“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” – lời dạy đó của Bác Hồ là sự kế thừa truyền thống từ ngàn xưa của cha ông. Và trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, truyền thống quý báu đó luôn được giữ gìn, phát huy, tạo nên cội nguồn sức mạnh để toàn Đảng, toàn dân chung tay bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” – lời dạy đó của Bác Hồ là sự kế thừa truyền thống từ ngàn xưa của cha ông. Và trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, truyền thống quý báu đó luôn được giữ gìn, phát huy, tạo nên cội nguồn sức mạnh để toàn Đảng, toàn dân chung tay bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước.
Không biết tự bao giờ, câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” đã thấm nhuần trong tâm trí của bao thế hệ người Việt. Và tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng đó đã trở thành sức mạnh để người dân đất Việt chống lại thiên tai, chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Đại đoàn kết dân tộc là một trong những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa từ internet.
Lịch sử dân tộc ta đã trải qua bao cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ giang sơn gấm vóc. Những cuộc kháng chiến đó đã chứng minh cho sức mạnh to lớn, vững chãi của tinh thần đoàn kết. Tiếp nối truyền thống, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng coi đại đoàn kết dân tộc là một nội dung cốt lõi, làm nên dấu ấn quan trọng của Người trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Trong kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tập hợp, vận động của mặt trận qua các thời kỳ, muôn người như một cùng chung một ý chí tiêu diệt kẻ thù, giành độc lập, tự do. Lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào, chúng ta phải đứng lên!…” càng cổ vũ tinh thần, ý chí kết đoàn của Nhân dân ta. Nhờ sự đồng lòng, quyết tâm của toàn dân mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thăm hỏi người dân thôn Hạ Triều, xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc (ảnh 1). Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện Đức Thọ tặng hoa chúc mừng cán bộ, Nhân dân thôn Tiền Phong, xã Quang Vĩnh, huyện Đức Thọ nhân ngày đại đoàn kết (ảnh 2).
Chống Pháp thắng lợi, Nhân dân ta lại phải bước vào cuộc trường chinh chống đế quốc Mỹ. Dường như lịch sử không ngừng thử thách sự kiên trì, tinh thần và ý chí quật cường của dân tộc ta. Nhưng chính trong gian khó, nguy nan, tinh thần đoàn kết càng được phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ thù. Lòng yêu nước mãnh liệt, tinh thần đoàn kết, quyết tâm không gì lay chuyển đó đã trở thành cội nguồn sức mạnh, đưa đất nước ta đi tới hòa bình, độc lập.
Không chỉ trong thời chiến mà khi đất nước hòa bình, truyền thống đoàn kết cũng được toàn Đảng, toàn dân gìn giữ, phát huy. Điều đó thể hiện trong những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, trong sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân. Từ một đất nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đến nay, Việt Nam đã ra khỏi danh sách những nước kém phát triển, từng bước vươn lên, dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã luôn chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.
Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ kính yêu, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã luôn chung sức, đồng lòng vượt qua những thời điểm gian khó, chăm lo công tác an sinh xã hội, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Cuối năm 2020, Hà Tĩnh bước vào nhiệm kỳ mới với những khó khăn, thử thách “kép” khi vừa hứng chịu hậu quả vô cùng nặng nề của trận lũ lụt lịch sử, vừa chịu tác động của dịch COVID-19 trên tất cả các lĩnh vực. Nghị quyết số 01-NQ/TU về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020; một số định hướng, mục tiêu và giải pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra đã được BTV Tỉnh ủy kịp thời ban hành.
Những công trình nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ phát huy tác dụng trong xây dựng mối đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng bộ tỉnh trong nhiệm kỳ mới sau đại hội, trong đó, có nội dung quan trọng là tập trung xây dựng công trình nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ và nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị ảnh hưởng do thiên tai, bão lũ.
Cả hệ thống chính trị đã đồng lòng, dồn sức thực hiện nghị quyết. Kết quả, sau gần 3 năm triển khai, đã có hơn 60 nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú bão lũ, hơn 5.000 nhà ở kiên cố cho người nghèo được xây dựng. Hưởng lợi từ chính sách nhân văn của tỉnh, bà Nguyễn Thị Xuân (xã Xuân Thành – Nghi Xuân) vui mừng chia sẻ: “Nếu không có sự hỗ trợ từ các cấp, ngành, sự chung tay của bà con lối xóm thì gia đình tôi không thể xây dựng được căn nhà kiên cố để ở. Cũng nhờ đó mà chúng tôi có thêm điều kiện, động lực để lao động, phát triển sản xuất, ổn định đời sống”.
Những công trình nhà ở dành cho người dân vùng thiên tai lũ lụt được xây dựng từ nghĩa Đảng, tình dân.
Tinh thần đoàn kết không chỉ thể hiện trong những chính sách nhân văn, kịp thời của cấp ủy, chính quyền mà còn thể hiện rõ nét trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội, trong mỗi cộng đồng dân cư. Đó là câu chuyện người dân làng Thượng Tứ (xã Bùi La Nhân – Đức Thọ) góp tiền để cậu học trò nghèo đi học đại học; là những tổ nhóm phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh phụ giúp những gia đình người khuyết tật, già cả, neo đơn gặt lúa chạy bão; là tình quân dân ấm nồng khi các anh bộ đội về làng, xắn tay áo cùng bà con dọn dẹp, khắc phục hậu quả sau cơn lũ…
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải thăm hỏi, tặng quà gia đình người có công với cách mạng ở Thạch Hà.
Tinh thần đoàn kết cũng là cơ sở quan trọng để triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Từ sự chung sức đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân, đến nay, toàn tỉnh đã đạt 2/10 tiêu chí tỉnh NTM; có 9/13 huyện, thành phố, thị xã đã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 177/181 xã đạt chuẩn NTM, 50 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu… Diện mạo quê hương ngày càng đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Trương Thanh Huyền chung vui ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc với cán bộ và Nhân dân thôn Trung Thành, xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên).
Những ngày này, trên khắp các miền quê Hà Tĩnh rộn ràng không khí chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngày hội tại các cộng đồng dân cư có sự tham dự của lãnh đạo các cấp, ngành càng khiến mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân thêm gắn bó bền chặt. Đó là những minh chứng chân thực, rõ nét cho sự đồng sức, đồng lòng của Đảng bộ và Nhân dân Hà Tĩnh.
Những ngày này, trên khắp các miền quê Hà Tĩnh rộn ràng không khí chào mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Lời dạy của Bác Hồ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” vẫn luôn được toàn Đảng, toàn dân ta khắc ghi và phát huy giá trị trong đời sống, công cuộc xây dựng, phát triển quê hương. Đoàn kết chính là cội nguồn sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm đưa tỉnh nhà trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, đến năm 2025 đạt chuẩn tỉnh NTM, đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước.
Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, MTTQ tỉnh đã xây dựng hàng trăm nhà ở, hỗ trợ hàng trăm mô hình sinh kế cho người nghèo trong năm 2023.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân khẳng định: “Với tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khó, tin tưởng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phát huy truyền thống của quê hương, phấn đấu vươn lên, thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra”.
Bài, ẢNh: Kiều Minh
Thiết kế: Thanh Hà
3:15:11:2023:08:27