Powered by Techcity

Chợ truyền thống Hà Tĩnh bắt nhịp chuyển đổi số

Áp dụng công nghệ, số hóa trong thanh toán, bán hàng tại các chợ truyền thống ở Hà Tĩnh vừa thúc đẩy kinh doanh, mang lại nhiều tiện ích cho cả người bán và người mua.

Chợ truyền thống Hà Tĩnh bắt nhịp chuyển đổi số

Hầu hết các quầy kinh doanh tại chợ TP Hà Tĩnh có mã QR để thanh toán.

Trong vài năm trở lại đây, hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, quét mã QR để chuyển khoản đã trở nên phổ biến trong hoạt động giao thương tại các chợ truyền thống. Trên các quầy hàng quần áo, giày dép, thực phẩm…, hầu hết đều có mã QR để khách hàng thanh toán khi mua hàng, sử dụng dịch vụ.

Kinh doanh các sản phẩm trang trí, văn phòng phẩm tại chợ TP Hà Tĩnh nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Nga chia sẻ: “Trước đây, đa số khách trả tiền mặt hoặc khi khách chuyển khoản, tôi thường đọc số tài khoản nhưng khoảng hơn 1 năm nay, tôi đã sử dụng mã quét QR để thanh toán. Hiện nay, hầu như quầy hàng nào cũng có bảng mã QR, thậm chí một quầy còn có 2 – 3 mã của các ngân hàng. Hình thức thanh toán này rất tiện lợi và ngày càng nhiều khách hàng thanh toán theo hình thức này”.

Ông Nguyễn Thăng Long – Trưởng ban Quản lý chợ TP Hà Tĩnh cho biết: “Chợ TP Hà Tĩnh hiện có hơn 1.800 quầy với khoảng 2.300 hộ kinh doanh. Hầu hết các tiểu thương có mã QR để khách hàng chuyển khoản khi thanh toán. Về phía ban quản lý chợ, chúng tôi cũng tích cực tuyên truyền với tiểu thương về công tác chuyển đổi số, mô hình chợ 4.0, phối hợp với các đơn vị để từng bước số hóa hoạt động kinh doanh, bắt kịp xu hướng chuyển đổi số”.

Chợ truyền thống Hà Tĩnh bắt nhịp chuyển đổi số

Hơn 70% lượng khách hàng mua sắm tại quầy của chị Lê Thị Thương thanh toán qua chuyển khoản

Là khách hàng thường mua sắm tại chợ, chị Nguyễn Lan Phương (nhân viên văn phòng tại TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Các quầy hàng có mã QR để thanh toán rất thuận lợi đối với người mua. Khi đi chợ, tôi không cần phải cầm tiền, lấy lại tiền thừa. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, hợp vệ sinh và an toàn cho khách hàng”.

Tại chợ Giang Đình (Nghi Xuân), hiện nay hầu hết các quầy hàng kinh doanh cũng có mã QR để thanh toán. Chị Lê Thị Thương – tiểu thương bán quần áo ở chợ Giang Đình (Nghi Xuân) cho biết: “Được ngân hàng hỗ trợ tạo bảng và mã quét, chúng tôi sử dụng quét QR trong thanh toán từ 2 năm nay. Điều này đã mang lại nhiều tiện ích như giảm rủi ro tiền giả, tiền rách, dễ dàng quản lý tiền bạc, thanh toán nhanh chóng, tiết kiệm thời gian đối với cả người bán và người mua. Đến nay, hơn 70% lượng khách hàng thanh toán qua chuyển khoản”.

Chợ truyền thống Hà Tĩnh bắt nhịp chuyển đổi số

Bên cạnh bán trực tiếp tại chợ, chị Lê Thị Thúy thường đăng sản phẩm mới trên trang facebook để thu hút thêm khách hàng.

Nhiều năm nay, kinh doanh tại chợ truyền thống gặp khó khăn, khách hàng vào chợ mua sắm thưa vắng dần do sự phát triển của các hình thức bán lẻ hiện đại. Do đó, cùng với thay đổi hình thức thanh toán, nhiều tiểu thương tại các chợ truyền thống ở Hà Tĩnh đã nhanh nhạy ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bán hàng để thúc đẩy kinh doanh.

“Theo xu hướng phát triển của công nghệ, chúng tôi cũng phải tự làm mới mình để bán hàng tốt hơn. Ngoài bán trực tiếp ở chợ, tôi thường xuyên đăng các mẫu sản phẩm mới trên trang facebook để khách hàng tham khảo. Lượng khách tương tác qua kênh này khá đông, có những khách hàng sẽ đặt mua luôn và cũng có những khách sẽ đến quầy xem hàng để chọn”, chị Lê Thị Thúy – bán quần áo trẻ em tại chợ TP Hà Tĩnh chia sẻ.

Chợ truyền thống Hà Tĩnh bắt nhịp chuyển đổi số

Các quầy hàng thực phẩm ở chợ truyền thống cũng sử dụng mã QR để thanh toán.

Có thể thấy, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực kinh doanh, tạo điều kiện để tiểu thương và người tiêu dùng tiếp cận với các phương thức kinh doanh hiện đại, giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là cách để tiểu thương thu hút, giữ khách hàng trong bối cảnh chợ truyền thống đang phải cạnh tranh khốc liệt với các hình thức kinh doanh khác.

Ông Võ Tá Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Trên địa bàn Hà Tĩnh hiện có khoảng 150 chợ truyền thống. Ứng dụng số hóa đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bán, người mua và đưa chợ truyền thống trở nên hiện đại, tiện lợi hơn. Hiện nay, ở hầu hết các chợ, tiểu thương đã ứng dụng số hóa vào hoat động kinh doanh như thanh toán không dùng tiền mặt; khai thác thế mạnh online để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh bằng việc bán hàng qua sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Ngoài ra, nhiều chợ cũng đã thực hiện quản lý, thanh quyết toán qua các phần mềm công nghệ”.

Ngọc Loan

Nguồn

Cùng chủ đề

Chỉ số sản xuất tăng, công nghiệp Hà Tĩnh tiếp đà phát triển

2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đang thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh SXKD, tăng đà bứt phá.Trung bình mỗi giờ Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng sản xuất 33.000 lon bia.Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng – SAVABECO (Thị xã Hồng...

Hướng dẫn chính sách thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh

Chương trình tập huấn của ngành thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở Hà Tĩnh thực hiện quyết toán thuế năm 2023.Sáng 1/3, Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Chi cục Thuế Khu vực TP Hà Tĩnh - Cẩm Xuyên và Công ty TNHH Tư vấn Tài chính và Kế toán FAC (Hà Nội) tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền, hướng dẫn chính sách thuế và đối thoại với hơn 220 giám đốc,...

Nghi Xuân có tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ông Nguyễn Anh Hào - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định điều động, bổ nhiệm của Viện trưởng Viện...

Trò chuyện với tác giả cuốn sách viết về Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Cuốn sách “Chân dung Anh hùng Lý Tự Trọng - qua những tư liệu lịch sử” được tác giả Dương Trọng Phúc ra mắt vào tháng 2/2024 là tài liệu hữu ích cho các thế hệ đoàn viên, thanh niên. Phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự có cuộc trò chuyện với anh.Anh Dương Trọng Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP Hồ Chí Minh), chuyên gia giáo dục sáng tạo cao cấp của Microsoft...

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại Danh y Lê Hữu Trác vào tháng 11/2024 sẽ được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức trang trọng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.Du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại khu Khu di tích mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.Theo đó, địa phương sẽ phát động phong trào thi đua cao điểm, toàn diện trên các...

Cùng tác giả

Hội nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân BTV Thành ủy Hà Tĩnh

Sáng nay (23/12), Ban Thường vụ Thành ủy Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị kiểm điểm tập thể, cá nhân Ban Thường vụ Thành ủy năm 2024. Tham dự có đồng chí Hoàng Trung Dũng, UV TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Trần Thế Dũng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; đồng chí...

Cây trầu không tiến vua của một làng ở Hà Tĩnh đang tốt um tùm, hễ đến tết là dân hái bán bộn tiền

Như thông lệ, từ giữa tháng 11 âm lịch hằng năm, gia đình ông Phạm Công Nhứ (thôn Văn Sơn) đã bắt đầu thu hoạch gối vụ, chăm bón lứa trầu không mới để phục vụ nhu cầu lễ Tết của người dân. Hàng trăm gốc trầu không quý của gia đình ông Phạm Công Nhứ đã vào vụ Tết. Ông Nhứ cho biết: “Gia đình tôi hiện có 250 gốc trầu, có những gốc tuổi đời hàng chục năm. Ngày...

Độc đáo những hang đá Belem khổng lồ

Đã thành thông lệ, cứ vào dịp lễ Giáng sinh, các giáo xứ trên địa bàn tỉnh đều đầu tư công sức, tiền của để xây dựng những hang đá Belem khổng lồ từ hàng nghìn cây tre, cây mét và vỏ bao xi măng. Đây là biểu tượng mang ý nghĩa đặc biệt đối với đồng bào công giáo,...

Petrovietnam tiên phong dẫn dắt nền kinh tế

Petrovietnam tiên phong dẫn dắt nền kinh tế | 22/12/2024 Lượt xem:48 Đồng hành cùng những thăng trầm trong tiến trình lịch sử đất nước, các thế hệ “những người đi tìm lửa” với bản lĩnh, trí tuệ, sự kiên trì đã quyết tâm xây dựng ngành công nghiệp Dầu khí mạnh. Đến nay,...

Cảnh hoang tàn tại trung tâm giáo dục 39 tỷ đồng ở Hà Tĩnh

TPO – Được đầu tư với nguồn vốn 39 tỷ đồng, song kém hiệu quả vì thiếu học sinh, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bỏ hoang. TPO – Được đầu tư với nguồn vốn 39 tỷ đồng, song kém hiệu quả vì thiếu học sinh, Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) bỏ hoang. Cảnh hoang...

Cùng chuyên mục

Hơn 2.200 lao động tham gia tuyển dụng vào nhà máy ô tô điện

Trong hai ngày hôm qua và hôm nay, đã có trên 2.200 lao động chủ yếu là con em Hà Tĩnh tham gia tuyển dụng vào làm việc tại nhà máy ô tô điện Vinfast ở Khu kinh tế Vũng Áng.  Sau khi công khai kế hoạch tuyển dụng đã có trên 2.200 hồ sơ đăng ký ứng tuyển Trong đợt tuyển dụng này,...

Hà Tĩnh đề xuất bổ sung kinh phí GPMB cao tốc Bãi Vọt

Do nguồn vốn thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi tăng, vừa qua, Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh đã có văn bản đề xuất Bộ Giao thông vận tải,  và Ban Quản lý dự án Thăng Long bổ sung 119,3 tỷ đồng. Hà Tĩnh đề xuất bổ sung 119,3 tỷ...

Khởi động Dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast

Sáng nay, (08/12),  Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại Khu Kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đã chính thức được khởi động. Tham dự buổi lễ có ông Trần Hồng Hà - Ủy viên TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên...

Nhà máy ô tô điện tại thị xã Kỳ Anh sẽ đi vào hoạt động từ tháng 6/2026

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh vừa ký Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư đối với Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất ô tô điện của Công ty cổ phần đầu tư khu công nghiệp Vinhomes Hà Tĩnh.  Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất...

Trên 20 ngàn lao động đang làm việc tại Khu kinh tế Vũng Áng

Phát huy vai trò là “trung tâm động lực tăng trưởng” của tỉnh với việc thu hút nhiều dự án lớn vào đầu tư, sản xuất, kinh doanh, những năm qua Khu Kinh tế Vũng Áng đã đóng vai trò quan trọng trong giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động, trong đó chủ yếu là...

FORMOSA hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động

Để đáp ứng nhu cầu về nguồn lao động đã qua đào tạo, góp phần tạo việc làm, thu nhập cho con em địa phương, thời gian qua, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã đẩy mạnh công tác phối hợp với các trường dạy nghề trên địa bàn tổ chức các khóa đào tạo nghề miễn phí. Từ...

BQL Khu Kinh tế tỉnh tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Thời gian qua, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh đã tăng cường công tác phối hợp với các sở, ngành địa phương để xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng góp phần tạo môi trường lành mạnh nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư. Hiện nay, tại các khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh có...

Khai mạc lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024

Chiều tối nay (15/11), tại Quảng trường Trần Phú, phường Nguyễn Du, Thành phố Hà Tĩnh, Sở Công Thương tổ chức khai mạc Lễ hội cam và các sản phẩm Hà Tĩnh lần thứ 7. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đồng chí Dương Tất Thắng...

Hà Tĩnh 23 mỏ khoáng sản khai thác vượt công suất

23/70 mỏ khoáng sản tại Hà Tĩnh được ngành chức năng xác định khai thác vượt công suất, gây thất thoát tài nguyên, thất thu thuế Nhà nước. Theo số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, trên địa bàn tỉnh hiện có 70 mỏ vật liệu xây dựng được UBND tỉnh cấp phép đang còn hiệu lực. Trong số...

Lễ hội cam và các sản phẩm Hà Tĩnh – Cơ hội kết nối cung cầu

Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024, sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 15  đến ngày 17/11 tại Thành phố Hà Tĩnh. Đây là cơ hội để Hà Tĩnh quảng bá, tôn vinh thương hiệu Cam Hà Tĩnh và một số nông sản, đặc sản của địa phương; Lễ hội cũng là cầu nối...

Tin nổi bật

Tin mới nhất