Powered by Techcity

Gió Lũng Pô thổi dọc sông Hồng

Tôi không nhớ nổi đã lần thứ bao nhiêu quỳ ôm cái cột mốc đường biên mang số thứ tự 92 ấy. Tôi cũng chẳng lý giải được, cây cột mốc ấy có ma lực gì mà cứ mỗi lần nhìn thấy nó, lại một lần nôn nao.

Không gượng ép, cứ như lẽ tự nhiên, ôm nó kể từ lần gặp đầu tiên, khi cột mốc mới chỉ dựng bằng bê tông, khô khốc, vuông vức không khác cột cây số ven quốc lộ là mấy. Khi đó “92” nằm giữa vùng um tùm lau sậy, muốn xuống phải rẽ lau, lội cỏ dại, lá lau cứa ngang mặt mới gặp.

Gió Lũng Pô thổi dọc sông Hồng

Cột mốc số 92 – nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.

Lần đầu tiên thấy “92” khi cậu bạn biên phòng cưỡi con win Tàu nghênh ngang ra đón rồi thồ tôi men đường mòn, rẽ lau xuống cột mốc, cười khinh khích: “Đồn Biên phòng A Mú Sung quản lý đường biên giới dài 27 km, với 4 cột mốc, được đánh số từ 90 đến 94. Mốc biên giới 92 này là nơi con sông Hồng “chồ” vào đất Việt mà”. Tôi ngẩng mặt nhìn hắn. Cái chữ “chồ” hắn vừa nói ra nghe vừa lạ lẫm, vừa ngồ ngộ lại ám ảnh. Điểm đặt cột mốc ấy nơi con sông Hồng “chồ vào” – điểm đầu tiên sông Hồng chảy vào đất Việt có tên gọi Lũng Pô, nằm trên địa phận xã A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nó là điểm cực Bắc huyện Bát Xát, thuộc địa bàn quản lý của Đồn Biên phòng A Mú Sung.

Lang thang trò chuyện với người dân bản, mới biết, Lũng Pô – tên Việt cổ gọi là Long Bồ, là một dòng suối vốn là nhánh nhỏ của sông Thao, bắt nguồn từ dải núi biên giới Việt – Trung ở phần Bắc xã Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Suối nguồn có hướng chảy Đông Nam đến hết địa phận xã Nậm Xe. Khi sang vùng đất xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai thì đổi hướng Đông Bắc và chảy đến bản Lũng Pô, xã A Mú Sung, tiếng địa phương là Đồi con rồng lớn, cũng có nghĩa là đầu rồng, dòng suối uốn mình lượn quanh mỏm đồi tựa đầu rồng, đổ ra ngã ba bản Lũng Pô.

Khi đó, nó gặp dòng chảy con sông Nguyên Giang (theo tên gọi của phía Trung Quốc) chảy vào Việt Nam với tên gọi sông Hồng, chia đường phân thủy hai nước Việt – Trung ở cột mốc 92. Đó cũng chính là điểm đầu tiên sông Hồng “chồ” vào đất Việt như người bạn biên phòng của tôi giới thiệu. Từ đây, sông Hồng chảy miệt mài trên đất Việt, qua trung du rừng cọ, đồi chè rồi mang phù sa bồi đắp nên châu thổ phì nhiêu, màu mỡ với nền văn minh sông Hồng rực rỡ gắn với bao thăng trầm của lịch sử dân tộc.

Và rồi, không là điểm cực Bắc như Lũng Cú – Hà Giang, không là điểm cực Tây như A Pa Chải – Điện Biên, không là nơi đặt nét bút để vẽ nên hình chữ S của tấm bản đồ nước Việt ở Trà Cổ – Móng Cái – Quảng Ninh, Lũng Pô với cột mốc số 92 ghi đậm dấu ấn trong lòng mỗi người dân đất Việt bởi ở đó không chỉ là điểm đánh dấu nơi dòng sông Cái – sông Hồng chảy vào nước Việt mà còn là hồn vía, là nơi gìn giữ những trang sử lặng thầm về cội nguồn, về cả những hưng thịnh, những máu xương của bao thế hệ người Việt Nam trên miền biên viễn.

Gió Lũng Pô thổi dọc sông Hồng

Nơi con sông Hồng hòa vào suối Lũng Pô chảy vào đất Việt.

Mang trong mình những ngân rung ấy, lẳng lặng leo lên đỉnh đồi Rồng, phóng tầm mắt theo dòng chảy của sông Hồng về xuôi, những bản làng thấp thô bên những thửa ruộng nằm gối nhau xanh mướt một màu ngập tràn mắt tôi. Gió mang hương đất, hương rừng ngập tràn lá phổi, tôi bỗng thấy rưng rưng. Phải chăng, cái màu nước nơi sông Hồng “chồ” vào đất Việt, nơi nước sông mang hai màu nâu đỏ và xanh dương như một dấu ấn không hạn định về sự tiếp giáp thiêng liêng, là sự định danh nhưng cũng là sự hội nhập cùng phát triển nơi dải đất biên viễn này.

Lũng Pô – điểm nhớ của lịch sử

Chuyện bắt đầu bên bếp lửa nhà già Thào Mí Lở từ thuở thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Trước đó, vùng rừng núi này vốn là địa bàn của người Mông, người Dao, người Giáy cùng sinh sống. Câu ca “Giáy thấp, Mông cao, Dao lơ lửng” là để kể về sự phân chia vùng dựng nhà của mỗi tộc người. Họ cứ sống yên bình cùng rừng, cùng suối, cùng những lễ hội, tết mùa của riêng mình. Chỉ đến khi có sự xuất hiện của tộc người lạ: da trắng, mắt xanh, mũi lõ, tiếng nói như chim không phải tiếng Mông, tiếng Dao, tiếng Giáy thì cánh rừng, con suối Lũng Pô này xáo động.

Già làng Thào Mí Lở tợp ngụm rượu, khục khặc đầu: “Người già Lũng Pô nói lại: “Năm 1886, các nhà buôn dẫn đường tàu chiến Pháp mang cái súng khềnh khàng ngược sông Hồng lên đánh chiếm Lào Cai. Tàu nó chạy ùng ục ngoài sông, miệng cái súng nó khạc lửa vào bản. Người chết, trâu chết, nhà cháy… Người Mông mà nhiều nhất là người dòng họ Thào đã cùng các dòng họ khác, cùng người Dao, người Giáy… hợp sức, đánh lại bọn nhà buôn và bọn Pháp.

Rừng suối Lũng Pô hằng ngày cho cái rau, cái ngô, cái thịt nuôi họ thì nay lại cùng dân đánh bọn cướp đất, cướp bản. Bằng súng kíp, bẫy đá, người Mông, người Dao, người Giáy, Hà Nhì đã đánh lại quân mũi lõ. Trận đầu tiên, bà con đã phục kích và tiêu diệt quân Pháp tại Trịnh Tường. Chỗ ấy, giờ vẫn còn thác Tây đấy. Yên được một dạo, sau chúng lại kéo lên. Tám năm sau, tại Lũng Pô này, người Lũng Pô lại phục kích đánh tan tác một đoàn quân Pháp”.

Câu chuyện của già Thào Mí Lở chính là khúc khởi đầu của truyền thống chống giặc giữ biên cương hào hùng của địa danh lịch sử này, để sau đó những cuộc chiến đấu của bao người lính biên phòng bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc trong suốt dặm dài lịch sử được nối tiếp, đặc biệt nơi đây trở thành địa danh ghi nhớ về sự hy sinh của những người lính biên phòng và bà con các dân tộc ít người trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược bảo vệ biên cương Tổ quốc tháng 2/1979.

Câu chuyện về sự mất mát hy sinh của quân dân dọc tuyến biên giới phía Bắc miên man như hành trình ngược khúc sông Hồng từ Lũng Pô phân chia biên giới Việt Nam – Trung Quốc ở Bát Xát – Lào Cai khiến cả người nói và người nghe đều day dứt. Trên tấm bia nơi mảnh đất địa đầu tại Đồn Biên phòng A Mú Sung, đúng nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, vẫn khắc tên 30 người lính đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới ngày 18/2/1979.

Những nén hương cháy đỏ lập lòe trong sương mù sớm nay nơi đài tưởng niệm tại vị trí đồn mới như những đôi mắt đỏ nhắc nhớ người đến sau về tinh thần dũng cảm, kiên quyết tấn công kẻ địch đến hơi thở cuối cùng. Dòng chữ trên tấm bia tưởng niệm thêm lần nữa khẳng định chủ quyền biên giới thiêng liêng là bất biến.

Lũng Pô – cột mốc của lòng tự hào, của tình yêu Tổ quốc

“Dưới bóng vàng sao nơi biên giới

Đá cũng là dân đất nước tôi

Chiều xuống sương bò ra mặt đá

Như người giữ nước đổ mồ hôi

Cả đá lẫn người đều lẫm liệt…”.

Những câu thơ của Đỗ Trung Lai không chỉ khắc chạm bao gian khó của quân dân biên giới nói chung, Đồng Văn nói riêng mà còn khắc khoải một tình yêu Tổ quốc gửi trên mảnh đất Lũng Pô này. Khi Lũng Pô không chỉ là điểm đánh dấu nơi dòng sông Hồng chảy vào đất Việt mà còn là điểm gìn giữ những trang sử lặng thầm miền biên viễn, nơi ghi công những hy sinh của quân dân biên giới đã chiến đấu và ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc.

Để khắc ghi điều ấy, ngay tại vị trí cột mốc số 92 dưới chân mỏm núi Rồng của bản Lũng Pô, ngày 26/3/2016, cột cờ Lũng Pô cao 41m, trong đó, phần thân của cột cờ là 31.34m gắn với biểu tượng “Nóc nhà Đông Dương” của đỉnh Phanxipang huyền thoại được khởi công xây dựng với khuôn viên rộng 2.100 m2 do Tỉnh đoàn Lào Cai làm chủ đầu tư và hoàn thành vào ngày 16/12/2017.

Leo qua 125 bậc thang hình xoắn ốc qua 9,57m chiều dài thân cột, bạn sẽ lên đỉnh cột cờ nơi lá cờ đỏ sao vàng rộng 25 m2 tượng trưng cho 25 đồng bào dân tộc anh em đang sinh sống tại tỉnh Lào Cai kiêu hãnh tung bay trong gió biên thùy.

Gió Lũng Pô thổi dọc sông Hồng

Tuần tra bảo vệ cột mốc số 92.

Cột cờ Tổ quốc nơi điểm Lũng Pô thêm một lần nhắc nhớ về những chiến công, về sự hy sinh kiên cường của quân dân nơi này đã giữ cho mảnh đất biên giới được bình yên và là biểu tượng của lòng tự hào dân tộc. Từ trên đỉnh cột cờ, phóng tầm mắt thật xa theo sắc đỏ của dòng sông Hồng đang cuộn chảy dưới chân, nơi hun hút một màu xanh bạt ngàn phía dưới là ngã ba sông của miên man nương ngô, chuối, sắn… đôi bờ đủ cho lòng ta ngân lên những ngân rung khi ta hiểu màu xanh ấy, sắc đỏ kia ở từng tấc đất, từng cành cây, ngọn cỏ nơi này đều thấm máu của bao người đã ưỡn ngực trần giữ đất, bảo vệ cương thổ đất nước. Lá cờ bay phấp phới hiên ngang giữa nắng, gió khẳng định dù bất cứ giá nào, biên giới quốc gia luôn vững chắc.

Giờ đây, khi chiến tranh đã lùi xa, khi dòng sông Hồng từ điểm “chồ” vào đất Việt vẫn lớn ròng cùng con nước thì chủ quyền Tổ quốc được bảo vệ bằng thế trận lòng dân. Đó cũng vẫn là một câu chuyện rất rất dài. Kết thúc chiến tranh, cái khó, cái khổ, cái cơ cực của đồng bào nơi đây nhiều như lá cây rừng, nhiều đến nỗi không thể nào nhớ hết.

Địa bàn quần cư của 5 dân tộc Mông, Dao, Tày, Nùng, Kinh cùng tập quán canh tác nương rẫy và khai thác các sản vật từ rừng, khi tắt tiếng súng, cuộc sống của đồng bào hầu như bắt đầu với chữ số 0: không nước, không đường, không điện, không trường, không trạm; rồi bom mìn trong chiến tranh còn sót lại…

Tất cả những khó khăn ấy dưới sự khéo léo, gần dân, gắn bó với dân nơi biên giới của bộ đội biên phòng – họ đi tiên phong trong các phong trào, làm cho dân nhìn để nói dân nghe dần được gỡ bỏ… Để hôm nay, rất nhiều cái mới, nhiều mô hình làm kinh tế có hiệu quả giúp bà con cải thiện cuộc sống, có ăn, có mặc tiến tới làm giàu được khẳng định. Bây giờ, điện, đường, trường, trạm đã lên tới tận cột mốc Lũng Pô, cuộc sống người dân đã ấm no, dần bắt kịp với bản làng dưới thấp.

Từ Lũng Pô, dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy về xuôi. Theo dòng chảy ấy, truyền thống quật cường của dân tộc được truyền tụng qua bao thế hệ người dân đất Việt. Sông Hồng kia vẫn ngày đêm từ Lũng Pô chảy vào thân thể Tổ quốc bằng chiều dài 517 km với 10 tên gọi khác nhau tùy vào cách gọi của mỗi địa phương, tùy theo nền văn hóa của mảnh đất nó chảy qua.

Đoạn chảy từ Lũng Pô về đến Việt Trì chạm mặt sông Lô nó có cái tên rất thơ: Sông Thao; từ Việt Trì ngã ba sông về Hà Nội nó mang tên gọi Nhị Hà (hoặc Nhĩ Hà theo âm vựng địa phương) để rồi sau đó, sông Hồng thong dong chảy về xuôi làm nên cả nền văn minh sông Hồng rực rỡ với bạt ngàn châu thổ mỡ màu trước khi đổ ra biển ở cửa Ba Lạt. Dù tên gọi của nó là gì thì dòng chảy bắt đầu từ Lũng Pô, dấu ấn của Lũng Pô, của truyền thống yêu nước nơi điểm nó “chồ” vào đất Việt ngàn đời không thay đổi.

Lý Tả Mẩy

Nguồn

Cùng chủ đề

Chỉ số sản xuất tăng, công nghiệp Hà Tĩnh tiếp đà phát triển

2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đang thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh SXKD, tăng đà bứt phá.Trung bình mỗi giờ Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng sản xuất 33.000 lon bia.Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng – SAVABECO (Thị xã Hồng...

Nghi Xuân có tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ông Nguyễn Anh Hào - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định điều động, bổ nhiệm của Viện trưởng Viện...

Trò chuyện với tác giả cuốn sách viết về Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Cuốn sách “Chân dung Anh hùng Lý Tự Trọng - qua những tư liệu lịch sử” được tác giả Dương Trọng Phúc ra mắt vào tháng 2/2024 là tài liệu hữu ích cho các thế hệ đoàn viên, thanh niên. Phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự có cuộc trò chuyện với anh.Anh Dương Trọng Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP Hồ Chí Minh), chuyên gia giáo dục sáng tạo cao cấp của Microsoft...

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại Danh y Lê Hữu Trác vào tháng 11/2024 sẽ được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức trang trọng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.Du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại khu Khu di tích mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.Theo đó, địa phương sẽ phát động phong trào thi đua cao điểm, toàn diện trên các...

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng ở Lộc Hà

Đảng bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng và tập trung thực hiện tốt Điều lệ Đảng để tạo nền tảng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.Chiều 29/2, Huyện ủy Lộc Hà tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025).Dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo...

Cùng tác giả

Bộ Tài chính họp phương án xử lý công trình, nhà đất sau sáp nhập

Chiều nay 9/4,  Bộ Tài Chính đã tổ chức cuộc họp trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện việc rà soát, xử lý công trình, nhà đất là tài sản công sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính theo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng,...

Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp tỉnh- Năm học 2024– 2025

Chiều nay 9/4, Sở GD -ĐT Hà Tĩnh tổ chức Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp tỉnh năm học 2024- 2025. Các đại biểu, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh tham dự hội nghị tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh năm học...

Hợp tác xã – Xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sáng nay 9/4, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức diễn đàn kinh tế tập thể với chủ đề “Hợp tác xã – Xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì hợp tác xã năm 2025 và 79 năm ngày Hợp tác xã Việt Nam 11/4. Toàn...

Hoàng Gia Phát nhận đỡ đầu trẻ mồ côi và hỗ trợ sửa chữa nhà ở

Sáng nay 8/4, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chương trình trao kinh phí đỡ đầu trẻ mồ côi và hỗ trợ xây dựng nhà ở tại huyện Hương Khê. Đại diện Công ty CP Đầu...

Quý 1 năm 2025, sản lượng nhung hươu tăng hơn 7%

Những năm gần đây không chỉ ở huyện Hương Sơn mà người dân nhiều địa phương trong tỉnh cũng đã lựa chọn chăn nuôi hươu để phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, quý 1 năm 2025, đàn hươu của Hà Tĩnh tăng cả về tổng đàn và sản lượng nhung.  Sản lượng nhung hươu thu hoạch trên địa bàn toàn tỉnh tăng...

Cùng chuyên mục

Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp tỉnh- Năm học 2024– 2025

Chiều nay 9/4, Sở GD -ĐT Hà Tĩnh tổ chức Tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi Tiểu học cấp tỉnh năm học 2024- 2025. Các đại biểu, cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh tham dự hội nghị tổng kết Hội thi giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh năm học...

Hợp tác xã – Xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

Sáng nay 9/4, Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức diễn đàn kinh tế tập thể với chủ đề “Hợp tác xã – Xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì hợp tác xã năm 2025 và 79 năm ngày Hợp tác xã Việt Nam 11/4. Toàn...

Hoàng Gia Phát nhận đỡ đầu trẻ mồ côi và hỗ trợ sửa chữa nhà ở

Sáng nay 8/4, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hoàng Gia Phát, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chương trình trao kinh phí đỡ đầu trẻ mồ côi và hỗ trợ xây dựng nhà ở tại huyện Hương Khê. Đại diện Công ty CP Đầu...

Khai giảng Lớp bồi dưỡng lớp tiếng Anh giao tiếp cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Tĩnh năm 2025

Sáng nay 8/4, Sở Ngoại vụ tổ chức Lễ Khai giảng Lớp bồi dưỡng Tiếng Anh giao tiếp cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Tĩnh năm 2025. Toàn cảnh lễ khai giảng lớp tiếng Anh giao tiếp cho CBCCVC tỉnh Hà Tĩnh năm 2025.Tham gia Lớp bồi dưỡng kiến thức Tiếng Anh đợt này có hơn 40 học...

Các địa phương Hà Tĩnh khai trương du lịch biển 2025 từ ngày 15/4

Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch Hà Tĩnh vừa ban hành công văn hướng dẫn  các địa phương triển khai hoạt động khai trương du lịch biển năm 2025. Theo đó các địa phương sẽ khai trương du lịch biển từ ngày 15 tháng 4. Biển Thiên Cầm thu hút đông đảo du khách trong những ngày đầu hè.Sở Văn hóa,...

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp vì cộng đồng

Hôm nay 7/4 là ngày toàn dân hiến máu tình nguyện. Đây là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa của hoạt động hiến máu cứu người, một trong những hoạt động thiết thực và mang ý nghĩa cao đẹp nhất. Tại Hà Tĩnh trong những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện...

Đại lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Sáng nay, ngày 07/4, tức ngày 10/3 âm lịch, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng, UBND thị xã Hồng Lĩnh đã long trọng tổ chức Đại Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm 2025.  Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam; Đồng chí Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh...

Sôi nổi các hoạt động Giỗ Quốc tổ Hùng Vương

Trong ngày hôm nay, tại Khu di tích lịch sử văn hóa Đại Hùng, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa hướng về ngày Giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm 2025. Các đội thi tham gia hội thi gói bánh chưng, bánh dày do Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Tĩnh tổ...

Tổng duyệt chương trình đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm 2025

Trong sáng nay, tại Khu Di tích Lịch sử - Văn hoá Đại Hùng, Ủy ban nhân dân thị xã Hồng Lĩnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đã tổ chức tổng duyệt chương trình Đại lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm 2025.  Toàn cảnh không gian trang trọng của lễ chào cờ...

Lễ tế dân gian Đức thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng

Nằm trong chuỗi hoạt động Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương năm 2025, sáng 6/4, tại Khu di tích lịch sử văn hóa Đại Hùng, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh đã diễn ra lễ tế dân gian Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương, các Vua Hùng và hội thi gói bánh chưng gói, nấu bánh chưng, bánh dày...

Tin nổi bật

Tin mới nhất