Powered by Techcity

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (1723 – 1804, xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) là học trò của Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm (1708 – 1775) nhưng lại là anh em rể với Toản Quận công Nguyễn Khản (1734 – 1786).

Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm và Toản Quận công Nguyễn Khản là hai nhân vật có nhiều ảnh hưởng trong lịch sử Việt Nam dưới thời Lê trung hưng. Tuy có mối quan hệ mật thiết, gần gũi nhưng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp lại có lối sống, cách hành xử và ứng xử với thời cuộc khác biệt.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền

Nhà thờ Nguyễn Nghiễm ở Tiên Điền (Nghi Xuân – Hà Tĩnh). Ảnh: tư liệu.

1. Trước hết, đối với Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm thì Nguyễn Thiếp chính là học trò của ông. Người đã gửi Nguyễn Thiếp làm học trò của Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm là Tiến sĩ Nguyễn Hành (1701 – ?). Không những là học trò của Nguyễn Nghiễm mà Nguyễn Thiếp còn là anh em rể với Nguyễn Khản – con trai cả của Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm. Vợ Nguyễn Thiếp tên húy là Nghi, vợ Nguyễn Khản húy là Vệ, hai bà là con gái của Thái bộc Tự khanh Đặng Thái Bàng, quê xã Uy Viễn, huyện Nghi Xuân.

Mặc dù là học trò nhưng Nguyễn Thiếp không hề cầu cạnh “ông thầy” làm quan Tể tướng của mình. Đã một vài lần Nguyễn Nghiễm cân nhắc, tiến cử Nguyễn Thiếp làm quan nhưng ông đều lưỡng lự, từ chối. Mãi đến năm 1756, khi đã 33 tuổi, Nguyễn Thiếp mới chịu ra nhận chức Huấn đạo Anh Đô.

Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho rằng: “Xét gia phổ họ Nguyễn Tiên Điền, thấy năm trước (Ất Hợi, 1755), Nguyễn Nghiễm về làm hiệp trấn Nghệ An. Có lẽ cũng vì ông nên mới có việc bổ này”. Tuy nhiên, trong bài “Hạnh Am ký”, Nguyễn Thiếp đã nói rõ: “Năm Bính Tý (1756), vì ta nhiều tuổi và có đậu, được bổ làm huấn đạo Anh Đô”.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền

Bức tượng La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp bằng chất liệu đồng thể hiện vẻ uy nghi của một người thầy tài ba (ảnh chụp tại Đền La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ở thôn Lũy, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc – Hà Tĩnh).

Rồi đến cả việc dự thi Hội, Nguyễn Thiếp cũng không ham hố: “Năm Cảnh Hưng Quý Hợi, tuổi 21, đậu hương giải. Mỗi kỳ xuân vi tới, thì cãi nhau không dứt. Tả tướng (chỉ Nguyễn Nghiễm) nói đi nói lại, bảo với ông rằng: “Đỉnh hương còn dành đó. Chỉ một mình không chịu nghe sao”. Ông đáp: “Ấy vì đối với hành thạch, tôi vốn không có bụng mà thôi”.

Năm 1766, khi Nguyễn Thiếp ra Bắc Hà đã đến chơi nhà Nguyễn Nghiễm, thấy ở dinh quan Tể tướng có hai chữ lớn “Phú Đức”, ông đã làm bài tán như sau:

Phú, phú, phú, tiền lúa vật báu, của nhóm người nhóm, dầu là một trong năm phúc, nhưng vẫn là cái kho chứa oán; chớ cầu chớ làm, gặp sao hay vậy.

Đức, đức, đức, nhân nghĩa lễ trí, khuôn dân phép vật, sửa được là thánh hiền, làm sai là quỉ quái; phải lo, phải gắng, tự nhiên có đức”.

Việc một người học trò nhưng đã có ý nhắc nhở, khuyên răn thầy học của mình, hơn nữa, ông thầy lại là một vị quan đang giữ chức Tể tướng đầu triều, quyền cao chức trọng thì có lẽ cũng chỉ có La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp mới bản lĩnh làm được mà thôi.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền

Đền La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (thôn Lũy, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc – Hà Tĩnh), nhìn từ trên cao.

2. Trong La Sơn phu tử, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn có viết: “Gia phả dòng họ Nguyễn Huy xã Trường Lưu có chép rằng: Trần Chánh Kỷ, người Thuận Hóa, đậu cử nhân (hương cống) tới kinh (Thăng Long), yết kiến cụ Thái bảo Nguyễn Nghiễm, hỏi đến nhân tài nước Nam. Cụ thái bảo trả lời: “Đạo học sâu xa thì Lạp Phong xử sĩ, văn chương phép tắc thì Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, còn thiếu niên đa tài đa nghệ thì chỉ có Nguyễn Huy Tự”.

Về chuyện Trần Văn Kỷ ra Thăng Long dự thi Hội, Hoàng Lê nhất thống chí chép: “Kỷ người Thuận Hóa, vốn có văn học, là bậc danh sĩ ở Nam Hà. Năm Đinh Dậu (1777) niên hiệu Cảnh Hưng, Kỷ thi ở trấn đậu giải nguyên. Năm Mậu Tuất (1778), Kỷ tới kinh thi Hội, sĩ phu ở Bắc Hà, Kỷ có giao thiệp quen biết ít nhiều…”.

Qua đoạn trích trên có thể thấy Trần Văn Kỷ ra Thăng Long vào năm 1778, trong khi đó Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm mất năm 1775. Như vậy, ở đây, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã có sự nhầm lẫn, Trần Văn Kỷ không thể gặp và hỏi Tể tướng Nguyễn Nghiễm được. Người Trần Văn Kỷ gặp ở đây chính là Toản Quận công Nguyễn Khản.

Như vậy, dù biết Trần Văn Kỷ có ý giúp Tây Sơn nhưng Nguyễn Khản vẫn giới thiệu với ông ta về sĩ phu Bắc Hà, trong đó người đầu tiên được giới thiệu chính là Lạp Phong xử sĩ, tức La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, điều này cho thấy, Toản Quận công Nguyễn Khản dù lúc bấy giờ đang rất được các chúa Trịnh tin yêu, là bậc đại thần quyền cao chức trọng nhưng vẫn rất kính trọng tài năng của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp – một người không hề giữ chức vụ gì trong triều lúc bấy giờ. Việc Nguyễn Khản giới thiệu La Sơn phu tử chắc hẳn không phải vì hai ông là “người nhà”, mà trên hết phải là tài năng đức độ của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã động đến đất kinh kỳ, đến ngay cả những người như Hiệp trấn Bùi Huy Bích cũng quý mến tặng thơ, Huy Quận công Hoàng Đình Bảo biết tiếng, tiến cử với Chúa Trịnh Sâm. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cũng đã lý giải: “Có lẽ cụ bấy giờ nối tiếng lý số tinh thông như trạng Trình xưa, cho nên chúa muốn hỏi cụ một câu vận mệnh…”.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền

Tưởng nhớ công ơn to lớn của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, con cháu dòng họ và Nhân dân quanh vùng ngày đêm hương khói thờ phụng tiền nhân.

3. Năm 1756, khi gia đình rơi vào “cảnh nhà nghèo, mẹ già, vì sự ăn mặc bó buộc”, Nguyễn Thiếp mới chịu ra làm quan, giữ chức Huấn đạo Anh Đô. Soi lại thời điểm đó ta có thể thấy lúc này gia đình bên vợ của Nguyễn Thiếp đang ở vào thời kỳ sung túc, có bố vợ là Đặng Thái Bàng làm quan lớn trong triều, gia đình em vợ là Nguyễn Khản cũng thuộc hàng rất giàu có, vậy mà để gia đình Nguyễn Thiếp phải chịu cảnh nghèo, “vì sự ăn mặc bó buộc”.

Xét về quan hệ gia đình, điều này là khá lạ bởi người Việt vốn có truyền thống yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong quan hệ cha con, anh em họ hàng. Nguyễn Thiếp khí khái có thể không nhận sự giúp đỡ của đằng vợ, nhưng với vợ của ông, bà không nhận sự giúp đỡ của bên ngoại cũng là một điều hiếm có. Qua việc này cho thấy, khi lấy Nguyễn Thiếp, bà đã chấp nhận hy sinh, cam chịu nghèo khổ, xa rời cuộc sống vinh hoa, theo chồng về nơi thôn dã, núi rừng để ẩn dật. Đây cũng là phẩm chất rất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam dưới thời quân chủ, cũng là một bài học lớn cho chúng ta ngày nay.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp với danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền

Khu Lăng mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (và vợ là bà Đặng Thị Nghi) được xây dựng trên núi Bùi Phong (thuộc dãy Thiên Nhẫn) ở xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

4. Qua một vài suy nghĩ về mối quan hệ và những ứng xử giữa Xuân Quận công Nguyễn Nghiêm và Toản Quận công Nguyễn Khản với La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cho thấy dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì La Sơn phu tử vẫn luôn hiện lên những phẩm chất vô cùng cao đẹp. Dù cuộc sống có khó khăn, mặc xung quanh nhiều vinh hoa cám dỗ, nhiều cơ hội thăng tiến nhưng trong ông vẫn luôn thanh bạch, giữ tầm hồn thanh tao, tiết tháo, không màng vật chất, danh lợi.

Ngày nay, nhắc tới Nguyễn Thiếp là nhắc tới một tâm hồn của một con người có nhãn quan nhìn xa trông rộng, dù ở ẩn nhưng ông vẫn luôn dõi theo thời cuộc, đau đáu với nỗi khổ của nhân dân, mong muốn có một vương triều minh quân để muôn dân được nhờ. Là người ở ẩn, nhưng việc ở ẩn của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp không phải vì ưa nhàn hạ. Nguyễn Thiếp ẩn cư ngoài lẽ để ẩn bệnh như một duyên cớ ra, nguyên nhân chính là ẩn cư để đợi thời, cái thời mà ông mong mỏi: “Đến khi chính đạo ra vào thung dung”.

Chính những năm tháng ở ẩn nơi thôn dã, Nguyễn Thiếp đã tiếp xúc với cuộc sống của người dân lao động nghèo khổ, nhưng lành mạnh và chất phác, điều này đã giúp ông hiểu được mong muốn của nhân dân, đây cũng là cơ sở tư tưởng cho Nguyễn Thiếp sau này hợp tác với Tây Sơn.

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp “ẩn mà không ẩn” là vì vậy.

Nguyễn Tùng Lĩnh

Nguồn

Cùng chủ đề

Cam là quả đang bán có giá nhất ở một xã của Hà Tĩnh, cả làng hái bán, nhà nào cũng cầm tiền to

Xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) có trên 200 ha trồng cam chanh và cam giòn, trong đó, cam giòn chiếm diện tích hơn 50%. Hiện toàn xã có khoảng 500 hộ trồng cam, tập trung chủ yếu ở thôn Anh Hùng, Thanh Mỹ, Nam phong, Sơn Bình… Ảnh: PV Theo bà con, năm nay cam đạt năng suất cao, giá cao chưa từng có (từ 45.000 – 50.000 đồng) khiến nông dân rất phấn khởi, kỳ...

Nghi Xuân có tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ông Nguyễn Anh Hào - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định điều động, bổ nhiệm của Viện trưởng Viện...

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại Danh y Lê Hữu Trác vào tháng 11/2024 sẽ được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức trang trọng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.Du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại khu Khu di tích mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.Theo đó, địa phương sẽ phát động phong trào thi đua cao điểm, toàn diện trên các...

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng ở Lộc Hà

Đảng bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng và tập trung thực hiện tốt Điều lệ Đảng để tạo nền tảng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.Chiều 29/2, Huyện ủy Lộc Hà tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025).Dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo...

Bệnh đạo ôn lá “xuất quân”, Nghi Xuân khẩn trương phòng trừ

Thời tiết có nhiều sương mù vào sáng sớm, độ ẩm cao khiến một số diện tích lúa xuân ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bị nhiễm bệnh đạo ôn và đang có nguy cơ lan rộng.Một số diện tích lúa xuân ở Nghi Xuân bị nhiễm bệnh đạo ôn.Ngày 17/2, bệnh đạo ôn lá đã được phát hiện tại 2 điểm thuộc thôn Phú Quý, xã Xuân Hội với diện tích 2 sào giống lúa NX30. Đây là...

Cùng tác giả

UBMTTQ tỉnh tổng kết năm công tác 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng nay, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tổ chức Hội nghị lần thứ 4 tổng kết công tác Mặt trận năm 2024,  thống nhất chương trình hành động năm 2025. Tham dự có đồng chí Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; đồng chí Lê Ngọc Châu – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân...

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh hoàn thành các mục tiêu đã đề ta tạo bước đột phá mới trong những năm tiếp theo

Chiều nay (8/11), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động ngành ngân hàng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có đồng chí Trần Báu Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh; đồng chí Trần Đình...

Không khí lạnh liên tục bổ sung, miền Bắc rét đậm nhất ngày nào?

Chiều 8/1, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục phát đi bản tin về diễn biến đợt không khí lạnh sắp diễn ra.  Theo đó, hiện nay bộ phận không khí lạnh đã báo đang di chuyển xuống phía Nam. Khoảng trưa chiều ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở...

“Hái” tiền dịp Tết với nghề chẻ cau vót đũa

(Dân trí) – Người dân một vùng quê ở Hà Tĩnh sống với nghề vót đũa từ thân cau rừng đã hàng chục năm. Tết cũng là mùa vui của người làm nghề vì những đơn hàng liên tiếp “nổ”. Làng “đũa cau” nằm dọc đường tàu chạy qua xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), hầu hết các hộ dân đều có nghề vót đũa. Đây là nghề truyền thống đã có tại địa phương từ hàng chục...

Ấm áp Lễ phát động Chương trình Tết nhân ái Xuân Ất Tỵ năm 2025

Sáng nay, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Sở Công thương, Liên minh Hợp tác xã Hà Tĩnh, và UBND huyện Nghi Xuân tổ chức chương trình “Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ, “Hội chợ Tết nhân ái” năm 2025. Tham dự có đồng chí Trần Nhật Tân, Uỷ viên BTV tỉnh uỷ, Chủ...

Cùng chuyên mục

Ngàn người chen chân chiêm ngưỡng hang đá ‘khủng’ làm từ 5.000 cây tre

Hang đá Bê-lem được bà con xóm đạo ở Giáo xứ Chính tòa Văn Hạnh dựng lên từ 5.000 cây tre. Đây là một trong những hang đá 'khủng' nhất Hà Tĩnh trong mùa Giáng sinh năm nay. Những ngày qua, người dân khắp nơi đổ về xã Thạch Trung (thành phố Hà Tĩnh) cùng chiêm ngưỡng hang đá Bê-lem 'khủng' nhất Hà Tĩnh được làm từ 5.000 cây tre. Được biết, để hoàn thiện hang đá này, bà con xóm đạo ở Giáo...

Hà Tĩnh khảo khảo sát, học tập mô hình du lịch ở Ninh Thuận và Bình Thuận: Tìm hướng đi mới cho ngành du...

Nhằm xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho ngành du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh đã tổ chức đoàn công tác đến khảo sát các mô hình du lịch tiêu biểu tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Chuyến đi là cơ hội để ngành du lịch Hà Tĩnh học hỏi kinh nghiệm quản lý, khai thác tiềm năng từ các tỉnh bạn, làm cơ sở xây dựng các chiến lược...

Hà Tĩnh phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách Quốc tế

Trong những năm gần đây, Hà Tĩnh đã nỗ lực không ngừng để phát triển du lịch, tạo sức hút với du khách trong nước và quốc tế. Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đa dạng, di sản văn hóa phong phú cùng sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tỉnh đang từng bước khẳng định mình là một điểm đến tiềm năng cho những người yêu thích du lịch. Hà Tĩnh sở hữu những nét đẹp...

Nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác du lịch ở Nghi Xuân

UBND huyện Nghi Xuân phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư Hà Tĩnh, Viện đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực vừa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm. Tham gia lớp tập huấn có cán bộ phụ trách công tác du lịch, người làm công tác thuyết minh tại các khu - điểm du lịch, công chức văn hóa của các xã,...

Ngân hàng Phát triển Châu Á triển khai dự án du lịch tại Hà Tĩnh

Tháng 7/2023, đoàn công tác của ADB đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương như: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Cẩm Xuyên. Đây là hoạt động nhằm triển khai văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận Dự án “Thúc đẩy đổi mới trong hợp tác và hội nhập khu vực sau hậu quả của COVID-19, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh” (gọi tắt là dự án) của...

Hà Tĩnh tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh

Hà Tĩnh tham gia gian hàng trưng bày, quảng bá các sản phẩm du lịch, các điểm đến du lịch của tỉnh với du khách trong, ngoài nước tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024. Sáng 5/9, Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 (ITE HCMC 2024) chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh). Phó Chủ tịch UBND...

Hà Tĩnh đón hơn 220 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút khoảng 220.242 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 265% so với cùng kỳ năm 2023. Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, trong 220.242 lượt du khách tham quan, nghỉ dưỡng tại các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh dịp lễ 2/9 (từ 31/8 - 3/9/2024), có 29.309 lượt khách lưu trú (tăng 33% so với cùng kỳ năm...

Chợ cá biển Thiên Cầm

Bãi biển Thiên Cầm từ lâu đã rất nổi tiếng với bãi cát dài, mịn, cùng nhiều loại hải sản tươi ngon. Nhưng nhiều du khách nơi xa chưa biết ngay cạnh Thiên Cầm còn có một chợ cá họp sớm, rất thú vị với người ưa khám phá. Đó là chợ cá Cẩm Nhượng, còn gọi là chợ cá Cồn Gò, thuộc xã Cẩm Nhượng (H.Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Từ khu du lịch Thiên Cầm (TT.Thiên Cầm, H.Cẩm Xuyên), đi tiếp theo bờ...

Hà Tĩnh: Doanh thu dịch vụ, du lịch 7 tháng tăng trên 13%

Trong 7 tháng của năm 2024 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành của Hà Tĩnh ước đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng 13,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt hơn 4.580 tỷ đồng, tăng 13,87%; du lịch lữ hành và dịch vụ hỗ trợ du lịch ước đạt hơn 49 tỷ đồng, tăng 69,28%. Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt...

Khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào – Thái Lan trên đường 8 và...

Từ ngày 17 đến 21/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào - Thái Lan trên đường 8 và đường 12 năm 2024. Chuyến khảo sát nhằm mục đích: Tìm hiểu, khảo sát các điểm đến du lịch ở các tỉnh biên giới Lào, thủ đô Viêng Chăn, Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và một số điểm đến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất