Powered by Techcity

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Hôm nay, ngày 20/11, Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức công bố Kế hoạch Hành động bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050 (VECAP 2022). Đây là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực bảo vệ voi, lồng ghép các sáng kiến thí điểm, tăng cường sự tham gia của cộng đồng và phát triển chính sách nhằm đảm bảo sự sống còn và phát triển bền vững của loài voi tại Việt Nam trong những thập kỷ tới. Kế hoạch này được xây dựng trên cơ sở khoa học, là kết quả của sự hợp tác giữa Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và tổ chức Humane Society International (HSI) từ năm 2019.

Tại Lễ công bố kế hoạch VECAP 2022, chia sẻ về lý do chọn loài voi là đối tượng uy tiên bảo tồn, ông Nguyễn Quốc Trị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, trong số hàng trăm loài động vật hoang dã xếp vào diện quý hiếm, nguy cấp cần bảo vệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT chọn voi là loài ưu tiên xây dựng các kế hoạch bảo tồn vì loài voi không chỉ là làm gia tăng tính đa dạng trong hệ sinh thái rừng Việt Nam mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. 

“Bảo tồn voi không chỉ là bảo tồn, phát huy sự hài hòa trong môi trường sống giữa con người và loài voi mà còn là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Năm 1994, Luật Bảo vệ và phát triển rừng được ban hành thì đến năm 1996 đã có kế hoạch bảo tồn voi. Trong những giai đoạn tiếp theo, ngành chức năng, các tổ chức quốc tế và các địa phương đều có các chương trình, kế hoạch bảo vệ voi, giúp số lượng voi có xu hướng tăng lên”, ông Trị nói.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. Ảnh: Bảo Thắng.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị, từ thành công trong nỗ lực bảo tồn voi của các bên có thể là cơ sở để xây dựng chương trình bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm khác. Việc các địa phương tham gia trong việc bảo tồn voi không chỉ tạo không gian sống cho voi mà còn tạo cơ hội cho chính các địa phương trong tương lai trong việc giáo dục cho thế hệ trẻ, phát triển các mô hình du lịch sinh thái. 

“Chung sống hài hòa với thiên nhiên và muôn loài là mục tiêu chung của cộng đồng toàn cầu, và khi áp dụng cho loài voi châu Á tại Việt Nam, mục tiêu đó càng trở nên cấp bách. Vì vậy, chúng ta phải hành động để bảo vệ loài voi khỏi nguy cơ tuyệt chủng và học cách sống hòa hợp với chúng, nhằm ngăn chặn những xung đột giữa con người và loài vật này. Sự chung sống hài hòa không chỉ là phương thức, mà còn là đích đến trong hành trình bảo tồn loài voi tại Việt Nam. Kế hoạch Hành động Quốc gia về Bảo tồn Voi đến năm 2035, tầm nhìn đến 2050, thể hiện cam kết của Việt Nam về một chiến lược thống nhất, tôn trọng văn hóa, đảm bảo tương lai cho loài voi quý giá này. Chính phủ Việt Nam kêu gọi sự chung tay của các bên liên quan, bao gồm cộng đồng địa phương, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng quốc tế, để hỗ trợ thực hiện Kế hoạch chiến lược và khả thi này”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh.

Báo cáo của Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho thấy, từ số lượng 2.000 cá thể voi được phát hiện vào những năm 80 của thế kỷ trước, quần thể voi châu Á tại Việt Nam đã suy giảm xuống mức báo động dưới 200 cá thể voi hoang dã. Với vai trò là loài chỉ thị quan trọng trong hệ sinh thái rừng, sự tồn tại của voi là điều kiện thiết yếu để bảo vệ đa dạng sinh học và các loài khác cùng tồn tại.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn - Ảnh 2.

Đại diện các tổ chức quốc tế cam kết sẽ đồng hành cùng Kế hoạch bảo tồn voi ở Việt Nam.

Trong các năm từ 1996, 2006, 2012, 2013 và 2022, Việt Nam đã ban hành một chương trình hành động cấp Bộ và ba kế hoạch, đề án cấp Chính phủ để bảo tồn voi do tầm quan trọng của loài này. Tương ứng với từng giai đoạn, công tác bảo tồn voi đã có những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt vào năm 2019, Chương trình thí điểm bảo tồn voi theo hướng chung sống hài hòa được tiến hành tiên phong tại tỉnh Đồng Nai, với 3 sáng kiến “Giám sát voi bằng bẫy ảnh”; “Giám sát xung đột voi người” nhằm cải thiện việc quản lý hiện tại hướng tới chung sống hài hòa và “Quản lý vùng sống và sinh cảnh của voi”. 

Chương trình này do Tổ chức HSI hỗ trợ với sự hướng dẫn của chuyên gia quốc tế – TS Prithiviraj Fernado, thành viên nòng cốt của Nhóm chuyên gia về voi châu Á (AsESG) và là trưởng nhóm hỗ trợ cho Việt Nam. Phương pháp tiếp cận khoa học của những sáng kiến này giúp định dạng chính xác 27 cá thể, với cấu trúc đàn rõ ràng, cho phép hiểu hơn về xu hướng di chuyển của đàn và mức độ, tần suất hay nguyên nhân của xung đột voi người,…

Những kết quả rõ ràng này được các chuyên gia trong và ngoài nước, khi tham gia hội thảo quốc tế tổ chức vào tháng 8/2023, ghi nhận và đánh giá cao tính phù hợp của các phương pháp này với các quần thể voi nhỏ, phân mảnh và có nguy cơ cao như ở Việt Nam.

Việc xác định phương pháp phù hợp và xây dựng kế hoạch hành động dựa trên các kết quả khoa học đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nỗ lực bảo tồn loài thú quý hiếm này tại Việt Nam. Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành về xây dựng chính sách cùng hai tài liệu hướng dẫn từ Tiểu ban Bảo tồn Loài của IUCN: “Hướng dẫn lập kế hoạch về bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm” và “Các bước lập kế hoạch bảo tồn loài nguy cấp, quý, hiếm”, Bản Kế hoạch Hành động Quốc gia về Bảo tồn voi tại Việt Nam đến năm 2035, tầm nhìn 2050 (VECAP 2022) đã được ban hành, hiện thực hóa cam kết của Việt Nam đối với Tuyên bố Kathmandu về bảo tồn voi châu Á.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn - Ảnh 3.

Quần thể voi ở Việt Nam đang được bảo tồn với phương châm thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa voi và cộng đồng con người. Ảnh: Báo Quảng Nam.

Quá trình xây dựng kế hoạch hành động được thực hiện qua 10 bước, bao gồm lựa chọn giải pháp phù hợp, rà soát tình trạng bảo tồn, xây dựng mục tiêu, và xác định các hành động cụ thể cho từng tỉnh. Các tỉnh như Đắk Lắk, Đồng Nai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam và Sơn La đã tích cực đề xuất các hoạt động kèm theo thuyết minh chi tiết, để nhóm kỹ thuật và các chuyên gia quốc tế tiến hành phản biện. Danh mục hoạt động sau khi được lựa chọn đã trải qua quy trình tham vấn kỹ thuật và ý kiến đóng góp từ nhiều bên liên quan, bao gồm các nhà quản lý, cơ quan thực thi, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các viện nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước, cùng cộng đồng dân cư tại các khu vực có voi. 

Ở cấp tỉnh, đã tổ chức 5 cuộc họp tham vấn tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Đồng Nai, Quảng Nam và Đắk Lắk; hơn 10 cuộc họp cấp cộng đồng để lắng nghe, ghi nhận và cân nhắc các ý kiến, tâm tư và khó khăn của người dân sống gần khu vực voi sinh sống. 

Ở cấp quốc gia, có 2 cuộc họp kỹ thuật, 3 cuộc họp chuyên đề về voi hoang dã và voi nuôi nhốt, 1 hội thảo đánh giá Chương trình thí điểm bảo tồn voi theo hướng chung sống hài hòa, cùng 15 cuộc họp kỹ thuật định kỳ. Ở cấp quốc tế, nội dung kế hoạch đã được thảo luận tại 9 cuộc họp và hội thảo liên quan.

Bà Cindy Dent, Phó Chủ tịch Văn phòng các quốc gia của HSI cho biết: “Kế hoạch bảo tồn quốc gia này là một dấu mốc quan trọng trong sứ mệnh bảo vệ voi nguy cấp của HSI tại Việt Nam. Bằng cách kết hợp các nghiên cứu khoa học với các chiến lược do cộng đồng đề xuất, chúng tôi có thể đề xuất các giải pháp bền vững có lợi cho cả voi và người dân địa phương. Với các sáng kiến thực tiễn cao giúp làm sáng tỏ hành vi, xu hướng di chuyển và sở thích của voi, chúng tôi muốn đưa các nhu cầu, mong muốn của loài voi vào các quyết sách của Chính phủ Việt Nam thông qua các cuộc thảo luận. HSI đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ việc thực hiện VECAP 2022, hướng tới chung sống hài hòa giữa voi hoang dã và người tại Việt Nam. Cùng nhau, chúng ta có thể đảm bảo một tương lai nơi loài voi không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ”. 

VECAP 2022 đã đề ra 33 nhóm giải pháp/hành động dành cho voi hoang dã và 21 nhóm giải pháp/hành động dành cho voi nuôi nhốt, triển khai từ nay đến năm 2035 với tầm nhìn đến năm 2050, nhằm bảo tồn và phát triển/gia tăng số lượng voi tại Việt Nam, đồng thời thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa voi và cộng đồng con người. 

Các mục tiêu dài hạn bao gồm mở rộng hệ thống khu bảo tồn, tăng cường các biện pháp chống săn bắt và phát triển du lịch sinh thái, vừa hỗ trợ công tác bảo tồn vừa thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện kế hoạch. 

Thành công của VECAP 2022 sẽ phụ thuộc vào sự hợp tác chặt chẽ và bền vững giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức bảo tồn quốc tế, cộng đồng địa phương và các đối tác trong khu vực tư nhân.

Tại Lễ công bố Kế hoạch VECAP 2022, đại diện tỉnh Đồng Nai, Quảng Nam, Đăk Lăk, Trường Đại học Lâm nghiệp, các tổ chức quốc tế đều có những cam kết mạnh mẽ sẽ cùng đồng hành bảo tồn loài voi với mục tiêu thúc đẩy sự chung sống hài hòa giữa voi và cộng đồng con người.

Từ năm 2013, tổ chức Humane Society International đã hợp tác với Cục Lâm nghiệp (trước đây là Tổng Cục Lâm nghiệp) trong các sáng kiến giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã như sừng tê giác và ngà voi, nâng cao năng lực cho các cơ quan thực thi địa phương trong việc chống buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp, đặc biệt là bảo tồn voi hoang dã và thúc đẩy sự chung sống giữa người và voi từ năm 2019.

Nguồn: https://danviet.vn/thu-truong-bo-nnptnt-nguyen-quoc-tri-ly-giai-nguyen-nhan-chon-loai-voi-de-uu-tien-bao-ton-20241120151448182.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Bi thư Tỉnh ủy chúc mừng các nhà giáo Nhân dân nhân ngày 20/11

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thay mặt lãnh đạo tỉnh, sáng nay, đồng chí Hoàng Trung Dũng - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã đến chúc mừng các Nhà giáo Nhân dân. Cùng đi có lãnh đạo sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo một số ban Đảng...

CLB Quảng Nam: ‘Trọng tài dùng VAR vẫn sai lầm có hệ thống’

Ngày 18/11, CLB bóng đá Quảng Nam vừa có công văn gửi Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Ban Trọng tài liên quan đến sai sót của các vị “vua áo đen” trong nhiều trận đấu liên tiếp của đội chủ sân Tam Kỳ. “Các trận đấu đều sử dụng công nghệ VAR để đảm bảo tính công bằng, nhưng tổ trọng tài làm nhiệm vụ đưa...

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc mưa vài nơi, trời rét về đêm và sáng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới Trong 24 đến 48 giờ tới, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Trong đó, Đông Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng. Đêm và sáng sớm trời rét. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở Bắc Bộ khoảng 8-9 độ C. Hà Tĩnh đến Phú Yên đêm có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông. Từ 20/11, khu vực này mưa rải rác. Ở các...

Lịch thi đấu V-League hôm nay: Đại chiến Bình Dương

V-League ‘đỏ lửa’ ở sân Gò Đậu Vòng 9 là một trong những khúc cua đầu tiên của V-League 2024 – 2025, bởi sau vòng đấu này, các đội sẽ bước vào đợt nghỉ kéo dài gần 2 tháng để nhường chỗ cho đội tuyển Việt Nam đá AFF Cup 2024. Do đó, đội nào cũng muốn dốc toàn lực để có kết quả tốt, nhằm có thứ hạng và đà tâm lý thuận lợi trước khi tính toán...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Cùng chuyên mục

CLB Quảng Nam: ‘Trọng tài dùng VAR vẫn sai lầm có hệ thống’

Ngày 18/11, CLB bóng đá Quảng Nam vừa có công văn gửi Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Ban Trọng tài liên quan đến sai sót của các vị “vua áo đen” trong nhiều trận đấu liên tiếp của đội chủ sân Tam Kỳ. “Các trận đấu đều sử dụng công nghệ VAR để đảm bảo tính công bằng, nhưng tổ trọng tài làm nhiệm vụ đưa...

Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc mưa vài nơi, trời rét về đêm và sáng

Dự báo thời tiết 10 ngày tới Trong 24 đến 48 giờ tới, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Trong đó, Đông Bắc Bộ đêm không mưa, ngày nắng. Đêm và sáng sớm trời rét. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở Bắc Bộ khoảng 8-9 độ C. Hà Tĩnh đến Phú Yên đêm có mưa, mưa rào, cục bộ có nơi mưa to và dông. Từ 20/11, khu vực này mưa rải rác. Ở các...

Lịch thi đấu V-League hôm nay: Đại chiến Bình Dương

V-League ‘đỏ lửa’ ở sân Gò Đậu Vòng 9 là một trong những khúc cua đầu tiên của V-League 2024 – 2025, bởi sau vòng đấu này, các đội sẽ bước vào đợt nghỉ kéo dài gần 2 tháng để nhường chỗ cho đội tuyển Việt Nam đá AFF Cup 2024. Do đó, đội nào cũng muốn dốc toàn lực để có kết quả tốt, nhằm có thứ hạng và đà tâm lý thuận lợi trước khi tính toán...

Bộ Công Thương ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với bão số 9 (bão Man-yi)

Cụ thể, công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận; các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp ngành Công...

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Tĩnh thông báo kết quả các kỳ họp 34, 35 và 36

Đồng chí Hà Văn Trọng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã chủ trì các kỳ họp thứ 34, 35 và 36 của UBKT Tỉnh uỷ để xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng. Tham dự có đồng chí Võ Hồng Hải – uỷ viên BTV, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ. Các kỳ...

Động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mới

Động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mớiHải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn thép Việt Pháp 45 triệu USD; Bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để xây dựng cầu Phong Châu mới… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất tôn...

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Từ ngày 18 – 21/11, chương trình Vi phẫu quốc tế khám sàng lọc và điều trị phẫu thuật vi phẫu các bệnh lý về ung thư vùng đầu mặt cổ và bệnh lý thần kinh số VII… do tổ chức Operation Smile, Trường Đại học Y dược và Bệnh viện E phối hợp thực hiện, nhiều bệnh nhân có khiếm khuyết phần đầu mặt cổ được phẫu thuật miễn phí. Bác sĩ khám và chỉ định phẫu thuật...

Chờ HAGL đứng dậy sau cú ngã

ĐẠI CHIẾN Ở LẠCH TRAY HAGL đã chững lại sau quãng thời gian thăng hoa đầu mùa. Hai thất bại sau 3 vòng gần nhất không chỉ kéo thầy trò HLV Lê Quang Trãi xuống hạng 5, mà còn chỉ ra hạn chế của HAGL. Trận thua CLB Bình Dương đến từ tâm lý mong manh, khi đội bóng phố núi nhận liền 4 bàn thua dù đã có ưu thế mở tỷ số. Trong khi đó, trận thua Hà...

Nâng cao vai trò của MTTQ trong cũng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam ( 18/11-1930- 18/11/2024), sáng nay, đồng chí Hoàng Trung Dũng – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ dẫn đầu đoàn lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã đến tặng hoa, chúc mừng Ủy ban MTTQ tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh –...

Trật tự dần được thiết lập, V-League ngày càng hấp dẫn

Ấn tượng CLB Thanh Hóa và Hà Tĩnh Nhìn vào việc các cầu thủ cầu cứu vì bị chậm tiền lương, thưởng và lót tay hồi tháng 8, ít ai dám nghĩ việc CLB Thanh Hóa hiện chễm chệ ngôi đầu sau vòng 8 V-League. Đến lúc này, họ đang có 17 điểm, hơn 1 điểm so với CLB Nam Định (16 điểm) và bỏ xa CLB Hà Nội (13 điểm), Thể Công Viettel (12 điểm), Bình Dương (11 điểm)…...

Tin nổi bật

Tin mới nhất