Powered by Techcity

Đến với Nguyễn Du là niềm vui và hạnh phúc lớn

Sau nhà văn Nam Cao và Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tên tuổi mới đến với tôi – đó là Đại thi hào Nguyễn Du, như là đích đến và là hạnh phúc lớn trên chặng cuối hành trình nghề nghiệp của mình, trong trọn vẹn thập niên thứ hai thế kỷ XXI…

Đến với Nguyễn Du là niềm vui và hạnh phúc lớn

Đến với Nguyễn Du là niềm vui và hạnh phúc lớn

Giáo sư Phong Lê. (Ảnh: Minh Thành)

Cuối 1959, tốt nghiệp Khoa Văn – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khóa I (1956-1959), tôi được phân công về Viện Văn học Ủy ban Khoa học Nhà nước. Đầu 1960, tôi được nhà phê bình Hoài Thanh – Phó Viện trưởng và Thư ký Tòa soạn Tập san Nghiên cứu văn học giao nhiệm vụ tập sự nghiên cứu ở Tổ Văn học Việt Nam hiện đại.

Tác giả đầu tiên chiếm trọn niềm say mê, hứng khởi của tôi – đó là Nam Cao, người khai sinh Chí Phèo – năm 1941, và để lại bản thảo tiểu thuyết Sống mòn viết xong năm 1944, trước khi lên Chiến khu Việt Bắc – “Ở rừng” và hy sinh trong một chuyến công tác về vùng hậu địch Liên khu 3 năm 1951 ở tuổi 35.

Kể từ hai bài viết đầu tay đến cuốn sách đầu tiên: Nam Cao – Phác thảo sự nghiệp và chân dung (Nxb. Khoa học xã hội, 1997), rồi cuối cùng: Nam Cao – Sự nghiệp và chân dung (Nxb. Thông tin – Truyền thông, 2014) là độ dài gần 55 năm tôi theo đuổi một tên tuổi Nam Cao – người có sứ mệnh “kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực”. Tức là người có công đầu, hoặc đứng ở hàng đầu một đội ngũ nhà văn làm nên mùa gặt ngoạn mục 1930-1945. Một đội ngũ ở cả ba dòng: lãng mạn, hiện thực và cách mạng đã thực hiện được tối ưu yêu cầu hiện đại hóa đặt ra cho văn học hiện đại Việt Nam, với hành trình xuyên suốt hơn 100 năm, qua các mốc lịch sử 1930, 1945, 1975… cho đến 1995 và 2000…

Nhưng với văn học Việt Nam, với nền văn chương – học thuật Việt Nam, bên cạnh yêu cầu hiện đại hóa để vươn tới một trình độ văn minh cao cho kịp với phương Tây, còn có một yêu cầu khác, cũng không kém khẩn thiết là yêu cầu cách mạng hóa để đưa dân tộc thoát khỏi tình cảnh mất nước sau 80 năm nô lệ và tình trạng trì trệ hàng nghìn năm. Yêu cầu này cũng rất sớm được giải quyết với tên tuổi một người mở đường, rồi dẫn đường – có cái tên đầu là Nguyễn Ái Quốc và về sau là Hồ Chí Minh, qua một hành trình chẵn 30 năm xa xứ (1911-1941) cùng với 50 năm viết trên cả ba ngôn ngữ: Pháp, Hán, Việt, bắt đầu từ Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) qua Đường Kách mệnh (1927), Ngục trung nhật ký (1943), Tuyên ngôn Độc lập (1945) đến Di chúc (1969). Một hành trình 50 năm, với một sự nghiệp văn thơ, thỏa mãn được tối ưu cả hai yêu cầu hiện đại hóa và cách mạng hóa mà Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là một tên tuổi gần như là duy nhất đứng ở hàng đầu.

Vậy là sau Nam Cao, cùng hàng chục tác gia tiêu biểu trước 1945 làm nên một thế hệ vàng từ Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng… đến Xuân Diệu, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Tô Hoài…, phải đến thập niên 1970, tôi mới có được cái hạnh phúc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, qua bài viết đầu tiên: Thơ văn Bác Hồ: nền móng và tinh hoa của văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên Tạp chí văn học số 2 – 1977; và tiếp đó, 9 năm sau là cuốn sách đầu tiên: Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại (Nxb. Khoa học xã hội, 1986).

Năm 1990, nhân kỷ niệm 100 năm năm sinh Hồ Chí Minh, cũng là năm tổ chức UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh là Danh nhân văn hóa thế giới, trong tư cách là Viện trưởng Viện Văn học, tôi vinh dự được mời tham gia Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm và hội thảo khoa học về Hồ Chí Minh của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam; rồi được giao công việc biên tập phần Danh nhân văn hóa trong công trình chung của Ủy ban, có tên: Hồ Chí Minh: Anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hóa thế giới (Nxb. Khoa học xã hội, 1990).

Năm 2000, trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu về sự nghiệp thơ văn Hồ Chí Minh trong hơn 20 năm, tôi in cuốn sách có tên: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: Hành trình thơ văn – Hành trình dân tộc (Nxb. Lao động, 2000 – Nxb. Công an nhân dân – tái bản, 2006). Đây là công trình nhằm hướng tới một chân dung về Hồ Chí Minh trong hai tư cách: Anh hùng dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới; và với sự đáp ứng tối ưu hai yêu cầu hiện đại hóa và cách mạng hóa đặt ra cho văn học Việt Nam hiện đại. 12 năm sau tôi viết tiếp cuốn Thơ văn Hồ Chí Minh: những giá trị vĩnh cửu (Nxb. Văn hóa – văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2012); rồi 7 năm tiếp theo, là cuốn Nửa thế kỷ văn thơ Hồ Chí Minh (Nxb. Thông tin Truyền thông, 2019). Cả hai cuốn sách này đều được nhận Giải A Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Ban Tuyên giáo Trung ương vào năm 2014 và 2020.

Đến với Nguyễn Du là niềm vui và hạnh phúc lớn

Cuốn sách Nguyễn Du – Hồ Chí Minh và Người xứ Nghệ (Ảnh: Internet).

Sau Nam Cao và Hồ Chí Minh, một tên tuổi mới đến với tôi – đó là Nguyễn Du, như là đích đến và là hạnh phúc lớn trên chặng cuối hành trình nghề nghiệp của mình, trong trọn vẹn thập niên thứ hai thế kỷ XXI.

Đó là một thời gian rất đặc biệt, hoặc rất hiếm hoi, hội được hai thời điểm quan trọng đối với lịch sử văn hóa dân tộc nói chung và với Nguyễn Du nói riêng. Đó là kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du vào năm 2015 và tưởng niệm 200 năm năm mất Nguyễn Du vào năm 2020. Thời điểm đòi hỏi hoặc tạo cơ hội cho sự ra đời một hội nghề nghiệp có tên là Hội Kiều học Việt Nam, lấy mục tiêu tiếp cận, phổ cập, quảng bá, vinh danh các giá trị nhân văn, xuyên thời đại của Nguyễn Du làm nhiệm vụ.

10 năm – từ 2011 đến 2020, khi được tham gia vào BCH Hội Kiều học và được giao cương vị Phó Chủ tịch Thường trực, giúp đỡ Chủ tịch Nguyễn Văn Hoàn – từ 2011-2015, rồi nhận chức trách Chủ tịch Hội từ 2015 – năm PGS. Nguyễn Văn Hoàn đột ngột qua đời, đến 2020, đó là 10 năm tôi có được hạnh phúc đến với một di sản văn hóa – tinh thần ở đỉnh cao các giá trị dân tộc và nhân loại mang tên Nguyễn Du – người 2 lần được nhân loại tôn vinh, vào năm 1965 – nhân 200 năm năm sinh và năm 2015 – nhân 250 năm năm sinh. Bên cạnh vinh dự lớn lao đó, tôi còn có thêm một hạnh phúc ấm áp được là một hậu sinh bé mọn có cùng quê hương với Nguyễn Du – mang tên xứ Nghệ nói chung và Hà Tĩnh nói riêng.

10 năm – trong cương vị Phó Chủ tịch Thường trực và Chủ tịch Hội Kiều học, tôi đã cùng các đồng nghiệp trong hội làm được một số công việc có ý nghĩa đóng góp vào việc phát hiện, quảng bá và tôn vinh các giá trị tinh thần bất hủ ở Nguyễn Du.

Đó là trên 8 hội thảo quốc gia tôi có vai trò chủ trì hoặc đồng chủ trì với các đề dẫn và tổng kết cùng với các tên sách hoặc kỷ yếu được ấn hành ngay sau hội thảo. Đó là 2 cuộc thi: Sáng tác Văn tế Đại thi hào Nguyễn Du và Bạn đọc thuộc Kiều, cùng một cuộc Tuyển chọn sách hay về Nguyễn Du và Truyện Kiều (2011-2022) – có tầm phủ sóng lớn, được sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhiều giới bạn đọc trong cả nước…

Cùng với vai trò tổ chức và chủ trì các hoạt động chung của hội, trong sự phối hợp gắn kết với UBND tỉnh Hà Tĩnh, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam là các bài viết về Nguyễn Du nhằm tỏa rộng và khơi sâu vào các giá trị bất tận của Nguyễn Du cho quê hương, cho dân tộc và nhân loại, như các bài: Nếu có một Hội Kiều học…, Đời đọc Nguyễn Du và Nguyễn Du cho đời đọc, Đại thi hào Nguyễn Du và kiệt tác “Truyện Kiều”, Một định vị về Nguyễn Du cho hôm nay và cho mãi mãi, Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du…

Bên các bài viết là một tên sách Nguyễn Du – Hồ Chí Minh và người xứ Nghệ (Nxb. Đại học Vinh, 2008) được nhận tặng thưởng VHNT Nguyễn Du năm 2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Không phải hoặc chưa phải là chuyên gia về Nguyễn Du và văn học Việt Nam trung đại mà chỉ là một tín đồ của Nguyễn Du như bất cứ một công dân Việt Nam nào khác, tôi chỉ có thể đến với những mục tiêu nhỏ trong một hạnh phúc lớn là được góp mặt vào dàn đồng ca, dàn giao hưởng tôn vinh Nguyễn Du trong hơn 10 năm, qua 2 nhiệm kỳ hoạt động của Hội Kiều học Việt Nam. Nhờ vào đó, như một cơ duyên mà tôi có một chặng đường nghề nghiệp, nhiều bận rộn và cũng thật nhiều sôi nổi và ấm áp trong tư cách một người nghiên cứu văn học hiện đại nói riêng và văn học dân tộc nói chung; và cả trong tư cách một người con xứ Nghệ có 18 năm ở quê sinh Hà Tĩnh và hơn 65 năm nơi quê ở là Thăng Long – Hà Nội, cả hai trong gắn kết và càng thêm gắn kết trong chặng cuối đường đời và hành trình nghề nghiệp của mình.

Với bài viết này, nhân dịp năm mới 2024, tôi muốn tỏ lời tri ân với tất cả các bậc thầy và bạn nghề trong hơn 60 năm qua; cùng với các bậc sinh thành có gốc quê – nơi chôn rau cắt rốn là xã Sơn Trà (có tên cũ là Đôn Mỹ), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Và, tri ân quê hương Hà Tĩnh – một cái tên riêng bỗng trở nên rất thân thương và vô cùng trân quý đối với tôi, bởi nơi đó có một địa chỉ thiêng liêng cho cả nước và thế giới ngưỡng vọng. Đó là Tiên Điền – Nghi Xuân, quê tổ của Nguyễn Du – Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.

Giáo sư Phong Lê

Nguồn

Cùng chủ đề

Chỉ số sản xuất tăng, công nghiệp Hà Tĩnh tiếp đà phát triển

2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đang thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh SXKD, tăng đà bứt phá.Trung bình mỗi giờ Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng sản xuất 33.000 lon bia.Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng – SAVABECO (Thị xã Hồng...

Nghi Xuân có tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ông Nguyễn Anh Hào - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định điều động, bổ nhiệm của Viện trưởng Viện...

Trò chuyện với tác giả cuốn sách viết về Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Cuốn sách “Chân dung Anh hùng Lý Tự Trọng - qua những tư liệu lịch sử” được tác giả Dương Trọng Phúc ra mắt vào tháng 2/2024 là tài liệu hữu ích cho các thế hệ đoàn viên, thanh niên. Phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự có cuộc trò chuyện với anh.Anh Dương Trọng Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP Hồ Chí Minh), chuyên gia giáo dục sáng tạo cao cấp của Microsoft...

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại Danh y Lê Hữu Trác vào tháng 11/2024 sẽ được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức trang trọng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.Du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại khu Khu di tích mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.Theo đó, địa phương sẽ phát động phong trào thi đua cao điểm, toàn diện trên các...

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng ở Lộc Hà

Đảng bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng và tập trung thực hiện tốt Điều lệ Đảng để tạo nền tảng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.Chiều 29/2, Huyện ủy Lộc Hà tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025).Dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo...

Cùng tác giả

Cần giải pháp đột phá

Tội phạm về tham nhũng, chức vụ tăng 20,55% Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết, tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực ở hầu hết các địa phương. Số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện, điều tra, xử lý nhiều hơn 20,55%, số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế...

Khó lường cuộc đua vô địch lẫn trụ hạng bóng chuyền quốc gia

Sanest Khánh Hòa không dễ bảo vệ ngôi vương Đội đương kim vô địch Sanest Khánh Hòa vẫn khẳng định được sức mạnh khi xếp nhất vòng loại với 7 trận thắng, 1 trận thua. Qua đó, đội bóng phố biển Nha Trang gặp đối thủ “nhẹ ký” ở bán kết là CLB Ninh Bình (hạng 4 vòng loại). Kinh nghiệm của Từ Thanh Thuận, Huỳnh Trung Trực, Nguyễn Đình Nhu cùng phong độ ấn tượng của Dương Văn Tiên,...

Tổng duyệt Cầu Truyền hình trực tiếp: Đôi bờ Ví, Giặm

Tối 26/11, Đài Phát thanh và Truyền hình 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An  tổ chức tổng duyệt Chương trình nghệ thuật Cầu truyền hình trực tiếp “Đôi bờ Ví, Giặm”. Tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh có đồng chí...

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ rét sâu, nhiều nơi mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 27/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc...

Tham nhũng chỉ có một số nơi, nhưng lãng phí có khắp mọi nơi

Phát biểu tại phiên họp, ĐB Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua đã đạt được kết quả tích cực, xử lý tội phạm rất thuyết phục được Nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ, tài sản tham nhũng được thu hồi có tiến bộ nhưng chưa đạt được như mong muốn, nhiều tài sản thất thoát rất nghiêm trọng, khả năng thu hồi khó khăn, tội...

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh khảo khảo sát, học tập mô hình du lịch ở Ninh Thuận và Bình Thuận: Tìm hướng đi mới cho ngành du...

Nhằm xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho ngành du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh đã tổ chức đoàn công tác đến khảo sát các mô hình du lịch tiêu biểu tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Chuyến đi là cơ hội để ngành du lịch Hà Tĩnh học hỏi kinh nghiệm quản lý, khai thác tiềm năng từ các tỉnh bạn, làm cơ sở xây dựng các chiến lược...

Hà Tĩnh phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách Quốc tế

Trong những năm gần đây, Hà Tĩnh đã nỗ lực không ngừng để phát triển du lịch, tạo sức hút với du khách trong nước và quốc tế. Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đa dạng, di sản văn hóa phong phú cùng sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tỉnh đang từng bước khẳng định mình là một điểm đến tiềm năng cho những người yêu thích du lịch. Hà Tĩnh sở hữu những nét đẹp...

Nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác du lịch ở Nghi Xuân

UBND huyện Nghi Xuân phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư Hà Tĩnh, Viện đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực vừa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm. Tham gia lớp tập huấn có cán bộ phụ trách công tác du lịch, người làm công tác thuyết minh tại các khu - điểm du lịch, công chức văn hóa của các xã,...

Ngân hàng Phát triển Châu Á triển khai dự án du lịch tại Hà Tĩnh

Tháng 7/2023, đoàn công tác của ADB đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương như: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Cẩm Xuyên. Đây là hoạt động nhằm triển khai văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận Dự án “Thúc đẩy đổi mới trong hợp tác và hội nhập khu vực sau hậu quả của COVID-19, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh” (gọi tắt là dự án) của...

Hà Tĩnh tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh

Hà Tĩnh tham gia gian hàng trưng bày, quảng bá các sản phẩm du lịch, các điểm đến du lịch của tỉnh với du khách trong, ngoài nước tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024. Sáng 5/9, Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 (ITE HCMC 2024) chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh). Phó Chủ tịch UBND...

Hà Tĩnh đón hơn 220 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút khoảng 220.242 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 265% so với cùng kỳ năm 2023. Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, trong 220.242 lượt du khách tham quan, nghỉ dưỡng tại các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh dịp lễ 2/9 (từ 31/8 - 3/9/2024), có 29.309 lượt khách lưu trú (tăng 33% so với cùng kỳ năm...

Chợ cá biển Thiên Cầm

Bãi biển Thiên Cầm từ lâu đã rất nổi tiếng với bãi cát dài, mịn, cùng nhiều loại hải sản tươi ngon. Nhưng nhiều du khách nơi xa chưa biết ngay cạnh Thiên Cầm còn có một chợ cá họp sớm, rất thú vị với người ưa khám phá. Đó là chợ cá Cẩm Nhượng, còn gọi là chợ cá Cồn Gò, thuộc xã Cẩm Nhượng (H.Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Từ khu du lịch Thiên Cầm (TT.Thiên Cầm, H.Cẩm Xuyên), đi tiếp theo bờ...

Hà Tĩnh: Doanh thu dịch vụ, du lịch 7 tháng tăng trên 13%

Trong 7 tháng của năm 2024 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành của Hà Tĩnh ước đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng 13,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt hơn 4.580 tỷ đồng, tăng 13,87%; du lịch lữ hành và dịch vụ hỗ trợ du lịch ước đạt hơn 49 tỷ đồng, tăng 69,28%. Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt...

Khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào – Thái Lan trên đường 8 và...

Từ ngày 17 đến 21/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào - Thái Lan trên đường 8 và đường 12 năm 2024. Chuyến khảo sát nhằm mục đích: Tìm hiểu, khảo sát các điểm đến du lịch ở các tỉnh biên giới Lào, thủ đô Viêng Chăn, Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và một số điểm đến...

Thiên Cầm được quy hoạch phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia

Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được ban hành, có 61 địa điểm phân bố tại 6 vùng du lịch nằm trong danh sách các địa điểm tiềm năng phát triển Khu Du lịch Quốc gia. Trong đó, khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh) được Quy hoạch. Cụ thể, Vùng trung du và miền núi phía Bắc có 15 địa điểm tiềm năng gồm: Công viên Địa chất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất