Powered by Techcity

Nên sáp nhập còn bao nhiều tỉnh thành là phù hợp?


Thông tin về định hướng sắp xếp sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Những tỉnh nào không đạt tiêu chuẩn về diện tích, dân số?

Theo báo Lao Động, tại Kết luận số 126-KL/TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Thông tin về định hướng sắp xếp sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Được biết, Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 27/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nêu rõ tiêu chuẩn của tỉnh.

Trong đó, tỉnh miền núi, vùng cao có tiêu chuẩn về dân số từ 900.000 người trở lên và diện tích tự nhiên từ 8.000 km2 trở lên. Các tỉnh còn lại có tiêu chuẩn về dân số từ 1,4 triệu người trở lên và diện tích tự nhiên từ 5.000 km2 trở lên.

Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh, theo nghị quyết, phải từ 9 đơn vị trở lên, trong đó có ít nhất một thành phố hoặc một thị xã.

Bản đồ miền Bắc Việt Nam. Ảnh: Bản đồ Việt Nam/ Dân Trí

Dựa trên số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê tính đến năm 2024, đối với các tỉnh thành miền núi, có 8 tỉnh không đạt đồng thời cả 2 tiêu chí về diện tích và dân số theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các tỉnh này bao gồm Bắc Kạn (0,3 triệu người, 4.859,96 km2), Tuyên Quang (0,8 triệu người, 5.867,90 km2), Lào Cai (0,8 triệu người, 6.364,00 km2), Đắk Nông (0,7 triệu người, 6.509,30 km2), Cao Bằng (0,5 triệu người, 6.700,30 km2), Yên Bái (0,7 triệu người, 6.887,70 km2), Hà Giang (gần 0,9 triệu người, 7.929,50 km2), Hòa Bình (gần 0,9 triệu người, 4.591,00 km2).

Đối với các tỉnh thành khác, có 13 tỉnh không đạt đồng thời cả 2 tiêu chí về diện tích và dân số, bao gồm Quảng Trị (0,6 triệu người, 4.739,80), Hậu Giang (0,8 triệu người, 1.621,80 km2), Hà Nam (gần 0,9 triệu người, 860,90 km2), Bạc Liêu (1 triệu người, 2.669,00 km2), Ninh Bình (0,9 triệu người, 1.387,00 km2), Trà Vinh (1 triệu người, 2.358,20 km2), Vĩnh Long (1,1 triệu người, 1.475,00 km2), Bà Rịa – Vũng Tàu (1,2 triệu người, 1.980,80 km2), Vĩnh Phúc (1,2 triệu người, 1.235,20 km2), Tây Ninh (1,2 triệu người, 4.041,40 km2), Sóc Trăng (1,3 triệu người, 3.311,80 km2), Hưng Yên (1,3 triệu người, 930,20 km2), Bến Tre (1,3 triệu người, 2.394,60 km2).

Việt Nam từng trải qua những lần sáp nhập tỉnh, thành nào?

Nhìn lại lịch sử về quản lý địa giới đơn vị hành chính công bố cách đây nhiều năm, sau khi thống nhất đất nước vào tháng 4/1975, Việt Nam có 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh (miền Bắc có 25 đơn vị và miền Nam có 47 đơn vị), theo báo Dân Trí.

Vào tháng 12/1975, Quốc hội ra nghị quyết bãi bỏ cấp khu, giải thể khu tự trị, hợp nhất đơn vị hành chính, sáp nhập hàng loạt tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Đến đầu năm 1976, việc sáp nhập tiếp tục được thực hiện trên diện rộng trải dài từ Bắc Trung Bộ đến các tỉnh Tây Nam Bộ, Tây Nguyên. Cả nước chỉ còn 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh vào năm 1976.

Đến năm 1978, Quốc hội phê chuẩn việc mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện; tách tỉnh Cao Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn. Lúc này, Việt Nam có 39 tỉnh, thành phố.

Đến năm 1979, Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo được thành lập, tương đương cấp tỉnh và cả nước tăng lên 40 đơn vị hành chính.

Năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên tách ra làm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế; tỉnh Nghĩa Bình tách ra thành tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định; tỉnh Phú Khánh tách thành 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Cả nước khi đó có 44 tỉnh thành (40 tỉnh, 3 thành phố và đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo).

Trong ảnh là TP.Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) hiện nay. Ảnh: Dân Trí

Bước vào năm 1991, hàng loạt tỉnh được nhập lại trước đây tiếp tục tách ra như tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành tỉnh Hà Tây và tỉnh Hòa Bình; Hà Nam Ninh tách ra thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình; Nghệ Tĩnh tách ra thành tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh.

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập trên cơ sở 3 huyện tách từ tỉnh Đồng Nai hợp nhất với đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo (giải thể đặc khu). Đơn vị hành chính của cả nước tăng lên thành 53 tỉnh thành.

Năm 1997, số đơn vị hành chính cấp tỉnh được nâng lên thành 61 khi tỉnh Bắc Thái tách ra thành tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên; tỉnh Hà Bắc chia tách thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh; tỉnh Nam Hà tách ra thành tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định; tỉnh Hải Hưng tách thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên; tỉnh Vĩnh Phú tách thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ (sau gần 29 năm hợp nhất).

Năm 1997, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng chia tách thành 2 đơn vị hành chính là tỉnh Quảng Nam và TP.Đà Nẵng (trực thuộc Trung ương); tỉnh Sông Bé tách thành hai tỉnh là Bình Dương và Bình Phước.

Số đơn vị hành chính cấp tỉnh ở nước ta tiếp tục tăng lên 64 vào năm 2004 khi tỉnh Đắk Lắk được tách thành hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk; Cần Thơ tách ra thành tỉnh Hậu Giang và TP.Cần Thơ; Lai Châu tách ra thành tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên.

Giữa năm 2008, Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết sáp nhập tỉnh Hà Tây, 4 xã của tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) vào Thủ đô Hà Nội. Từ năm 2008 đến nay, Việt Nam giữ nguyên số đơn vị hành chính gồm 63 tỉnh, thành phố.

Đã đến thời điểm để nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành

Thông tin trên VTC News, ông Vũ Trọng Kim – nguyên Ủy viên Trung  ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV nhận định, thời điểm này đã chín muồi để nghiên cứu sáp nhập tỉnh thành.

“Nếu bây giờ không làm thì sau này sẽ rất khó làm. Bởi hiện nay công nghệ thông tin đã phát triển rất mạnh, các điều kiện về hạ tầng, đường sá đã rất tốt. Thêm vào đó, vấn đề biên chế, chi ngân sách cho bộ máy của chúng ta quá lớn”, ông Vũ Trọng Kim nói.

Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim. Ảnh: VTC News

Bên cạnh đó, ông Vũ Trọng Kim nhấn mạnh trong cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đang được thực hiện, cần nghiên cứu và thực hiện quyết liệt việc này. Theo ông, trước đây, một số nơi thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính dựa trên nhiều tiêu chí về quy mô dân số, diện tích nhưng giờ không nên dựa vào 2 yếu tố này.

“Phải nghiên cứu yếu tố để tạo ra động lực cho sự phát triển. Cần xây dựng lại hệ thống tiêu chí, nếu chỉ tính theo diện tích, dân số thì sẽ diễn ra tình trạng cào bằng”, ông Vũ Trọng Kim nêu ý kiến.

Đồng thời, ông Vũ Trọng Kim đề xuất nên chia thành 7 vùng và giữ lại một số thành phố lớn, thành phố đặc biệt trực thuộc Trung ương. Như vậy, chỉ cần hơn 10 tỉnh thành và vùng trọng điểm.

Ông Vũ Trọng Kim cũng dẫn ví dụ Nam Định – Thái Bình cùng có biển, đồng bằng trồng lúa thì nên sáp nhập với nhau. Khi thực hiện theo phương án này, quan trọng nhất là bài toán liên kết vùng.

Theo ông, Việt Nam hiện có 7 vùng kinh tế – xã hội (Trung du và miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long) nhưng tính liên kết giữa các vùng chưa hiệu quả.

Đơn cử như vùng Đông Nam Bộ, cầu Cát Lái nối kết TP.HCM và Đồng Nai được đưa ra từ nhiều năm nhưng đến nay chưa làm được. Mặc dù tỉnh Đồng Nai rất muốn thực hiện, trong khi sân bay Long Thành đang làm.

Tương tự, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng đây là thời điểm phù hợp và cũng yêu cầu là tất yếu để nghiên cứu, thực hiện việc sáp nhập các tỉnh có diện tích và dân số nhỏ lại với nhau, giúp tinh gọn tổ chức bộ máy, mở ra các không gian và động lực phát triển mới.

Báo Tiền Phong dẫn lời ông Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết, nhìn chung hầu hết các tỉnh sau khi được chia tách đều có sự phát phát triển. Ví dụ, tỉnh Vĩnh Phú sau khi tách thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ thì Vĩnh Phúc phát triển trước, còn Phú Thọ phát triển sau.

Hay như Hà Bắc sau khi tách ra thành Bắc Ninh và Bắc Giang, giai đoạn đầu Bắc Ninh phát triển, tiếp đó tới Bắc Giang phát triển. Tương tự, Hải Hưng khi tách ra thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, thời điểm ban đầu, Hải Dương phát triển và gần đây Hưng Yên phát triển theo sau.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, phần lớn các tỉnh sau khi chia tách, dư địa phát triển đã đến giới hạn; nguồn lực, tài nguyên cũng cạn kiệt theo, cần phải tính toán lại không gian phát triển mới theo hướng tăng tính liên kết vùng, phát huy các lợi thế và bổ trợ các điểm hạn chế cho nhau. Vì thế, việc Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh ở thời điểm này là phù hợp.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh. Ảnh: Tiền Phong

“Có sáp nhập các tỉnh lại, chúng ta mới có thể tiếp tục tinh gọn tổ chức bộ máy, tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án lớn mang tính kết nối. Ngược lại, nếu cứ tiếp tục duy trì các đơn vị hành chính cấp tỉnh nhỏ cả về diện tích và quy mô dân số sẽ rất khó phát triển. Khi kinh tế địa phương không phát triển thì mục tiêu tăng tốc, bứt phá, đạt mức tăng trưởng hai con số từ năm 2026 trở đi rất khó đạt được.

Ví dụ, tỉnh Bắc Kạn, dân số chỉ có hơn 300.000 người, cứ duy trì đơn vị hành chính như cũ thì khó mà bứt phá được. Do đó, nếu hợp nhất Thái Nguyên và Bắc Kạn lại thành một tỉnh sẽ bổ trợ cho nhau, tạo thêm các dư địa phát triển. Hay như Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình nếu sáp nhập lại với nhau cũng rất tốt, giúp liên kết, khai thác thế mạnh để phát triển…”, ông Nguyễn Tiến Dĩnh nêu ý kiến.

Nên sáp nhập thành bao nhiêu tỉnh, thành?

Theo nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, trở về con số từ 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Ông đồng thời lưu ý, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh, từ vị trí địa lý đến con người, dân số, phong tục tập quán…

Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa cho rằng với dân số hơn 100 triệu người nhưng có đến 63 tỉnh, thành phố là quá nhiều. Góp ý về phương án sáp nhập tỉnh thành, ông nhấn mạnh, phải nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí cụ thể để thực hiện.

Bên cạnh quy mô dân số, diện tích tự nhiên, cần tính đến những tiêu chí về văn hóa, lịch sử, an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền, vị trí địa chính trị, văn hóa của cộng đồng dân cư… nhằm đảm bảo sự ổn định để phát triển kinh tế – xã hội trong thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Theo vị Đại biểu Quốc hội đoàn Đồng Tháp, việc quyết định cụ thể sẽ phải dựa trên nghiên cứu, đánh giá đầy đủ các yếu tố, tiêu chí và do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

“Có thể đưa số đơn vị cấp tỉnh về mốc 40 hoặc dưới 40 là phù hợp. Bởi hiện nay hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là đường sá, đã phát triển mạnh, hệ thống thông tin liên lạc cũng đầy đủ, thông suốt, đảm bảo cho việc quản lý địa bàn rộng, dân số đông”, ông Phạm Văn Hòa nêu quan điểm.

Trước các ý kiến nhập lại các tỉnh trước kia đã tách ra, ông Phạm Văn Hòa cho rằng, việc sáp nhập cần theo tình hình thực tiễn, quy mô kinh tế – xã hội, quy hoạch vùng.

“Tôi đề xuất nghiên cứu theo vùng kinh tế như tỉnh công nghiệp, tỉnh nông nghiệp, tỉnh phát triển kinh tế biển, thành phố dịch vụ… Nên phân theo từng vùng, từng lĩnh vực, ngành nghề để thuận lợi cho đầu tư. Trung Quốc rất rõ ràng tỉnh nào là du lịch, tỉnh nào là phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ…”, ông Phạm Văn Hòa chia sẻ.

Cùng quan điểm về việc giảm số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh, ông Lê Như Tiến -nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cho rằng từ 63 tỉnh thành nên giảm xuống một nửa là phù hợp.

“Chúng ta không phê phán trước kia tách là sai, bây giờ nhập là đúng, trong mỗi giai đoạn lịch sử thì phải quyết định cho phù hợp”, ông Lê Như Tiến nói.

Đồng tình với các ý kiến trên, Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh cho rằng những năm 1975 -1976, nước ta chỉ khoảng hơn 30 đơn vị hành chính cấp tỉnh nhưng vẫn hoạt động tốt.

“Hiện nay, khi đất nước đã phát triển cả về cơ sở hạ tầng lẫn công nghệ, số hóa… thì không có lý gì chúng ta lại duy trì con số trên 30 tỉnh, thành phố”, bà Hồ Thị Minh bày tỏ.

Đại biểu Hồ Thị Minh nói thêm: “Hiện nay, nước ta có 43 cán bộ/vạn dân. Trong khi các nước trong khu vực chỉ có 13-15 cán bộ/vạn dân. Sáp nhập phải tính toán tinh gọn cán bộ trước khi tính tới tinh gọn đơn vị hành chính. Nếu không tinh gọn được con người thì việc sáp nhập chỉ mang tính chất cơ học”.

Theo Đinh Kim/doisong&phapluat.com.vn

Link bài gốc



Nguồn: https://hatinhtv.vn/tin-bai/chinh-tri/nen-sap-nhap-con-bao-nhieu-tinh-thanh-la-phu-hop-

Cùng chủ đề

SAT 1600/1600- Kỳ tích của nữ sinh Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh

Vượt qua thử thách đầy cam go của kỳ thi SAT - bài thi chuẩn hóa nhằm đánh giá năng lực của học sinh được phát triển và sở hữu bởi College Board - tổ chức giáo dục nổi tiếng phi lợi nhuận tại Mỹ, Nguyễn Thị Diệu Anh, lớp trưởng lớp 12 Anh 1 đã lập nên kỳ tích...

Điện lực Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị khách hàng

Sáng nay, Công ty Điện lực Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2025. Tham dự có đồng chí Trần Báu Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Toàn cảnh hội nghị Công ty Điện lực Hà Tĩnh hiện cấp điện cho gần 480 nghìn  khách hàng. Năm 2024, Công ty đã đảm bảo cấp điện ổn...

Công bố quyết định hợp nhất và công tác cán bộ Báo Hà Tĩnh

Sáng nay, Tỉnh ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, về việc hợp nhất Báo Hà Tĩnh và Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh;  các Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Tham dự có đồng chí Trần Thế Dũng, Phó...

Công bố kết quả chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết quả chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm 2025. Theo đó, trong các ngày từ 25 đến 27-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Kỳ thi với sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên...

Từ ngày mai, Báo Hà Tĩnh sau hợp nhất chính thức đi vào hoạt động

Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị và chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương về sắp xếp cơ quan báo chí địa phương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Quyết định số 1195, về việc hợp nhất Báo Hà...

Cùng tác giả

Hồng Lĩnh trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho đảng viên Đinh Thị Huyền

Thị uỷ Hồng Lĩnh phối hợp với Đảng uỷ phường Trung Lương tổ chức Lễ trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho đồng chí Đinh Thị Huyền, đảng viên Chi bộ Tổ dân phố Hầu Đền. Tham dự có đồng chí Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; đồng chí Trần Đình Gia, Phó Trưởng đoàn...

Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Sở Nội vụ về các nội dung trình Kỳ họp thứ 26.

Ban pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với  Sở Nội vụ về nội dung dự kiến trình Kỳ họp thứ 26, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII. Tham dự có đồng chí Trần Nhật Tân, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch uỷ ban MTTQ tỉnh; đồng chí Trần Văn Kỳ,  Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Ban...

BHXH Hà Tĩnh thông báo ngừng in thẻ BHYT giấy

BHXH tỉnh Hà Tĩnh vừa có thông báo về việc dừng in thẻ BHYT giấy từ ngày 01/6/2025 trên địa bàn toàn tỉnh. Hình minh họaTheo đó, từ ngày 01/6/2025, BHXH tỉnh Hà Tĩnh dừng in thẻ BHYT giấy. Người tham gia sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng BHXH số (VssID) hoặc ứng dụng định danh điện tử...

Sơ kết 5 năm thực hiện NQ 05 về xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh

Sáng nay 11/4, Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 05 ngày 18/12/2019 của Ban thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh về xây dựng và phát triển Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Toàn cảnh hội nghị sơ...

Công ty Hoàng Gia Phát trao mái ấm tình thương tại Cẩm Xuyên

Sáng nay 11/4, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát (tỉnh Nghệ An) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ trao kinh phí hỗ trợ xây dựng “Mái ấm tình thương” cho gia đình bà Nguyễn Thị Thảo, xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên. Đại diện Công ty Cổ...

Cùng chuyên mục

Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Sở Nội vụ về các nội dung trình Kỳ họp thứ 26.

Ban pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với  Sở Nội vụ về nội dung dự kiến trình Kỳ họp thứ 26, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII. Tham dự có đồng chí Trần Nhật Tân, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Chủ tịch uỷ ban MTTQ tỉnh; đồng chí Trần Văn Kỳ,  Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Ban...

Ban pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Bộ CHQS tỉnh

Sáng nay 11/4, Ban pháp chế HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với  Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh liên quan đến nội dung Tờ trình, Dự thảo Nghị quyết Quy định mức trợ cấp ngày công lao động cho Dân quân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh dự kiến trình Kỳ họp thứ 26, Hội đồng nhân dân...

UBND tỉnh xử lý dự án chậm tiến độ

UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo tình hình và phương án xử lý các dự án tồn tại, vướng mắc trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Võ Trọng Hải, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh...

Thủ tướng Chính phủ dự lễ công bố kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do

Bộ Công thương phối hợp với Văn phòng Chính phủ tổ chức lễ công bố kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do tại các địa phương năm 2024. Buổi lễ được kết nối trực tuyến đến các điểm cầu trong cả nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ. Tham...

Bộ Tài chính họp phương án xử lý công trình, nhà đất sau sáp nhập

Chiều nay 9/4,  Bộ Tài Chính đã tổ chức cuộc họp trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện việc rà soát, xử lý công trình, nhà đất là tài sản công sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính theo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng,...

Giao nhiệm vụ chuẩn bị sắp xếp, điều chỉnh tổ chức cơ quan quân sự địa phương

Bộ CHQS tỉnh vừa tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, đề xuất tổ chức quân sự địa phương. Đại tá Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh chủ trì hội nghị.   Toàn cảnh Hội nghị giao nhiệm vụ chuẩn bị sắp xếp,...

Hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng Khu vựa 8

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức Hội nghị với chủ đề Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng chí Trần Báu Hà, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chí Phạm Quang Dũng, Phó Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam chủ trì...

Hà Tĩnh thực hiện nghi thức Quốc tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone

Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa ban hành Công văn số 3118 ngày 3/4/2025 về thực hiện nghi thức Quốc tang đối với đồng chí Khamtay Siphandone. Công văn nêu rõ: đồng chí Khamtay Siphandone, sinh ngày 8/2/1924, nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng, nguyên Phó Thủ...

Học viện CTQG Hồ Chí Minh làm việc với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ

Sáng nay 4/4, Đoàn công tác của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Tĩnh về công tác nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn. Giáo sư, Tiến sĩ Lê...

Thắt chặt quan hệ đặc biệt Hà Tĩnh – Viêng Chăn nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay

Đoàn đại biểu tỉnh Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh dẫn đầu đến chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Viêng Chăn. Đồng chí A Nu Phạp Tu Na Lôm - Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thủ đô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất