Powered by Techcity

“Đường mòn Hồ Chí Minh” trên sông ở xứ Thanh

Tuyến đường thủy chiến lược

Theo Chi cục thủy lợi Thanh Hóa, hệ thống kênh nhà Lê chảy qua địa bàn dài gần 17km, nối từ huyện Thiệu Hóa, qua huyện Đông Sơn, TP Thanh Hóa, Nông Cống, về huyện Quảng Xương, Nghi Sơn. 

“Đường mòn Hồ Chí Minh” trên sông ở xứ Thanh- Ảnh 1.

Nhánh sông nhà Lê hay còn gọi kênh nhà Lê chảy qua địa phận huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa.

“Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, vẫn có một dòng sông im lìm dưới những rặng cây phi lao, ôm trọn ký ức hào hùng một thời”, ông Nguyễn Đức Trung, Phó giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa chia sẻ.

Hiện nay, hệ thống kênh nhà Lê không còn phát huy giá trị vận tải do lòng kênh hẹp, không thông suốt nên chỉ còn nhiệm vụ tưới tiêu.

Tuy nhiên, những dấu tích, hiện trạng nguyên vẹn của kênh cần được bảo tồn để thế hệ sau biết được giá trị của một công trình đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, ghi dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc.

Ông Nguyễn Đức Trung, Phó giám đốc Sở GTVT Thanh Hóa

Ông Trung cho biết, các nghiên cứu cho thấy, khởi nguồn từ thời tiền Lê vào những năm cuối thế kỷ X, về sau này, các triều đại nhà Lý, Trần, Lê, Nguyễn (nhất là dưới triều đại nhà Lê) vẫn tiếp tục đào lại, đào mới dòng kênh, tạo nên tuyến đường thủy hoàn chỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.

Theo TS Lê Ngọc Tạo, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử tỉnh Thanh Hóa, hệ thống kênh đào nhà Lê được coi là tuyến đường thuỷ nội địa đầu tiên của nước ta, kết nối các trung tâm hành chính, kinh tế nội địa với các thương cảng.

“Về mặt quốc phòng, hệ thống sông đào nhà Lê có vai trò quan trọng trong các cuộc kháng chiến. Rõ nét nhất là trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, TS Lê Ngọc Tạo nói.

Tuyến kênh đào nhà Lê được khôi phục lại bắt đầu từ huyện Yên Mô, Ninh Bình xuyên qua Thanh Hóa, Nghệ An đến huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

Đợt nạo vét quy mô lớn hệ thống kênh nhà Lê từ Ninh Bình vào Hà Tĩnh được Bộ GTVT chỉ đạo thực hiện. Công trình khởi công vào ngày 25/9/1965, huy động hàng nghìn dân công ở các địa phương có kênh chảy qua. 

Đến ngày 14/1/1966, Hội đồng Chính phủ thành lập Ban khai thác kênh nhà Lê, gọi tắt là Ban KT66, trực thuộc Cục Vận tải đường sông. Ban KT66 vừa chỉ huy các lực lượng nạo vét kênh, tổ chức vận tải, vừa trực tiếp bắn máy bay địch và rà phá bom mìn.

Sau khi được nạo vét, tàu thuyền trọng tải 15 tấn có thể dễ dàng qua lại trên tuyến kênh này. Ba đại đội thanh niên xung phong với tổng số gần 1.000 đội viên được tập kết tại các khúc kênh quan trọng, sẵn sàng khơi dòng khi bị không quân Mỹ đánh phá.

Chiến công của “binh đoàn” thuyền nan

TS Tạo cho biết, năm 1965, đế quốc Mỹ bắt đầu thực hiện chiến dịch đánh phá miền Bắc nhằm phá hủy các tuyến giao thông huyết mạch, cắt đứt con đường chi viện từ miền Bắc vào Nam. 

“Đường mòn Hồ Chí Minh” trên sông ở xứ Thanh- Ảnh 2.

Sông nhà Lê giờ vẫn còn nhiều đoạn hoang sơ, ẩn mình dưới những rặng phi lao.

Tại Thanh Hóa, cầu Đò Lèn, Hàm Rồng, Phà Ghép… trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt, toàn bộ tuyến đường sắt, đường bộ vào Nam gần như bị tê liệt. Chính vì vậy, tuyến kênh nhà Lê đã trở thành con đường huyết mạch. Trong hoàn cảnh ấy, một đơn vị vận tải vô cùng độc đáo nhưng lại rất hiệu quả đã ra đời: “binh đoàn” thuyền nan.

Thanh Hóa được Trung ương giao nhiệm vụ vận chuyển một khối lượng hàng hóa khổng lồ vào miền Nam trong điều kiện phương tiện vận tải thiếu thốn. Bên cạnh các phương tiện vận tải khác, Thanh Hóa đã mở 3 công trường, huy động 1.600 người có tay nghề giỏi để đan thuyền nan. Chỉ trong thời gian ngắn, một “binh đoàn” thuyền nan ra đời với 5.000 chiếc. 

Do được cải tiến, tăng độ lớn hơn so với những thuyền nan truyền thống, nên mỗi thuyền nan phục vụ chiến trường thường phải do 2 thanh niên xung phong điều khiển và có khả năng chở tới 3,5 tấn hàng. 

Từ Thanh Hóa, hàng vạn tấn hàng hóa phục vụ chiến trường miền Nam được thanh niên xung phong dùng thuyền nan chở trên dòng kênh nhà Lê vượt hàng trăm cây số từ Thanh Hóa vào tập kết tại khu vực đền Củi (Hà Tĩnh). Từ đây, những tấn hàng được các đơn vị vận tải chở ngược lên đường Trường Sơn hoặc sang Lào để phục vụ kháng chiến.

Lúc bấy giờ, trên dòng kênh nhà Lê, ngoài lực lượng thuyền nan còn có đoàn thuyền ván K66 và thuyền vận tải của Công ty Vận tải đường sông biển Thanh Hóa hoạt động tấp nập ngày đêm. Chính trên dòng kênh ấy, hàng nghìn người đã ngã xuống, trong đó chỉ riêng lực lượng của ngành GTVT Thanh Hóa đã lên tới trên 1.000 người.

Cùng với Thanh Hóa, tỉnh Thái Bình cũng thành lập Đại đội 206, là một trong ba đại đội thanh niên xung phong với tổng quân số cả nghìn người, chốt chặn các đoạn trọng yếu trên suốt tuyến kênh nhà Lê. Từ năm 1965, Đại đội 206 đảm trách nhiệm vụ chuyên chở lương thực, nhu yếu phẩm từ Thanh Hóa vào Hà Tĩnh, có khi tới tận Quảng Bình, Quảng Trị. Có thời điểm cả vạn chiếc thuyền cùng lưu thông trên tuyến kênh đào này.

“Tuyến vận tải thủy này được coi như một “đường mòn Hồ Chí Minh” trên sông”, TS Tạo cho biết.

Cần lưu giữ dòng sông lịch sử 

Hiện nay, kênh nhà Lê qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa là công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV Sông Chu quản lý, có nhiệm vụ tưới tiêu cho hơn 4.500ha đất nông nghiệp và thoát nước cho các huyện Thiệu Hóa, Đông Sơn và TP Thanh Hóa.  

“Đường mòn Hồ Chí Minh” trên sông ở xứ Thanh- Ảnh 3.

Một góc sông nhà Lê ở khu vực cầu Hang, bắc qua QL1 thuộc địa phận thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa.

Chi cục thủy lợi Thanh Hóa cho biết, năm 2016, tuyến kênh đã được sửa chữa, nạo vét, lòng sông cơ bản thông thoáng, đảm bảo nhiệm vụ tiêu thoát của công trình.  

Tuy nhiên, hiện vẫn còn tồn tại một số cầu giao thông cũ được xây dựng từ lâu, có mặt cắt thông thủy nhỏ nên làm co hẹp dòng chảy, làm xói lở lòng, bờ phía hạ lưu. Tại hạ lưu cầu đường sắt vẫn còn một doanh nghiệp chế biến đá xẻ nên thải nước có bột đá trực tiếp ra sông, gây bồi lấp lòng sông và ô nhiễm môi trường.

TS Lê Ngọc Tạo đánh giá, thời gian gần đây, do quá trình đổi dòng, quá trình đứt gãy nên hệ thống sông nhà Lê đã không còn nguyên vẹn giá trị như xưa. Nhiều nơi, các đoạn sông đã bị vùi lấp. Tuy nhiên, vẫn còn một số nơi vẫn còn tác dụng như phía Bắc Nghi Sơn đang còn kết nối với kênh Trầm, kênh Hào đến Nghệ An. 

“Dù chủ yếu phục vụ tưới tiêu chứ không có hoạt động vận tải đường thủy như xưa, song rất cần bảo tồn dòng sông lịch sử này. Tuyến sông đã bị đứt gãy nhưng có thể lựa chọn những đoạn đang còn nguyên vẹn để lưu giữ, truyền lại giá trị lịch sử cho thế hệ mai sau”, TS Tạo chia sẻ thêm.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/duong-mon-ho-chi-minh-tren-song-o-xu-thanh-192240926223915014.htm

Cùng chủ đề

Gác niềm riêng, thi công xuyên lễ trên cao tốc Bắc

Công trường không ngơi nghỉ Từ sáng sớm, ông Nguyễn Thành Luân – Chỉ huy trưởng Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 – CTCT (Cienco 8) đánh chiếc xe bán tải cũ kỹ chạy dọc gói thầu 12-XL dự án cao tốc Hoài Nhơn – Quy Nhơn. Ông vừa đi kiểm tra dọc tuyến, vừa chỉ đạo các mũi thi công. Ông Luân chỉ đạo các mũi thi công hạng mục cầu Sông Côn. Với ông Luân, cũng...

Thị trường hàng tết “nóng” dần nhưng sức mua chưa như kỳ vọng

Thời điểm này, sức mua hàng hóa tết tại thị trường Hà Tĩnh đã tăng so với những ngày trước đó nhưng chưa thực sự sôi động, tấp nập như những mùa tết trước.Những mặt hàng như bánh kẹo, hạt, mứt... được khách hàng lựa chọn nhiều.Thời điểm này, ghi nhận tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh, chợ truyền thống cho thấy hàng hóa được các nhà bán lẻ, tiểu thương nhập về phong phú chủng loại,...

Ngư dân Cẩm Nhượng trúng đậm hải sản

Thời tiết thuận lợi nên những ngày qua, ngư dân xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên – Hà Tĩnh) trúng đậm nhiều loại hải sản giá trị cao, thu về hàng chục triệu đồng mỗi chuyến vươn khơi...Từ 4h sáng, chợ cá Cồn Gò, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) đã tấp nập tàu thuyền cập bến, mang đầy những khoang hải sản tươi sống gồm: cá, mực, ghẹ... Nhiều tàu cá trở về sau 2 ngày vươn khơi, thu hơn...

Hàng tết “đua nhau” lên kệ ở Hà Tĩnh

Thời điểm này, các cơ sở kinh doanh tại Hà Tĩnh đã bày bán các sản phẩm mang hương vị tết. Theo ghi nhận, các sản phẩm đa dạng về mẫu mã, phân khúc giá cả đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.Những sản phẩm mang đặc trưng ngày tết được các siêu thị bày biện ở vị trí thuận lợi cho khách hàng mua sắm.Tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn...

Điểm mặt 10 nhóm hàng bán lẻ doanh thu tăng trong năm 2023

Năm 2023, doanh thu ngành bán lẻ của Hà Tĩnh đạt hơn 59.776 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với năm 2022. Trong mức tăng này, 10/12 nhóm hàng hóa có doanh thu tăng.Năm 2023, doanh thu bán lẻ hàng may mặc đạt 3.383 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2022.Theo đánh giá của Sở Công thương, năm 2023, hoạt động thương mại – dịch vụ trên địa bàn Hà Tĩnh diễn ra khá sôi động. Nguồn cung...

Cùng tác giả

Nhộn nhịp thu ngân sách tại các cửa khẩu ngày đầu năm

Những ngày đầu xuân mới Ất Tỵ năm 2025, hoạt động thu thuế xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đã sôi động, báo hiệu một năm khởi sắc cho hoạt động thu ngân sách của Hà Tĩnh, góp phần phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Những ngày đầu năm, lượng phương...

Ngày Tết của những Y, Bác sĩ  tại bệnh viện

Trong những ngày Tết, nhiều y, bác sĩ phải túc trực tại bệnh viện, tất bật với công việc chuyên môn, họ không được sum vầy bên gia đình, người thân, được du xuân như nhiều người khác. Gác lại niềm vui riêng để phục vụ bệnh nhân, phẩm chất cao quý của người thầy thuốc tiếp tục được tỏa sáng,...

Đảng cho ta mùa xuân

Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) là dịp để mỗi cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân cùng ôn lại trang sử hào hùng, vẻ vang của Đảng, trong đó có hành trình lãnh đạo dựng xây và phát triển quê hương Hà Tĩnh. Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng, Trung Quốc, dưới sự chủ...

Các địa phương tổ chức lễ chúc thọ đầu năm

Đã thành thông lệ, cứ vào ngày mồng 4 Tết đồng loạt các địa phương trên địa bàn tỉnh lại tổ chức lễ mừng thọ, chúc thọ cho người cao tuổi. Năm nay điều kiện  thời tiết thuận lợi, lễ mừng thọ, chúc thọ được các địa phương và gia đình tổ chức trang trọng, vui tươi, sôi nổi. Cụ bà...

Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng gần 7.000 lao động sau Tết

Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh, sau nghỉ kỳ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, 47 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nhu cầu tuyển dụng gần 7.000 lao động. Nhiều doanh nghiệp thiếu lao động sau tết (Hình minh họa) Theo khảo sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh, sau kỳ...

Cùng chuyên mục

Đảng cho ta mùa xuân

Kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) là dịp để mỗi cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân cùng ôn lại trang sử hào hùng, vẻ vang của Đảng, trong đó có hành trình lãnh đạo dựng xây và phát triển quê hương Hà Tĩnh. Ngày 3/2/1930, tại Hương Cảng, Trung Quốc, dưới sự chủ...

Xuân mang niềm tin mới

Như vậy là một mùa xuân nữa đã về, và Hà Tĩnh bước sang một năm mới  với không khí hân hoan, phấn khởi, với  bức tranh kinh tế, xã hội nổi lên nhiều gam màu sáng. Những thành quả đạt được là động lực để người Hà Tĩnh đón chào Xuân mới với tâm thế mới, niềm tin mới. Xã Tượng...

Ngư dân miền Trung bội thu chuyến biển cuối năm

TPO – Giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, khắp các cảng cá ở miền Trung vui như mở hội, hàng trăm tàu thuyền từ ngư trường nối đuôi nhau quay về bờ. Những chuyến tàu chở nặng tôm cá… trong phiên biển cuối năm giúp ngư dân đón một cái Tết ấm no. TPO – Giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, khắp các cảng cá ở miền Trung vui như mở hội, hàng trăm tàu...

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh cả nước

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ 1 An Giang 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 13 ngày 25/1-hết 6/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến hết mùng 9 tháng Giêng năm Ất Tỵ) 3 Bắc Giang 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 4 Bắc Kạn 9 ngày 25/1-hết 2/2 (26 tháng Chạp Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng Ất Tỵ) 5 Bạc Liêu 14 ngày 20/1-hết 2/2 (21 tháng Chạp năm Giáp...

Độc lạ ở Hà Tĩnh, quất chín vàng mọc trên cây bonsai dáng cổ thụ với giá bán hàng chục triệu đồng

video-quat-ghep-17376063170761782465249.mp4" data-info="136472537794777089" data-autoplay="false" data-removedlogo="false" data-location="" data-displaymode="0" data-thumb="https://danviet.mediacdn.vn/.v-thumb/296231569849192448/2025/1/23/video-quat-ghep-17376063170761782465249.mp4.jpg" data-contentid="" data-namespace="danviet" data-originalid="" videoid="136472537794777089" wp_automatic_readability="6.5"> Cip: Quất chín vàng mọc trên cây bonsai dáng cổ thụ với giá bán hàng chục triệu đồng ở Hà Tĩnh. Những ngày cuối năm, tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh tại TP Hà Tĩnh trở nên rực rỡ với sắc màu của cây cảnh phục vụ Tết Nguyên Đán 2025. Trong đó, một sản phẩm độc đáo thu hút đông đảo sự chú ý là cây quất cần...

Những trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc

TPO – Trên tuyến cao tốc Bắc – Nam có 12 trạm dừng nghỉ, trong đó 3 trạm đã có đủ tiện ích và 9 trạm dừng nghỉ tạm phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), đoạn từ Hà Nội đến Hà Tĩnh có 2 trạm đầy đủ tiện ích và 4 trạm tạm với khoảng cách trung bình 60 – 70km/trạm,...

Chợ lá dong ‘vang bóng một thời’ ở TPHCM ế ẩm, tiểu thương thở dài

21/01/2025 | 10:44 TPO – Từng là phiên chợ đặc biệt mỗi năm chỉ họp đúng một lần vào dịp Tết nguyên đán, chợ lá dong Ông Tạ (TPHCM) từng có thời điểm nhộn nhịp khi người bán nối nhau dài hàng trăm mét. Thế nhưng hiện nay, lượng người bán đếm chưa đủ...

Bến xe Nước Ngầm sẵn sàng phục vụ hành khách cao điểm Tết Ất Tỵ

Cao điểm Tết Ất Tỵ lượng khách tăng 140-150% Trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội Xuân Ất Tỵ 2025 dự kiến lượng khách từ Hà Nội đi và đến các tỉnh, thành phố và ngược lại tăng cao. Dự kiến khách tập trung đông tại bến xe Nước Ngầm đi các tỉnh: Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… Lượng khách trong đợt này dự báo có khả năng tăng 140-150% so với ngày thường; tập trung đông...

Linh vật rắn “siêu dễ thương”, đầu đội vòng nguyệt quế trình làng

(Dân trí) – Linh vật rắn tại chùa Phổ Độ ở Hà Tĩnh có chiều cao 8m, được làm chủ yếu từ nhựa dẻo. Từ khi ra mắt, linh vật này được nhận xét là “siêu dễ thương”. Ngày 20/1, linh vật rắn chào Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức “trình làng” tại khuôn viên chùa Phổ Độ, xã Hộ Độ, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Linh vật rắn này cao 8m, vật liệu chủ yếu là nhựa mica...

Cất mẻ lưới lớn nhất năm, kiếm trăm triệu đồng dịp Tết ông Công ông Táo

(Dân trí) – Dịp Tết ông Công ông Táo, người dân làm nghề nuôi cá chép đỏ ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa bước vào vụ thu hoạch lớn nhất năm, kiếm cả trăm triệu đồng. Cất mẻ lưới cuối năm, kiếm trăm triệu đồng dịp Tết ông Công ông Táo (Video: Thanh Tùng). Những ngày cận Tết ông Công ông Táo, người dân ở các phố Tân Trúc, Tân Cổ, Bái Trúc (thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất