Powered by Techcity

Cu – đơ ngọt thơm hương vị quê nhà

Khi cái lạnh se sắt cuối đông bao trùm lên phố xá làng quê, mùi thơm của mật ngọt, gừng cay thoảng trong gió gợi lên nỗi nhớ, dẫn dắt bước chân của bao người Hà Tĩnh tìm về đặc sản truyền thống quê hương: cu-đơ.

Cu-đơ Hà Tĩnh – ngọt thơm hương vị quê nhà.

Quán cu-đơ chùm thơ trước ngõ

Đã là người dân Thành Sen, hầu như ai cũng một lần được thưởng thức kẹo cu-đơ của gia đình ông bà Thư Viện. Những tấm kẹo vừa nóng giòn, thơm phức, ăn rồi thật khó quên.

Vị bùi của lạc hòa quyện vị mật mía ngọt mà không quá khay, vị cay nồng vừa phải của gừng, vị hơi béo của bánh đa, qua bàn tay khéo léo của người pha chế rồi nấu bằng củi với sự tỉ mẩn, kỳ công đã tạo nên một thức quà, dù không phải là cao lương mỹ vị, đắt tiền nhưng thơm ngon khó cưỡng.

Cu - đơ ngọt thơm hương vị quê nhà

Ông Đặng Kim Thư – người khởi nguồn nghề nấu kẹo cu-đơ ở thành phố Hà Tĩnh.

Ông Đặng Kim Thư năm nay đã 97 tuổi, chân yếu, mắt mờ nhưng vẫn còn minh mẫn. Khi được hỏi về khởi nguồn nghề nấu kẹo cu-đơ, ông hào hứng kể: “Thời trẻ, tôi từng đi dân công hỏa tuyến ở thượng Lào, bị mắc lụt phải ở lại vùng Rào Mắc, Sơn Kim (Hương Sơn) mấy ngày, được dân nấu kẹo mời ăn. Nơi xa xôi hẻo lánh, không có bánh đa, kẹo phải đổ trên lá chuối khô rồi gói lại. Khi nghỉ hưu là những năm sau ngày đất nước thống nhất, về sống tại vùng ngã ba cầu Phủ (nay thuộc phường Đại Nài – TP Hà Tĩnh), điều kiện khó khăn, bà nhà tôi mở quán bán nước và ít kẹo bánh lẻ. Tôi đã quyết định cùng bà và các con nấu kẹo cu-đơ để bán cho khách qua đường cùng với nước chè xanh, từ đó mà nên”.

Cu - đơ ngọt thơm hương vị quê nhà

Không chỉ sản xuất thứ kẹo đặc sản, ông Thư còn viết nhiều bài thơ về nghề nấu kẹo và hương vị của kẹo cu-đơ.

Mấy chục năm trước, khách mua cu-đơ Thư Viện còn được chủ nhà gửi vào trong thùng kẹo những bài thơ do chính ông Thư sáng tác. Ông Thư làm nhiều thơ nhưng người ta nhớ nhiều nhất là những vần thơ lục bát về sản vật cu-đơ của ông. Chiều cuối đông, trong ngạt ngào mùi thơm của kẹo, nghe những câu thơ do chính ông đọc mới thấy thật thú vị:

Quán cu-đơ chùm thơ trước ngõ

Bạn mua giùm muốn tỏ quán ông

Xem thơ ắt cũng chiều lòng

Vào mua mấy kẹo giúp ông gọi là…”

Cu - đơ ngọt thơm hương vị quê nhà

Nhiều công đoạn kỳ công mới cho ra những tấm kẹo cu-đơ Thư Viện để lại dư vị khó quên.

Trò chuyện với ông và cô con gái thứ 3 – chị Đặng thị Hương, mới biết để có những tấm kẹo cu-đơ Thư Viện để lại dư vị khó quên với thực khách thật không dễ chút nào.

Riêng quạt bánh theo kiểu thủ công ngày xưa đã phải đảm bảo bánh phẳng, giòn, chín mà không cháy. Rồi chọn lạc ở vùng nào, mật ở vùng nào ngon nhất. Có khi 2 xã liền kề trồng mía kéo mật nhưng do chất đất khác nhau nên mật xã này đặc, xã kia loãng. Mật mía cao sản hàm lượng đường cao, kẹo ngọt quá, dễ lại đường nên khó nấu. Giờ thì mật và lạc người ta mang đến nhập, không phải đi tìm mua khắp nơi, nhưng phải nấu thử, nếu không ngon là hủy luôn mẻ kẹo đó.

Cu - đơ ngọt thơm hương vị quê nhà

Bí quyết nấu kẹo nằm ở cảm quan của người nấu.

“Cách pha chế mật, lạc, mạch nha rất quan trọng, phụ thuộc vào độ ẩm, thời tiết nóng lạnh. Bí quyết nằm ở cảm quan của người nấu, tôi vẫn giữ lại phương pháp nấu củi truyền thống, tự tay mình canh lửa và đảo nồi” – chị Hương chia sẻ.

Giờ thì cả một vùng cầu Phủ, Thạch Bình đã thành “làng cu-đơ”. Khách qua lại trên con đường thiên lý Bắc Nam, thấy rất nhiều cơ sở sản xuất cu-đơ của các gia đình con cháu ông Thư Viện. Cu-đơ còn được sản xuất ở nhiều nơi trong TP Hà Tĩnh và các vùng miền khác.

Nơi khởi phát những tấm kẹo thơm ngon

Ở Hà Tĩnh, hiện nay, người dân vẫn lưu truyền nguồn gốc tên gọi cu-đơ. Từ cái tên riêng của một người đã định danh tên gọi của một thức quà.

Ấy là chuyện thời Pháp thuộc, có ông Chắt Vy, quê xóm Thịnh Bình, xã Thịnh Xá (nay là xã An Hòa Thịnh, Hương Sơn), tên thân mật hằng ngày là Cu Hai, đã nấu kẹo lạc đổ lên bánh đa, 2 tấm kẹp lại rất ngon mà giá tiền vừa phải nên nhiều người mua. Có một người Pháp đến ăn thử, gọi là kẹo cu-đơ (đơ trong tiếng Pháp là số đếm 2, người Việt viết là hai). Cái tên cu-đơ (tên kẹo) có từ ngày đó.

Giữ nghề truyền thống trên vùng đất được coi là nơi khởi phát của những tấm kẹo cu-đơ có rất nhiều gia đình nhưng nổi tiếng hiện nay là gia đình bà Trần Thị Hường ở tổ dân phố 6, thị trấn Phố Châu, người dân quen gọi là “cu-đơ bà Hường”.

Điểm khác biệt của “cu-đơ bà Hường” là vẫn đổ kẹo lạc lên bánh đa vừng như ngày xưa nhưng ngoài kẹo hình tròn còn có kẹo hình chữ nhật. Giá cũng rất vừa phải, mỗi hộp kẹo lớn chỉ 50.000 đồng. Chính vì vậy, “cu-đơ Bà Hường” bán rất chạy.

Chị Hồ Thị Thuận (SN 1973), con gái thứ hai của bà Hường, chủ cơ sở cho biết: “Với mong muốn duy trì và phát triển nghề gia truyền đã có từ 30 năm, tạo ra những sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, giữ được hương vị truyền thống đặc trưng của quê hương, chúng tôi luôn coi trọng kỹ thuật, đầu tư mẫu mã, bao bì sản phẩm, quy trình sản xuất nên rất được khách hàng xa gần ưa chuộng, tạo việc làm cho 15 lao động.

Những ngày này, mỗi ngày, cơ sở sản xuất 5.000 hộp kẹo (mỗi hộp 5 tấm). Gần tết Nguyên đán, mỗi ngày sản xuất 10.000 hộp. Tháng 12/2020, sản phẩm “cu-đơ bà Hường” đã được chứng nhận OCOP”.

Để đặc sản quê hương vươn xa

Chọn nghề nấu kẹo cu-đơ muộn nhưng chị Nguyễn Thị Nga (SN 1975), chủ cơ sở sản xuất cu-đơ Phong Nga ở xã Thạch Đài (Thạch Hà) vẫn tìm cho mình được lối đi riêng.

Không chỉ vậy, chị là người đã tiên phong nâng tầm đặc sản quê hương, trở thành thương hiệu được thực khách cả nước biết đến.

Quê gốc xã Tân Lâm Hương, chị Nga về làm dâu ở xã Thạch Đài, cùng chồng là anh Nguyễn Văn Phong khởi nghiệp nghề nấu kẹo cu-đơ vào năm 1995.

Với vị trí thuận lợi nằm trên tỉnh lộ 3 đi Thạch Hà, Hương Khê, gần đường tránh quốc lộ 1, gần thị tứ, lại có diện tích rộng, nghiên cứu kỹ các phương thức sản xuất truyền thống, anh chị Phong Nga quyết tâm tìm hướng đi mới.

Không sử dụng phương thức nấu củi như nhiều gia đình khác, anh Phong đã mày mò sản xuất hệ thống 8 nồi nấu bằng điện, máy xay gừng, máy dán băng keo sản phẩm. Anh chị còn đầu tư 6 máy hút chân không trên 200 triệu đồng để đảm bảo sản phẩm vận chuyển đi xa mà không bị ẩm, chảy nước. Đây chính là yếu tố then chốt để cu-đơ Phong Nga có mặt ở nhiều tỉnh, thành.

Ở sở sản xuất Phong Nga hiện rộng gần 1.000 m2 với một khu nhà 2 tầng, được phân chia thành các khu vực bếp nấu, đổ kẹo, đóng gói sản phẩm, khu vực nhà kho, khu vực rửa tay… rất sạch sẽ, ngăn nắp, khoa học.

Năm 2019, sản phẩm cu-đơ Phong Nga được công nhận OCOP và năm 2022 tiếp tục được công nhận OCOP càng giúp anh chị có điều kiện đầu tư mẫu mã, quảng bá thương hiệu. Cơ sở Phong Nga đã tạo việc làm cho 12 lao động với mức lương đứng bếp 10 triệu đồng/tháng và các vị trí khác 6 triệu đồng/tháng.

Anh Phong tự lái xe vận chuyển hàng đi các nơi gần và hợp đồng vận chuyển đi ngoại tỉnh. Cu-đơ Phong Nga có mặt tại nhiều điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm của Hà Tĩnh ở các tỉnh, thành và tại Trung tâm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP TP Hà Tĩnh. Tháng cao điểm này, mỗi ngày, cơ sở xuất bán trên 1.000 hộp cu-đơ, chủ yếu là hộp lớn. Cơ sở cũng sản xuất tấm nhỏ để tiện lợi cho người tiêu dùng.

Chị Nga tâm sự: “Ai cũng tưởng nấu kẹo cu-đơ là dễ nhưng thực ra không dễ chút nào. Chỉ cần một sai số nhỏ là hỏng cả nồi kẹo hoặc sản phẩm không đạt chất lượng nên chúng tôi cẩn trọng trong từng khâu chọn nguyên liệu, kỹ thuật chế biến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặc dù năm nay kinh tế khó khăn, lượng kẹo bán ra có giảm nhưng chúng tôi vẫn duy trì được nhịp độ sản xuất. Tôi mong muốn khách hàng gần xa biết đến sản phẩm của chúng tôi nhiều hơn nữa”.
Minh Huệ – Thu Hà – Hoài Nam

Cùng chủ đề

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc mưa vài nơi, trời rét về đêm và sáng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới Trong 24 đến 48 giờ tới, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Trong đó, Đông Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng. Đêm và sáng sớm trời rét. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở Bắc Bộ khoảng 8-9 độ C. Hà Tĩnh đến Phú Yên đêm có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông. Từ 20/11, khu vực này mưa rải rác. Ở các...

Lịch thi đấu V-League hôm nay: Đại chiến Bình Dương

V-League ‘đỏ lửa’ ở sân Gò Đậu Vòng 9 là một trong những khúc cua đầu tiên của V-League 2024 – 2025, bởi sau vòng đấu này, các đội sẽ bước vào đợt nghỉ kéo dài gần 2 tháng để nhường chỗ cho đội tuyển Việt Nam đá AFF Cup 2024. Do đó, đội nào cũng muốn dốc toàn lực để có kết quả tốt, nhằm có thứ hạng và đà tâm lý thuận lợi trước khi tính toán...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh thông báo kết quả các kỳ họp 34, 35 và 36

Đồng chí Hà Văn Trọng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã chủ trì các kỳ họp thứ 34, 35 và 36 của UBKT Tỉnh uỷ để xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng. Tham dự có đồng chí Võ Hồng Hải – uỷ viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ. Các kỳ...

Động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mới

Động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mớiHải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để xây dựng cầu Phong Châu mới… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn...

Cùng tác giả

Chợ cá biển Thiên Cầm

Bãi biển Thiên Cầm từ lâu đã rất nổi tiếng với bãi cát dài, mịn, cùng nhiều loại hải sản tươi ngon. Nhưng nhiều du khách nơi xa chưa biết ngay cạnh Thiên Cầm còn có một chợ cá họp sớm, rất thú vị với người ưa khám phá. Đó là chợ cá Cẩm Nhượng, còn gọi là chợ cá Cồn Gò, thuộc xã Cẩm Nhượng (H.Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Từ khu du lịch Thiên Cầm (TT.Thiên Cầm, H.Cẩm Xuyên), đi tiếp theo bờ...

Khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của Vườn Quốc gia Vũ Quang

Ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, cảnh sắc thiên nhiên Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện lên thật kỳ vĩ, hoang sơ cùng với sự phong phú, đa dạng hiếm có về địa hình, sinh thái và cảnh quan. Theo chân đoàn khảo sát tiềm năng du lịch của tỉnh, chúng tôi có dịp khám phá những giá trị tiềm ẩn trong Vườn Quốc gia Vũ Quang. Mục tiêu lần này là khám phá khu vực...

Hành trình khám phá Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, cảnh sắc thiên nhiên Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện lên thật kỳ vĩ, hoang sơ cùng với sự phong phú, đa dạng hiếm có về địa hình, sinh thái và cảnh quan...

Hà Tĩnh triển khai gói tín dụng 15.000 tỷ đồng lĩnh vực lâm – thủy sản

Khách hàng có dự án, phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực lâm sản, thủy sản sẽ được tiếp cận gói tín dụng 15.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay ưu đãi tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản yêu cầu các chi nhánh ngân hàng thương mại cấp I trên địa bàn triển...

Du lịch Hà Tĩnh “níu chân” du khách

7 tháng đầu năm, Hà Tĩnh có hơn 660 nghìn lượt khách lưu trú, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, so với những năm trước, tỷ lệ khách lưu trú dài ngày đã tăng lên, mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho ngành Du lịch Hà Tĩnh. Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã đón khoảng hơn 2,4 triệu lượt...

Cùng chuyên mục

Chợ cá biển Thiên Cầm

Bãi biển Thiên Cầm từ lâu đã rất nổi tiếng với bãi cát dài, mịn, cùng nhiều loại hải sản tươi ngon. Nhưng nhiều du khách nơi xa chưa biết ngay cạnh Thiên Cầm còn có một chợ cá họp sớm, rất thú vị với người ưa khám phá. Đó là chợ cá Cẩm Nhượng, còn gọi là chợ cá Cồn Gò, thuộc xã Cẩm Nhượng (H.Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Từ khu du lịch Thiên Cầm (TT.Thiên Cầm, H.Cẩm Xuyên), đi tiếp theo bờ...

Khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của Vườn Quốc gia Vũ Quang

Ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, cảnh sắc thiên nhiên Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện lên thật kỳ vĩ, hoang sơ cùng với sự phong phú, đa dạng hiếm có về địa hình, sinh thái và cảnh quan. Theo chân đoàn khảo sát tiềm năng du lịch của tỉnh, chúng tôi có dịp khám phá những giá trị tiềm ẩn trong Vườn Quốc gia Vũ Quang. Mục tiêu lần này là khám phá khu vực...

Hành trình khám phá Vườn Quốc gia Vũ Quang.

Ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, cảnh sắc thiên nhiên Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện lên thật kỳ vĩ, hoang sơ cùng với sự phong phú, đa dạng hiếm có về địa hình, sinh thái và cảnh quan...

Hà Tĩnh triển khai gói tín dụng 15.000 tỷ đồng lĩnh vực lâm – thủy sản

Khách hàng có dự án, phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực lâm sản, thủy sản sẽ được tiếp cận gói tín dụng 15.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay ưu đãi tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản yêu cầu các chi nhánh ngân hàng thương mại cấp I trên địa bàn triển...

Du lịch Hà Tĩnh “níu chân” du khách

7 tháng đầu năm, Hà Tĩnh có hơn 660 nghìn lượt khách lưu trú, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt, so với những năm trước, tỷ lệ khách lưu trú dài ngày đã tăng lên, mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho ngành Du lịch Hà Tĩnh. Theo thống kê chưa đầy đủ của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã đón khoảng hơn 2,4 triệu lượt...

Hà Tĩnh tăng tốc, tạo đột phá chặng cuối năm

Những tháng đầu năm 2023, tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh vẫn đạt nhiều kết quả khả quan trên các lĩnh vực. Điều đó cho thấy, nền kinh tế tỉnh nhà đang đi đúng hướng và mở ra triển vọng đột phá trên chặng cuối năm. Nhiều chỉ số tăng trưởng tích cực Điểm sáng trong phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm là mức tăng trưởng ấn tượng của các ngành thương mại - dịch vụ - du lịch....

Chương trình OCOP – dư địa lớn cho thanh niên Hà Tĩnh khởi nghiệp

Khởi nghiệp với xây dựng thương hiệu sản phẩm từ thế mạnh địa phương và tham gia chương trình OCOP, nhiều người trẻ Hà Tĩnh đã có những thành công bước đầu, các sản phẩm được thị trường đón nhận. Bộ sản phẩm trầm hương Tâm Thiên Hương đạt chuẩn OCOP 4 sao năm 2021. Bằng tình yêu và sự đam mê với trầm hương, chị Nguyễn Thị Huyền Trang (SN 1992) - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch...

Hà Tĩnh và Bolikhămxay hội đàm, trao đổi kinh nghiệm về công tác hội đồng nhân dân

Sáng 27/7, tại TP Hà Tĩnh, Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh (nước CHXHCN Việt Nam) và đoàn đại biểu HĐND tỉnh Bolikhămxay (nước CHDCND Lào) đã tiến hành hội đàm trao đổi kinh nghiệm về công tác HĐND giữa 2 tỉnh. Chủ trì hội đàm có đồng chí Trần Tú Anh - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh và đồng chí Sú Văn Ni Xay Xạ Nạ - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch...

Ông Nguyễn Doãn Hậu giữ chức Chủ tịch Công đoàn ngành Công thương Hà Tĩnh

Chiều 26/7, Công đoàn ngành Công thương tổ chức đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028. Lãnh đạo Công đoàn ngành Công thương Việt Nam, Công đoàn ngành Công thương tỉnh Nghệ An và Quảng Bình, lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh tham dự. Đại biểu dự đại hội. Tính đến ngày 30/3/2023, Công đoàn ngành Công thương có 2.536 công nhân, viên chức, người lao động (tăng 659 người so với đầu nhiệm kỳ). Nhiệm kỳ 2017-2023, công...

Ấn tượng với các màn giao lưu dân vũ sôi nổi của phụ nữ Hà Tĩnh

Tối 24/7, tại quảng trường Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc), Hội LHPN Hà Tĩnh tổ chức chương trình giao lưu dân vũ với chủ đề “Phụ nữ Hà Tĩnh bước tiếp khúc quân hành”. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Văn hóa “Linh thiêng Đồng Lộc”, kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), 55 năm Chiến thắng Đồng Lộc, tưởng niệm 55 năm ngày hy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất