Powered by Techcity

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc

Lợi ích nhiều mặt khi xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam – công trình có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với dự kiến tổng chi lên tới 70 tỷ USD sẽ mang lại tăng trưởng mỗi năm cho nền kinh tế thêm khoảng 0,97%.

Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, tài chính, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tham dự cuộc tọa đàm.
Lãnh đạo các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tài chính, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tham dự cuộc tọa đàm.

Đây là nhận định của ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tác động của Dự án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam tại Toạ đàm “Đường sắt tốc độ cao – Thời cơ và thách thức” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào chiều nay.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, hiện chúng ta đang đạt đến mức độ “chín muồi” về thời điểm cũng như các cơ sở về quyết tâm chính trị, nguồn lực để xây dựng đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam.

Thứ nhất là mong muốn cao độ của người dân về một tuyến đường sắt tốc độ cao tiêu chuẩn quốc tế với tốc độ, sự tiện nghi, tiêu chuẩn cao, kết nối tốt hơn so với tuyến đường sắt Bắc – Nam hiện hữu.

Mong muốn này của người dân là chính đáng bởi hiện nay chúng ta chỉ có thể trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở nước ngoài. Không có gì vui hơn nếu người dân  Việt Nam được đi đường sắt tốc độ cao trên chính quê hương mình.

Thứ hai là chúng ta cũng có đầy đủ cơ sở chính trị và thực tiễn. Về cơ sở chính trị, chúng ta cũng đã có các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Bộ Chính trị từ việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao từ nay đến năm 2035.

Về cơ sở thực tiễn, chúng ta thấy rằng trong bảng quy hoạch tổng thể quốc gia cũng đã đặt vấn đề hoàn thiện kết cấu hạ tầng, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Đây là sự cần thiết để có bước đột phá về hạ tầng, tạo tác động tích cực và lan tỏa đến tăng trưởng kinh tế cũng như bảo đảm an sinh xã hội.

Do hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, các dữ liệu mới chỉ là sơ bộ để đánh giá hiệu quả của dự án đối với phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên có thể đánh giá tác động của Dự án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam theo 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là đang trong quá trình xây dựng; giai đoạn thứ hai là đưa vào vận hành. Cả 2 giai đoạn này đều tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Đối với giai đoạn xây dựng, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, chi tiêu cho đầu tư cũng là một động lực tác động đến tăng trưởng kinh tế. Trong lịch sử đầu tư công của đất nước ta, đây là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, dự kiến tổng chi xấp xỉ 70 tỷ USD. Mức chi đầu tư này sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế trong suốt thời gian dự án thi công.

Qua đánh giá sơ bộ, nếu như số tiền này được đưa vào triển khai từ nay đến năm 2035 thì tác động của đầu tư đường sắt cao tốc độ cao này làm tăng khoảng 0,97 điểm % GDP trong giai đoạn đầu tư xây dựng. Đây là con số hết sức đáng kể, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Phân tích sâu hơn, công trình này có tác động trực tiếp đến khoảng 7 – 8 lĩnh vực. Thứ nhất tác động đến ngành xây dựng của chúng ta trong cơ cấu GDP.

Thứ hai là tác động đến các ngành phụ trợ phục vụ cho công trình này, như ngành cung cấp vật liệu cho xây dựng công trình, kể cả các vật liệu thông thường như cát, đá, sỏi hay vật liệu đặc chủng như sắt, thép để làm đường ray hoặc các công trình khác.

Thứ ba, tác động đến các ngành dịch vụ cung cấp cho công trình này như tài chính, ngân hàng hay dịch vụ về huy động vốn…

Thứ tư, tác động lan tỏa đến phát triển đô thị khi tuyến đường này chạy dọc xuyên suốt hành lang kinh tế Bắc – Nam với 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa. Trong định hướng phát triển tuyến đường sắt này, mỗi ga đều có các khu đô thị đính kèm.

Trong tương lai chúng ta xác định phát triển đô thị là một động lực thì đây là một động lực tốt để phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ năm, tác động đến các ngành khai thác sau này khi dự án đi vào vận hành, đặc biệt là dịch vụ du lịch.

Thứ sáu, do đây là công trình quy mô cực lớn nên huy động lực lượng tham gia vào xây dựng công trình này sẽ tạo ra công ăn việc làm tương đối lớn.

Ngoài ra, sẽ tác động đến tăng trưởng của ngành vận tải mà chúng ta đang phân tích để hướng tới hiện đại hóa hệ thống giao thông vận tải, tăng thêm doanh số, năng suất, công suất phục vụ cho giao thông vận tải với một đường sắt mới.

Khi Dự án được đưa vào khai thác, vận hành chắc chắn sẽ làm gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đặc biệt là giảm chi phí logistic, góp phần đáng kể cho phát triển các ngành công nghiệp, ngành sản xuất kinh doanh có sử dụng đến tuyến đường sắt này.

“Sơ bộ chúng tôi đánh giá như vậy và chắc chắn sau này sẽ có những con số cụ thể hơn trong bước nghiên cứu tiếp theo. Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật và có những đánh giá chi tiết hơn”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, đối với Dự án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc  Nam nói riêng, các dự án hạ tầng giao thông nói chung, chúng ta cần có thêm cách tiếp cận mới: lấy cung trước để tiếp cận cầu. Đây là câu chuyện đã bàn rất nhiều từ các công trình thực tế đã triển khai.

“Nhiều tuyến đường trong thời gian đầu khi vận hành lưu lượng xe khá thưa khiến có ý kiến lo ngại không hiệu quả nhưng chỉ cần 1-2 năm sau, con đường đó đã rất đông đúc, tắc nghẽn. Do đó chúng ta cần có một tầm nhìn dài hạn hơn khi hoạch định, triển khai các dự án hạ tầng giao thông”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương dẫn chứng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sẵn sàng nguồn lực để đầu tư

Theo ông Nguyễn Danh Huy – Thứ trưởng Bộ GTVT, thời điểm này thích hợp, cần thiết để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam nhằm tái cơ cấu lại thị phần vận tải một cách thích hợp.

Hiện nay, quy mô nền kinh tế của chúng ta đã đạt 430 tỷ USD, nợ công cũng ở mức rất hợp lý khoảng 37% (năm 2023). Các điều kiện về nguồn lực của chúng ta cơ bản không phải là thách thức lớn.

Bên cạnh đó, những trăn trở về mặt kỹ thuật cũng đã Bộ GTVT và các cơ quan chức năng kiến giải đầy đủ, có sức thuyết phục, ví dụ như tại sao lại lựa chọn tốc độ 350 km/giờ, hay công năng sử dụng tại sao là vận tải hành khách.

Liên quan đến nguồn lực đầu tư Dự án, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho biết, do đây là một dự án trọng điểm quốc gia và chúng ta có nhiều năm chuẩn bị cho công tác đầu tư.

Về chuẩn bị tài chính, các bộ, ngành thời gian qua đã phối hợp rất chặt chẽ và thống nhất đưa ra ba nhóm giải pháp điều hành tổng thể và bốn phương pháp huy động nguồn lực.

Ba nhóm giải pháp điều hành tổng thể gồm: Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng trưởng, điều hành kinh tế xã hội linh hoạt, hiệu quả để góp phần tăng thu ngân sách hằng năm với tinh thần năm sau phải cao hơn năm trước.

Thứ hai, điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả theo hướng triệt để tiết kiệm và chống lãng phí để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Thứ ba, sửa đổi thể chế, tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực trong lĩnh vực tài chính, đầu tư. Giải pháp này Chính phủ đã có tờ trình trình Quốc hội thảo luận, thông qua trong kỳ họp này.

Bốn phương án huy động nguồn lực cho Dự án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam cũng đã được Chính phủ nghiên cứu, đề xuất.

Thứ nhất là xây dựng kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm cho ba giai đoạn đến năm 2035 trên tinh thần chủ động, cân đối nguồn lực để đảm bảo đầy đủ các nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách.

Trong đó, tập trung ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án quốc gia và trọng điểm ngành giao thông vận tải, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao, với tinh thần kết hợp cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, lấy ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo.

Thứ hai, thu hút nguồn lực, huy động trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn lãi suất phù hợp, với điều kiện thị trường và tiến độ thực hiện của các dự án.

Thứ ba, thu hút nguồn lực đầu tư trong nước bao gồm cả hình thức hợp tác công tư. Thứ tư, huy động nguồn lực ngoài nước có ưu đãi cao, điều kiện đàm phán hợp lý và ít ràng buộc.

“Với ba giải pháp và bốn phương án huy động nguồn lực như thế, chúng ta tin tưởng rằng công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường sắt tốc độ cao đã sẵn sàng để đảm bảo được nguồn lực về tài chính ở mức cao nhất theo lộ trình phê duyệt và tiến độ thực hiện dự án đảm bảo theo đúng chủ trương Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10”, Thứ trưởng Bộ Tài chính đánh giá.

Theo Tờ trình số 685/TTr – CP của Chính gửi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Dự án đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có điểm đầu tại TP. Hà Nội (ga Ngọc Hồi); điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm) với tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km, được đầu tư bằng hình thức đầu tư công.
Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.
Theo đề xuất của Chính phủ, Dự án có mục tiêu xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; xây dựng 23 ga khách, 5 ga hàng; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án khoảng 10.827 ha, trong đó đất trồng lúa khoảng 3.655 ha (trong đó đất lúa nước từ 2 vụ trở lên là 3.102 ha); đất lâm nghiệp khoảng 2.567 ha; các loại đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai khoảng 4.605 ha. Số dân tái định cư khoảng 120.836 người. Tại Tờ trình số 685, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép trong quá trình vận hành khai thác, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định đầu tư bổ sung một số vị trí nhà ga tại các khu đô thị có nhu cầu vận tải lớn.
Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án khoảng 1.713.548 tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD).
Chính phủ cho biết, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam dự kiến đầu tư công trình tuyến khoảng 60% là cầu, 10% là hầm và 30% là nền đất, nên suất đầu tư dự án khoảng 43,7 triệu USD/km.
Nguồn vốn thực hiện Dự án là nguồn vốn từ ngân sách trung ương bố trí theo các kỳ trung hạn, vốn góp của các địa phương, vốn huy động có chi phí thấp và ít ràng buộc.
Trong quá trình xây dựng và vận hành, sẽ kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư các khu dịch vụ, thương mại tại các ga; đầu tư thêm phương tiện để khai thác khi có nhu cầu.
Về tiến độ thực hiện, Chính phủ đề xuất lập Báo cáo nghiên cứu khả thi trong năm 2025-2026; khởi công cuối năm 2027; phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến trong năm 2035.

Nguồn: https://baodautu.vn/loi-ich-nhieu-mat-khi-xay-dung-duong-sat-toc-do-cao-truc-bac—nam-d228663.html

Cùng chủ đề

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần Thơ

Chính phủ lý giải việc không kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao đến Cần ThơTheo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, đang được triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030. Ảnh minh họa. Chính phủ vừa có báo cáo số 815/BC – CP gửi Quốc hội để giải...

Tinh gọn bộ máy để rõ việc, rõ trách nhiệm

Theo ĐBQH Vũ Trọng Kim, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, để đảm bảo bộ máy tinh gọn, đồng bộ, liên thông, cần sắp xếp theo hướng một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính. ĐBQH Vũ Trọng Kim. Trung ương cần gương mẫu đi đầu Phát biểu tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18/2017...

Đảm bảo tiến độ, chất lượng các dự án trọng điểm quốc gia

Làm việc tại Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các đơn vị, địa phương phối hợp huy động nhân lực, vật liệu tại chỗ, chủ động công nghệ, kỹ thuật, trí thức để triển khai thi công các dự án trọng điểm đảm bảo tiến độ, chất lượng.Tiếp tục chuyến công tác tại Hà Tĩnh, chiều 17/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì buổi làm việc với các tỉnh Hà Tĩnh,...

Hà Tĩnh sẽ hụt thu 660 tỷ đồng do giảm thuế BVMT đối với xăng, dầu, mỡ nhờn

Quốc hội tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong khoảng thời gian từ 1/1 - 31/12/2024. Dự kiến, Hà Tĩnh sẽ giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 660 tỷ đồng.Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công văn số 36/CTHTI-TTHT gửi người nộp thuế trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 42/2023/UBTVQH15 ngày 18/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, mức...

Hà Tĩnh sẽ hụt thu 660 tỷ đồng do giảm thuế BVMT với xăng, dầu, mỡ nhờn

Quốc hội tiếp tục giảm 50% thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong khoảng thời gian từ 1/1 - 31/12. Dự kiến, Hà Tĩnh sẽ giảm thu ngân sách Nhà nước khoảng 660 tỷ đồng.Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công văn số 36/CTHTI-TTHT gửi người nộp thuế trên địa bàn tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 42/2023/UBTVQH15 ngày 18/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, mức...

Cùng tác giả

Đại tá Nguyễn Đức Hải giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

TPO – Bộ công an điều động đại tá Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thay cho đại tá Nguyễn Hồng Phong được điều động giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ. Chiều ngày 4/1, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ tại Công...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Năm 2024, giá trị tôm nuôi đạt 600 tỷ đồng

Mạnh dạn đầu tư về hạ tầng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỉ thuật vào sản xuất nên năm 2024 dù thời tiết không thuận lợi nhưng sản lượng tôm thương phẩm của Hà Tĩnh tăng hơn 1,7% so với năm 2023 và cho giá trị sản xuất khoảng 600 tỷ đồng. Kiểm tra và đánh giá hệ thống...

Nhiều nơi chạm mốc 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (4/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự biến động tăng so với hôm qua, được dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang là hai thị trường đang có giá heo hơi cao nhất cả nước, đạt 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở Ninh Bình được giao dịch thấp nhất khu vực miền Bắc chỉ với 67.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong...

Báo Hà Tĩnh đổi mới và sáng tạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị địa phương

Sáng nay, Báo Hà Tĩnh tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng, thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. Năm 2024, Báo Hà Tĩnh đã chú trọng công tác xây dựng Đảng, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi...

Cùng chuyên mục

Đại tá Nguyễn Đức Hải giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

TPO – Bộ công an điều động đại tá Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thay cho đại tá Nguyễn Hồng Phong được điều động giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ. Chiều ngày 4/1, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ tại Công...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Nhiều nơi chạm mốc 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (4/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự biến động tăng so với hôm qua, được dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang là hai thị trường đang có giá heo hơi cao nhất cả nước, đạt 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở Ninh Bình được giao dịch thấp nhất khu vực miền Bắc chỉ với 67.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong...

Giải cứu người đàn ông bị lừa sang Campuchia, đòi 160 triệu tiền chuộc

Ngày 3/1, Công an xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa giải cứu thành công anh H.M.T. (SN 1996, trú xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh) trở về Việt Nam an toàn sau thời gian bị bán sang Campuchia lao động. Theo cơ quan Công an, trước đó, gia đình anh H.M.T. đến Công an xã Kỳ Thượng trình báo việc anh T. bị kẻ gian dụ dỗ, lừa sang làm việc tại công...

Thiên nhiên kỹ bí, hùng vĩ ở vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt Nam. Với tổng diện tích 343.300ha, trong đó vùng lõi là 123.300ha và vùng đệm là 220.000ha, Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch và Minh Hóa, cách thành phố Đồng Hới 50km về hướng tây bắc. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được...

Dòng người ‘đi bão’ quanh sân Việt Trì ăn mừng tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

TPO – Sau trận chung kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam – Thái Lan kết thúc với tỷ số 2-1, hàng nghìn người dân đổ xô xuống đường quanh sân vận động Việt Trì (Phú Thọ) ăn mừng chiến thắng, hàng nghìn lá cờ Tổ Quốc tung bay phấp phới khắp tuyến đường. TPO – Sau trận chung kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam – Thái Lan kết thúc với tỷ số 2-1,...

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì tổng kết phòng chống tham nhũng

Chiều nay, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành nội chính và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng,...

Tổng kết công tác tài nguyên và môi trường năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều nay, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho...

Năm 2025, kỳ vọng lương nhà giáo xếp cao nhất thành hiện thực

TPO – Năm 2025, các nhà giáo kỳ vọng, lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. Sau nhiều đời Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiên trì đề xuất việc lương nhà giáo được xếp cao nhất đến nay nội dung này vẫn chưa đi vào thực tiễn. Năm 2025, các thầy cô giáo tiếp tục kỳ...

Đà Nẵng: Nhiều chương trình thiết thực, nhân văn dành cho người dân trong dịp Tết

Tết Ất Tỵ năm 2025, Đà Nẵng tiếp tục khẳng định tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” thông qua nhiều chương trình thiết thực, nhân văn. Với đối tượng chính sách, người yếu thế, tổng kinh phí chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 là hơn 126 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách thành phố Đà Nẵng hơn 108,4 tỷ đồng, nguồn ngân sách từ Trung ương hơn 7,4 tỷ đồng và nguồn của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất