Powered by Techcity

“Đặc sản” của vùng đất Nghệ

Người dân ở mỗi vùng quê Việt Nam đều có lời ăn tiếng nói đặc trưng nhưng hiếm có nơi nào như vùng đất Nghệ – Tĩnh, ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày trở thành một “đặc sản” làm nên bản sắc văn hóa, con người riêng biệt để nhận diện và kết nối cộng đồng xã hội.

“Đặc sản” của vùng đất Nghệ - Tĩnh

Các cuộc liên hoan ví giặm là cách để bảo tồn và lan tỏa Nghệ ngữ trong đời sống. Ảnh Tiết mục của CLB dân ca ví giặm Nguyễn Công Trứ (Nghi Xuân) tại Liên hoan ví giặm liên tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh 2023.

“Tiếng Nghệ tìm về”

Nằm giữa bản đồ nước Việt, xứ Nghệ (bao gồm Nghệ An và Hà Tĩnh) được xem là vùng đất cổ. Theo các tư liệu khảo cổ học, con người đã sinh sống ở vùng đất này từ trên 5.000 năm trước. Gắn với biểu tượng núi Hồng – sông Lam, xứ Nghệ có nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc trưng, độc đáo. Trong đó, cùng với quá trình hình thành và phát triển, Nghệ ngữ (bao gồm âm vực, từ vựng, ngữ nghĩa) địa phương của con người vùng đất Nghệ – Tĩnh là nét bản sắc riêng biệt trong giao tiếp, sinh hoạt thường ngày. Nghệ ngữ còn đi vào thơ ca, các loại hình văn nghệ dân gian và cả đương đại như dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tiếng Nghệ nặng như vùng đất gian lao khó nhọc bao đời. Về mặt ngữ âm (âm vực), như nhận xét của nhiều nhà ngôn ngữ học, hệ thống thanh điệu của tiếng địa phương Nghệ – Tĩnh không đầy đủ như trong ngôn ngữ toàn dân; thanh ngã phát âm thành thanh nặng. Có một số thổ ngữ ở Nghi Lộc, Nghi Xuân, hệ thống thanh điệu chỉ có 4 thanh, thậm chí có vùng phát âm chỉ có 3 thanh điệu. Về mặt nhận cảm, người nghe tiếp nhận một thứ tiếng “lơ lớ” mà giá trị khu biệt của vài ba thanh điệu đó không còn rõ ràng nữa.

“Đặc sản” của vùng đất Nghệ - Tĩnh

Một trong những công trình nghiên cứu về Nghệ ngữ được đưa vào dạy học tại các khoa liên quan về ngôn ngữ củaTrường Đại học Vinh (Nghệ An).

Trong một nghiên cứu mới đây, PGS-TS Hoàng Trọng Canh (Trường Đại học Vinh) nhận xét: “Sự tương ứng giữa từ ngữ địa phương Nghệ – Tĩnh với từ ngữ toàn dân về ngữ âm là phong phú, song cũng hết sức phức tạp. Sự tương ứng ngữ âm ấy diễn ra ở phụ âm đầu, phần vần và ở cả thanh điệu nhưng không theo một tỉ lệ đều khắp giữa các bộ phận âm thanh đó cũng như trong từng bộ phận. Tuy thế, nhìn chung, sự tương ứng về ngữ âm là có quy luật. Phần lớn phụ âm đầu của từ địa phương Nghệ – Tĩnh tương ứng với nhiều phụ âm đầu trong tiếng Việt toàn dân. Điều đó cũng chứng tỏ sự biến đổi ngữ âm của hệ thống phụ âm đầu tiếng Nghệ – Tĩnh rất ít và chậm. Về phần vần, sự tương ứng phức tạp hơn, nhất là đối với sự tương ứng của các vần khác loại. Về thanh điệu, sự tương ứng ấy xảy ra chủ yếu ở thanh nặng và thanh ngang Nghệ Tĩnh với một số thanh khác của từ toàn dân”.

Về nghĩa, hệ thống từ địa phương Nghệ – Tĩnh phức tạp hơn những vấn đề ngữ âm. Hệ thống danh từ, đại từ nhân xưng, đại từ chỉ trỏ, tính từ, động từ… vô cùng phong phú và cũng rất khác biệt. Chính vì vậy, khi giao tiếp với nhiều địa phương trong cả nước, người Nghệ từng trải thường phải “phiên dịch” cho người nghe. Là vùng đất cổ nên hệ thống danh từ cổ gọi tên các địa danh, tên vật, sự vật, sự việc cũng rất cổ. Theo thời gian, hệ thống từ này đang mất dần, trở thành “vốn cổ” trong các thành ngữ, tục ngữ, ca dao, là đề tài cho các nhà nghiên cứu văn hóa. Ví dụ như hệ thống từ địa phương trong bài dặm vè “Thần sấm ngã” của tác giả Lê Thanh Bình. Ví dụ “trộ” là biến thể địa phương của “trận”: Trộ mưa – trộ nam cào; một trộ – trộ gió. Đặc biệt là hệ thống đại từ xưng hô: Tau, mi, hấn, ả, eng… Đại từ chỉ trỏ: ni, nớ, tề… Từ để hỏi: rứa, hè, mô (mô rú mô sông mô nỏ chộ/ mô rừng mô biển chộ mô mồ?).

Video: Dân ca ví, giặm “Thần Sấm ngã”. Nguồn: HTTV

Trong xã hội hiện đại, sự giao thoa văn hóa ngày càng rộng rãi nhưng tiếng Nghệ vẫn được bảo tồn, lưu giữ trong đời sống, như một đặc trưng phản ánh tính cách, văn hóa của con người quê hương núi Hồng – sông Lam. Dùng tiếng Nghệ vừa tạo sự dí dỏm, trào lộng trong giao tiếp, vừa tạo nên sự gần gũi, thân thương, là dấu ấn để người Nghệ khi đi xa không lẫn vào những gương mặt khác.

Xa quê hương đến nay đã 40 năm nhưng mỗi lần gặp Nghệ nhân Nhân dân Hồng Oanh, người ta vẫn cảm nhận được tâm hồn, cốt cách của một người Hà Tĩnh nơi bà, qua lời nói, tiếng hát quê hương. “Đối với hàng nghìn người Nghệ Tĩnh hiện đang sinh sống, công tác ở miền Nam thì giọng Nghệ chính là “hồn thiêng” sông núi quê hương, ân tình nguồn cội mà những người con xa quê luôn giữ gìn như báu vật. Được nói tiếng quê trong các cuộc hội họp, gặp gỡ đồng hương, nó thiêng liêng xúc động lắm. Do vậy, khi được nghe những lời ru, điệu ví nơi xứ người, ai cũng rưng rưng thương nhớ cội nguồn. Đi xa mới biết, tiếng nói quê hương chính là nơi tìm về” – Nghệ nhân Nhân dân Hồng Oanh chia sẻ.

“Đặc sản” của vùng đất Nghệ - Tĩnh

Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Hồng Oanh là người dành nhiều tâm huyết để bảo tồn phát huy Nghệ ngữ qua các làn điệu ví giặm – hát ru ở các tỉnh phía Nam.

Trong dòng chảy của văn hóa dân tộc, đã có nhiều bài thơ, ca khúc sử dụng âm sắc, từ ngữ xứ Nghệ tạo dấu ấn riêng, lan tỏa rộng rãi trong đời sống được người dân cả nước yêu thích như ca khúc: “Người con gái sông La” (thơ Nguyễn Phương Thúy, nhạc Doãn Nho), “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” (nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý), bài thơ “Tiếng Nghệ” của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi hay các bài hát gần đây như: “Giọng Nghệ tìm về” của nhạc sỹ Lê Xuân Hòa, phổ thơ Lương Khắc Thanh…

Với sự đa dạng trong vốn từ vựng, giàu sức biểu đạt các sắc thái, cung bậc tình cảm, cảm xúc, miêu tả, trần thuật sự việc, sự kiện, cảnh vật, con người, cùng thổ âm đặc trưng… Nghệ ngữ góp phần làm giàu và đẹp thêm tiếng Việt trong đời sống xã hội hiện đại, là một bộ phận không thể tách rời để cộng đồng Nghệ Tĩnh muôn phương xích lại gần nhau. Như Nhà văn I-li-a E.Ren-bua (Nga) từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Từ yêu tiếng nói ông cha, người Nghệ càng nhân thêm tình yêu quê hương, chung sức dựng xây, phát triển đất nước.

Để tiếng quen không thành xa lạ…

Nghệ ngữ là hệ phương ngữ trong tiếng Việt nhưng với sự gìn giữ, phổ biến ngày càng rộng rãi đã trở thành một “thương hiệu” nhận diện văn hóa, con người xứ Nghệ trong bối cảnh hội nhập. Tuy giàu sức biểu cảm nhưng trong giao tiếp đại chúng, tiếng Nghệ vẫn còn những hạn chế, đòi hỏi người Nghệ phải linh hoạt uyển chuyển sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, phương ngữ, thổ ngữ trong công việc, học tập để đạt hiệu quả.

“Đặc sản” của vùng đất Nghệ - Tĩnh

CLB dân ca ví giặm các tỉnh phía Nam biểu diễn trong một sự kiện văn hóa ở TP Hồ Chí Minh năm 2022. Ảnh: NNND Hồng Oanh cung cấp.

Anh Dương Văn Thế (quê ở Lộc Hà, hiện công tác ở Lào Cai) bày tỏ: “Tiếng Nghệ có sự đa dạng về từ ngữ biểu đạt từ những đại từ xưng hô đến các tính từ, động từ… nhưng nếu dùng không đúng ngữ cảnh sẽ rất thô, có khi tục khiến người đối diện dù là người Nghệ cũng cảm thấy khó chịu. Đặc biệt là những tính từ biểu thị thái độ thô lỗ, cộc cằn… Vì vậy, rất cần loại bỏ, hạn chế”. Được biết, vì yêu tiếng quê hương, trước đây, anh Thế có tham gia vào một nhóm Nghệ ngữ trên mạng xã hội với mục đích được giao lưu bằng tiếng quê cho thỏa nhớ mong. Tuy nhiên, một số thành viên trong nhóm lạm dụng những từ ngữ thô thiển để đăng bài, bình luận khiến anh khó chịu và rời nhóm.

Một trong những hạn chế của Nghệ ngữ trong quảng giao với mọi miền là thổ âm nặng, khiến khi phát âm những từ ngữ có dấu ngã (~), dấu hỏi (?) thường bị nói thành dấu nặng (.), một số vùng dấu nặng (.) lại biến thành dấu huyền (`), huyền (`) thành dấu sắc (’)… Điều đó gây hiểu lầm hoặc khó hiểu đối với người ở vùng miền khác. Mặt khác, thổ âm nặng của người Nghệ cũng là một rào cản khi học ngoại ngữ. Tại Hội thi Nghiệp vụ lễ tân các cơ sở lưu trú liên tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh năm 2023 vừa diễn ra tại TP Vinh, điều này thể hiện rất rõ. Đó là một vài thí sinh của Nghệ An và Hà Tĩnh khi thuyết minh bằng tiếng Anh có âm sắc mang nặng thổ âm vùng miền, khiến ban giám khảo và một số khán giả cảm thấy khó hiểu.

“Đặc sản” của vùng đất Nghệ - Tĩnh

Quê hương sông Lam, núi Hồng. Ảnh: Đình Nhất.

Theo một số nhà văn, nhà nghiên cứu, để tiếng Nghệ giữ được bản sắc mà vẫn hòa nhập vào đời sống hiện đại, điều đầu tiên là phải có những chủ trương, chính sách bảo tồn. Trong đó, các trường học cần có những giờ học bài bản về cái hay, cái đẹp cũng như hạn chế của Nghệ ngữ; tăng cường bảo tồn di sản văn hóa như: hát ru Nghệ Tĩnh, dân ca ví, giặm, ca trù…, qua đó làm sống dậy những từ ngữ ông cha mang tâm thức, tâm hồn đặc trưng của người Nghệ. Các văn nghệ sỹ, nghệ nhân cần ý thức trách nhiệm bằng cách đưa lời ăn tiếng nói ông cha từ ca dao, tục ngữ, thành ngữ, cách nói… của người Nghệ vào tác phẩm của mình. Từ đó lan tỏa vẻ đẹp của Nghệ ngữ trong đời sống hiện đại.

Với mỗi cá nhân trong cộng đồng người Nghệ cần phải chú trọng phát âm và dùng từ ngữ linh hoạt trong từng ngữ cảnh, chú ý từ toàn dân để người nghe tiếp nhận dễ dàng nội dung, tránh hiểu nhầm, gây những cản trở trong công việc và cuộc sống.

Thiên Vỹ – Hạnh Nhân

Nguồn

Cùng chủ đề

Chỉ số sản xuất tăng, công nghiệp Hà Tĩnh tiếp đà phát triển

2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đang thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh SXKD, tăng đà bứt phá.Trung bình mỗi giờ Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng sản xuất 33.000 lon bia.Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng – SAVABECO (Thị xã Hồng...

Nghi Xuân có tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ông Nguyễn Anh Hào - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định điều động, bổ nhiệm của Viện trưởng Viện...

Trò chuyện với tác giả cuốn sách viết về Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Cuốn sách “Chân dung Anh hùng Lý Tự Trọng - qua những tư liệu lịch sử” được tác giả Dương Trọng Phúc ra mắt vào tháng 2/2024 là tài liệu hữu ích cho các thế hệ đoàn viên, thanh niên. Phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự có cuộc trò chuyện với anh.Anh Dương Trọng Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP Hồ Chí Minh), chuyên gia giáo dục sáng tạo cao cấp của Microsoft...

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại Danh y Lê Hữu Trác vào tháng 11/2024 sẽ được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức trang trọng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.Du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại khu Khu di tích mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.Theo đó, địa phương sẽ phát động phong trào thi đua cao điểm, toàn diện trên các...

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng ở Lộc Hà

Đảng bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng và tập trung thực hiện tốt Điều lệ Đảng để tạo nền tảng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.Chiều 29/2, Huyện ủy Lộc Hà tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025).Dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo...

Cùng tác giả

Đài PT&TH Hà Tĩnh gặp mặt cộng tác viên tiêu biểu năm 2024

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh hiện có trên 600 cộng tác viên trong và ngoài tỉnh. Tham gia cộng tác ở nhiều chương trình, nhiều lĩnh vực. Năm 2024, đội ngũ cộng tác viên đã có nhiều dóng góp vào thành tích chung của Đài, đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của Nhân dân.  Sáng 10/1/2025, Đài PT&TH Hà...

Thông báo công khai danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực...

Căn cứ Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25/12/2023 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Kế hoạch số 272/KH-SVHTTDL ngày 08/12/2024 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh về ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật...

Vietnamobile mở rộng vùng phủ sóng, nâng cấp trải nghiệm dịch vụ cho khách hàng

Theo đó, khách hàng Vietnamobile có thể đăng ký và chuyển vùng dữ liệu trong nước vào mạng Mobifone. Khách hàng cũng có thể tận hưởng dịch vụ chuyển vùng dữ liệu trong nước Mobifone khi đăng kí SIM HOI+; nhận và gửi cuộc gọi trên WIFI bằng cách đăng ký dịch vụ VoWifi mới ra mắt. Cụ thể, khi khách hàng Vietnamobile hoạt động ở những khu vực sóng chập chờn và đã đăng ký gói cước chuyển vùng...

Lễ trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho đảng viên Nguyễn Công Hàm

Chiều nay (9/1), Thành ủy Hà Tĩnh phối hợp với Đảng ủy xã Cẩm Bình tổ chức lễ trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho đảng viên Nguyễn Công Hàm, cán bộ tiền khởi nghĩa, Đảng viên Chi bộ thôn Bình Quang xã Cẩm Bình, thành phố Hà Tĩnh. Tới dự có đồng chí Trần Thế Dũng, Phó Bí...

Người Hà Tĩnh ưu tiên chọn hàng Việt

Thưa quý vị và các bạn! Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề. Đây cũng là thời điểm các doanh nghiệp và các hệ thống phân phối, lên phương án dự trữ hàng để phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Đặc biệt, thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, không chỉ các đơn...

Cùng chuyên mục

Ngàn người chen chân chiêm ngưỡng hang đá ‘khủng’ làm từ 5.000 cây tre

Hang đá Bê-lem được bà con xóm đạo ở Giáo xứ Chính tòa Văn Hạnh dựng lên từ 5.000 cây tre. Đây là một trong những hang đá 'khủng' nhất Hà Tĩnh trong mùa Giáng sinh năm nay. Những ngày qua, người dân khắp nơi đổ về xã Thạch Trung (thành phố Hà Tĩnh) cùng chiêm ngưỡng hang đá Bê-lem 'khủng' nhất Hà Tĩnh được làm từ 5.000 cây tre. Được biết, để hoàn thiện hang đá này, bà con xóm đạo ở Giáo...

Hà Tĩnh khảo khảo sát, học tập mô hình du lịch ở Ninh Thuận và Bình Thuận: Tìm hướng đi mới cho ngành du...

Nhằm xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho ngành du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh đã tổ chức đoàn công tác đến khảo sát các mô hình du lịch tiêu biểu tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Chuyến đi là cơ hội để ngành du lịch Hà Tĩnh học hỏi kinh nghiệm quản lý, khai thác tiềm năng từ các tỉnh bạn, làm cơ sở xây dựng các chiến lược...

Hà Tĩnh phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách Quốc tế

Trong những năm gần đây, Hà Tĩnh đã nỗ lực không ngừng để phát triển du lịch, tạo sức hút với du khách trong nước và quốc tế. Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đa dạng, di sản văn hóa phong phú cùng sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tỉnh đang từng bước khẳng định mình là một điểm đến tiềm năng cho những người yêu thích du lịch. Hà Tĩnh sở hữu những nét đẹp...

Nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác du lịch ở Nghi Xuân

UBND huyện Nghi Xuân phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư Hà Tĩnh, Viện đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực vừa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm. Tham gia lớp tập huấn có cán bộ phụ trách công tác du lịch, người làm công tác thuyết minh tại các khu - điểm du lịch, công chức văn hóa của các xã,...

Ngân hàng Phát triển Châu Á triển khai dự án du lịch tại Hà Tĩnh

Tháng 7/2023, đoàn công tác của ADB đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương như: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Cẩm Xuyên. Đây là hoạt động nhằm triển khai văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận Dự án “Thúc đẩy đổi mới trong hợp tác và hội nhập khu vực sau hậu quả của COVID-19, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh” (gọi tắt là dự án) của...

Hà Tĩnh tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh

Hà Tĩnh tham gia gian hàng trưng bày, quảng bá các sản phẩm du lịch, các điểm đến du lịch của tỉnh với du khách trong, ngoài nước tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024. Sáng 5/9, Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 (ITE HCMC 2024) chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh). Phó Chủ tịch UBND...

Hà Tĩnh đón hơn 220 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút khoảng 220.242 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 265% so với cùng kỳ năm 2023. Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, trong 220.242 lượt du khách tham quan, nghỉ dưỡng tại các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh dịp lễ 2/9 (từ 31/8 - 3/9/2024), có 29.309 lượt khách lưu trú (tăng 33% so với cùng kỳ năm...

Chợ cá biển Thiên Cầm

Bãi biển Thiên Cầm từ lâu đã rất nổi tiếng với bãi cát dài, mịn, cùng nhiều loại hải sản tươi ngon. Nhưng nhiều du khách nơi xa chưa biết ngay cạnh Thiên Cầm còn có một chợ cá họp sớm, rất thú vị với người ưa khám phá. Đó là chợ cá Cẩm Nhượng, còn gọi là chợ cá Cồn Gò, thuộc xã Cẩm Nhượng (H.Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Từ khu du lịch Thiên Cầm (TT.Thiên Cầm, H.Cẩm Xuyên), đi tiếp theo bờ...

Hà Tĩnh: Doanh thu dịch vụ, du lịch 7 tháng tăng trên 13%

Trong 7 tháng của năm 2024 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành của Hà Tĩnh ước đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng 13,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt hơn 4.580 tỷ đồng, tăng 13,87%; du lịch lữ hành và dịch vụ hỗ trợ du lịch ước đạt hơn 49 tỷ đồng, tăng 69,28%. Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt...

Khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào – Thái Lan trên đường 8 và...

Từ ngày 17 đến 21/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào - Thái Lan trên đường 8 và đường 12 năm 2024. Chuyến khảo sát nhằm mục đích: Tìm hiểu, khảo sát các điểm đến du lịch ở các tỉnh biên giới Lào, thủ đô Viêng Chăn, Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và một số điểm đến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất