Powered by Techcity

Ảnh hưởng của quê hương, gia đình và dòng họ đến La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp (xã Kim Song Trường, Can Lộc, Hà Tĩnh) là người học rộng tài cao, trở thành tấm gương sáng về tinh thần học tập và sự tu dưỡng về đạo đức cho hậu thế. Truyền thống quê hương, gia đình, dòng họ có những ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp của ông.

Ảnh hưởng của quê hương

Trong tác phẩm “La Sơn phu tử” của Hoàng Xuân Hãn khi nói về sinh quán của La Sơn phu tử có viết rằng: “Cụ sinh năm Quý Mão (1723) đời Lê Bảo Thái thứ 4, vào giờ Thìn, ngày 25 tháng Tám, tại làng Mật Thôn. Làng này thuộc xã Nguyệt Ao, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, xứ Nghệ An (nay là phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Đến đời Khải Định, làng này lại đổi thuộc huyện Can Lộc”.

Ảnh hưởng của quê hương, gia đình và dòng họ đến La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

Tượng đài La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tại Nghệ An. Ảnh: Internet

Xã Nguyệt Ao (nay thuộc xã Kim Song Trường, Can Lộc) – nơi Nguyễn Thiếp sinh ra nằm giữa một cánh đồng, thuộc triền sông Lam, đây được xem là một vùng đất tốt, nhiều ruộng và đông dân. Xung quanh làng Nguyệt Ao đều có núi bao bọc. Phía Đông Nam có núi Nhạc Sạc (1), ngọn núi này đặc biệt thường được La Sơn phu tử nhắc đến trong thi văn. Phía Đông Bắc của Nguyệt Ao có dãy núi Hồng Lĩnh, đây là dãy núi tiêu biểu cho cả vùng Hoan Châu. Ở phía Bắc thì có núi Nghĩa Liệt, ngọn núi này được ví trông lên như một con vật dài, đầu cao, đuôi nhọn. Đặc biệt, một trong những ngọn núi gắn liền với La Sơn phu tử chính là dãy núi Thiên Nhẫn, dãy núi cách Nguyệt Ao chừng 20 cây số về phía Tây Bắc. Gần Nguyệt Ao còn có những dãy núi rừng, cây cối um tùm là Trà Sơn và Bột Sơn, được ví như 2 bức bình phong án ngự phía Tây Nam.

Thuyết phong thủy cho rằng, các núi Phượng, núi Hồng, núi Trà, núi Bột là yếu tố thiêng liêng giúp cho các làng ở đây như Vĩnh Gia, Trường Lưu, Nguyệt Ao đều sản sinh nhiều nhân tài. Chính những hình ảnh đó của quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng trong thơ văn Nguyễn Thiếp. Thiên Nhẫn, Lạp Phong, Nhạc Sạc, Trà Sơn, Bột Sơn, Nam Hải, Hòn Ngư luôn được nhắc đến trong thơ ông như bầu bạn.

Khi đi xa, ông vẫn nhớ về quê hương, xóm làng. Nguyễn Thiếp từng đi đến nhiều nơi, du ngoạn đến nhiều vùng miền, song, đối với ông, không đâu đẹp bằng chính quê mình – nơi có nhiều thắng cảnh, nhiều dấu tích xưa cũ. Đọc những vần thơ viết về quê hương Nguyễn Thiếp, người đọc có cảm tưởng như đứng trước một vùng danh lam thắng cảnh được vẽ bằng nét bút của một tâm hồn rất mực yêu thiên nhiên và con người xứ sở. Có thể nói, sông núi quê hương đã đi vào hồn thơ Nguyễn Thiếp một cách sâu lắng, giàu cảm xúc.

Vào thời điểm khi Nguyễn Thiếp sinh ra, tại Nghệ Tĩnh đã xuất hiện rất nhiều nhân vật có ảnh hưởng đến cuộc đời của ông. Có thể kể đến như dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền (Nghi Xuân) là dòng họ nổi tiếng về học hành, khoa bảng. Họ Nguyễn Tiên Điền đứng vào bậc nhất trong nước cũng có quan hệ thân cận với gia đình và bản thân Nguyễn Thiếp. Nguyễn Nghiễm ở làng Tiên Điền đậu Hoàng giáp, làm đến chức Tể tướng triều đình, tước Quận công, là bạn học của Tiến sĩ Nguyễn Hành – chú ruột Nguyễn Thiếp. Nguyễn Hành đã gửi Nguyễn Thiếp làm học trò của Nguyễn Nghiễm. Tiến sĩ Nguyễn Khản là con của Nguyễn Nghiễm, lại là anh em rể với Nguyễn Thiếp.

Ảnh hưởng của quê hương, gia đình và dòng họ đến La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

Một góc xã Kim Song Trường hôm nay.

Ở huyện La Sơn lúc bấy giờ cũng có nhiều người đỗ đại khoa như Phan Như Khuê đỗ tiến sĩ năm 1733, Phan Khiêm Thụ đỗ tiến sĩ khoa Đinh Sửu (1757). Đến cuối thời nhà Lê còn có Bùi Dương Lịch đỗ Hoàng giáp và Phan Bảo Định đỗ tiến sĩ khoa thi năm 1787. Ngoài ra, họ Phan Huy ở Thiên Lộc có Phan Cẩn đỗ tiến sĩ năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754), Phan Huy Ích đỗ tiến sĩ khoa Cảnh Hưng thứ 36 (1775) và Phan Huy Ôn đỗ tiến sĩ năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779).

Sinh ra và lớn lên từ một vùng quê có nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp, một mảnh đất hiếu học, người dân lam lũ, chất phác đã phần nào ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của La Sơn phu tử. Được tiếp xúc với nền giáo dục Nho học từ sớm, ngay từ thời niên thiếu, Nguyễn Thiếp đã nổi tiếng với văn tài lỗi lạc. Trong sách “La Sơn phu tử”, Hoàng Xuân Hãn có viết rằng: “…Cụ bấy giờ 14 tuổi, chính là đương lúc ra sức học hành, noi gương tiền bối chung quanh, lòng nên phấn khởi” (2). Bởi vậy, có thể thấy những vị đại khoa, nhà Nho nổi tiếng cùng thời đến từ vùng La Sơn nói riêng và vùng Hoan Châu nói chung đều có những ảnh hưởng nhất định đến Nguyễn Thiếp.

Ảnh hưởng của gia đình, dòng họ

Dòng họ Nguyễn của Nguyễn Thiếp là một dòng họ có tiếng tại vùng Hoan Châu lúc bấy giờ. “Quả thật vậy, họ Nguyễn ở Mật Thôn, trong suốt ba trăm năm ở triều Lê, đã có thể liệt vào hàng cự tộc trong xứ” (3). Tuy nhiên, họ Nguyễn nguyên không ở Mật Thôn mà vốn ở làng Cương Gián (Nghi Xuân), bên kia núi Hồng Lĩnh phía Đông Bắc Nguyệt Ao. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, họ Nguyễn có một người theo nghề võ tên là Nguyễn Khai, bởi lập công trong cuộc đánh Chiêm Thành vào năm 1472 nên được vua phong tước. Sau này, vua sai ông đi bắt voi trắng tại núi Trà Sơn “cho nên ông có dịp qua làng Mật Thôn, trú binh ở đó. Ông chọn con gái họ Võ ở sở tại làm hầu. Bà sinh được một con trai và cùng con ở lại Mật Thôn. Vì thế mới có chi họ Nguyễn ở đó. Gia phổ họ Nguyễn chép ông võ tướng kia làm thủy tổ”. Sau này, Nguyễn Khai mất, được phong tước và ban huy hiệu là Lưu quận công. Người con của Lưu quận công tên là Tú Lâm, sau này, lấy vợ ở thôn Nguyễn Xá. Chính từ đời ông Tú Lâm, họ Nguyễn thành người làng Nguyệt Ao, thôn Nguyễn Xá, tổng Lai Thạch, huyện La Giang.

Ảnh hưởng của quê hương, gia đình và dòng họ đến La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

Đền thơ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ở xã Kim Song Trường (Can Lộc). Ảnh Thiên Vỹ

Ông Tú Lâm sinh được 6 người con, trong số đó có Nguyễn Bật Lãng đậu Hoàng giáp chế khoa khi được vua Lê mở tại Thanh Hóa vào năm 1576. Đời thứ 4, dòng họ không có ai hiển đạt nhưng vẫn là dòng họ giàu có. Đời thứ 5, gia phả ghi lại có 3 người hiệu sinh trúng thức, trong đó có ông Bật Phụ làm đến Huấn đạo ở phủ Thuận An (nay thuộc Bắc Ninh). Đời thứ 6 có 3 hiệu sinh trúng thức. Đời thứ 7 có 1 hiệu sinh trúng thức. Đời thứ 8 cũng có 1 hiệu sinh trúng thức.

Đời thứ 9 là đời thân sinh Nguyễn Thiếp. Tuy cha của Nguyễn Thiếp không đỗ đạt nhưng dòng họ có ông Hiển Phát đậu Hương giải, làm quan đến Tri phủ và chú ruột cụ Nguyễn Thiếp là Nguyễn Hành đậu Tiến sĩ khoa Quý Mùi đời Long Đức (1733). Đời thứ 10 là đời Nguyễn Thiếp. Tuy không có ai đậu đại khoa, nhưng có tới 10 người đậu Tam trường và cụ đậu Hương giải. Trong số đó, 2 người anh em ruột của cụ, 3 người đường đệ con ông Tiến sĩ Nguyễn Hành và 2 em họ con ông Tri phủ Hiển Phát. Như vậy, dòng họ của Nguyễn Thiếp bấy giờ được coi là dòng họ có học hành và giàu có.

Thân phụ của Nguyễn Thiếp là cụ Quản lĩnh Nguyễn Quang Trạch, thân mẫu của ông là con gái của họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu. Họ Nguyễn Huy là một họ lớn, nổi tiếng khắp vùng về văn học. Bởi vậy, Nguyễn Thiếp sớm được tiếp xúc với nền học vấn Nho học. Người “khai tâm” cho ông không ai khác chính là người mẹ ông hết mực tôn kính. Bà vừa là người mẹ luôn gần gũi thương yêu các con hết mực, lại vừa là người thầy nghiêm khắc dạy dỗ các con nên người. Mẹ chính là người đầu tiên và cũng là người trong suốt cuộc đời đã có ảnh hưởng sâu đậm trong việc bồi đắp vốn văn hóa cho La Sơn phu tử.

Chú ruột của La Sơn phu tử là Nguyễn Hành, sinh ngày 24/1 năm Chính Hòa thứ 21 (1700), hiệu Nguyệt Khê, đỗ tiến sĩ năm 1733, làm quan đến chức Hàn lâm, Đông Các hiệu thư. Nguyễn Hành cũng được xem là người thầy lớn của La Sơn phu tử. Nguyễn Hành là người chỉ biết lấy sách làm thú vui, bản thân ông không ham uy quyền, nên dù làm quan nhưng gia đình vẫn không khá giả. Có lẽ chính đức tính này của Nguyễn Hành đã ảnh hưởng rất nhiều đến Nguyễn Thiếp. Đến năm 1740, dưới thời chúa Trịnh Doanh, Nguyễn Hành được cử làm Hiến sát sứ ở Thái Nguyên. Bây giờ chú 42 tuổi còn Nguyễn Thiếp 19 tuổi. Nguyễn Thiếp lên Thái Nguyên theo chú học. Thời gian ở Thái Nguyên, Nguyễn Thiếp được chú Nguyễn Hành dạy dỗ chu đáo nhất.

Ảnh hưởng của quê hương, gia đình và dòng họ đến La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp

Tưởng nhớ công ơn to lớn của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, con cháu dòng họ và Nhân dân quanh vùng ngày đêm hương khói thờ phụng tiền nhân.

Có thể thấy rằng, Nguyễn Thiếp sinh trưởng trong một gia đình, dòng họ giàu truyền thống. Không những vậy, ông còn “có thầy, có bạn trong nhà”. Với tư chất thông minh sẵn có, “ông thiên tư sáng suốt, học rộng, hiểu sâu” cùng những ảnh hưởng đặc biệt từ gia đình, dòng họ, chính là những điều kiện hun đúc nên một La Sơn phu tử tài năng.

Cuộc đời La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp trải qua nhiều bước ngoặt lịch sử. Dù khi từng làm quan, làm thầy, được nhà vua trọng vọng, hay có lúc trở về làm một người dân bình dị thì Nguyễn Thiếp luôn là biểu tượng của một trí tuệ lớn, giàu đạo đức, nhân cách. Những đóng góp to lớn của Nguyễn Thiếp cho dân tộc mãi được hậu thế trân quý và khắc ghi. Để tạo nên một La Sơn phu tử như thế, có thể nói, những truyền thống tốt đẹp của quê hương, gia đình và dòng họ đã góp phần bồi đắp nên một một con người tiết tháo, một danh sĩ tài cao đức trọng.

______

(1) Nhạc Sạc có nghĩa là con phượng con. Bởi đứng từ xa thấy núi hình hai cánh chim đang bay, nên đặt tên là núi Phượng.

(2), (3) Hoàng Xuân Hãn (1952), La Sơn Phu Tử, NXB Minh Tân, Paris, tr. 28, tr. 18.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Gia phả dòng họ Nguyễn, tài liệu lưu tại nhà thờ họ Nguyễn, xã Nguyệt Ao.

2.Hoàng Xuân Hãn (1952), La Sơn Phu Tử, NXB Minh Tân, Paris.

3.Nhiều tác giả (2005), Can Lộc một vùng địa linh nhân kiệt, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

4.Nguyễn Sĩ Cẩn biên soạn (1998), thơ La Sơn phu tử, NXB Nghệ An.

5.https://canloc.hatinh.gov.vn

Phương Ngọc – Kim Yến

Nguồn

Cùng chủ đề

Chỉ số sản xuất tăng, công nghiệp Hà Tĩnh tiếp đà phát triển

2 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh ước tăng 10,44% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này đang thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục đẩy mạnh SXKD, tăng đà bứt phá.Trung bình mỗi giờ Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng sản xuất 33.000 lon bia.Công ty CP Tập đoàn bia rượu và nước giải khát Sao Vàng – SAVABECO (Thị xã Hồng...

Nghi Xuân có tân Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện

Ông Nguyễn Anh Hào - Chánh Văn phòng Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh vừa tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Viện trưởng Viện KSND Tối cao về việc điều động, bổ nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện KSND huyện Nghi Xuân.Lãnh đạo Viện KSND tỉnh Hà Tĩnh trao quyết định điều động, bổ nhiệm của Viện trưởng Viện...

Trò chuyện với tác giả cuốn sách viết về Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng

Cuốn sách “Chân dung Anh hùng Lý Tự Trọng - qua những tư liệu lịch sử” được tác giả Dương Trọng Phúc ra mắt vào tháng 2/2024 là tài liệu hữu ích cho các thế hệ đoàn viên, thanh niên. Phóng viên Báo Hà Tĩnh vinh dự có cuộc trò chuyện với anh.Anh Dương Trọng Phúc - Phó Hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng (TP Hồ Chí Minh), chuyên gia giáo dục sáng tạo cao cấp của Microsoft...

Nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông

Các hoạt động hướng tới kỷ niệm 300 năm ngày sinh Đại Danh y Lê Hữu Trác vào tháng 11/2024 sẽ được huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức trang trọng, hiệu quả, thiết thực và tiết kiệm.Du khách thập phương tới tham quan, thắp hương tại khu Khu di tích mộ và tượng đài Hải Thượng Lãn Ông ở xã Sơn Trung.Theo đó, địa phương sẽ phát động phong trào thi đua cao điểm, toàn diện trên các...

Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng ở Lộc Hà

Đảng bộ huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng và tập trung thực hiện tốt Điều lệ Đảng để tạo nền tảng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.Chiều 29/2, Huyện ủy Lộc Hà tổ chức tổng kết công tác xây dựng Đảng nhiệm kỳ 2020 - 2025 và 15 năm thi hành Điều lệ Đảng (2011 - 2025).Dự hội nghị có Trưởng ban Tuyên giáo...

Cùng tác giả

Khó lường cuộc đua vô địch lẫn trụ hạng bóng chuyền quốc gia

Sanest Khánh Hòa không dễ bảo vệ ngôi vương Đội đương kim vô địch Sanest Khánh Hòa vẫn khẳng định được sức mạnh khi xếp nhất vòng loại với 7 trận thắng, 1 trận thua. Qua đó, đội bóng phố biển Nha Trang gặp đối thủ “nhẹ ký” ở bán kết là CLB Ninh Bình (hạng 4 vòng loại). Kinh nghiệm của Từ Thanh Thuận, Huỳnh Trung Trực, Nguyễn Đình Nhu cùng phong độ ấn tượng của Dương Văn Tiên,...

Tổng duyệt Cầu Truyền hình trực tiếp: Đôi bờ Ví, Giặm

Tối 26/11, Đài Phát thanh và Truyền hình 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An  tổ chức tổng duyệt Chương trình nghệ thuật Cầu truyền hình trực tiếp “Đôi bờ Ví, Giặm”. Tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh có đồng chí...

Dự báo thời tiết ngày 27/11/2024: Bắc Bộ rét sâu, nhiều nơi mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết ngày 27/11, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, phía Tây Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc...

Tham nhũng chỉ có một số nơi, nhưng lãng phí có khắp mọi nơi

Phát biểu tại phiên họp, ĐB Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua đã đạt được kết quả tích cực, xử lý tội phạm rất thuyết phục được Nhân dân cả nước đồng tình ủng hộ, tài sản tham nhũng được thu hồi có tiến bộ nhưng chưa đạt được như mong muốn, nhiều tài sản thất thoát rất nghiêm trọng, khả năng thu hồi khó khăn, tội...

Quốc hội thảo luận công tác tư pháp

Sáng nay, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm, thi hành án, phòng, chống tham nhũng; và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Đại biểu...

Cùng chuyên mục

Hà Tĩnh khảo khảo sát, học tập mô hình du lịch ở Ninh Thuận và Bình Thuận: Tìm hướng đi mới cho ngành du...

Nhằm xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho ngành du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) Hà Tĩnh đã tổ chức đoàn công tác đến khảo sát các mô hình du lịch tiêu biểu tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Chuyến đi là cơ hội để ngành du lịch Hà Tĩnh học hỏi kinh nghiệm quản lý, khai thác tiềm năng từ các tỉnh bạn, làm cơ sở xây dựng các chiến lược...

Hà Tĩnh phấn đấu trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách Quốc tế

Trong những năm gần đây, Hà Tĩnh đã nỗ lực không ngừng để phát triển du lịch, tạo sức hút với du khách trong nước và quốc tế. Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đa dạng, di sản văn hóa phong phú cùng sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tỉnh đang từng bước khẳng định mình là một điểm đến tiềm năng cho những người yêu thích du lịch. Hà Tĩnh sở hữu những nét đẹp...

Nâng cao nghiệp vụ cho người làm công tác du lịch ở Nghi Xuân

UBND huyện Nghi Xuân phối hợp với Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư Hà Tĩnh, Viện đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực vừa tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn du lịch tại điểm. Tham gia lớp tập huấn có cán bộ phụ trách công tác du lịch, người làm công tác thuyết minh tại các khu - điểm du lịch, công chức văn hóa của các xã,...

Ngân hàng Phát triển Châu Á triển khai dự án du lịch tại Hà Tĩnh

Tháng 7/2023, đoàn công tác của ADB đã tiến hành khảo sát thực địa tại một số địa phương như: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê, Cẩm Xuyên. Đây là hoạt động nhằm triển khai văn bản đồng ý chủ trương tiếp nhận Dự án “Thúc đẩy đổi mới trong hợp tác và hội nhập khu vực sau hậu quả của COVID-19, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững ở Hà Tĩnh” (gọi tắt là dự án) của...

Hà Tĩnh tham gia Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh

Hà Tĩnh tham gia gian hàng trưng bày, quảng bá các sản phẩm du lịch, các điểm đến du lịch của tỉnh với du khách trong, ngoài nước tại Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024. Sáng 5/9, Hội chợ Du lịch quốc tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 (ITE HCMC 2024) chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh). Phó Chủ tịch UBND...

Hà Tĩnh đón hơn 220 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút khoảng 220.242 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 265% so với cùng kỳ năm 2023. Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, trong 220.242 lượt du khách tham quan, nghỉ dưỡng tại các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh dịp lễ 2/9 (từ 31/8 - 3/9/2024), có 29.309 lượt khách lưu trú (tăng 33% so với cùng kỳ năm...

Chợ cá biển Thiên Cầm

Bãi biển Thiên Cầm từ lâu đã rất nổi tiếng với bãi cát dài, mịn, cùng nhiều loại hải sản tươi ngon. Nhưng nhiều du khách nơi xa chưa biết ngay cạnh Thiên Cầm còn có một chợ cá họp sớm, rất thú vị với người ưa khám phá. Đó là chợ cá Cẩm Nhượng, còn gọi là chợ cá Cồn Gò, thuộc xã Cẩm Nhượng (H.Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Từ khu du lịch Thiên Cầm (TT.Thiên Cầm, H.Cẩm Xuyên), đi tiếp theo bờ...

Hà Tĩnh: Doanh thu dịch vụ, du lịch 7 tháng tăng trên 13%

Trong 7 tháng của năm 2024 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành của Hà Tĩnh ước đạt hơn 4.800 tỷ đồng, tăng 13,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt hơn 4.580 tỷ đồng, tăng 13,87%; du lịch lữ hành và dịch vụ hỗ trợ du lịch ước đạt hơn 49 tỷ đồng, tăng 69,28%. Riêng doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt...

Khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào – Thái Lan trên đường 8 và...

Từ ngày 17 đến 21/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khảo sát, kết nối hợp tác phát triển thị trường du lịch với các tỉnh của Lào - Thái Lan trên đường 8 và đường 12 năm 2024. Chuyến khảo sát nhằm mục đích: Tìm hiểu, khảo sát các điểm đến du lịch ở các tỉnh biên giới Lào, thủ đô Viêng Chăn, Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và một số điểm đến...

Thiên Cầm được quy hoạch phát triển thành Khu Du lịch Quốc gia

Theo Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được ban hành, có 61 địa điểm phân bố tại 6 vùng du lịch nằm trong danh sách các địa điểm tiềm năng phát triển Khu Du lịch Quốc gia. Trong đó, khu du lịch Thiên Cầm (Hà Tĩnh) được Quy hoạch. Cụ thể, Vùng trung du và miền núi phía Bắc có 15 địa điểm tiềm năng gồm: Công viên Địa chất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất