Powered by Techcity

Những nhịp cầu nối đôi bờ tân

Những ngày đông chí, khi hương trầm đã luấn quấn không gian, lòng người thường hoài niệm về những điều xưa cũ. Và trong chuyện trò của những người viết chúng tôi, luôn có câu chuyện về những nhà địa phương học, những người say mê sưu tầm và nghiên cứu văn hóa Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh là vùng đất giàu văn hóa, các thế hệ cư dân trên dải đất Ngàn Hống đều yêu văn hóa và mỗi người lại tự chọn cho mình cách riêng để thể hiện tình yêu ấy. Trong đó, sự hình thành Nhóm Địa phương học (1991) do các cụ Nguyễn Bân, Võ Hồng Huy, Thái Kim Đỉnh, Lê Trần Sửu, Hồ Hữu Phước khởi xướng đã quy tụ nhiều người yêu văn hóa Hà Tĩnh trên toàn tỉnh, khơi nguồn sáng tạo cho nhiều cây bút.

Những nhịp cầu nối đôi bờ tân - cổ trong dòng mạch văn hóa quê hương

Vẻ đẹp hồ Ngàn Trươi. Ảnh Đậu Đình Hà

Nhờ đó, khi các nhà nghiên cứu văn hóa biên soạn những cuốn dư địa chí địa phương hay thực hiện công trình nghiên cứu văn hóa đều có sự cộng tác nhiệt tình của các tác giả này. Trong đó, xuất hiện nhiều ở những công trình nghiên cứu của các cụ Võ Hồng Huy, Thái Kim Đỉnh và các cuốn dư địa chí các địa phương là những cây bút như: Võ Giáp, Bùi Thiết, Đặng Thanh Quê, Trần Huy Tảo, Đặng Viết Tường, Phạm Quang Ái, Nguyễn Trí Sơn…

Những nhịp cầu nối đôi bờ tân - cổ trong dòng mạch văn hóa quê hương

Cụ Võ Giáp trò chuyện với tác giả bài viết.

Trong không khí ấm áp đầu năm mới, chúng tôi đã trở lại làng quê Xuân Đan thăm cụ Võ Giáp (SN 1935) – một trong những người có nhiều công trình, bài viết giá trị về vùng đất văn hóa Nghi Xuân. Trong căn nhà nhỏ giản dị của cụ Giáp, những chiếc giá sách được bày biện ngăn nắp, khoa học. Những cuốn sách như đang thầm kể về những năm dài gắn bó với một người có tình yêu sâu đậm với vốn cổ của miền đất thi nhạc. Xuất thân là thầy giáo, mãi đến khi về hưu (năm 1992), cụ Võ Giáp mới bắt đầu công việc của một nhà địa phương học.

Những nhịp cầu nối đôi bờ tân - cổ trong dòng mạch văn hóa quê hương

Dù đã gần 90 tuổi nhưng cụ Võ Giáp vẫn miệt mài nghiên cứu.

Cụ chia sẻ: “Những năm tháng làm thầy giáo trên quê hương Nghi Xuân, trong những lần đến thăm nhà học trò, tôi được gặp rất nhiều bô lão, được nghe họ kể nhiều câu chuyện cổ của các làng, xã. Tôi thấy hay thì ghi lại nhằm phục vụ thêm cho quá trình dạy học của mình. Sau này, khi nghỉ hưu, tôi gặp các cụ Thái Kim Đỉnh, Võ Hồng Huy – những người có nhiều bài viết về văn hóa địa phương mà tôi rất thích đọc. Khi chia sẻ với các cụ nguồn tư liệu tôi có, các cụ đều khuyến khích tôi viết. Từ đó, tôi mới tự tin bắt đầu công việc này”.

Ngoài những bài viết được đưa vào các công trình nghiên cứu do các cụ Võ Hồng Huy, Thái Kim Đỉnh biên soạn thì cụ Võ Giáp còn in riêng một số cuốn và có rất nhiều bài đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Tiêu biểu nhất là cuốn “Xã cổ Nghi Xuân” (được trao Giải thưởng Nguyễn Du năm 2015). Đây là cuốn sách cụ dành nhiều tâm huyết nhất, tư liệu được sưu tầm và khảo cứu trong suốt 20 năm. Cuốn sách cũng chính là nguồn tư liệu quý cho các xã ở Nghi Xuân trong quá trình biên soạn lịch sử địa phương.

Những nhịp cầu nối đôi bờ tân - cổ trong dòng mạch văn hóa quê hương

Một số cuốn sách và công trình nghiên cứu của cụ Võ Giáp.

Bây giờ, khi đã gần 90 tuổi, sức khỏe kém nhiều nhưng cụ Võ Giáp vẫn không ngừng đọc và viết. Trong thư phòng của cụ vẫn ngồn ngộn những tư liệu cụ sưu tầm chưa được biên soạn, vẫn còn nhiều công trình nghiên cứu dang dở. “Hiện nay, tôi đang tập trung nghiên cứu về tục thờ cúng của người Việt Nam, một số vấn đề xung quanh Nguyễn Du và Truyện Kiều. Tôi còn nhiều dự định với văn hóa truyền thống của Hà Tĩnh và dân tộc lắm. Tôi sẽ còn làm cho đến khi tay không viết, mắt không đọc được nữa” – cụ Giáp chia sẻ.

Cũng xuất thân là giáo viên, gần đây, thầy Trần Quốc Thường – nguyên Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Biểu (Yên Hồ – Đức Thọ) được biết đến như một cây bút mới trong làng nghiên cứu văn hóa địa phương. Dù chưa từng tham gia bài viết nào trong các công trình nghiên cứu văn hóa của các bậc tiền bối nhưng thầy Thường đã có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các báo, tạp chí, được giới nghiên cứu đánh giá cao.

Những nhịp cầu nối đôi bờ tân - cổ trong dòng mạch văn hóa quê hương

Thầy Trần Quốc Thường bên một bến sông cổ ở làng Yên Hồ.

Thầy Thường chia sẻ: “Nghiệp viết lách của tôi được khơi nguồn từ nhà giáo, nhà địa phương học Lê Trần Sửu. Thầy Sửu là con rể làng Yên Hồ, trong nhiều lần thầy về quê khảo cứu văn hóa địa phương, tôi đã có cơ hội gặp gỡ, chuyện trò. Biết tôi yêu và tìm hiểu văn hóa làng, thầy Sửu động viên: “Yên Hồ có nhiều cái hay, em hãy viết”.

Và trên cơ sở những tư liệu đã sưu tầm, khảo cứu, tôi đã viết khá nhiều bài nghiên cứu, thể hiện quan điểm, góc nhìn của mình về những vấn đề lịch sử, văn hóa, các danh nhân, di tích không chỉ ở Yên Hồ mà còn nhiều vùng miền trên quê hương Hà Tĩnh. Trong đó, nổi bật như: Mối quan hệ giữa Nguyễn Biểu, Hồ Quý Ly và Nguyễn Trãi; Quả chuông ở chùa Chúc Thánh, một tư liệu lịch sử quý hiếm; Ba ông đội đất Yên Hồ thời Cần Vương; Nguyễn Biểu – vị sứ giả can trường; Sự tích ruộng Tiền Đồ; Cội nguồn của dòng họ Nguyễn Tiên Điền; Sử Hy Nhan có đỗ trạng nguyên không…

Từ những bài viết của mình, năm 2020, thầy giáo Trần Quốc Thường đã tập hợp và in thành cuốn “Một góc nhìn”. Cuốn sách thể hiện tình yêu của một nhà giáo với văn hóa, lịch sử quê hương, cho độc giả thấy được tinh thần tìm tòi, sáng tạo và thế giới quan luôn vận động của một cựu giáo chức. Có góc nhìn chưa hẳn chính xác nhưng đã tạo thêm một kênh tham khảo hữu ích cho độc giả và những người say mê nghiên cứu văn hóa địa phương.

“Tôi muốn giữ gìn và phát huy vốn cổ của quê hương Yên Hồ – Đức Thọ cũng như của Hà Tĩnh. Bởi vậy, ngoài việc đi điền dã để sưu tầm, nghiên cứu, viết lách, tôi còn có mục tiêu khác là khôi phục không gian văn hóa cổ cho làng quê Hà Tĩnh, trước hết là trên quê hương Yên Hồ. Hiện nay, tôi đang tiếp tục huy động nguồn lực để khôi phục một số ngôi chùa, bia dẫn tích và các bến đò ven sông. Tôi muốn các thế hệ trẻ của làng được cung cấp nhiều kiến thức hơn về văn hóa, lịch sử quê hương qua nhiều hình thức khác nhau” – thầy Thường bày tỏ.

Những nhịp cầu nối đôi bờ tân - cổ trong dòng mạch văn hóa quê hương

Trò chuyện với các bô lão trong làng là một trong những cách “điền dã” của thầy Quốc Thường.

Việc nhận diện giá trị và phát huy vai trò của văn hóa ở mỗi địa phương là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay. Tỉnh Hà Tĩnh luôn coi văn hóa là nguồn sức mạnh nội sinh, là nguồn lực để phát triển KT-XH và gia tăng sức mạnh mềm. Việc tìm tòi, nghiên cứu và khai thác các giá trị của văn hóa truyền thống có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH.

Truyền thống văn hóa tốt đẹp có vai trò hun đúc nên tinh thần cộng đồng, tinh thần dân tộc, nếu không được bồi đắp, tiếp nối sẽ để lại nhiều hệ lụy về văn hóa và tâm hồn con người. Chính vì thế, các nhà địa phương học hay những người say mê nghiên cứu về văn hóa địa phương chính là một trong những nguồn lực quý báu. Thông qua những công trình, đề tài nghiên cứu của họ, nhiều giá trị văn hóa truyền thống được khơi dậy, phát huy mạnh mẽ trong đời sống.

Hiện nay, thế hệ đầu tiên của Nhóm Địa phương học Hà Tĩnh đều đã trở thành người thiên cổ nhưng tầm ảnh hưởng của các cụ vẫn còn tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, hành động của các thế hệ làm công tác nghiên cứu địa phương. Trong các cơ quan, trường học, trong các làng quê vẫn có nhiều người nuôi dưỡng tình yêu, niềm say mê nghiên cứu văn hóa, nuôi dưỡng trách nhiệm với việc giữ gìn vốn cổ Hà Tĩnh. Họ chính những nhịp cầu nối đôi bờ tân – cổ trong dòng mạch văn hóa quê hương.

Những nhịp cầu nối đôi bờ tân - cổ trong dòng mạch văn hóa quê hương

Anh Hoài

Nguồn

Cùng chủ đề

Chỉ số sản xuất tăng, công nghiệp Hà Tĩnh tiếp đà phát triển

2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đang thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh SXKD, tăng đà bứt phá.Trung bình mỗi giờ Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng sản xuất 33.000 lon bia.Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng – SAVABECO (Thị xã Hồng...

Nghi Xuân có tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ông Nguyễn Anh Hào - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định điều động, bổ nhiệm của Viện trưởng Viện...

Trò chuyện với tác giả cuốn sách viết về Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Cuốn sách “Chân dung Anh hùng Lý Tự Trọng - qua những tư liệu lịch sử” được tác giả Dương Trọng Phúc ra mắt vào tháng 2/2024 là tài liệu hữu ích cho các thế hệ đoàn viên, thanh niên. Phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự có cuộc trò chuyện với anh.Anh Dương Trọng Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP Hồ Chí Minh), chuyên gia giáo dục sáng tạo cao cấp của Microsoft...

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại Danh y Lê Hữu Trác vào tháng 11/2024 sẽ được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức trang trọng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.Du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại khu Khu di tích mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.Theo đó, địa phương sẽ phát động phong trào thi đua cao điểm, toàn diện trên các...

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng ở Lộc Hà

Đảng bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng và tập trung thực hiện tốt Điều lệ Đảng để tạo nền tảng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.Chiều 29/2, Huyện ủy Lộc Hà tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025).Dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo...

Cùng tác giả

Nhộn nhịp thu ngân sách tại các cửa khẩu ngày đầu năm

Những ngày đầu xuân mới Ất Tỵ năm 2025, hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã sôi động, báo hiệu một năm khởi sắc cho hoạt động thu ngân sách của Hà Tĩnh, góp phần phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Những ngày đầu năm, lượng phương...

Ngày Tết của những Y, Bác sĩ  tại bệnh viện

Trong những ngày Tết, nhiều y, bác sĩ phải túc trực tại bệnh viện, tất bật với công việc chuyên môn, họ không được sum vầy bên gia đình, người thân, được du xuân như nhiều người khác. Gác lại niềm vui riêng để phục vụ bệnh nhân, phẩm chất cao quý của người thầy thuốc tiếp tục được tỏa sáng,...

Đảng cho ta mùa xuân

Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) là dịp để mỗi cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân cùng ôn lại trang sử hào hùng, vẻ vang của Đảng, trong đó có hành trình lãnh đạo dựng xây và phát triển quê hương Hà Tĩnh. Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng, Trung Quốc, dưới sự chủ...

Các địa phương tổ chức lễ chúc thọ đầu năm

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mồng 4 Tết đồng loạt các địa phương trên địa bàn tỉnh lại tổ chức lễ mừng thọ, chúc thọ cho người cao tuổi. Năm nay điều kiện  thời tiết thuận lợi, lễ mừng thọ, chúc thọ được các địa phương và gia đình tổ chức trang trọng, vui tươi, sôi nổi. Cụ bà...

Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng gần 7.000 lao động sau Tết

Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh, sau nghỉ kỳ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, 47 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng gần 7.000 lao động. Nhiều doanh nghiệp thiếu lao động sau tết (Hình minh họa) Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh, sau kỳ...

Cùng chuyên mục

Ngàn người chen chân chiêm ngưỡng hang đá ‘khủng’ làm từ 5.000 cây tre

Hang đá Bê-lem được bà con xóm đạo ở Giáo xứ Chính tòa Văn Hạnh dựng lên từ 5.000 cây tre. Đây là một trong những hang đá 'khủng' nhất Hà Tĩnh trong mùa Giáng sinh năm nay. Những ngày qua, người dân khắp nơi đổ về xã Thạch Trung (thành phố Hà Tĩnh) cùng chiêm ngưỡng hang đá Bê-lem 'khủng' nhất Hà Tĩnh được làm từ 5.000 cây tre. Được biết, để hoàn thiện hang đá này, bà con xóm đạo ở Giáo...

Hà Tĩnh khảo khảo sát, học tập mô hình du lịch ở Ninh Thuận và Bình Thuận: Tìm hướng đi mới cho ngành du...

Nhằm xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho ngành du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh đã tổ chức đoàn công tác đến khảo sát các mô hình du lịch tiêu biểu tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Chuyến đi là cơ hội để ngành du lịch Hà Tĩnh học hỏi kinh nghiệm quản lý, khai thác tiềm năng từ các tỉnh bạn, làm cơ sở xây dựng các chiến lược...

Hà Tĩnh phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách Quốc tế

Trong những năm gần đây, Hà Tĩnh đã nỗ lực không ngừng để phát triển du lịch, tạo sức hút với du khách trong nước và quốc tế. Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đa dạng, di sản văn hóa phong phú cùng sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tỉnh đang từng bước khẳng định mình là một điểm đến tiềm năng cho những người yêu thích du lịch. Hà Tĩnh sở hữu những nét đẹp...

Nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác du lịch ở Nghi Xuân

UBND huyện Nghi Xuân phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư Hà Tĩnh, Viện đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực vừa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm. Tham gia lớp tập huấn có cán bộ phụ trách công tác du lịch, người làm công tác thuyết minh tại các khu - điểm du lịch, công chức văn hóa của các xã,...

Ngân hàng Phát triển Châu Á triển khai dự án du lịch tại Hà Tĩnh

Tháng 7/2023, đoàn công tác của ADB đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương như: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Cẩm Xuyên. Đây là hoạt động nhằm triển khai văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận Dự án “Thúc đẩy đổi mới trong hợp tác và hội nhập khu vực sau hậu quả của COVID-19, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh” (gọi tắt là dự án) của...

Hà Tĩnh tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh

Hà Tĩnh tham gia gian hàng trưng bày, quảng bá các sản phẩm du lịch, các điểm đến du lịch của tỉnh với du khách trong, ngoài nước tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024. Sáng 5/9, Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 (ITE HCMC 2024) chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh). Phó Chủ tịch UBND...

Hà Tĩnh đón hơn 220 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút khoảng 220.242 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 265% so với cùng kỳ năm 2023. Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, trong 220.242 lượt du khách tham quan, nghỉ dưỡng tại các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh dịp lễ 2/9 (từ 31/8 - 3/9/2024), có 29.309 lượt khách lưu trú (tăng 33% so với cùng kỳ năm...

Chợ cá biển Thiên Cầm

Bãi biển Thiên Cầm từ lâu đã rất nổi tiếng với bãi cát dài, mịn, cùng nhiều loại hải sản tươi ngon. Nhưng nhiều du khách nơi xa chưa biết ngay cạnh Thiên Cầm còn có một chợ cá họp sớm, rất thú vị với người ưa khám phá. Đó là chợ cá Cẩm Nhượng, còn gọi là chợ cá Cồn Gò, thuộc xã Cẩm Nhượng (H.Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Từ khu du lịch Thiên Cầm (TT.Thiên Cầm, H.Cẩm Xuyên), đi tiếp theo bờ...

Hà Tĩnh: Doanh thu dịch vụ, du lịch 7 tháng tăng trên 13%

Trong 7 tháng của năm 2024 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành của Hà Tĩnh ước đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng 13,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt hơn 4.580 tỷ đồng, tăng 13,87%; du lịch lữ hành và dịch vụ hỗ trợ du lịch ước đạt hơn 49 tỷ đồng, tăng 69,28%. Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt...

Khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào – Thái Lan trên đường 8 và...

Từ ngày 17 đến 21/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào - Thái Lan trên đường 8 và đường 12 năm 2024. Chuyến khảo sát nhằm mục đích: Tìm hiểu, khảo sát các điểm đến du lịch ở các tỉnh biên giới Lào, thủ đô Viêng Chăn, Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và một số điểm đến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất