là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng...

Miền Trung tiếp tục mưa to, có nơi trên 250mm

   Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 19/9 và sáng sớm 20/9, khu vực từ Nghệ An đến Bắc Quảng Trị có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 19/9 đến 3 giờ ngày 20/9 có nơi trên 100mm như: Hương Lâm (Hà Tĩnh) 110,4mm, Hóa Thanh (Quảng Bình) 237,6mm, Hiền Lương (Quảng Trị) 137,6mm… Ngày và đêm 20/9, khu vực Nam Nghệ An, Hà Tĩnh,...

Lũ cuồn cuộn đổ về sông Ngàn Phố, nhiều trường cho học sinh nghỉ học

Sáng 20/9, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Hương Sơn, cho biết do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ cơn bão số 4, địa phương này tiếp tục có mưa vừa, mưa to kéo dài. Các xã ở vị trí thượng nguồn như Sơn Kim1 và Sơn Kim2, mưa rất to từ đêm 19/9 đến sáng 20/9 khiến nước khe suối chảy xiết. Lũ đổ về khiến mực nước sông Ngàn...

Xuất khẩu lao động 9 tháng đạt kế hoạch cả năm

 Từ đầu năm đến nay,  Hà Tĩnh đã đưa được  gần 8.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, vượt kế hoạch cả năm gần 500 lao động.  Hướng nghiệp cho học sinh đang là một vấn đề được quan tâm đặc biệt  Có được kết quả này là do bên cạnh việc khai thác tốt các thị trường truyền thống,...

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu lao động 9 tháng đạt kế hoạch cả năm

 Từ đầu năm đến nay,  Hà Tĩnh đã đưa được  gần 8.000 lao động đi làm việc tại nước ngoài, vượt kế hoạch cả năm gần 500 lao động.  Hướng nghiệp cho học sinh đang là một vấn đề được quan tâm đặc biệt  Có được kết quả này là do bên cạnh việc khai thác tốt các thị trường truyền thống,...

Nghị quyết 127 luồng gió mới thanh niên khởi nghiệp

 Để hỗ trợ cho thanh niên vay vốn khởi nghiệp, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành nghị quyết 127 quy định việc sử dụng ngân sách địa phương uỷ thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh để cho vay hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2024-2026. Đây...

Kiểm tra đối với những sản phẩm được đề xuất đánh giá, phân hạng sản phẩm ocop cấp tỉnh

Ngày hôm nay (11/9), Hội đồng đánh giá phân hạng chương trình mỗi xã một sản phẩm Hà Tĩnh đã đi kiểm tra thực tế sản xuất đối với những sản phẩm đề xuất đánh giá, xếp hạng sản phẩm ocop cấp tỉnh (4 sao) năm 2024 tại các huyện Thạch Hà, Hương Sơn, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên và Kỳ...

Nỗ lực cải thiện tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

Trong năm 2024, Hà Tĩnh đặt mục tiêu đạt 2,4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, đến thời điểm này mới chỉ đạt trên 1,4 tỷ USD. Điều này đòi hỏi phải có nhiều giải pháp quyết liệt để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu. Thời gian qua do tình hình kinh tế toàn cầu chịu tác động tiêu cực từ...

Nhiều sản phẩm Ocop không đăng ký công nhận lại

Sau gần 6 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, đến nay trên địa bàn tỉnh có nhiều sản phẩm OCOP đã hết hạn công nhận hạng sao. Tuy nhiên, nhiều chủ cơ sở không đăng ký đánh giá, công nhận lại. Năm 2019, Sản phẩm dầu lạc Tuyết Châu của HTX Môi trường và dịch vụ tổng hợp xã Đức...

Sau ngày 1/9, thị trường ô tô Hà Tĩnh sôi động

Chính phủ ban hành Nghị định 1/9/2024, quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô được sản xuất, lắp ráp trong nước. Ngay những ngày đầu thực hiện chính sách này, thị trường ô tô...

Hàng ngàn nông sản lên sàn thương mại điện tử

Hàng ngàn nông sản, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Tĩnh đã hiện diện trên các sàn thương mại điện tử để quảng bá, kết nối thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Hiện nay, nhiều hộ sản xuất, HTX, doanh nghiệp đã tạo tài khoản và đưa các mặt hàng nông sản lên 2 sàn thương mại điện tử chính thức của Hà Tĩnh là hatiplaza.com và hatinhtrade.com. Người dân livestrem bán hàng trên...

Ngân hàng ADB khảo sát, hỗ trợ Hà Tĩnh phát triển du lịch

Sáng nay, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã có buổi làm việc với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADP) về việc triển khai các nội dung liên quan thực hiện dự án thúc đẩy đổi mới trong hợp tác và Hội nhập khu vực sau hậu quả của dịch Covid 19 nhằm thúc đẩy...

Phấn đấu cán đích mục tiêu thu thuế xuất, nhập khẩu đạt 9.400 tỷ đồng

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh đã thu được 6.000 tỷ đồng thuế xuất, nhập khẩu, đạt 64% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Để  đạt  mục tiêu thu thuế xuất, nhập đạt 9.400 tỷ đồng, ngành hải quan Hà Tĩnh...

Giá lúa hè thu tăng so với nhiều năm

Vụ Hè thu năm 2024, Hà Tĩnh sản xuất gần 45.000 ha lúa, năng suất bình quân đạt trên 51,74 tạ/ha, cao hơn năm 2023 là 1,45 tạ/ha. Vụ Hè thu không chỉ được mùa mà giá lúa còn cao hơn so với trung bình nhiều năm trước nên bà con nông dân rất phấn khởi. Cụ thể: giá lúa Hè...

Tin nổi bật

Tin mới nhất