Powered by Techcity

Bí thư, Chủ tịch phải vào cuộc giải phóng mặt bằng

Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, bên cạnh những thành tích đạt được, còn 6 khó khăn, vướng mắc lớn, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung tháo gỡ trong thời gian tới:

1. Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) diện tích còn lại của một số dự án còn chậm, nhất là tại các địa phương: Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Tuyên Quang, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hưng Yên, Kiên Giang. Yêu cầu các đồng chí Bí thư, Chủ tịch huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,.. phải vào cuộc trong công tác GPMB theo như yêu cầu tại Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, tăng cường đối thoại trực tiếp với người dân, thực hiện công tác dân vận để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vận dụng linh hoạt, hiệu quả các quy định của pháp luật để giải quyết các khiếu nại, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người dân,..

2. Công tác di dời hạ tầng kỹ thuật một số dự án còn chậm tiến độ, chưa đáp ứng yêu cầu. Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương triển khai đáp ứng tiến độ.

3. Về vật liệu xây dựng

Các địa phương có mỏ cần chủ động nghiên cứu, rà soát các thủ tục pháp lý liên quan (cấp phép khai thác các mỏ thương mại, đăng ký, bổ sung các mỏ khai thác theo cơ chế đặc thù) để đẩy nhanh thủ tục khai thác, đáp ứng tiến độ thi công. Các địa phương được giao làm cơ quan chủ quản các dự án chủ động trong việc tìm kiếm, xác định nguồn vật liệu cho các dự án, phối hợp với các cơ quan, ban ngành của địa phương có mỏ vật liệu để hoàn thiện các thủ tục cấp mỏ đảm bảo nguồn vật liệu đắp, đáp ứng tiến độ các dự án.

Đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực TP Hồ Chí Minh giao đồng chí Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tổ chức hội nghị tại tỉnh Bến Tre để giải quyết dứt điểm nguồn vật liệu cho các dự án trước ngày 25 tháng 6 năm 2024, chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng và xác định nguyên nhân lúa chết tại khu vực thi công đường cao tốc Cần Thơ – Cà Mau.

4. Công tác tổ chức thi công 3 ca 4 kíp: các địa phương tăng cường vận động người dân, các chủ đầu tư, nhà thầu thương lượng, trao đổi với người dân để tổ chức thời gian thi công hợp lý, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

5. Thủ tục đầu tư các dự án theo phương thức PPP các tỉnh được giao làm cơ quan có thẩm quyền chủ động, tích cực, sáng tạo phối hợp với Bộ Kế hoạc và Đầu tư (KHĐT) để tổ chức triển khai các dự án Gia Nghĩa – Chơn Thành, Ninh Bình – Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hướng dẫn các địa phương, đẩy nhanh tiến độ triển khai các thủ tục.

6. Chủ tịch UBND các tỉnh TP đề cao tinh thần trách nhiệm, chủ động sáng tạo hơn nữa trong việc giải quyết khó khăn vướng mắc về GPMB, VLXD, hỗ trợ  các chủ đầu tư, nhà thầu trong triển khai các dự án. Các bộ, ngành chủ động xử lý theo thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ được giao, vượt thẩm quyền mới báo cáo Thủ tướng Chính phủ, tránh đùn đẩy, né tránh.

Thông báo nêu rõ, để hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải bảo đảm chất lượng, tiến độ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải yêu cầu trong thời gian tới các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục phát huy thành quả đã đạt được, đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ với tinh thần tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt, có trọng tâm trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; trong mọi trường hợp khó khăn, vướng mắc, trở ngại, chủ đầu tư, các nhà thầu, các lực lượng tham gia dự án cần đồng tâm hiệp lực “chỉ bàn làm không bàn lùi”, “không có nói không, không có nói khó, không nói khó mà không làm”; cần phát huy các kinh nghiệm quý báu về huy động nguồn lực, về tổ chức thi công xây dựng hơn 1.000 km trong giai đoạn trước đây để tổ chức thi công hoàn thành các dự án; đẩy nhanh tiến độ triển khai nhất là các đoạn Cần Thơ – Hậu Giang, Hậu Giang – Cà Mau, Hòa Liên – Túy Loan, Biên Hòa – Vũng Tàu, Bến Lức – Long Thành, Tuyên Quang – Hà Giang để bảo đảm hoàn thành mục tiêu 3.000km đường bộ cao tốc vào năm 2025.

Các Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công nêu cao tinh thần trách nhiệm, thi công “3 ca 4 kíp”, bảo đảm chất lượng, kỹ – mỹ thuật, vệ sinh môi trường, an toàn lao động, tạo cảnh quan không gian phát triển của dự án sau khi hoàn thành; phối hợp với địa phương để tháo gỡ khó khăn vướng mắc liên quan đến vật liệu xây dựng, giải phóng mặt bằng. Các cơ quan đơn vị tăng cường công tác thanh kiểm tra, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chống thông thầu, mua bán thầu,…

Xây dựng chương trình thi đua 500 ngày nỗ lực cố gắng hoàn thành các dự án đường bộ cao tốc

Đối với các dự án đang chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng chương trình thi đua 500 ngày nỗ lực cố gắng hoàn thành các dự án đường bộ cao tốc chào mừng Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIV;

Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ KHĐT thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Dầu Giây – Tân Phú, phê duyệt trong tháng 6 năm 2024; Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan hướng dẫn, làm việc, theo dõi, đôn đốc các tỉnh, TP: Hà Nội, Sơn La, Thái Bình, Ninh Bình, Lâm Đồng, Bình Dương, Hòa Bình, Ninh Bình, Tiền Giang khẩn trương triển khai các thủ tục theo quy định để bảo đảm khởi công các dự án theo tiến độ được giao.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung hướng dẫn, thúc đẩy thẩm định các dự án đầu tư theo phương thức PPP; thực hiện việc lấy ý kiến theo quy chế làm việc của Chính phủ, không chờ đợi kéo dài, các đơn vị quá hạn không có ý kiến được xem là đồng ý và phải chịu trách nhiệm với các nội dung đã được thông qua; Khẩn trương tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Ninh Bình – Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức PPP; dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, Hòa Lạc – Hòa Bình; có ý kiến theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài trong tháng 6 năm 2024;

Các tỉnh Sơn La, Thái Bình, Ninh Bình, Lâm Đồng, Bình Dương đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi các dự án Hòa Bình – Mộc Châu, Ninh Bình – Hải Phòng (đoạn đầu tư công qua Ninh Bình và đoạn Nam Định – Thái Bình theo phương thức PPP), Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương, TP Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; phấn đấu khởi công trong năm 2024 (riêng dự án Cao Lãnh – An Hữu đoạn qua tỉnh Tiền Giang khởi công vào tháng 7 năm 2024); gửi kế hoạch triển khai chi tiết về Bộ GTVT để tổng hợp, theo dõi, đôn đốc;

TP Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình đẩy nhanh các thủ tục đầu tư để sớm khởi công các dự án Hòa Bình – Mộc Châu, Dự án thành phần 3 Vành đai 4 Hà Nội;

TP Hồ Chí Minh và Hà Nội căn cứ trên kết quả làm việc với Bộ Tài chính để chủ động triển khai các công việc, nhằm sớm hoàn thành các thủ tục giải ngân vốn ODA cho các dự án đường sắt đô thị.

Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp chỉ đạo VEC đẩy nhanh tiến độ hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án mở rộng đoạn TP Hồ Chí Minh – Long Thành theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại thông báo số 200/TB-VPCP ngày 05 tháng 5 năm 2024, trình phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 11 năm 2024.

Sớm hoàn thiện các thủ tục để khai thác các mỏ vật liệu xây dựng

Đối với các dự án đang thi công xây dựng và các nội dung liên quan, Thủ tướng giao Bộ GTVT tiếp tục chỉ đạo các Chủ đầu tư, các nhà thầu phối hợp với các địa phương sớm hoàn thiện các thủ tục để khai thác các mỏ vật liệu xây dựng, bảo đảm đủ trữ lượng và công suất để có thể khai thác các mỏ thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đáp ứng tiến độ yêu cầu; tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, đẩy mạnh thi công dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025, Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Hồ Chí Minh; chỉ đạo Ban Quản lý dự án và nhà thầu rà soát lại nguồn cung cấp đá cho dự án Hoài Nhơn – Quy Nhơn bảo đảm kinh tế – kỹ thuật;

Bộ TNMT chủ trì, phối hợp Bộ GTVT tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long phân bổ, điều phối nguồn cát đắp cho các dự án trong khu vực đáp ứng tiến độ thi công và hoàn thành các dự án; nghiên cứu hướng dẫn các cơ quan chủ quản, các địa phương có nguồn vật liệu nhằm điều tiết linh hoạt khối lượng, công suất các mỏ đã cấp cho nhà thầu theo cơ chế đặc thù như đề xuất của Bộ GTVT;

Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư để hoàn thiện các thủ tục liên quan đến các khoản vay ODA cho các dự án đường sắt đô thị, cao tốc Bến Lức – Long Thành, Mỹ An – Cao Lãnh; xem xét sửa đổi các Nghị định để tháo gỡ, đẩy nhanh triển khai các thủ tục liên quan đến vốn vay ODA, bảo đảm tính tổng thể.

Bộ Công Thương, EVN chủ trì hướng dẫn tỉnh Khánh Hòa giải quyết các vướng mắc về giải phóng mặt bằng liên quan đến các nhà máy điện mặt trời.

Hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2024, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia nhất là các địa phương: Đồng Nai, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Tuyên Quang, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hưng Yên, Kiên Giang; các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa khẩn trương hoàn thành bàn giao toàn bộ diện tích mặt bằng còn lại của dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.

Về vật liệu xây dựng: Tỉnh Vĩnh Long chủ trì cùng với chủ đầu tư, nhà thầu tiếp tục vận động người dân, có các biện pháp quyết liệt để giải quyết dứt điểm tình trạng cản trở việc khai thác đối với 02 mỏ cát trên địa bàn tỉnh trước ngày 26 tháng 6 năm 2024;

Tỉnh Sóc Trăng khẩn trương hoàn thành thủ tục cấp Bản xác nhận khai thác cát biển và cát sông để các nhà thầu có thể khai thác trong tháng 6 năm 2024;

Tỉnh Đồng Tháp, An Giang khẩn trương phê duyệt nâng công suất khai thác mỏ đối với các trường hợp đã đủ điều kiện, thủ tục;

Về triển khai thi công: Các địa phương chỉ đạo, đôn đốc chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các nhà thầu huy động đầy đủ nhân, vật lực để thi công đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất lượng, tiến độ; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đáp ứng kế hoạch đề ra; với các dự án chậm tiến độ cần chỉ đạo các nhà thầu bổ sung nhân, vật lực để triển khai thi công bù tiến độ nhất là các tỉnh Đồng Nai, Bắc Ninh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đắk Lắk;

TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chủ động, quyết liệt, tích cực triển khai để đưa vào khai thác dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Bến Thành – Suối Tiên đúng tiến độ theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Thông báo số 239/TB-VPCP ngày 23 tháng 5 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ.

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thu-tuong-bi-thu-chu-tich-phai-vao-cuoc-giai-phong-mat-bang.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Đại tá Nguyễn Đức Hải giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

TPO – Bộ công an điều động đại tá Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thay cho đại tá Nguyễn Hồng Phong được điều động giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ. Chiều ngày 4/1, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ tại Công...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Năm 2024, giá trị tôm nuôi đạt 600 tỷ đồng

Mạnh dạn đầu tư về hạ tầng và áp dụng các tiến bộ khoa học kỉ thuật vào sản xuất nên năm 2024 dù thời tiết không thuận lợi nhưng sản lượng tôm thương phẩm của Hà Tĩnh tăng hơn 1,7% so với năm 2023 và cho giá trị sản xuất khoảng 600 tỷ đồng. Kiểm tra và đánh giá hệ thống...

Nhiều nơi chạm mốc 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (4/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự biến động tăng so với hôm qua, được dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang là hai thị trường đang có giá heo hơi cao nhất cả nước, đạt 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở Ninh Bình được giao dịch thấp nhất khu vực miền Bắc chỉ với 67.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong...

Báo Hà Tĩnh đổi mới và sáng tạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị địa phương

Sáng nay, Báo Hà Tĩnh tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng, thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan. Năm 2024, Báo Hà Tĩnh đã chú trọng công tác xây dựng Đảng, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi...

Cùng chuyên mục

Đại tá Nguyễn Đức Hải giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai

TPO – Bộ công an điều động đại tá Nguyễn Đức Hải, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thay cho đại tá Nguyễn Hồng Phong được điều động giữ chức Cục trưởng Cục Nghiệp vụ. Chiều ngày 4/1, Bộ Công an tổ chức Lễ công bố các quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ tại Công...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Nhiều nơi chạm mốc 69.000 đồng/kg

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (4/1/2025) tại khu vực miền Bắc ghi nhận sự biến động tăng so với hôm qua, được dao động trong khoảng 67.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Hà Nội, Bắc Giang là hai thị trường đang có giá heo hơi cao nhất cả nước, đạt 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở Ninh Bình được giao dịch thấp nhất khu vực miền Bắc chỉ với 67.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại trong...

Giải cứu người đàn ông bị lừa sang Campuchia, đòi 160 triệu tiền chuộc

Ngày 3/1, Công an xã Kỳ Thượng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa giải cứu thành công anh H.M.T. (SN 1996, trú xã Lâm Hợp, huyện Kỳ Anh) trở về Việt Nam an toàn sau thời gian bị bán sang Campuchia lao động. Theo cơ quan Công an, trước đó, gia đình anh H.M.T. đến Công an xã Kỳ Thượng trình báo việc anh T. bị kẻ gian dụ dỗ, lừa sang làm việc tại công...

Thiên nhiên kỹ bí, hùng vĩ ở vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình – miền Trung Việt Nam. Với tổng diện tích 343.300ha, trong đó vùng lõi là 123.300ha và vùng đệm là 220.000ha, Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc địa phận các huyện Quảng Ninh, Bố Trạch và Minh Hóa, cách thành phố Đồng Hới 50km về hướng tây bắc. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được...

Dòng người ‘đi bão’ quanh sân Việt Trì ăn mừng tuyển Việt Nam thắng Thái Lan

TPO – Sau trận chung kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam – Thái Lan kết thúc với tỷ số 2-1, hàng nghìn người dân đổ xô xuống đường quanh sân vận động Việt Trì (Phú Thọ) ăn mừng chiến thắng, hàng nghìn lá cờ Tổ Quốc tung bay phấp phới khắp tuyến đường. TPO – Sau trận chung kết lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam – Thái Lan kết thúc với tỷ số 2-1,...

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì tổng kết phòng chống tham nhũng

Chiều nay, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng Ban Thường trực BCĐ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết ngành nội chính và hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng,...

Tổng kết công tác tài nguyên và môi trường năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều nay, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho...

Năm 2025, kỳ vọng lương nhà giáo xếp cao nhất thành hiện thực

TPO – Năm 2025, các nhà giáo kỳ vọng, lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng. Sau nhiều đời Bộ trưởng Bộ GD&ĐT kiên trì đề xuất việc lương nhà giáo được xếp cao nhất đến nay nội dung này vẫn chưa đi vào thực tiễn. Năm 2025, các thầy cô giáo tiếp tục kỳ...

Đà Nẵng: Nhiều chương trình thiết thực, nhân văn dành cho người dân trong dịp Tết

Tết Ất Tỵ năm 2025, Đà Nẵng tiếp tục khẳng định tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” thông qua nhiều chương trình thiết thực, nhân văn. Với đối tượng chính sách, người yếu thế, tổng kinh phí chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 là hơn 126 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách thành phố Đà Nẵng hơn 108,4 tỷ đồng, nguồn ngân sách từ Trung ương hơn 7,4 tỷ đồng và nguồn của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất