Powered by Techcity

“Cỏ non Thành cổ” – khúc tráng ca thời hậu chiến

Trong dòng chảy âm nhạc cách mạng, có biết bao ca khúc viết về sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, song với tôi và nhiều người, tác phẩm “Cỏ non Thành cổ” là khúc tráng ca lịch sử viết về thời hậu chiến hay nhất, nhắc nhở các thế hệ muôn sau “xin chớ vô tình với người hy sinh cho hạnh phúc quê mình”.

Người nhạc sĩ tài hoa, khiêm tốn

Tôi biết và quen thân nhạc sĩ Tân Huyền từ một lý do khá tình cờ nhưng vô cùng duyên phận. Vào một ngày chủ nhật, mùa hè năm 1973, tôi đến thăm nhà anh chị họ ở số nhà 9B, phố Trương Hán Siêu, Hà Nội. Đang loay hoay kiếm tìm thì có một người đàn ông cỡ tuổi trung niên dắt xe đạp trong ngõ đi ra. Tôi chào ông và cũng rất ngạc nhiên khi nghe ông đáp lại bằng giọng Nghệ. Thấy ông có khuôn mặt phúc hậu, ăn mặc giản dị, mái tóc bồng bềnh đầy chất nghệ sĩ, tôi tranh thủ bắt chuyện. Ông tự giới thiệu tên là Tân Huyền, quê Đức Thọ, Hà Tĩnh, vừa là đồng hương vừa là hàng xóm của ông anh con bác tôi là Phan Vinh. Từ đó về sau, hễ lần nào đến chơi nhà ông anh, tôi đều ghé sang thăm, chuyện trò với nhạc sĩ đồng hương Tân Huyền.

“Cỏ non Thành cổ” - khúc tráng ca thời hậu chiến

Nhạc sĩ Tân Huyền (ảnh internet)

Biết tôi là dân làm báo chí trong quân đội, có được học hành chút ít về lĩnh vực âm nhạc, ông coi như đồng nghiệp nên chuyện trò rất cởi mở. Ông kể, Châu Phong quê ông (nay là xã Tùng Ảnh, Đức Thọ) là đất khoa bảng, văn vật. Vốn là làng làm nghề dệt lụa nên bà con rất chuộng ca hát, đối đáp ví, giặm với nhau trong những đêm trăng trên con sông La thơ mộng, êm đềm. Có lẽ từ đó mà các bài hát của ông đậm đà giai điệu ngọt ngào, sâu lắng của dân ca miền Trung. Từ các tác phẩm “đời đầu” như “Tiếng hò trên đất Nghệ An”, “Em đứng giữa giảng đường hôm nay”, cho đến “Mỗi bước đi thêm yêu Tổ quốc”, “Xe ta đi trong đêm Trường Sơn”, “Một mình với Sông La”, “Mười đóa hoa đồng trinh”… sau này đều được ông khai thác và vận dụng chất liệu dân ca Nghệ Tĩnh một cách nhuần nhuyễn, đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

Trong trò chuyện cũng như cách xử sự với bạn bè, khối phố, ông rất khiêm nhường, ít nói về mình. Vì thế, ngoài những người thân quen ra, chẳng mấy ai biết ông là một nhạc sĩ tài danh, có nhiều ca khúc “nằm lòng” trong công chúng.

Một lần, cùng ông ngồi uống bia hơi ở phố Hoàng Diệu, tại trạm khách Bộ Quốc phòng, tình cờ một anh bạn tôi là đại tá, công tác ở Bộ Tổng Tham mưu ngồi gần đó trông thấy, bèn tiến lại và chào rất to: “Em kính chào bác, nhạc sĩ Tân Huyền!”. Nhạc sĩ đang ngồi, vội vàng đứng dậy đáp lễ: “Xin chào anh. Anh cứ gọi tôi là bác Tân Huyền thôi, cho thân mật”. Trên đường trở về nhà, ông nói rất thật lòng: “Khu vực cổng Hoàng Thành này toàn các ông tướng, tá công lao đầy mình. Tôi chỉ là anh nhạc sĩ viết được mươi hai bài hát, các anh ấy cứ đến chào, chúc bia, áy náy quá!”.

Xuất xứ của bài ca nổi tiếng

“Cỏ non Thành cổ” - khúc tráng ca thời hậu chiến

Thành cổ Quảng Trị 50 năm trước. Ảnh tư liệu: Đoàn Công Tĩnh

Không chỉ với công chúng yêu âm nhạc mà nhiều người trong giới nhạc sĩ đều đánh giá cao ca khúc “Cỏ non Thành cổ”, coi đó là tác phẩm tiêu biểu, hay nhất trong cuộc đời sáng tác của người nghệ sĩ tài ba này.

Năm 2003, huyện Đức Thọ phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh tổ chức chương trình ca nhạc “Âm vang sông La”, nhạc sĩ Tân Huyền được mời về dự. Trong câu chuyện với nhau, tôi tranh thủ hỏi ông về sự ra đời của “Cỏ non Thành cổ”, một bài hát viết về địa danh mà Sư đoàn 320B của chúng tôi đã góp công lớn trong 81 ngày đêm rực lửa chiến đấu, mùa hè 1972.

Năm này ông đã sang tuổi 72, đi lại không còn nhanh nhẹn nhưng trí nhớ thì vẫn rất minh mẫn. Ông kể lại trong bồi hồi, xúc động: Đầu xuân năm 1990, ông vào Quảng Trị tìm hiểu thực tế để sáng tác ca khúc cách mạng theo lời mời của địa phương. Cùng đi còn có một số nhạc sĩ khác như Huy Thục, Vũ Thanh, Thuận Yến… Loanh quanh bên Thành cổ mấy hôm mà chưa nghĩ ra chủ đề để viết, may sao vào một buổi nọ ông gặp nhà văn Nguyễn Quang Lập, “thổ công” của xứ này ngay trong thành. Nhà văn nói với “Nhà nhạc”, đại ý là: Cỏ lên xanh đẹp, non tơ thế này nhưng mỗi tấc đất dưới nó đều thấm đỏ máu xương của các chiến sĩ. Câu nói trở thành một gợi ý vô cùng quý giá. Tự nhiên ông thấy cỏ ở đây phất phơ trong nắng mai, xanh non tơ và đẹp đến lạ lùng. Nhưng dưới màu xanh của sự hồi sinh ấy, một thời nơi đây là bãi chiến trường máu lửa, bao đồng đội (và có cả em trai ông) đã vĩnh viễn nằm lại, không trở về.

Ông nói thêm, khi tứ đã có, lời bật lên theo, âm nhạc cũng cứ thế tràn về. Và chỉ một đêm thôi, ông đã hoàn thành hầu như trọn vẹn bài hát, kể cả phần lời lẫn phần nhạc.

Thông điệp gửi lại muôn sau

“Cỏ non Thành cổ” - khúc tráng ca thời hậu chiến

Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trong Thành Cổ Quảng Trị. (Ảnh: TTXVN)

Với “Cỏ non Thành cổ”, tôi được nghe nhiều ca sĩ hát rất thành công như Kim Tiến, Thái Bảo, Lệ Thu, Nhã Phương, Minh Huyền, kế đó là Việt Hoàn, Tấn Minh, Minh Thu, Đông Hùng… Song không hiểu sao giọng ca của ca sĩ Kim Tiến tại đêm nhạc Đức Thọ hôm ấy làm tôi và mọi người xúc động đến vậy. Hàng ngàn người dân quê ông dường như nuốt trọn từng lời chia sẻ của người nhạc sĩ quê hương, cảm động nhìn ông tay run run cầm chiếc micro, nói như bật khóc về sự ra đời của khúc tráng ca bất tử này. Bài hát là bản thông điệp của ông muốn gửi lại cho muôn sau, xin đừng quên quá khứ hào hùng và sự mất mát, hy sinh của những người chiến sĩ. Giọng ca đầy “gan ruột” của Kim Tiến đã làm cho các khán giả lặng im, nhiều người rơm rớm nước mắt.

Bài hát ra đời đã hơn 30 năm song nó có sức lan tỏa mãnh liệt, đặc biệt là vào các dịp kỷ niệm tưởng nhớ các anh hùng, thương binh, liệt sĩ. Nhiều người cho rằng “Cỏ non Thành cổ” mới chính là ca khúc để đời của nhạc sĩ Tân Huyền và là ca khúc hay nhất viết về thời hậu chiến.

Nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh đánh giá:Cỏ non Thành cổ” là tấm lòng tri ân, là nén tâm nhang của muôn triệu người dân Việt Nam dành cho những liệt sĩ đã nằm xuống cho sự bình yên của đất nước. Có thể xem đây là sáng tác xuất thần, trọn vẹn cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật, một điển hình về sự chân thành, giản dị đến không cùng khi người nghệ sĩ biết chắt lọc cái tinh hoa nhất của đời người và đời sống”.

Khắc Hiển

Nguồn

Cùng chủ đề

Cảnh báo mưa lớn, các thuỷ điện ở miền Trung chuẩn bị ứng phó thế nào?

Sáng 3/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Thừa Thiên – Huế thông tin, dự báo từ chiều tối 3 đến 9/11, trên địa bàn mưa to, mưa rất to. Tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 500 – 850mm, có nơi trên 1.000mm. Lượng mưa này sẽ gây ra lũ lớn, ngập úng ở vùng thấp trũng, khả năng gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng đồi núi, ven...

Chỉ số sản xuất tăng, công nghiệp Hà Tĩnh tiếp đà phát triển

2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đang thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh SXKD, tăng đà bứt phá.Trung bình mỗi giờ Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng sản xuất 33.000 lon bia.Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng – SAVABECO (Thị xã Hồng...

Nghi Xuân có tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ông Nguyễn Anh Hào - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định điều động, bổ nhiệm của Viện trưởng Viện...

Trò chuyện với tác giả cuốn sách viết về Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Cuốn sách “Chân dung Anh hùng Lý Tự Trọng - qua những tư liệu lịch sử” được tác giả Dương Trọng Phúc ra mắt vào tháng 2/2024 là tài liệu hữu ích cho các thế hệ đoàn viên, thanh niên. Phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự có cuộc trò chuyện với anh.Anh Dương Trọng Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP Hồ Chí Minh), chuyên gia giáo dục sáng tạo cao cấp của Microsoft...

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại Danh y Lê Hữu Trác vào tháng 11/2024 sẽ được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức trang trọng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.Du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại khu Khu di tích mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.Theo đó, địa phương sẽ phát động phong trào thi đua cao điểm, toàn diện trên các...

Cùng tác giả

FORMOSA hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động đã qua đào tạo, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho con em địa phương, thời gian qua, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã đẩy mạnh công tác phối hợp với các trường dạy nghề trên địa bàn tổ chức các khóa đào tạo nghề miễn phí. Từ...

Nghệ An: Vị trí ga đường sắt cao tốc Bắc

Nghệ An: Vị trí ga đường sắt cao tốc Bắc – Nam dự kiến đặt gần Khu công nghiệp VSIPTuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đoạn qua Nghệ An sẽ có chiều dài 85,5 km với điểm đón trả khách là ga Vinh đặt tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nghệ An, địa phương đã trình Quốc hội phương án lựa chọn địa điểm...

Chương trình “Chubb Life – Vì tương lai em” hỗ trợ giáo dục cho trẻ em trên cả nước

Chương trình “Chubb Life – Vì tương lai em” hỗ trợ giáo dục cho trẻ em trên cả nướcChubb Life Việt Nam và hành trình hỗ trợ cộng đồng với những hoạt động dài hạn nhằm góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục, nâng cao sức khỏe, thể chất và các quà tặng thiết thực cho các thế hệ tương lai của đất nước. Từ năm 2005, Chubb Life Việt Nam đã duy trì hoạt động hỗ trợ giáo...

Tinh gọn bộ máy để rõ việc, rõ trách nhiệm

Theo ĐBQH Vũ Trọng Kim, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, để đảm bảo bộ máy tinh gọn, đồng bộ, liên thông, cần sắp xếp theo hướng một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính. ĐBQH Vũ Trọng Kim. Trung ương cần gương mẫu đi đầu Phát biểu tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18/2017...

Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt

Vi phẫu không chỉ là một kỹ thuật y học tiên tiến mà còn mang lại hy vọng mới cho hàng nghìn bệnh nhân bị khuyết hổng vùng hàm mặt, giúp họ lấy lại nụ cười và sống một cuộc đời bình thường. Trong bối cảnh tỷ lệ người dân mắc các bệnh lý liên quan đến vùng hàm mặt, đặc biệt là ung thư hàm mặt, đang gia tăng, các bác sỹ ngành phẫu thuật hàm mặt phải đối...

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh xin bắn pháo hoa dịp kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Hà Tĩnh xin chủ trương bắn pháo hoa 15 phút tại Quảng trường Thành Sen, thành phố Hà Tĩnh với số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao và 90 giàn pháo hoa tầm thấp. Lãnh đạo tỉnh làm việc với UBND huyện Hương Sơn về  tiến độ thi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích khu mộ và tượng...

Bảo tàng Hoa Cương xác lập Kỷ lục Việt Nam

Hà Tĩnh là vùng địa linh nhân kiệt với bề dày lịch sử và phong phú về di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được lưu truyền và gìn giữ. Hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã và đang tổ chức sưu tầm, bảo quản nhiều hiện vật văn hóa lịch sử quý giá. Các...

Chủ tịch UBND tỉnh chức mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

Sáng nay, đồng chí Võ Trọng Hải, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh;  đồng chí Trần Tú Anh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Nhân dân tỉnh cũng đã đến tặng hoa, chúc mừng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt – Đức và Trường Đại học Hà Tĩnh.  Tặng hoa,...

Bi thư Tỉnh ủy chúc mừng các nhà giáo Nhân dân nhân ngày 20/11

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thay mặt lãnh đạo tỉnh, sáng nay, đồng chí Hoàng Trung Dũng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân. Cùng đi có lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo một số ban Đảng...

Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới

Sáng nay, tại trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024”. Chủ đề của tháng hành động là “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng ngày 20/11

Sáng nay, đồng chí Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và đồng chí Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến tặng hoa, chúc mừng Trường Chính trị Trần Phú, Trường Cao đẳng Nguyễn Du và Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.  Đến chúc mừng cán bộ, giảng viên Trường Chính trị Trần Phú, đồng chí Trần Thế...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng 20/11

Sáng nay, đồng chí Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và đồng chí Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến tặng hoa, chúc mừng Trường Chính trị Trần Phú, Trường Cao đẳng Nguyễn Du và Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh.  Đến chúc mừng cán bộ, giảng viên Trường Chính trị Trần Phú, đồng chí Trần Thế...

Hà Tĩnh trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 cho 14 giáo viên.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày nhà giáo Việt Nam, sáng nay (18/10) Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh tổ chức trao tặng Danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 cho 14 giáo viên. Tham dự có Đồng chí Hoàng Trung Dũng, Ủy viên TW Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đồng chí Võ...

Công diễn, trao giải Cuộc thi tìm kiếm tài năng dân ca Ví, Giặm

Tối 17/11, Đài PT và TH Hà Tĩnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh phối hợp tổ chức chương trình công diễn và trao giải Cuộc thi  “Tìm kiếm tài năng dân ca Ví, Giặm”. Đây là chương trình mở màn trong chuỗi hoạt động festival  Về miền Ví ,  Giặm  - Kết nối tinh hoa...

Nhiều người tham quan và mua sắm tại Lễ hội cam và các sản phẩm Hà Tĩnh

Những ngày qua, Lễ hội cam và các sản phẩm Hà Tĩnh lần thứ 7 đã thu hút đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm. Với 100 gian hàng bán các sản phẩm ocop 3 sao, 4 sao mang đặc trưng của mỗi địa phương, vùng đất khác nhau nên người mua dễ dàng lựa chọn được những mặt hàng ưng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất